Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân biệt từng cặp khái niệm về biểu thị tỷ giá trực tiếp và biểu thị tỷ giá gián tiếp, đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá, tỷ giá mua và tỷ giá bán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.96 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN
KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN TÀI CHÍNH

--------------------

BÀI TIỂU LUẬN

NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Tên đề tài: Phân biệt từng cặp khái niệm về biểu thị tỷ giá trực
tiếp và biểu thị tỷ giá gián tiếp, đồng tiền yết giá và đồng tiền
định giá, tỷ giá mua và tỷ giá bán
Giáo viên hướng dẫn

: Phan Thị Thanh Tâm

THÁI NGUYÊN – 2013

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trên cơ sở phát triển các mối quan hệ kinh tế giữa các nước, sự liên hệ
về chính trị và văn hóa giữa các nước ngày càng phát triển. Những mối qua
hệ thường xuyên về mặt kinh tế , chính trị, văn hóa giữa các nước đã làm
nảy sinh những qua hệ tiền tệ giữa nước này đối với nước kia. Việc thanh
toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh liên quan đến các hợp đồng thương mại
quốc tế, hoặc các quan hệ kinh tế đối ngoại khác như đầu tư, bảo hiểm…
giữa các tổ chức, các chủ thể khác nhau của các quốc gia và các tổ chức
quốc tế được gọi là thanh toán quốc tế.
Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt, mà tồn


tại dưới hình thức là phương tiện thanh toán như hối phiếu, séc, thư
chuyển tiền, điện chuyển tiền… được ghi bằng ngoại tệ. Các loại ngoại tệ
được lựa chọn trong chi trả cho các hợp đồng trong thanh toán quốc tế theo
thỏa thuận của hai bên, song hiện nay chủ yếu các bên tham gia thanh toán
quốc tế lựa chọn các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, cho dù ngoại tệ nào
thì giá trị của nó trong thanh toán cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến
động của tỷ giá. Chính vì điều này khiến cho các bên tham gia thanh toán
phải biết ứng dụng các nghiệp vụ phát sinh trong kinh doanh ngoại tệ để
hạn chế rủi ro do tỷ giá biến động.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là một trong những học phần bổ trợ thuộc
nội dung đào tạo cử nhân kinh tế. Môn học cung cấp những kiến thức
mang tính chất bổ sung cho kiến thức chuyên ngành đề cập đến những khía
cạnh chủ yếu có liên quan đến thanh toán quốc tế bao gồm hối đoái và các
nghiệp vụ hối đoái, các phương tiện thanh toán quốc tế, các phương thức
thanh toán quốc tế và các điều kiện thanh toán quốc tế…
Để hiểu sâu về nội dung của môn học chúng ta cần biết về những khái
niệm và các kiến thức liên quan tới các hoạt động ngoại hối... Và sau đây
nhóm 6 xin giới thiệu và phân biệt từng cặp khái niệm về biểu thị tỷ giá
trực tiếp và biểu thị tỷ giá gián tiếp, đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá,
tỷ giá mua và tỷ giá bán.

2


1.Các khái niệm
1.1Khái niệm tỷ giá
Tỷ giá là một nội dung quan trọng trong tài chính quốc tế.
Theo quan điểm cổ điển, tỷ giá là tỷ lệ so sánh ngang giá vàng giữa
đồng tiền của hai nước., là hệ số đơn vị chuyển đổi giữa đơn vị tiền tệ nước
này sang đơn vị tiền tệ nước khác.

