Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

nghiên cứu, đề xuất những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài nguyên đất phục vụ mục đích nông nghiệp trong các dự án quy hoạch sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 65 trang )



BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT - TCQLĐĐ
Số 78/9 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
* * *












BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT



ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH NÔNG NGHIỆP
TRONG CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT






Chủ nhiệm đề tài: Ks. Phạm Đăng Khoa







7501
9/2009




Hà Nội - 2009

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT - TCQLĐĐ
Số 78/9 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
* * *





BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Số đăng ký:

ĐỀ TÀI:


NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH NÔNG NGHIỆP TRONG CÁC DỰ ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT


Hà Nội, ngày tháng năm 2009
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI






Ks. Phạm Đăng Khoa
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
GIÁM ĐỐC






Trịnh Văn Toàn



Hà Nội, ngày tháng năm 2009
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC
CHỦ TỊCH






Trịnh Văn Toàn



Hà Nội - 2009





DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA


STT HỌ VÀ TÊN HỌC VỊ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
1 Dương Văn Duy Ks. QLĐĐ TT. ĐTQHĐĐ
2 Nguyễn Mạnh Phong Ks. QLĐĐ TT. ĐTQHĐĐ
3 Lê Thành Long Cn. Địa chính TT. ĐTQHĐĐ
4 Nguyễn Vĩnh Khang Ks. QLĐĐ TT. ĐTQHĐĐ
5 Trần Trọng Khôi Ks. QLĐĐ TT. ĐTQHĐĐ

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. Sự cần thiết thực hiện đề tài 1
II. Mục tiêu của đề tài 1

III. Phạm vi nghiên cứu 1
IV. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG I -
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
I. Đất và quá trình hình thành đất 3
1. Khái niệm về đất 3
2. Quá trình hình thành đất 3
II. Một số nghiên cứu về đánh giá chất lượng tài nguyên đất 6
1. Trên thế giới 6
2. Ở Việt Nam 8
CHƯƠNG II -
THỰC TRẠNG VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHỮNG CHỈ TIÊU
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ
MỤC ĐÍCH NÔNG NGHIỆP TRONG CÁC DỰ ÁN QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

10
I. Thực trạng công tác đánh giá chất lượng tài nguyên đất nông
nghiệp trong các dự án quy hoạch sử dụng đất hiện nay
10
1. Địa bàn tỉnh Nam Định 10
2. Địa bàn thành phố Hải Phòng 11
3. Địa bàn tỉnh Thái Nguyên 11
4. Địa bàn tỉnh Đắk Lắk 12
5. Địa bàn tỉnh Đồng Tháp 12
II. Cơ sở khoa học đề xuất những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài
nguyên đất phục vụ mục đích quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp
13
1. Các nghiên cứu về chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá chất

lượng tài nguyên đất
13
1.1. Một số chỉ tiêu hình thái 13
1.2. Một số chỉ tiêu vật lý 14
1.3. Các chỉ tiêu lý hóa học 19
1.4. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng một số chất dinh dưỡng 20
1.5. Các chỉ tiêu sinh học đất 23
2. Yêu cầu về đất đai của một số cây trồng vật nuôi 23
2.1. Cây lương thực có hạt 24
2.2. Cây rau màu và cây công nghiệp hàng năm cạn 30
2.3. Cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày 27
4. Cây lâm nghiệp 30
5. Nuôi trồng thủy sản 34
6. Làm muối 36
CHƯƠNG III -
ĐỀ XUẤT CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI
NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH NÔNG NGHIỆP TRONG
CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

37
I. Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài nguyên đất phục vụ
quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
38
1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài nguyên đất cho cây hàng năm 38
2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài nguyên đất cho cây lâu năm 42
II. Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài nguyên đất phục vụ
quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
49
III. Đề xuất chỉ tiêu
đánh giá chất lượng tài nguyên đất phục vụ

quy hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản
49
IV. Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài nguyên đất phục vụ
quy hoạch sử dụng đất làm muối
50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
I. Kết luận 52
II. Đề nghị
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC (Bảng phân loại đất, thành phần cơ giới) 55


DANH MỤC VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu ô xy sinh hóa
BS Độ bão hòa bazơ
CEC Dung tích hấp phụ
CHN Cây hàng năm
COD Nhu cầu ô xy hóa học
CLĐ Chất lượng đất
CLN Cây lâu năm
Ec Độ dẫn điện
Eh Thế năng ô xy hóa khử
FAO Tổ chức Nông nghiệp và lương thực
ISSS Hiệp hội khoa học đất quốc tế
KT-XH Kinh tế - xã hội
NN Nông nghiệp
NXB Nhà xuất bản
NTTS Nuôi trồng thủy sản

OC Hàm lượ
ng các bon tổng số
OM Hàm lượng mùn tổng số
pH Độ chua
QH Quy hoạch
QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất
TNĐ Tài nguyên đất
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TPCG Thành phần cơ giới
UNEP Chương trình môi trường liên hợp quốc
USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 01 Kết quả đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp 13
Bảng 02 Kích thước của các loại cấu trúc 15
Bảng 03 Dung trọng của các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau 16
Bảng 04 Dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của một số loại đất Việt Nam 17
Bảng 05 Đặc điểm vật lý nước của đất có thành phần cơ giới khác nhau 18
B
ảng 06 Đánh giá khả năng cung cấp nhiệt của đất ở Liên Xô cũ 18
Bảng 07 Thành phần của không khí đất và khí quyển 19
Bảng 08 Xếp loại phản ứng của đất 19
Bảng 09 Đánh giá CEC của đất và độ bão hòa bazơ của đất 20
Bảng 10 Hàm lượng tổng số của các chất hữu cơ và nitơ trong đất 21
Bảng 11 Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất được chiết rút bằng các dung
dị
ch khác nhau

22
Bảng 12 Hàm lượng cation bazơ trao đổi trong đất 22
Bảng 13 Hàm lượng đồng, kẽm dễ tiêu trong đất 23
Bảng 14 Hàm lượng và thành phần các muối trong nước biển 36
Bảng 15 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây lúa nước 38
Bảng 16 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây lúa nương 39
Bảng 17 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây ngô 39
Bảng 18 Đề xuất ch
ỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây đậu tương 40
Bảng 19 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây đậu xanh 40
Bảng 20 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây lạc 41
Bảng 21 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây bông 41
Bảng 22 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây mía 42
Bảng 23 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây dứa 43
Bảng 24 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây có múi 43
Bảng 25 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây chôm
chôm, sầu riêng, măng cụt
44
Bảng 26 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây nhãn vải 44
Bảng 27 Đề
xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây xoài 45
Bảng 28 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây cacao 46
Bảng 29 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây cao su 46
Bảng 30 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây chè 47
Bảng 31 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây cà phê vối 47
Bảng 32 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây cà phê chè 48
B
ảng 33 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây điều 48
Bảng 34 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho cây trồng lâm
nghiệp vùng đồi núi

