Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Quy luật phủ định của phủ định và sự vận dụng quy luật này vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.8 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trải qua hơn 55 năm trên chặng đường phát triển văn hóa, từ văn kiện đầu tiên “Đề
cương văn hoá năm 1943”, Đảng và nhà nước ta đã tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn và lý
luận để lại dấu ấn lịch sử, dấu ấn thời đại về tư duy văn hoá.
Không phải ngẫu nhiên mà trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành TW
khoá VII Đảng ta đã xác định văn hoá không chỉ là kết quả mà còn là nguyên nhân của
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển quan điểm trên, Hội nghị
lần thứ 10 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX tiếp tục xác định mục tiêu cần phải đạt tới
là tạo được sự phát triển đồng bộ về chất lượng văn hoá “Đảm bảo sự gắn kết giữa
nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với
không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển
đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển
toàn diện và bền vững của đất nước” (Văn kiện Hội nghị TW 10 khoá IX). Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tháng 4 năm 2006 đã tiếp tục khẳng định: “...Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát
triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế.
Qua hơn 20 năm với đường lối đúng đắn của Đảng, cùng với công cuộc đổi mới và chủ
động hội nhập quốc tế, chúng ta từng bước vững chắc đạt được những thành tựu rất
đáng tự hào như: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước
được xây dựng; nền dân chủ XHCN với nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
đã được thiết định. Bên cạnh việc hội nhập kinh tế, tiến trình hội nhập văn hóa cũng là
một tất yếu khách quan. Tiến trình giữa hội nhập kinh tế và hội nhập văn, nếu coi nhẹ
hội nhập kinh tế thì đất nước sẽ chậm thoát nghèo. Còn coi nhẹ hội nhập văn hóa đôi
khi lại nguy hiểm hơn bởi có thể bị các nền văn hóa khác đồng hóa. Vì vậy bên cạnh
chiến lược phát triển kinh tế, chúng ta cần có chiến lược phát triển nền văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc phù hợp với phát triển kinh tế. Tất nhiên đậm đà bản sắc dân tộc không
thể đóng cửa nền văn hóa, mà chủ động chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để
làm phong phú, giàu có thêm, hiện đại hơn nền văn hóa của dân tộc của đất nước mình.
Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, một văn hóa cho sự phát


triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất toàn cầu hóa và hôi nhập, toàn cầu hóa như một
tất yếu. Có thể khẳng định: Văn hóa là cốt hồn của dân tộc, một dân tộc, nếu không giữ
được bản sắc văn hóa riêng thì dân tộc đó sẽ bị lu mờ thậm chí không còn dân tộc đó
nữa. Vì thế, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hoá mà còn là trách nhiệm của toàn đảng,
toàn dân và toàn xã hội. Tôi quan tâm và chọn đề tài: “Quy luật phủ định của phủ
định và sự vận dụng quy luật này vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” để làm đề tài cho tiểu luận này.
2. Tình hình nghiên cứu:
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế mở. Tuy nhiên, việc hội nhập
có mặt tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta tiếp thu không chọn lọc, thì bên cạnh những
mặt tích cực của nền văn minh hiện đại, chúng ta dễ bị tiếp thu những những mặt tiêu
cực. Mặt khác, chúng ta còn lo ngại bị đánh mất truyền thống dân tộc, chạy theo các
nước trên thế giới, bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi nền văn hoá của nước khác.
Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình. Bản sắc
riêng của một dân tộc, giúp chúng ta phân biệt và nhận dạng rõ một quốc gia đó. Giữ
gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một việc tất yếu trong nền kinh tế mở hiện nay. Với
những lý do trên, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy
bản sắc dân tộc. Vì thế tình huống đặt ra trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là điều tất yếu và cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
3. Mục đích nhiệm vụ.
- Làm rõ vấn đề văn hoá và bản sắc văn hóa ở Việt Nam.
- Đánh giá các mặt tích cực và hạn chế trong việc việc xây dựng nền nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập ở nước ta.
- Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Thành quả của vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng

nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta.
NỘI DUNG
Chương 1
Những vấn đề chung về quy luật của phủ định vào việc xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
1.1.Khái niệm phủ định biện chứng.
Theo nghĩa thông thường, phủ định được hiểu là sự không thừa nhận, bác bỏ hay sự
thay thế một sự vật, hiện tượng nào đó. Trong Triết học có hai quan điểm: quan điểm
siêu hình và quan điểm biện chứng về sự phủ định.
Quan điểm siêu hình hiểu sự phủ định là sự can thiệp của những lực lượng bên ngoài
dẫn tới thủ tiêu sự vật, chấm dứt sự phát triển của nó. Quan điểm biện chứng cho rằng
phủ định là khâu tất yếu của bất kỳ sự phát triển nào. Đó là sự thay thế sự vật này bằng
sự vật khác trên cơ sở mất đi của cái cũ và xuất hiện cái mới tiến bộ hơn, là quá trình
giải quyết mâu thuẫn nội tại của bản thân sự vật bị phủ định.
Vì vậy, phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển dẫn tới sự
ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định (kết quả của quá trình đấu tranh
giữa các mặt đối lập bên trong sự vật ấy quyết định).
1.2. Nội dung quy luật:
Quy luật phủ định của phủ định là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy
vật. Quy luật này khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình thức xoáy ốc thể
hiện tính chất chu kỳ trong quá trình phát triển.
Đó là cơ sở phương pháp luận của nguyên tắc phủ định biện chứng, chỉ đạo mọi
phương pháp suy nghĩ và hành động của con người. Phủ định biện chứng đòi hỏi phải
tôn trọng tính kế thừa, nhưng kế thừa phải có chọn lọc, cải tạo, phê phán, chống kế thừa
nguyên xi, máy móc và phủ định sạch trơn, chủ nghĩa hư vô với quá khứ. Nguyên tắc
phủ định biện chứng trang bị phương pháp khoa học để tiếp cận lịch sử và tiên đoán, dự
kiến những hình thái cơ bản của tương lai.
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong
bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa
các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và phủ định. Sự phủ định

lần thứ nhất diễn ra là do sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình. Sự phủ định lần
thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với cái được sinh ra
ở lần phủ định thứ nhất. Nó được bổ sung nhiều nhân tố mới. Như vậy sau hai lần phủ
định sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc điểm
quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định.
Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân
tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những lần phủ
định tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định có
nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định ban đầu và kết quả của sự
phủ định lần thứ nhất.
Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và
cũng là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục phủ định biện
chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật - xu
hướng phát triển. Song phát triển đó không theo hướng thẳng mà theo đường "xoáy ốc".
Sự phát triển "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát
triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường
xoáy ốc dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự
phát triển. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp
nhau từ dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc".
Trong quá trình vận động của sự vật, những yếu tố mới xuất hiện sẽ thay thế những
nhân tố cũ, trong đó những nhân tố tích cực của sự vật cũ được giữ lại. Song sự vật mới
này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã
tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó được bổ sung những nhân tố
mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó.
Sau khi sự phủ định 2 lần của phủ định được thực hiện thì sự vật mới hoàn thành một
chu kỳ phát triển.
1.3. Ý nghĩa:
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát
triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kì một sự vật nào cũng không bao giờ đi