Theo quan điểm kinh tế hiện đại, tỷ giá là giá người ta phải trả khi
mua hoặc nhận được khi bán một ngoại tệ. Trên thị trường ngoài hối, tỷ giá
là giá cả của tiền tệ nước này tính bằng đơn vị tiền tệ nước khác.
1.2 Vai trò của tỷ giá
Tỷ giá là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế, xã
hội của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các ngoại tệ, và do
vậy có tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại giữa các
nước, ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới hoạt động kinh tế - xã hội của
nước đó và các nước có liên quan. Có thể quy nạp vai trò của tỷ giá vào
một số điểm sau:
Thứ nhất, Tỷ giá là đại lượng xác định quan hệ về mặt giá trị, so sánh sức
mua giữa các đồng tiền với nhau, hình thành nên tỉ lệ trao đổi giữa các
đồng tiền khác nhau với nhau để thuận tiên cho các giao dịch quốc tế.
Thứ hai, Tỷ giá được coi là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả:
+ Là công cụ để bình ổn lạm phát: Một tỷ giá hối đoái cố định thường được
sử dụng để ổn định giá trị đồng tiền, khi tỷ giá ít biến động tăng giá cả
hàng hóa sẽ trở nên bình ổn
+ Là công cụ chống đô la hóa nền kinh tế: Khi tỷ giá biến động mạnh đồng
nội tệ giảm giá làm cho người dân có xu hướng đầu cơ vào ngoại tệ dễ dẫn
đến tình trạng đô la hóa nền kinh tế, do đó việc sử dụng các chính sách tỷ
giá để chống đô la hóa là quan trọng như việc Ngân hàng Trung ương tăng
dự trữ ngoại hối, tăng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ, áp dụng tỷ giá cố
định...
3


+ Là công cụ để điều chỉnh cán cân thương mại: Việc tỷ giá tăng đồng nội
tệ giảm giá kích thích xuất khẩu khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì cán
cân thương mại thặng dư, ngược lại tỷ giá giảm đồng nội tệ tăng giá kích
thích nhập khẩu khi nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu dẫn đến cán cân thương

mại thâm hụt, khi xuất khẩu bằng nhập khẩu cán cân thương mại cân bằng,
tùy vào chính sách kinh tế mà chính phủ sử dụng chính sách tỷ giá để điều
tiết cán cân thương mại của đất nước.
+ Là công cụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm: khi các
yếu tố khác không đổi tỷ giá tăng sẽ kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm
1.3 Tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế
- Tác động đến xuất nhập khẩu:
+ Khi tỷ giá tăng đồng nội tệ được coi là giảm giá so với đồng ngoại tệ
hàm ý rằng hàng trong nước rẻ hơn một cách tương đối so với hàng nước
ngoài điều này khiến cho xuất khẩu tăng lên.
+ Khi tỷ giá giảm đồng nội tệ được coi là tăng giá so với đồng ngoại tệ
hàm ý rằng hàng trong nước đắt hơn một cách tương đối so với hàng nước
ngoài điều này có lợi cho nhập khẩu.
- Tác động đến nợ và trả nợ: Khi vay bằng đồng ngoại tệ trường hợp tỷ giá
tăng lên thì số nợ và trả nợ tính bằng VND sẽ tăng lên.
- Tỷ giá còn tác động đến tâm lý kỳ vọng lạm phát, tỷ giá tăng tác động
tiêu cực đến lòng tin đối với đồng tiền quốc gia, lòng tin này tuy không
phải yếu tố kinh tế trực tiếp nhưng trong nhiều trường hợp còn quan trọng
hơn cả yếu tố kinh tế bởi lòng tin là nền tảng của sự ổn định mà ổn định là
tiền đề của sự tăng trưởng.
- Như đã đề cập trong phần vai trò tỷ giá còn tác động đến giá cả hàng hóa,
cán cân thương mại, tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm, dự trữ ngoại
tệ trong nền kinh tế.
1.4.Ngoại hối
a. Khái niệm ngoại hối
Ngoại hối, hoặc FX, là một từ viết tắt của Foreign Exchange, mô tả
thị trường giao dịch ngoại tệ, một nơi mà nhiều loại tiền tệ khác nhau trên
thế giới được giao dịch. Đó là thị trường liên ngân hàng được tạo ra vào
năm 1971 khi thương mại quốc tế chuyển từ tỷ giá hối đoái cố định sang tỷ

giá thả nổi. Do khối lượng giao dịch và trao đổi khổng lồ, thị trường FX đã
trở thành thị trường quan trọng nhất và lớn nhất trên thế giới.
Hay ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá
trị được dùng tiến hành thanh toán giữa các quốc gia.
b. Đặc điểm
4