49
Bảng 35 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho nuôi trồng
thủy sản nước ngọt
50
Bảng 36 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho nuôi trồng
thủy sản mặn, lợ

50
Bảng 37 Đề xuất chỉ tiêu đánh giá chất lượng TNĐ cho quy hoạch đất
làm muối
51


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

I. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất, việc đánh giá đúng tiềm năng
đất đai về mặt số lượng, chất lượng có ý nghĩa quan trọng, là căn cứ cho việc xây
dựng định hướng cũng như đề ra các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả,
bền vững tài nguyên đất cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, việc đánh giá tiềm năng đất đ
ai nói chung và cho đất nông
nghiệp nói riêng trong các dự án quy hoạch sử dụng đất hiện nay còn rất khái
lược, sơ sài, thiếu chiều sâu, chưa đồng bộ, chủ yếu vẫn nặng về mô tả đặc điểm,
tính chất, phân bố của các loại đất, chưa gắn kết được với việc đánh giá chất
lượng đất để làm cơ sở, luận cứ khoa học cho việc phân bổ, quy ho
ạch sử dụng
đất. Nguyên nhân của tình trạng trên là trong hệ thống định mức kinh tế - kỹ
thuật về lĩnh vực này vẫn còn thiếu một văn bản hướng dẫn mang tính chính

thống của ngành. Thực tiễn cho thấy, cần phải có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá
chất lượng tài nguyên đất khi tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất nói chung và
quy hoạch sử dụng đất nông nghiệ
p nói riêng mới có thể nâng cao được chất
lượng đánh giá tiềm năng đất đai trong các dự án quy hoạch sử dụng đất, nâng
cao chất lượng công tác lập quy hoạch sử dụng đất hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài: "nghiên cứu, đề
xuất những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài nguyên đất phục vụ mục đích nông
nghiệp trong các dự án quy ho
ạch sử dụng đất" là cần thiết.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Đề xuất những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài nguyên đất phục vụ mục
đích nông nghiệp trong các dự án quy hoạch sử dụng đất.

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài nguyên đất đối đất nông
nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất
làm muối nhưng trọng tâm đi vào nghiên cứu, đề xuất những chỉ tiêu đánh giá
chất lượng tài nguyên đất phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp là chính.
Đề tài chọn hai tỉnh Nam Định và thành phố Hải Phòng làm địa bàn khả
o
sát. Ngoài ra, còn tiếp cận, tham khảo, nghiên cứu thêm một số địa bàn khác
như: Thái nguyên, Đắk Lắk, Đồng Tháp là những tỉnh đại diện cho các vùng
miền của cả nước.

2
IV. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng đất; các yêu cầu về đất đai của cây

trồng, vật nuôi; các dự án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn khảo sát, điều tra
và nghiên cứu tham khảo.
2. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan việc xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài
nguyên đất phục vụ mục đích nông nghiệp trong các dự án quy hoạch s
ử dụng đất.
- Phân tích thực trạng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài nguyên đất phục
vụ mục đích nông nghiệp trong các dự án quy hoạch sử dụng đất ở nước ta và
địa bàn nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
tài nguyên đất phục vụ mục đích nông nghiệp trong các dự án quy hoạch sử
dụng đất.
- Đề xuấ
t những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài nguyên đất phục vụ mục
đích nông nghiệp trong các dự án quy hoạch sử dụng đất.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện những nội dung đã nêu, đề tài sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu sau:
-
Phương pháp điều tra, thu thập thông tin;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp tổng hợp, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp thống kê, phân tích;
- Phương pháp chuyên gia.








3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. ĐẤT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT
1. Khái niệm về đất:
Trên bề mặt địa cầu có chỗ là một khối rắn chắc, có chỗ là bãi cát mênh
mông hoang mạc, có chỗ cây cối mọc xanh tươi bát ngát. Loài người gọi vùng
thứ nhất là đá (nham thạch), vùng thứ hai là sa mạc, vùng thứ ba là thổ nhưỡng
(đất). Như vậy, thổ nhưỡng là lớp mặt tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác
nhau, có thể sản xuất ra nh
ững sản phẩm của cây trồng. Nguồn gốc của đất là từ
các loại "đá mẹ" nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dưới tác động của
các yếu tố hóa học, lý học, sinh học. Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa đá mẹ
và đất là độ phì nhiêu. Nếu chưa có độ phì nhiêu, thực vật thượng đẳng chưa
sống được thì chưa thể gọ
i đó là đất (thổ nhưỡng).
Trong sản xuất nông nghiệp, đất là cơ sở để cây trồng sinh sống và phát
triển. Cây trồng có thể sống được trên đất là nhờ độ phì nhiêu. Độ phì nhiêu là
khả năng của đất có thể cung cấp cho cây đồng thời và không ngừng "nước lẫn
thức ăn", khả năng đó nhiều hay ít (độ phì cao hay thấp) do các tính chất lý học,
hóa học và sinh học đất quy
ết định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thiên
nhiên và con người.
Độ phì đất không phải là số lượng chất dinh dưỡng tổng số trong đất mà
là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít. Đó là một chỉ tiêu
rất tổng hợp, phản ánh tất cả các tính chất đất. Đã có nhiều quan điểm khác nhau
về độ phì đất: Ricacđô và các nhà khoa học phương Tây cho rằng "độ phì nhiêu
giả
m dần"; các nhà thổ nhưỡng Liên Xô (cũ) mà đại diện là Viliam thì cho rằng

"độ phì đất không ngừng tăng lên, không có đất nào xấu mà chỉ có độ canh tác
tồi mà thôi"; Các Mác khi bàn về địa tô đã chia độ phì đất thành 5 loại là độ phì
thiên nhiên, độ phì nhân tạo, độ phì tiềm tàng, độ phì hiệu lực và độ phì kinh tế.
2. Quá trình hình thành đất: Đất được hình thành do sự tác động tổng
hợp của 6 yếu tố: Đá mẹ và mẫu chất, sinh v
ật, khí hậu, địa hình, thời gian, sự
tác động của con người và được gọi là quá trình hình thành đất.
* Đá mẹ và mẫu chất:
Các đá lộ ra ở phía ngoài cùng của vỏ trái đất bị phong hóa liên tục cho ra
các sản phẩm phong hóa và tạo thành mẫu chất. Dưới sự tác động của sinh vật,
mẫu chất biến đổi dần dần để tạo thành đất. Thành phần khoáng vật, thành phần
hóa học củ
a đá quyết định thành phần mẫu chất và đất. Đá bị phá hủy để tạo

