Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ảnh hưởng của việc xây dựng thủy điện trên sông mêkông đến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.21 KB, 12 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC XÂY
DỰNG THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG
MÊKÔNG ĐẾN VIỆT NAM

1


Như chúng ta đã biết, đồng bằng sông cửu long có vai trò rất lớn trong
an ninh lương thực quốc gia, cung cấp trên 50% sản lượng nhu cầu lương
thực, thực phẩm, thủy sản, hoa trái cho cả nước. Đồng thời đóng góp từ 80%90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước ( Sản lượng lúa của vùng luôn chiếm
từ 50% đến 55,64% sản lượng lúa của cả nước. Sản lượng trái cây khoảng
70% và sản lượng thủy sản chiếm 57% so với cả nước). Thế nhưng nhờ đâu
mà vùng này lại trù phú đến vậy? Tất cả là do đây. Sông mekong. Con sông
cung cấp tất cả những điều kiện cần thiết, từ nguồn nước, phù sa, thủy sản…
đến chất dinh dưỡng hay nhiệm vụ rửa mặn cho các cánh đồng. Con sông
cung cấp sự sống,sự trù phú cho hàng triệu người dân vùng hạ lưu, thế nên
cũng dễ hiểu khi người campuchia gọi đây là dòng sông mẹ. Và bài thuyết
trình ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vai trò cũng như ảnh
hưởng của dòng sông Mekong một khi con người có những tác động trực tiếp
đến dòng sông. Đó chắc chắn sẽ là 1 viễn cảnh tồi tệ đối với vùng đồng bằng
sông cửu long nói riêng và cả nước nói chung.

2


I.

TỔNG QUAN VỀ SÔNG MÊKÔNG
MêKông là một trong 10 con sông lớn nhất thế giới với tổng chiều dài
khoảng 4.800 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua các quốc gia
Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Lưu lượng trung bình


13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Cùng các chi lưu,
dòng MêKông đã tạo ra một lưu vực rộng lớn có diện tích khoảng 810.000
km2 với hệ sinh thái đất ngập nước vô cùng phong phú và đa dạng. Chính hệ
sinh thái này đã mang lại nhiều nguồn lợi cho các quốc gia và người dân sinh
sống trong lưu vực. Theo ước tính, khoảng 60 triệu người hạ lưu vực đang
phụ thuộc các vùng đất ngập nước thuộc lưu vực sông MêKông trong sản
xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và các hoạt động phục vụ sinh kế khác
(MRC, 1997).
Về đa dạng sinh học, con sông có độ đa dạng sinh học lớn thứ 2 trên
thế giới (chỉ sau sông Amazon) với gần 1300 loài cá trong đó hơn 120 loài có
giá trị quan trọng, hàng năm cung cấp khoảng 2,6 triệu tấn cá hoang dã đạt
trên 2 tỷ USD. Đặc biệt sông Mêkông còn có các loài cá chiên và cá lăng quý
hiếm chưa kể đến cá hô và cá chép khổng lồ, hay loài cá heo nước ngọt
Irrawaddy…
Không những thế dòng sông còn cung cấp nhiều nguồn thực phẩm
khác, Hàng triệu người dân trồng rau trong các khu vườn ven sông. Các
ngành nông nghiệp và trồng lúa có năng suất cao của khu vực Đông Nam Á
phụ thuộc vào chất dinh dưỡng vận chuyển từ phía bắc sông MêKông. Vùng
đồng bằng ngập lũ, các đầm lầy trầm tích và các chất dinh dưỡng giữ cho đất
được màu mỡ và ngăn chặn xói mòn đất.
Với vai trò đặc biệt quan trọng như phân tích ở trên thì chỉ một sự thay
đổi của dòng sông cũng có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người cư dân sinh
sống 2 bên bờ sông, hủy hoại 1 môi trường sinh thái vô cùng phong phú hay
to lớn hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của cả 1 quốc gia. Và trong thời
gian gần đây, lưu vực sông Mêkông ngày càng trở nên sôi động với nhiều
diễn biến gây tranh cãi, đó là xu hướng sử dụng nước trên dòng sông của
3