Một số đặc điểm khiến thị trường ngoại hối thành công:
+ Các thị trường ngoại hối hoạt động 24h một ngày.
+ Khả năng thanh khoản tuyệt vời (ví dụ FX là thị trường tài chính lớn
nhất thế giới, với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày đã lên đến 4.35 nghìn tỉ
USD ( 2010 ).– khiến việc kinh doanh hầu hết các loại tiền tệ nhanh chóng
và dễ dàng).
+ Có thể kiếm lời từ các thị trường tăng giá và thị trường xuống giá.
+Có thể có lợi từ việc kinh doanh có đòn bẩy tài chính với yêu cầu ký quỹ
thấp.
+Có nhiều công cụ tiêu chuẩn có sẵn giúp bạn kiểm soát rủi ro.
+Sự minh bạch tuyệt vời: Thị trường Ngoại hối minh bạch… khách hàng
chỉ cần luôn nắm được thông tin.
c. Phân loại
Ngoại hối có thể bao gồm 5 loại:
1. Ngoại tệ
2. Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ
3. Chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ
4. Vàng bạc, kim cương, ngọc trai, đá quý v.v… được dùng làm tiền
tệ.
5. Tiền của Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
- Tiền của Việt Nam ở nước ngoài dưới mọi hình thức khi quay lại
Việt Nam.

- Tiền Việt Nam là lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
- Tiền Việt Nam có nguồn gốc ngoại tệ khác.
Tất cả các ngoại hối nêu trên được quản lý theo Luật quản lý ngoại
hối của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành.
1.5 Khái niệm về tỷ giá hối đoái (TGHĐ)
Các khái niệm TGHĐ:
- Khái niệm 1:Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán
trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một tỷ giá
nhất định. Vì vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số
đơn vị tiền tệ nước kia được gọi là TGHĐ.
Ví dụ: Ngày 05/11/2013
Một người nhập khẩu ở Đức phải bỏ ra 231.293,41DEM để mua một
tờ Séc có mệnh giá 100.000 GBP để trả tiền nhập khẩu từ Anh. Như vậy
giá 1GBP là 2,31DEM, đây là tỷ giá hối đoái giữa GBP và DEM.
5


- Khái niệm 2:TGHĐ còn được định nghĩa ở khía cạnh khác, đó là
quan hệ so sánh giữa 2 tiền tệ của 2 nước với nhau.
+ Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ trong lưu thông là tiền đúc bằng
vàng và giấy bạc ngân hàng được tự do đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng
vàng của nó. Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh hai đồng tiền vàng của hai
nước với nhau hoặc là so sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước
với nhau.
Ví dụ: Hàm lượng vàng của 1 bảng Anh là 2,488281 gam và của 1 đô
la Mỹ là 0,888671 gam, do đó quan hệ so sánh giữa GBP và USD là:
1GBP = 2,488281 = 2,8USD
0,888671

So sánh hàm lượng vàng của hai tiền tệ với nhau gọi là ngang giá

vàng. Hay nói một cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình
thành tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng.
+ Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tiền đúc trong lưu thông không
còn nữa, giấy bạc ngân hàng không còn tự do đổi ra vàng theo hàm lượng
vàng của nó, do đó, ngang giá vàng không còn làm cơ sở hình thành tỷ giá
hối đoái.
Việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức
mua của hai tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ.
Ví dụ.ngày 05/11/2013 trên thị trương quốc tế. một hàng hóa A ở Mỹ
mua với giá 1USD nhưng ở Việt Nam lại được mua với giá là 21.115VND.
Ngang giá sức mua là: 1USD=21.115 :1=21.115VND.
Đây là tỷ giá hối đoái giữa Đô la Mỹ và đồng Việt Nam.
- Ngoại hối đóng vai trò không thể thiếu trong việc quyết định các tỷ
giá hối đoái toàn cầu. Tỷ giá hối đoái là số đơn vị của đồng tiền môt quốc
gia phải được trao đổi để có được một đơn vị của đồng tiền một quốc gia
khác. Một tỷ giá hối đoái của thị trường giữa hai loại tiền tệ được xác định
bằng sự tương tác của các bên tham gia chính thức và riêng tư trong thị
trường tỷ giá hối đoái.
Trong giao dịch ngoại hối, khách hàng thường lấy tên thủ đô của
nước mà ở đó là thị trường tiền tệ lớn trên thế giới thay cho tên tiền tệ của
nước đó ở vị trí tiền định giá. Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã ban
hành ký hiệu tiền tệ ISO.
2. Phân biệt các cặp khái niệm
2.1. Tỷ giá trực tiếp và tỷ giá gián tiếp
Đứng trên góc độ thị trường tiền tệ quốc gia thì có hai phương
pháp yết giá: yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp.
a. Phương pháp trực tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị
ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước.
6