4
thành đất được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là cơ sở vật chất ban đầu và cũng là cơ sở
vật chất chủ yếu trong sự hình thành đất. Các loại đá mẹ khác nhau có thành
phần khoáng vật và hóa học khác nhau, do vậy trên các loại đá mẹ khác nhau
hình thành nên các loại đất khác nhau. Trong phân loại đất vùng đồi núi Việt
Nam chúng ta thường dựa vào cơ sở đầu tiên là đá mẹ.
* Sinh vật: Sinh vậ
t tham gia vào quá trình hình thành đất với sự góp mặt
của cả thực vật, động vật và vi sinh vật đất.
- Thực vật: Là nguồn cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho mẫu chất và đất.
Khoảng 4/5 chất hữu cơ trong đất có nguồn gốc từ thực vật. Trong hoạt động
sống của mình, các loài thực vật hút nước và các chất khoáng trong mẫu chất và
đất, đồng thời nhờ quá trình quang h
ợp tạo thành các chất hữu cơ trong cơ thể.
Sau khi chết, xác của chúng rơi vào mẫu chất và đất bị phân giải trả lại các chất
lấy từ đất và bổ sung cácbon, nitơ tạo thành chất hữu cơ trong mẫu chất. Sự

tích lũy chất hữu cơ làm cho mẫu chất xuất hiện độ phì và chuyển thành đất.
Chu kỳ đất - cây - đất diễn ra liên tục trong tự nhiên làm cho độ phì đấ
t tăng dần.
- Động vật: Gồm hai nhóm động vật sống trên mặt và động vật sống trong
đất. Động vật sống trên mặt đất gồm nhiều loài khác nhau, các chất thải trong
cuộc sống rơi vào đất cung cấp một số chất dinh dưỡng. Sau khi chết, xác chúng
rơi vào đất bị phân giải bổ sung chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho đất. Động
vật sống trong đất có nhiều loài nh
ư giun, kiến, mối, giun đất có vai trò rất lớn
trong sự tạo độ phì đất, giun ăn đất, phân giun là các hạt kết viên bền vững làm
cho đất tơi xốp. Khi chết, xác chúng được phân giải cung cấp nhiều nitơ và các
khoáng chất cho đất.
- Vi sinh vật: Tập đoàn vi sinh vật sống trong đất rất phong phú với nhiều
chủng loại khác nhau, chúng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình phân
giải xác hữu cơ, quá trình hình thành mùn, quá trình chuyển hóa đạm trong
đất,
quá trình cố định đạm từ khí trời Chúng cũng tạo ra lượng sinh khối trong đất
và khi chết cũng bị phân giải tạo thành chất hữu cơ và độ phì cho đất.
* Khí hậu: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến phong hóa đá, sự thay đổi
nhiệt độ tạo sự phá hủy vật lý; lượng mưa và chế độ mưa ảnh hưởng tới phong
hóa vật lý và hóa học Nhi
ều quá trình diễn ra trong đất như khoáng hóa, mùn
hóa, rửa trôi, xói mòn chịu sự tác động rõ rệt của khí hậu. Ngoài ra, khí hậu
còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua yếu tố sinh vật.
* Địa hình: Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành đất.
- Ảnh hưởng trực tiếp: Các đặc trưng của địa hình như dáng đất, độ cao,
độ dốc, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quá trình diễn ra trong đấ
t. Vùng đồi
núi, vùng cao ở đồng bằng quá trình rửa trôi xói mòn diễn ra mạnh. Ngược lại
trong các thung lũng ở vùng đồi núi hoặc vùng trũng ở đồng bằng lại diễn ra quá


5
trình tích lũy các chất. Lượng nước trong đất cũng phụ thuộc vào địa hình: vùng
cao thường thiếu nước, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh; vùng trũng thường dư
ẩm, quá trình khử chiếm ưu thế, kết quả ở các địa hình khác nhau hình thành
nên các loại đất khác nhau.
- Ảnh hưởng gián tiếp: Địa hình ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành
đất thông qua yếu tố khí hậu và sinh vật. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm dần,
ẩm độ
tăng lên. Sự thay đổi của khí hậu kéo theo sự thay đổi của sinh vật, ở độ
cao khác nhau, có các đặc trưng về khí hậu và sinh vật khác nhau.
* Thời gian: Là tuổi của đất, gồm tuổi tuyệt đối và tuổi tương đối.
- Tuổi tuyệt đối của đất: Được tính từ khi mẫu chất đất được tích lũy chất
hữu cơ (cacbon hữu cơ) đến ngày nay, nói cách khác tuổi tuyệ
t đối chính là tuổi
cacbon hữu cơ trong đất hay là tuổi mùn của đất.
- Tuổi tương đối của đất: Được dùng để đánh giá sự phát triển và biến đổi
diễn ra trong đất nên không tính được bằng thời gian cụ thể. Dựa vào hình thái
đất để có các nhận xét về hình thành và phát triển của đất.
* Con người: Con người tác động rất sâu sắc đối với các vùng đất được sử
dụng vào sả
n xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Sự tác động về nhiều mặt trong quá
trình sử dụng đất đã làm biến đổi theo các hướng khác nhau, hình thành nên một
số loại đất đặc trưng. Ví dụ: Đất phù sa, đất xám bạc màu, đất mặn, đất phèn
sau một thời gian sử dụng gieo trồng lúa nước đã hình thành nên đất lúa nước.
Những tác động tốt của con người như: Bố trí cây trồng phù hợp với tính
chấ
t đất; xây dựng các công trình thủy lợi; đắp đê ngăn lũ và nước mặn; bổ sung
chất dinh dưỡng bằng các loại phân bón; bảo vệ đất; cải tạo tính chất xấu của
đất làm cho đất biến đổi theo chiều hướng tốt lên. Ngược lại, những tác động

xấu như: Bố trí cây trồng không phù hợp; bón phân không đầy đủ; chặt phá rừng
làm nương rẫy sẽ làm cho đất biến đổ
i theo chiều hướng xấu.
Sự tác động tổng hợp các yếu tố hình thành đất sẽ quyết định các quá
trình hình thành và biến đổi diễn ra trong đất. Những quá trình hình thành phổ
biến trong tự nhiên:
- Quá trình hình thành chất sơ sinh.
- Quá trình tích lũy chất hữu cơ và mùn trong đất.
- Quá trình tích lũy sắt, nhôm trong đất.
- Quá trình rửa trôi, xói mòn đất.
- Quá trình gley.
- Quá trình hóa chua, phèn, nhiễm mặn.
- Quá trình lắng đọng vật liệu phù sa.