mỗi quốc gia để phục vụ sự phát triển của mình đặc biệt là phát triển thủy

điện. Việc này ảnh hưởng rất lớn tới dòng sông, và đặc biệt là Việt Nam vì
chúng ta phụ thuộc rất lớn vào lượng nước của sông Mekong. Tại sao các đập
thuy điện lại có ảnh hưởng nghiêm trọng như thế chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ
trong phần tiếp theo.

4


II.

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG HỆ LỤY CỦA VIỆC XÂY DỰNG
THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG MEKONG TỚI VIỆT NAM

1. Thực trạng
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đặt dấu chấm hết cho sự nguyên vẹn
của con sông MêKông với kế hoạch xây dựng khoảng 8 đập thủy điện trên
dòng chính phía thượng nguồn từ cuối những năm 1990. Cho đến nay, họ đã
hoàn thành và đưa vào vận hành 4 đập, không chỉ dừng lại đó, Trung Quốc
cũng đang dự tính xây dựng thêm 6 đập nữa vào giai đoạn 2 sau khi 8 đập
trong giai đoạn 1 được hoàn thành. Lào và Campuchia cũng bắt đầu lên kế
hoạch xây dựng 12 đập trên dòng chính trong khoảng thời gian này. Ngoài ra,
hệ thống các dòng nhánh của sông MêKông cũng đã và đang được khai thác
cho thủy điện. Dự tính đến năm 2015 sẽ có 36 đập ở các dòng nhánh được
đưa vào vận hành và tới năm 2030 sẽ còn có thêm 30 đập thủy điện nữa được
triển khai trên các dòng nhánh. Chúng ta phải biết rằng, để các đập thủy điện
hoạt động được sẽ cần phải có 1 trữ lượng nước nhất định, điều này được các
chuyên gia đánh giá rằng sẽ biến 55% dòng chảy của con sông thành các hồ
chứa nước, làm mất hàng ngàn hecta đất canh tác 2 bên bờ sông cũng như
hàng ngàn hec ta rừng nguyên sinh, tình trạng di dân khỏi khu vực ảnh hưởng
sẽ diễn ra và đặc biệt hơn cả đó là sự thay đổi của dòng chảy, thiếu hụt nguồn

nước ở các quốc gia hạ lưu trong đó Việt Nam nằm cuối cùng hạ lưu sẽ chịu
tác động nặng nề nhất.

5


2. Những ảnh hưởng
• Về dòng chảy, kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản:

Do việc tích nước của các hồ đập trên chỉ nhằm sao cho có lợi nhất
cho phát điện, nên đã làm thay đổi hẳn chế độ dòng chảy của sông, thay đổi
động lực dòng chảy gây xói lở các đoạn sông hạ lưu, nghiêm trọng hơn là
lượng nước sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều tiết của các đập thủy điện
làm ảnh hưởng đến việc duy trì nguồn nước để đảm bảo đời sống của các hệ
sinh thái và cho các hoạt động sinh hoạt sản xuất, sinh hoạt của các quốc gia
phía hạ lưu cũng như gia tăng tình trạng nhiễm mặn. Khu vực ĐBSCL có
diện tích tự nhiên 3,9 triệu hecta, trong đó 75% đã được sử dụng cho sản xuất
nông nghiệp. Ngoài chức năng là vựa lúa của cả nước, khu vực này cũng là
vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất Việt Nam với 71% diện tích nuôi, 72% sản
lượng và 75% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Thế nhưng, 90% nước cần thiết
cho các hoạt động đó lại đến từ sông Mekong. Khi mà nguồn nước phụ thuộc
hoàn toàn vào các đập thủy điện như thế thì chắc chắn 1 điều rằng an ninh
lương thực quốc gia sẽ không còn được đảm bảo.
• Về phù sa:

Hàng năm,hạ lưu sông MêKông đón nhận từ 160-165 triệu tấn phù sa
đóng góp vào quá trình bồi đắp vùng đồng bằng và vùng duyên hải của
ĐBSCL. Đây là nguồn dinh dưỡng thiên nhiên cho sinh vật và tạo sự phì
nhiêu cho đất nông nghiệp vùng hạ lưu. Tuy nhiên, những đập thủy điện trên
sông Mêkông đã ngăn chặn và làm giảm lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về

phía hạ lưu hiện chỉ còn khoảng ¼ tương đương 42 triệu tấn. Sự thiếu hụt
lượng phù sa làm mất cân bằng sông tạo ra hiện tượng sông đói và gây ra xói
lở ven bờ để bù đắp lượng phù sa thiếu hụt. Giảm lượng phù sa sông cũng sẽ
làm cho đất ngày càng kém màu mỡ, thiệt hại 30 triệu USD do giảm sản
lượng nông nghiệp và phải đầu tư 30 triệu USD để tăng thêm phân bón, cải
tạo hệ thống tưới tiêu vì các đập thủy điện.

6


• Làm suy giảm nguồn lợi thủy sản:

Tài nguyên thủy sản tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc ổn
định sinh kế cho cộng đồng vùng ĐBSCL. Các đập xây dựng sẽ ngăn cản sự
di chuyển của các loài cá lên thượng lưu đẻ trứng, làm xáo trộn, thậm chí phá
hủy nơi sinh sản của cá. Ngoài ra, khi tích lại phù sa và các chất dinh dưỡng
trong hồ đập đã làm mất đi nguồn thức ăn tự nhiên của cá, khiến giảm hẳn
sản lượng cá, thậm chí làm tuyệt chủng một số loài cá quý hiếm, khiến cho
cuộc sống của hàng triệu ngư dân ven sông gặp khó khăn, tổn thất tài nguyên
cá ước tính lên tới 550.000-880.000 tấn, tương đương 26-42% sản lượng cá
hiện tại của dòng Mê Kông trong đó Lượng thủy sản trên đoạn sông qua Việt
Nam sẽ giảm 200-400 nghìn tấn/năm. Đời sống của 20 triệu dân ở ĐBSCL và
các thế hệ tương lai sẽ bị đe dọa, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của cả
khu vực và thế giới.
• Về mặt xã hội:

Các đập thủy điện trên nếu được xây dựng sẽ tác động đến đời sống
văn hóa, an ninh lương thực cho 60 triệu người dân vùng hạ lưu MêKông.
Trong đó, có trên 106.000 người chịu tác động trực tiếp buộc phải di cư và có
thể rơi vào tình trạng đói nghèo, ấy là chưa kể đến những mất mát về mặt

kinh tế nông-ngư nghiệp.
Bên cạnh đó, khối lượng nước khổng lồ bên trong các đập thủy điện
làm tăng áp lực và gây kích thích động đất ở những vùng dễ xảy ra, điển hình
là trận động đất 7,8 độ Ritcher xẩy ra ngày 12/5/2008 ở Tứ Xuyên đã gây hư
hỏng nặng đập Zipingpu (Tử Bình Lạc), lo sợ các dư chấn của trận đông đất
này ảnh hưởng đến an toàn của các đập trên, Trung Quốc đã cho xả nước đột
ngột trong các hồ đập Manwan ( Mãn Loan), Dachaoson ( Đại Chiếu Sơn),
khiến dân cư ven sông thuộc vùng gần biên giới các nước Mianmar, Lào,
Thái lan bị thiệt hại. Nếu như các vùng trên còn xảy ra động đất và Trung
Quốc lại xả nước ở các hồ đập Xiaowan ( Tiểu Loan) , Noughadu ( Nọa Trát
Độ) với một khối lượng nước gấp hàng chục lần các hồ đập Manwan,
Dachaoson thì hậu quả sẽ rất nghiệm trọng.Nhiều nhận định của các chuyên
gia đã cho rằng chỉ cần một đập ở thượng nguồn bị vỡ thì có thể kéo theo dây
7


chuyền vỡ hàng loạt như hiệu ứng Domino. Và Đồng bằng Sông Cửu Long –
vùng đất cuối cùng của lưu vực MêKông chính là vùng sẽ phải chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất.
• Về mặt chính trị