Đối với phương pháp trực tiếp thì ngoại tệ là đồng tiền yết giá, tiền
trong nước là đồng tiền định giá.
Đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng phương pháp trực tiếp.
Ví dụ: Tại Hà Nội niêm yết USD/VND = 21.075/115
Có nghĩa là: Tại Hà Nội ngân hàng mua 1 USD trả 21.075 VND và
bán 1USD thu 21.115 VND.
b. Phương pháp gián tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền
tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền ngoại tệ.
Đối với phương pháp gián tiếp thì tiền trong nước là đồng tiền yết
giá, còn ngoại tệ là đồng tiền định giá. Anh, Hoa Kì và một số nước liên
hiệp Anh thương sử dụng phương pháp này.
Ví dụ: Tại London niêm yết GBP/USD = 1,835/15
Có nghĩa là: Tại London ngân hàng mua 1GBP trả 1,835USD và bán
1GBP thu 1,915USD.
Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc gia, thì nước Anh và
nước Mỹ dùng cách yết giá gián tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối ở nước
họ, các quốc gia còn lại thì dùng cách yết giá trực tiếp để thể hiện giá cả
ngoại hối.
Ví dụ : Tại ngân hàng Vietcombank ngày 05/11/2013, TGHĐ được
công bố như sau:
USD/VND = 21.075/21.115
Với cách yết giá trực tiếp này trên thị trường Hà Nội, giá một ngoại
tệ USD đã thể hiện trực tiếp ra bên ngoài.
Tỷ giá 1USD = 21.075VND là tỷ giá ngân hàng mua USD vào.
Tỷ giá 1USD= 21.115 VND là tỷ giá ngân hàng bán USD ra.
Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc tế thì trên thế giới chỉ
có hai tiền tệ quốc gia (USD, GBP) và hai tiền tệ quốc tế (SDR, EUR) là
dùng cách yết giá trực tiếp, tiền tệ còn lại dùng cách yết giá gián tiếp.
Ví dụ:

USD/VND
SDR/VND
USD/JPY
EUR/CHF
GBP/VND
SDR/USD
Có nghĩa là giá của USD, GBP hay của SDR, EUR được thể hiện
trực tiếp ra bên ngoài, còn các tiền tệ khác như VND, CHF, JPY.. chưa thể
hiện trực tiếp ra bên ngoài, mới thể hiện gián tiếp.
Ví dụ: tỷ giá USD /VND= 21.115 ngày 05/11/2013 tại ngân hàng
Vietcombank
Tức là giá 1 USD = 21.115 VND, còn giá 1 VND thì chưa thể hiện
trực tiếp ra bên ngoài, muốn tìm, chúng ta làm phép chia như sau:
1VNĐ =

1
USD
21.115
7

= 0,00000474 USD


Phân biệt :
Tỷ giá trực tiếp
1. Tỷ giá phản ánh sức mua tương
quan của hai đồng tiền phản ánh
trong tỷ giá.