6
II. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI NGUYÊN ĐẤT
1. Trên thế giới
Công tác đánh giá chất lượng tài nguyên đất đã được nhiều nước trên thế
giới quan tâm nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và sử
dụng đất. Hiện nay trên thế giới có thể tóm tắt có 3 phương pháp đánh giá đất:
- Đánh giá đất theo định tính, chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán;
- Đánh giá đất đai theo phương pháp thông số (cho điểm
);
- Đánh giá đất theo định lượng dựa trên mô hình mô phỏng định hướng.
Có thể điểm qua các quan điểm và nội dung nghiên cứu đánh giá chất
lượng tài nguyên đất của một số nước trên thế giới:
* Liên Xô cũ: Theo hai hướng đánh giá đất chung và riêng (theo hiệu suất
cây trồng là ngũ cốc và cây họ đậu). Đơn vị đánh giá đất là các chủng đất, quy
định đánh giá đất cho cây có tưới,
đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất

trồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả. Chỉ tiêu đánh giá đất là năng suất, giá thành
sản phẩm (rúp/ha), mức hoàn vốn, địa tô cấp sai (phần có lãi thuần túy).
* Hoa Kỳ: Đã ứng dụng rộng rãi theo hai phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm
tiêu chuẩn và chú ý vào phân hạng đất đai cho từ
ng loại cây trồng chính.
- Phương pháp yếu tố: Thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh,
lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác.
Với mục đích tìm ra một phương pháp phân loại mới, có thể đánh giá chính
xác các quá trình đang diễn ra trong đất nhằm phục vụ cho các cây trồng cụ thể
trên những loại đất khác nhau, vào những năm đầu của thậ
p kỷ 70, Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ đã tập trung một số lượng khá lớn các nhà khoa học đất trên toàn
nước Mỹ với mục đích nghiên cứu tìm ra một hệ thống phân loại đánh giá chất
lượng tài nguyên đất mang tính chất định lượng. Tác phẩm đầu tiên là “Soil
Taxonomy, Soil Conservation Service USDA 1975" (Đánh giá đất, Cục bảo tồn
đất Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ 1975).
Từ đó các ấn phẩm khoá phân loại đánh giá chất l
ượng tài nguyên đất (Key
to Soil Taxonomy) liên tục được bổ sung. Hệ thống phân loại này dựa chủ yếu vào
các tầng chẩn đoán và các tính chất chẩn đoán (được quy định rất chặt chẽ bởi
hàm lượng một số nguyên tố được các nhà khoa học đất Hoa Kỳ coi như rất quan
trọng đối với cây trồng).

7
* Ở nhiều nước Châu Âu: Phổ biến theo hai hướng, nghiên cứu các yếu
tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất (phân hạng định tính) và
nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của
đất đai (phân hạng định lượng). Thông thường là áp dụng phương pháp so sánh
bằng tính điểm hoặ

c tính phần trăm.
* Ấn độ và các vùng nhiệt đới ẩm châu phi: Thường áp dụng phương
pháp tham biến, biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng phương trình
toán học. Kết quả phân hạng đất cũng được thể hiện ở dạng % hoặc cho điểm.
* FAO: Tổ chức Nông - Lương của Liên hợp quốc (FAO) đã tập hợp các
nhà khoa họ
c đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh
nghiệm và kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu "Đề cương
đánh giá đất đai" (FAO - 1976). Đây là một trường phái phân loại đất mới vừa
mang tính định lượng vừa tôn trọng những tính chất phát sinh và vừa có thể tìm ra
tiếng nói chung giữa các nhà khoa học đất trên thế giới. Sau này có thêm sự tham
gia của các chuyên gia từ Chương trình Môi trường Liên Hi
ệp Quốc (UNEP) và
Hiệp hội Khoa Học Đất Quốc Tế (ISSS) nên đã phát triển hệ thống phân loại đất
của FAO - UNESCO thành hệ thống phân loại đất của WRB (1998).
Hệ thống phân loại đất của FAO chia đất thành ba cấp độ khác nhau tuỳ
thuộc vào các tỷ lệ bản đồ. Đối với bản đồ cấp châu lục và cấp quốc gia đất
được chia thành các nhóm lớn (Soil Major Groupping)
và đơn vị đất (Soil Unit)
đối với bản đồ tỷ lệ trung bình và lớn, cấp đơn vị phụ của đất (Soil Sub Unit) và
những cấp nhỏ hơn nữa (như Phase) đã được sử dụng.
Đây là một hệ thống phân loại có tính chất mở, các tài liệu của hệ thống
này đều là các hướng dẫn (không phải quy trình), với mục đích tạo đ
iều kiện cho
các nhà khoa học có thể áp dụng cho những tỷ lệ bản đồ lớn hơn, chi tiết hơn và
có thể bổ sung cho những tài liệu sau này.
Tài liệu đánh giá đất của FAO được nhiều nước trên thế giới quan tâm thử
nghiệm và vận dụng vào công tác đánh giá chất lượng tài nguyên đất ở nước
mình. Đến năm 1983 và những năm tiếp theo, đề cương này được bổ sung, chỉnh
s

ửa cùng với hàng loạt các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất chi tiết cho các vùng
sản xuất khác nhau:
- Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời - 1983;
- Đánh giá đất cho vùng đất rừng - 1984;
- Đánh giá đất cho nông nghiệp được tưới - 1985;
- Đánh giá đất cho trồng cỏ chăn thả - 1989;

8
- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất -
1992 (Fresco, L.O; H.Hulzing; H.Van Keulen; H.A. Luning & R.A.Shipper).
Cần phải xác định rằng đề cương và các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất
của FAO mang tính khái quát toàn bộ những nguyên tắc và nội dung cũng như
các bước tiến hành quy trình đánh giá đất cùng với những gợi ý và ví dụ minh
họa giúp các nhà khoa học đất ở các nước khác nhau tham khảo. Tùy điều kiện
sinh thái, đất đ
ai và sản xuất của từng nước, có thể vận dụng những tài liệu của
FAO cho phù hợp và có kết quả tại nước mình.
2. Ở Việt Nam
Khái niệm về công tác đánh giá chất lượng đất, phân hạng đất cũng đã có
từ lâu ở Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến, thực dân, để tiến hành thu thuế đất
đai, đã có sự phân chia "tứ hạng điền - lục hạ
ng thổ".
Sau hòa bình lập lại - 1954, ở phía Bắc, Vụ Quản lý ruộng đất và Viện
Nông hóa Thổ nhưỡng rồi sau đó là Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã
có những công trình nghiên cứu và quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông
nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông
nghiệp. Từ những năm 80, các nghiên cứu về đánh giá khả năng sử dụ
ng đất đai
được tiến hành ở Việt Nam. Một trong những người đầu tiên là tác giả Tôn Thất
Chiểu, năm 1984 đã dùng các chỉ tiêu như đặc điểm đất, địa hình để chia đất

thành 7 nhóm, trong đó nông nghiệp có 4 nhóm, lâm nghiệp có 2 nhóm, mục đích
khác có 1 nhóm. Năm 1985, Bùi Quang Toản đã tiến hành đánh giá và quy hoạch
sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu của ông mới chỉ dừng
lại ở việ
c đánh giá các điều kiện tự nhiên như: Đất đai, thuỷ văn, khả năng tưới
tiêu và các yếu tố khí hậu Như vậy, dựa vào các chỉ tiêu chính về điều kiện sinh
thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp, các nhà khoa học đất ở
miền Bắc đã phân chia đất thành 5 - 7 hạng theo phương pháp xếp điểm. Nhiều
tỉnh đã xây dựng được b
ản đồ phân hạng đất đai đến cấp xã, góp phần đáng kể
cho công tác quản lý đất đai trong giai đoạn kế hoạch hóa sản xuất.
Ở miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, đánh giá phân hạng đất theo Soil
Taxonomy cũng được ứng dụng nhiều trong việc lập bản đồ đất một số vùng, tỉnh
cụ thể với các tác giả như: Châu Văn Hạnh, Thái Công Tụng, Moorman Vào
những năm 90 của thế kỷ XX, đã có một số tác giả đi sâu nghiên cứu và tìm cách
xây dựng bản đồ đất Việt Nam theo hệ thống phân loại của Soil Taxonomy như
Võ Tòng Xuân, Vũ Cao Thái, Phan Liêu, Phạm Quang Khánh… tuy nhiên do tính
chất phức tạp của nó nên mức độ ứng dụng đối với thực tế còn hạn chế.