theo một đường thẳng, nó gồm có nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sao bao giờ cũng
tiến bộ hơn chu kỳ trước. Do đó, chúng ta phải hiểu những đặc điểm đó để có cách tác
động phù hợp với yêu cầu phát triển.
Theo đó, mọi sự vật luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc
hậu, cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ. Do đó,
trong hoạt động của mình, con người phải biết kế thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ
phủ định sạch trơn.
Trong giới tự nhiên cái mới phát triển một cách tự phát, còn trong xã hội cái mới ra đời
gắn liền với hoạt động có ý thức của con người. Chính vì thế trong hoạt động của chính
mình con người phải biết phát hiện cái mới và ủng hộ nó.
Chương 2
Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
2.1. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình hội nhập văn hóa và thế giới.
Toàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động
để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan, là khẳng định đường hướng có chiến
lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho từng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác
được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất, hạn chế
được đến mức thấp nhất những thách thức, những tiêu cực nảy sinh.
Công cuộc đổi mới của đất nước ta hai mươi năm qua chính là sự chủ động hội nhập
quốc tế, từng bước vững chắc đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Về kinh tế,
Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển khá cao (từ 7,5 - 8%
năm), cơ cấu kinh tế được chuyển địch theo hướng tích cực phát triển công nghiệp và
dịch vụ, tốc độ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ với những bước đi dài...
tất cả đã tạo điều kiện chín muồi để Việt Nam vững bước trên tiến trình hòa nhập
Thương mại Quốc tế WTO.
Chiến lược là vậy, hơn 20 năm hội nhập văn hóa thế giới quả là cuộc đấu tranh quyết
liệt. Đánh giá về thành tựu hội nhập văn hóa có nhiều ý kiến khác nhau, không được
đồng thuận như khi chúng ta đánh giá về thành tựu đổi mới kinh tế. Điều này chứng tỏ
quá trình hội nhập văn hóa của chúng ta còn có những vấn đề non yếu. Không ai phủ

nhận sau 20 năm đổi mới, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta được nâng cao,
được mở rộng, phong phú đa dạng và giàu có hơn nhiều. Nhưng cũng phải thừa nhận
rằng, bên cạnh những mặt tốt đó, thì nhiều mặt tiêu cực của đời sống xã hội cũng nảy
sinh. Đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, đời sống văn hóa bị lai căng, nhiều
chuẩn mực xã hội không còn được tôn trọng, một số mặt xấu được duy trì công khai
không có người lên tiếng, nhiều tệ nạn không ngăn chặn được.
Riêng về lĩnh vực văn học nghệ thuật, hơn 20 năm hội nhập thì văn chương nghệ thuật
thế giới ồ ạt tràn vào nước ta, cả những tác phẩm hay và những tác phẩm dở. Văn hóa
bạo lực, tình dục ngang nhiên thách thức những thuần phong mỹ tục, những món hàng
ăn liền rẻ tiền tấn công những giá trị sâu sắc, thâm nghiêm... Những tính chất văn
chương nghệ thuật ngoại lai đó đôi khi còn có sức mạnh chiếm lĩnh hắn được một bộ
phận làm nhiệm vụ sáng tạo, biểu diễn và một bộ phận công chúng nhất là khá đông
đảo giới trẻ hoan hô môt cách vô tội vạ, "đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu”
khá rầm rộ.
Hội nhập thế giới, nghĩa là ra với đại dương với nhiều sóng to gió lớn. Ở lĩnh vực nào
cũng cần phải có người cầm lái có bản lĩnh và có tầm nhìn xa trông rộng. Trên thế giới
đã có nhiều bài học về sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa hóa. Những bài học
nào cũng chỉ có những giá trị nhất định chứ không thể là chìa khỏa vạn năng. Chiến
lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc là hoàn toàn
đúng đắn, nhưng triển khai xây dựng quản lý văn hóa toàn xã hội là vô cùng khó khăn
phức tạp, là thách thức lớn cần có sức mạnh của nhiều cấp nhiều ngành mới có thể làm
được. Với quyết tâm cao thì cuối cùng căn bệnh nào cũng tìm ra được thuốc đặc trị,
cũng tìm được giải pháp giải quyết đúng đắn.
Nền văn hóa Việt Nam mấy ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển đã thể hiện sức sống
mãnh liệt. Âm mưu đồng hóa của những nền văn hóa lớn hết đợt sóng này đến đợt sóng
khác cũng không xóa được bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Có thể nói nền văn hóa Việt
Nam đã được tôi luyện và có sức đề kháng cao. Điều này cho chúng ta tin tuởng vào
chặng đường phát triển sắp tới của nền văn hóa dân tộc. Một vấn đề lớn và quan trọng
đặt ra là: Nền văn hoá tiên tiến, hiện đại do hội nhập quốc tế hình thành có mâu thuẫn,
có thủ tiêu nền văn hoá truyền thống và làm mất đi bản sắc dân tộc của văn hoá truyền

thống?
Phép biện chứng duy vật và thực tiễn xã hội cho thấy, đời sống tinh thần có cuộc sống

×