Một khi có những xung đột chính trị, các quốc gia thượng nguồn, đặc
biệt là Trung Quốc có thể lợi dụng sự vận hành của các đập thủy điện để
điều tiết lượng nước xuống dưới hạ lưu gián tiếp ảnh hưởng đến nước ta
hoặc các quốc gia khác.
Tóm lại, với những tác động nêu trên, một viễn cảnh không sáng sủa
có thể sẽ xảy ra nếu không có các giải pháp kỹ thuật và những chính sách hợp
lý cho vùng ĐBSCL nói riêng và cả lưu vực nói chung. Nhận định những hậu
quả đó Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á cũng đã tuyên bố
không cung cấp tài chính cho các dự án thủy điện trên dòng chính MêKông

sau hàng chục năm đổ vốn cho các dự án thủy điện ở dòng nhánh.

8


III.

HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Một là, duy trì và tăng cường hợp tác MêKông thông qua Ủy hội sông
MêKông quốc tế. Việt Nam cần tích cực thúc đẩy tăng cường sức mạnh của
Ủy hội và các cơ chế của Ủy hội trên cơ sở hợp tác với các quốc gia thành
viên, các đối tác phát triển và các nhà tài trợ.
Hai là, đầu tư nâng cao năng lực tổ chức cho Ủy ban sông MêKông
Việt Nam với đầy đủ nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án nghiên
cứu, giám sát tác động, tìm kiếm giải pháp nhằm tham vấn kịp thời cho
Chính phủ trong hoạch định chính sách và hợp tác với các quốc gia trong lưu
vực.
Ba là kêu gọi, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ
chức phi chính phủ trong nghiên cứu, phổ biến thông tin, thúc đẩy hợp tác,
đối thoại ở cấp quốc gia và khu vực nhằm tạo sự ủng hộ, đồng thuận của xã
hội trong bảo vệ lợi ích chung của người dân trong lưu vực nói chung và Việt
Nam nói riêng.
Bốn là phổ biến rộng rãi và nâng cao nhận thức của công chúng về
ảnh hưởng thủy điện trên dòng chính Mê Kông để tranh thủ vận dụng sự ủng
hộ của cộng đồng quốc tế, các nhà tài trợ trong vấn đề này.
Trên đây là những giải pháp mang tính tạm thời, trì hoãn, để dừng hẳn
tác động do các đập thủy điện gây ra sẽ cần rất nhiều công sức, nghiên cứu
của các tổ chức cũng như tiếng nói của cộng động quốc tế. Sẽ cần một thời
gian dài để thực hiện, và trong thời gian đó chúng ta sẽ chứng kiến cảnh con
sông dần chết mòn, cảnh hàng triệu người gặp khó khăn nơi lưu vực. Tất cả

những điều đó sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa.

9


Tài liệu tham khảo:
/>mact=News,cntnt01,print,0&cntnt01articleid=791&cntnt01showtempl
ate=false&cntnt01returnid=53
/>http://118.70.241.18/english3/news/?35209/anh-huong-cua-cac-dapthuy-dien-cua-Trung-Quoc-tren-thuong-nguon-song-Me-kong-toi-haluu.htm
/> />en_Viet_Nam_mat_1_ti_USD_nam/index.html
/>n_tren_song_Me_Kong/index.html
/>huy.htm

10


11


12



×