9
Những năm gần đây, công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã và đang
được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông lâm
nghiệp bền vững. Chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội từ
cấp quốc gia đến vùng, tỉnh và huyện đòi hỏi ngành quản lý đất đai phải có
những thông tin, dữ liệu về tài nguyên đất và khả
năng khai thác, sử dụng hợp lý
lâu bền đất sản xuất nông lâm nghiệp. Công tác đánh giá chất lượng tài nguyên
đất không thể chỉ dừng lại ở mức độ phân hạng chất lượng tự nhiên của đất mà
phải chỉ ra được các loại hình sử dụng đất thích hợp cho từng hệ thống sử dụng
đất khác nhau với nhiều đối tượng cây trồng nông lâm nghiệp khác nhau. Vì

vậy, các nhà khoa học đấ
t cùng với các nhà quy hoạch quản lý đất đai trong toàn
quốc tiếp thu nhanh chóng tài liệu đánh giá đất của FAO, những kinh nghiệm
của các chuyên gia đánh giá đất quốc tế để ứng dụng từng bước cho công tác
đánh giá đất ở Việt Nam.
Hơn hai chục năm qua, hàng loạt các dự án nghiên cứu, các chương trình
thử nghiệm ứng dụng quy trình đánh giá đất theo FAO được tiến hành ở cấp từ
vùng sinh thái đến tỉnh, huyệ
n và tổng hợp thành cấp quốc gia đã được triển khai
từ Bắc tới Nam và đã thu được kết quả khả quan. Các nhà khoa học đất trên toàn
quốc đã hoàn thành các nghiên cứu đánh giá đất phục vụ cho quy hoạch tổng thể
và quy hoạch sử dụng đất ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long (1991-1995). Năm 1995, đã tổng kết và vận dụng các kết quả bước
đầu
của chương trình đánh giá đất ở Việt Nam để xây dựng tài liệu "Đánh giá đất và
đề xuất sử dụng tài nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững" (thời kỳ 1996 -
2000 và 2010). Từ những năm 1996 đến nay, các chương trình đánh giá đất cho
các vùng sinh thái khác nhau, các tỉnh đến các huyện trọng điểm của một số tỉnh
đã được thực hiện và là những tư liệu, thông tin có giá trị
cho các dự án quy
hoạch sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở.
Có thể nói, nội dung và phương pháp đánh giá đất của FAO đã được vận
dụng thành công ở Việt Nam, phục vụ có hiệu quả cho chương trình quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới cũng như cho các dự án
quy hoạch sử dụng đất ở
các địa phương. Các cơ quan nghiên cứu đất ở Việt Nam
đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO vào
các vùng sản xuất nông lâm nghiệp khác nhau phù hợp với các điều kiện sinh thái,
cấp tỷ lệ bản đồ, đặc biệt với điều kiện kinh tế - xã hội, để nhanh chóng hoàn
thiện các quy trình đánh giá đất và phân hạng thích hợp đất đai cho Việt Nam.



10
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH NÔNG
NGHIỆP TRONG CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI NGUYÊN ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRONG CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HIỆN NAY
Trong các dự án quy hoạch sử dụng đất đã nghiên cứu, ngoại trừ một số
địa phương đã xây dựng tài liệu đánh giá đất đai là có đề cập đến các chỉ tiêu,
phân cấp và định lượng các chỉ tiêu đánh giá, còn lại đại đa số trong các dự án
quy hoạch sử dụng đất hiện nay việc đánh giá tiềm năng đất còn thể hiện rất mờ
nhạt. Các dự
án quy hoạch này mới chỉ dừng lại ở việc mô tả đặc tính, tính chất
đất, quy mô diện tích và sự phân bố loại đất đó mà chưa định lượng được các chỉ
tiêu đánh giá chất lượng tài nguyên đất để gắn kết với việc bố trí sử dụng đất khi
xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy, phần đánh giá tiềm năng
đất đai chưa sâu, ch
ưa sát, còn hời hợt, chung chung. Cụ thể, khi nghiên cứu,
khảo sát ở một số địa bàn, vấn đề đánh giá tiềm năng đất đai cho nông nghiệp
được các địa phương xây dựng như sau:
1. Địa bàn tỉnh Nam Định:
Nam Định là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của Đồng bằng Bắc Bộ. Trong
báo cáo quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh, phần tiềm năng đấ
t đai được thể hiện:
- Tiềm năng tăng vụ trên đất trồng lúa màu khoảng 45.000-50.000 ha
- Tiềm năng chuyển đổi cơ cấu giống lúa, đặc biệt là giống lúa đặc sản và lúa
chất lượng cao ở các huyện phía nam của tỉnh khoảng 35.000-40.000 ha.

- Tiềm năng đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày: khoảng trên
75.000 ha.
- Đất trồng cây lâu năm: có khả năng phát triển trên đất vườn tạp và đất
ruộng 1 vụ lúa để trồng cây ăn quả với diện tích khoảng 5.000-10.000 ha.
- Vùng ngập mặn ven biển có diện tích trên 20.000 ha, có khả năng nuôi
trồng thuỷ sản.
- Ở vùng cồn bãi xa đất liền, ngư dân dùng lưới quây lại thành những
“vuông nuôi” nhuyễn thể như vạng, vọp, mỗi năm thu hoạch khoảng 5.000 tấn.
- Vùng nước ngọt nội đồng có diện tích 12.000 ha, bao gồm ao, hồ nhỏ trong
dân, vùng hồ mặt nước l
ớn, vùng ruộng chiêm trũng
- Đất lâm nghiệp khoảng 12.000-14.000 ha, chủ yếu là trồng rừng phòng
hộ ven biển thuộc các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng.

11
Như vậy, khi đánh giá tiềm năng đất phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất
nông nghiệp, trong báo cáo chỉ đưa ra con số diện tích mà không hề đề cập đến cơ
sở để đưa ra con số đó (các tiêu chí đánh giá). Chính vì vậy, những con số nêu trên
gây sự hoài nghi về tính khoa học, tính thực tiễn nên thiếu sự thuyết phục.
2. Địa bàn thành phố Hải Phòng:
Thành phố Hải Phòng là m
ột trong những địa phương đang tiến hành lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Cũng giống như Nam Định, thành
phố Hải Phòng là tỉnh ven biển có nhiều lợi thế, tiềm năng về biển nhưng cũng
không ít những hạn chế về chất lượng đất, diện tích đất mặn phèn chiếm một tỷ lệ
khá lớn. Trong dự án quy hoạ
ch sử dụng đất đến năm 2020 của Thành phố, khi
đánh giá tiềm năng đất cho nông nghiệp, báo cáo đã căn cứ vào đặc điểm tính chất
đất để xác định độ phì tiềm tàng. Theo đó, đất nông nghiệp của thành phố Hải
Phòng phân bố trên 11 loại thổ nhưỡng nằm trong 4 nhóm: nhóm đất cát, nhóm đất

mặn, nhóm đất phèn và nhóm đất phù sa được bồi và không được bồi của các sông
và đã xác định được 3 vùng theo tiề
m năng sản xuất nông nghiệp: vùng đất tốt
34.500 ha, vùng đất trung bình 11.400, vùng đất xấu 7.400 ha. Ngoài ra, còn xác
định được tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản có trên 70.000 ha.
So với Nam Định, đánh giá tiềm năng đất cho nông nghiệp trong báo cáo
quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hải Phòng có tiến bộ hơn, đã đưa ra được
một số chỉ tiêu về loại đất để phân tích. Tuy nhiên, vẫn chỉ dừng lại ở m
ức khái
lược và đơn điệu, chưa tích hợp được các chỉ tiêu cần thiết và phân cấp các chỉ
tiêu. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng đất phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất
nông nghiệp vẫn mang tính áp đặt chủ quan.
3. Địa bàn tỉnh Thái Nguyên:
Tiềm năng đất cho nông nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh
Thái Nguyên được đánh giá: "Xét về điều kiện khí hậu, địa hình, thổ
nhưỡng, nguồn nước, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều tiềm năng cho phát triển
nông - lâm - ngư nghiệp kể cả trong thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và khai hoang mở rộng diện tích" và cũng đưa ra những con số
về diện tích khá cụ
thể như:
- Về thâm canh, tăng vụ: Trong 43.218,08 ha đất trồng lúa có tới gần
1/3 diện tích đất lúa còn lại, chủ yếu là đất 1vụ sẽ đưa lên đất 2 - 3 vụ lúa
màu. Diện tích gieo trồng trên đất cây hàng năm có khả năng tăng từ
10.000 - 11.000 ha so với hiện trạng.
- Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Tiềm năng chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, hình thành các vùng chuyên canh nâng cao hiệu quả s
ử dụng đất còn
khá lớn: Chuyển đổi 1.500 - 2.000 ha đất rừng trồng sang trồng cây lâu
năm (chè và cây ăn quả); hình thành các vùng chuyên canh lúa chất lượng


12
cao ở Phú Bình, Phổ Yên và Đại Từ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nội
bộ đất cây hàng năm để xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung đối với
các sản phẩm: Đậu tương, quy mô 10.000 ha ở Phú Bình, Phổ Yên, Đại
Từ, Võ Nhai và thị xã Sông công; Lạc, quy mô 7.500 ha chủ yếu ở Phú
Bình và Phổ Yên; Rau thực phẩm, quy mô 10.000 ha ở cả 9 huyện, thị,
thành của tỉnh
Như vậy cũng không khác mấy so với Nam Định, việc đánh giá tiềm năng
đất còn mang tính chủ quan, chưa đưa ra được cơ sở (tiêu chí đánh giá) để làm
luận cứ khoa học cho việc đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
4. Địa bàn tỉnh Đắk Lắk:
Đánh giá tiềm năng đất trong quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk đã dựa
trên yêu cầu sinh thái của các cây trồng nông nghiệp như loại đất, độ dốc, độ dày
tầng đất, từ đó đối chiếu, so sánh với đặc tính đất của Tỉnh đã chỉ ra được tiềm
năng đất cho sản xuất nông: Khả năng đất nông nghiệp của tỉnh là 470.000 -
480.000 ha, tăng so với hiện trạng khoảng 7.000 - 8.000ha. Qua kết quả đánh giá
mứ
c độ thích nghi của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn cho thấy tiềm năng
mở rộng diện tích của các loại cây trồng như sau:
- Cây hàng năm: khả năng mở rộng khoảng 13.000 - 14.000 ha, trong đó
một phần được chuyển đổi từ đất cây lâu năm, phần còn lại khai hoang từ đất
chưa sử dụng và đất lâm nghiệp.
- Cây công nghiệp lâu năm: đối với cây cà phê chỉ tập trung chuyể
n đổi cơ
cấu, đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng. Đối với cây điều khả năng
mở rộng khá lớn do khá phù hợp điều kiện tự nhiên tại vùng bình nguyên Ea
Súp; quy mô diện tích đất trồng cây lâu năm đến năm 2010 khoảng 260.000 ha.
- Đất lâm nghiệp: Với quỹ đất chưa sử dụng còn khá lớn cộng với điều
kiện tự nhiên phù hợ

p cho nhiều loại cây lâm nghiệp sinh trưởng và phát triển,
trong những năm sắp tới tiềm năng phát triển lâm nghiệp trên địa bàn được đánh
giá là khá.
So với các tỉnh trên, Đắk Lắk đã có nhiều tiến bộ hơn trong khâu đánh giá
tiềm năng đất đai khi đưa ra được chỉ tiêu về yêu cầu sinh thái của một số cây
trồng phù hợp với đồng đất của tỉnh trước khi có những đ
ánh giá tiềm năng đất
đai cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là có cơ sở đáng tin cậy.
5. Địa bàn tỉnh Đồng Tháp:
Đồng Tháp là một trong những tỉnh khá bài bản trong khâu đánh giá tiềm
năng đất nông nghiệp khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho mục
đích đất nông nghiệp. Dựa theo quy trình đánh giá đất của FAO, báo cáo đã đưa

13
ra 5 yếu tố để xem xét đánh giá chất lượng tài nguyên đất cho đất nông nghiệp
gồm: Nhóm đất, thành phần cơ giới, độ sâu tầng đất, mức độ ngập lụt, thời gian
ngập lụt và điều kiện tưới. Trong mỗi yếu tố đều có những chỉ tiêu phân cấp rõ
ràng. Trên cơ sở đó, đã xây dựng bản đồ đơn vị đất và bản đồ đ
ánh giá tính thích
nghi đối với đất nông nghiệp, tạo cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp của tỉnh.
Bảng 01: Kết quả đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
Đơn vị tính: ha
Phân cấp thích nghi
STT Lọai hình sử dụng
S1 S2 S3 N
1 Lúa 3 vụ (ĐX, HT, lúa mùa) 17.146 131.079 90.033 64.655
2 Lúa ĐX, màu HT, lúa mùa 62.645 85.580 90.033 64.655
3 Hai vụ lúa (ĐX, HT) 117.970 120.288 - 64.655
4 Hai vụ lúa (HT, lúa mùa) 62.645 85.580 104.471 50.217

5 Lúa ĐX, màu HT 117.970 18.638 120.288 46.017
6 Màu (ĐX, lúa mùa) 117.970 18.758 140.281 166.185
7 Chuyên rau màu 18.638 117.970 140.281 166.185
8 Cây ăn qủa 2.851 133.877 685.387 166.185
9 Tràm 20.738 201.106 - 230.442
Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp
II. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH QHSDĐ NÔNG NGHIỆP
1. Các nghiên cứu về chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá chất lượng
tài nguyên đất (độ phì đất)
Khi nghiên cứu về độ phì đất, các nhà khoa học đất đã phân chia thành
các dạng như độ phì tự nhiên, độ phì tiềm tàng, độ phì hiệu lực, độ phì nhân tạo
và độ phì kinh tế. Để nghiên cứu độ phì đất, các nhà khoa học đất đã đề xuất
nghiên cứu ở một số chỉ tiêu như sau:

1.1. Một số chỉ tiêu hình thái:
a) Độ dày tầng đất:
Trong đất đồi núi, người ta thường chú ý tới độ dày tầng đất vì ngay cả
trên một quả đồi hay ngọn núi, độ dày dưới chân, sườn và trên đỉnh đồi (núi) là
khác nhau rõ rệt. Theo phân cấp của Hội Khoa học đất Việt Nam (2000), tầng
dày của đất được phân thành 3 cấp:
> 100 cm: tầng đất dày;
50 - 100 cm: trung bình;

14
< 50 cm: tầng đất mỏng.
b) Độ dày tầng canh tác:
Ở vùng đất đồng bằng, người ta lại quan tâm tới độ dày tầng canh tác.
Thông thường, được chia ra 3 mức như sau:
> 15 cm: tầng canh tác dày;

15 - 10 cm: tầng canh tác trung bình;
< 10 cm: tầng canh tác mỏng.
c) Đá lộ đầu:
Đá lộ đầu không chỉ làm giảm diện tích có khả năng gieo trồng trên khu
đất tự nhiên mà đặc biệt gây nhiều cản trở trong việc làm đất, b
ố trí cây trồng,
thiết kế xây dựng đồng ruộng Theo Liên Hợp Quốc, đá lộ đầu được chia:
Không có;
Ít: <5% diện tích;
Trung bình: 5 - 15% diện tích;
Nhiều: 15 - 40% diện tích;
Rất nhiều: >40% diện tích.

d) Đá lẫn: Là phần đá tươi chưa được phong hóa nằm lẫn trong đất,
thường ở dạng các mảnh vụn có kích thước khác nhau thường từ một vài
milimet đến vài chục centimet. Đá lẫn trong đất làm giả
m khối lượng đất mịn
tức là làm giảm trữ lượng dinh dưỡng, nước, không khí và nhiệt trong đất. Ngoài
ra, nếu trong đất tỷ lệ đá lẫn cao gây cản trở cho việc làm đất, thậm chí làm hỏng
dụng cụ máy móc. Liên Hợp Quốc phân tỷ lệ đá lẫn trong đất thành 6 mức (theo
% thể tích chung của đất) như sau:
Không có;
Rất ít: <5%;
Trung bình: < 10 - 15%;
Nhiều: 15 - 40%;
Rất nhiều: 40 - 80%;
Chủ yếu: >80%.
1.2. Một số chỉ tiêu vật lý:
a) Thành phần cơ giới: Được xác định bởi hàm lượng tương đối của 3 cấp
hạt chính của đất: cát, limon và sét. Nông dân ta từ xa xưa đã dựa vào những

nhận xét ngoài đồng ruộng trong quá trình sản xuất để chia đất ra thành các loại:
đất cát già, cát non, thịt pha cát, thịt nhẹ, thịt nặng, đất sét, đất gan gà, đất gan
trâu, Mỗi loại đất chỉ phù hợp với mộ
t số loại cây trồng nhất định và có biện
pháp canh tác thích hợp. Nhìn chung cấp hạt càng mịn, tỷ lệ các nguyên tố (trừ
silic) trong đó có cả nguyên tố dinh dưỡng càng cao.
Trên thế giới có nhiều bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới khác
nhau, nhưng phổ biến nhất là bảng của Liên Xô (cũ), của Bộ Nông nghiệp Hoa
Kỳ (USDA) và của FAO-UNESCO.

15
- Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Liên Xô (cũ) dựa vào 2
cấp hạt: sét vật lý, cát vật lý và được áp dụng cho các nhóm đất potzôn, đất thảo
nguyên, đất đỏ, đất vàng, đất mặn riêng biệt. Theo đó, thành phần cơ giới đất
được phân thành 9 cấp độ: Đất cát rời, đất cát dính, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất
thịt trung bình, đất thịt nặng, đất sét nhẹ, đất sét trung bình và
đất sét nặng.
- Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(USDA) và FAO-UNESCO đã xây dựng theo tam giác đều, trên đó các phần
diện tích tương ứng với những tên đất đã được tính toán theo bảng phân loại và
áp dụng cho mọi loại đất, không phân biệt nguồn gốc quá trình hình thànhb và
được chia thành 12 tên gọi khác nhau theo thành phần cấp hạt từ nặng đến nhẹ
gồm: Đất sét, đất sét pha cát, đất sét pha limon,
đất thịt pha sét và limon, đất thịt
pha sét, đất thịt pha sét và cát, đất thịt pha cát, đất thịt, đất thịt pha limon, đất
limon, đất cát pha, đất cát.
b) Cấu trúc đất: Trạng thái ở đó đất có cấu tạo hạt kết (đoàn lạp) đảm bảo
cho cây trồng có điều kiện thích hợp về chế độ nước, không khí và nhiệt là kết
cấu đất (hay cấu trúc đất). Theo FAO (1980) hình dạ
ng và kích thước của cấu

trúc được phân loại như sau:
- Hình dạng của cấu trúc: Phiến, trụ (cột), khối, hạt.
- Kích thước của cấu trúc được tính bằng mm như bảng dưới đây:
Bảng 02: Kích thước của các loại cấu trúc (mm)
Loại Phiến Trụ (cột) Khối Hạt
Rất mịn < 1 < 10 < 5 < 1
Mịn 1 - 2 10 - 20 5 - 10 1 - 2
Trung bình 2 - 5 20 - 50 10 - 20 2 - 5
Thô 5 - 10 50 - 100 20 - 50 5 - 10
Rất thô > 10 > 100 > 50 > 10
Nguồn: FAO, Trung tâm thông tin đất, 1980
Kết cấu đất ảnh hưởng rất lớn tới các tính chất đất nhất là những tính chất
vật lý của đất. Nếu đất có cấu tạo hạt kết tốt đất sẽ tơi xốp, làm đất dễ, hạt dễ
mọc, rễ cây dễ phát triển; nước thấm nhanh và được giữ nhiều; đất thoáng khí và
đầy đủ oxy cung cấp cho cây và các hệ sinh vật, độ
ng vật đất hoạt động; nước và
không khí điều hòa, quá trình khoáng hóa và mùn hóa đồng thời xảy ra nên xác
hữu cơ biến thành thức ăn đầy đủ cho sinh vật vừa được tích lũy lại trong đất
dưới dạng các hợp chất mùn.
c) Tỷ trọng của đất (Dp): Là tỷ số khối lượng của một đơn vị thể tích đất
ở trạng thái rắn, khô kiệt với các hạ
t đất xếp sít vào nhau so với khối lượng nước
cùng thể tích ở điều kiện nhiệt độ 4
o
C.

16
Tỷ trọng của đất được quyết định chủ yếu bởi các loại khoáng nguyên
sinh, thứ sinh và hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Nhìn chung do tỷ lệ chất hữu
cơ trong đất thường không lớn nên tỷ trọng đất sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thành

phần khoáng vật của đất, thường dao động từ 2,5 - 2,8. Thông qua tỷ trọng đất
người ta có thể đưa ra những nh
ận xét sơ bộ về hàm lượng chất hữu cơ, hàm
lượng sét hay tỷ lệ sắt, nhôm của một số loại đất cụ thể nào đó.
- Thành phần cơ giới khác nhau, tỷ trọng đất khác nhau:
+ Đất cát: Tỷ trọng 2,65 ± 0,01
+ Đất cát pha: Tỷ trọng 2,7 ± 0,017
+ Đất thịt: Tỷ trọng 2,7 ± 0,02
+ Đất sét: Tỷ trọng 2,74 ± 0,027
- Dựa vào tỷ trọng đất đánh giá được hàm lượng mùn, sắt, nhôm:
Tỷ trọng đất < 2,5: Đất có hàm lượng mùn cao;
Tỷ trọng đất 2,5 - 2,66: Đất có lượng mùn trung bình;
Tỷ trọng đất > 2,7: Đất giàu sắt (Fe
2
O
3
).
d) Dung trọng đất (Db): Là khối lượng (g) của một đơn vị thể tích đất
(cm
3
) ở trạng thái tự nhiên (có khe hở) sau khi được sấy khô kiệt. Dung trọng đất
được sử dụng trong việc tính độ xốp của đất, trữ lượng các chất dinh dưỡng,
lượng vôi cần bón, Dung trọng đất càng thấp, đất càng giàu chất hữu cơ, độ xốp
đất càng cao. Thông thường dung trọng đất dao động từ 0,9 đến 1,8 g/cm
3
.
Bảng 03: Dung trọng của các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau
Dung trọng (g/cm
3
)

Thành phần cơ giới
Khoảng dao động Trung bình
Đất cát 1,55 - 1,80 1,65
Đất thịt pha cát 1,40 - 1,60 1,50
Đất thịt 1,35 - 1,60 1,40
Đất thịt pha sét 1,30 - 1,40 1,35
Đất sét pha limon 1,25 - 1,35 1,30
Đất sét 1,20 - 1,30 1,25
Nguồn: Agricultural Compendium, 1989 (Bản tóm tắt Nông nghiệp, 1989)
e) Độ xốp của đất (P): Là tỷ lệ % các khe hở chiếm trong đất so với thể
tích chung của đất. Độ xốp đất rất có ý nghĩa với sản xuất nông nghiệp và các
loại cây trồng vì nước và không khí di chuyển được trong đất nhờ vào những
khoảng trống hay độ xốp của đất. Các chất dinh dưỡng huy động cho cây trồng,
các hoạ
t động của vi sinh vật đất chủ yếu cũng diễn ra ở đây. Độ xốp đất có
quan hệ mật thiết đến dung trọng, tỷ trọng của đất.

17
Bảng 04: Dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của một số loại đất Việt Nam
Loại đất
(theo phát sinh)
Dung trọng
(g/cm
3
)
Tỷ trọng
Độ xốp
(%)
Đất cát biển 1,48 - 1,55 2,62 - 2,65 42 - 44
Đất mặn 0,97 - 1,22 2,43 - 2,65 54 - 61

Đất phèn 0,64 - 1,07 2,30 - 2,40 55 - 73
Đất lầy và than bùn 0,12 - 0,74 1,66 - 2,63 72 - 92
Đất phù sa 0,79 - 1,40 2,41 - 2,75 40 - 69
Đất bạc màu 1,20 - 1,31 2,52 - 2,66 51 - 53
Đất đen nhiệt đới 0,80 - 1,18 2,45 - 2,54 53 - 68
Đất đỏ vàng Feralit 0,76 - 1,30 2,50 - 2,90 51 - 74
Đất mùn trên núi cao 0,62 - 0,79 1,34 - 1,75 66 - 90
Nguồn: Thổ nhưỡng học, NXB Nông nghiệp - Hà Nội 2004
Theo nhà Thổ nhưỡng người Nga Kachinxki, chỉ tiêu đánh giá độ xốp của
đất được chia thành 5 mức:
Rất cao: Độ xốp > 70%;
Cao: Độ xốp 55 - 70%;
Trung bình: Độ xốp 55 - 50%;
Thấp: Độ xốp 40 - 50%;
Rất thấp: Độ xốp 40 - 25%.
f) Đặc tính về nước của đất:
Nước tham gia vào sự phong hóa đá và khoáng vật ở giai đoạn đầu tiên
c
ủa quá trình hình thành đất. Các tầng đất trong phẫu diện được tạo ra ngoài kết
quả của các quá trình hóa học, lý học, sinh học; quá trình vận chuyển vật chất do
nước cũng giữ một vai trò quyết định. Nước còn là nhân tố điều hòa nhiệt và
không khí trong đất. Các tính chất cơ lý đất như tính liên kết, độ chặt, tính dính,
tính dẻo, tính trương và co, đều do nước chi phối. Nước cũng liên quan chặt
chẽ tới sự hình thành ch
ất mới sinh như kết von, đá ong, vệt muối, Sự di
chuyển của nước có thể gây ảnh hưởng xấu tới độ phì nhiêu đất, vì nó làm các
chất dinh dưỡng bị rửa trôi, phá vỡ kết cấu và gây xói mòn ở vùng đất dốc. Nhờ
có nước hòa tan các chất dinh dưỡng, cây trồng và các sinh vật khác mới hút
được. Cây trồng nông nghiệp muốn tạo ra 1 gam chất khô cần phải hút từ 250 -
1062 gam nước, tùy theo từng loại và từng miề

n khí hậu.

×