Tỷ giá gián tiếp

1. Mức giá thị trường của một đồng
tiền này tính bằng đồng tiền khác
vào một thời điểm nhất định.
2. Không xét đến tương quan giá
2.Có xét đến tương quan giá cả, cả, tương quan lạm phát và các
tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nhân tố khác giữa hai nước.
nước.
3. Sử dụng nội tệ làm đơn vị so
3.Sử dụng ngoại tệ làm đơn vị so sánh với đồng ngoại tệ.
sánh với đồng nội tệ
VD; Tỷ giá VND/USD
1
VD: ngày 20/12/2012 tại Hà Nội
=>1VND=
USD
20.840
Tỷ giá USD/VND= 20.840
=> 1 USD = 20.840 VND
2.2. Đồng tiền yết giá và định giá
Là một cặp tiền tệ biểu hiện tỷ giá giữa 2 đồng tiền với nhau
Đồng yết giá
Đồng định giá
Đồng tiền liệt kê đầu tiên bên trái Đồng tiền liệt kê đầu tiên bên phải
của dấu gạch chéo (“/”) (đứng của dấu gạch chéo (“/”) (đứng sau).
trước).
Ví dụ: ngày 05/11/2013 tại ngân hàng Vietcombank
Cặp tỷ giá EUR/VNN:28.240,00/694,12
- Đồng EUR đứng trước gọi là tiền - Đồng VND đứng sau gọi là tiền
yết giá và là một đơn vị tiền tệ
định giá và là một số đơn vị tiền tệ

và thường thay đổi phụ thuộc vào
thời giá của tiền yết giá
Ví dụ: khi mua USD/JPY
Có nghĩa là bạn đang mua đồng tiền Đồng thời bán đồng tiền định giá –
yết giá – đô la Mỹ
Yên Nhật

8


Việc yết giá như vậy cho biết bao nhiêu đơn vị tiền định giá để đổi
được 1 đơn vị tiền yết giá.
Ví dụ : ngày 05/11/2013 tại ngân hàng Vietcombank tỷ giá giữa
đồng VND và đồng đôla Mỹ là: USD/VND=21.115 có nghĩa là cần
21.115VND để đổi được 1USD, hoặc có thể đổi ngược lại là cần
1/21.115 USD để đổi được 1VND. Nếu tỷ giá tăng lên là USD/VND =
21.500 thì tiền VND sẽ bị mất giá vì phải cần tới 21.500VND mới đổi
được 1USD và như vậy tiền đôla lên giá.
Đồng Đô la Mỹ thường được dùng làm đồng tiền yết giá. Khi đó ta có thể
ngầm hiểu đồng USD có giá trị hơn so với đồng tiền còn lại.
Khi USD là đồng yết giá và tỷ giá hối đoái tăng, nghĩa là đồng USD
tăng giá và đồng còn lại (đồng định giá) giảm giá, nói cách khác USD
được mua vào nhiều hơn so với đồng còn lại
2.3. Cặp tỷ giá mua và tỷ giá bán
- Tỷ giá bán thường lớn hơn tỷ giá mua, chênh lệch giữa chúng gọi là
lợi nhuận chưa thuế của ngân hàng.
Tỷ giá mua
Tỷ giá bán
-Là tỷ giá đứng trước trong cặp tỷ Là tỷ gía đứng sau trong cặp tỷ giá.
giá.

Là tỷ giá ngân hàng áp dụng khi bán
-Là tỷ giá ngân hàng áp dụng khi ngoại tệ ra.
mua ngoại tệ vào.
-Ví dụ.ngày 05/11/2013 tại ngân hàng Vietcombank.
-Tỷ giá USD/VND:21.075/115
+Tỷ giá đứng trước 21.075:
• Là tỷ giá mua USD trả bằng
VND của ngân hàng.
• Là tỷ giá mua vào của ngân
hàng.
-Cho bạn biết bạn phải trả bao nhiêu
đơn vị tiền định giá để mua được 1
đơn vị tiền yết giá

Tỷ giá đứng sau 21.115
• Là tỷ giá bán USD thu bằng
VND của ngân hàng.
• Là tỷ giá bán ra của ngân
hàng.
-Cho bạn biết bạn nhận được bao
nhiêu đơn vị tiền định giá khi bán 1
đơn vị tiền yết giá

Trong giao dịch mua bán ngoại tệ, ngân hàng luôn phân biệt giữa
khách hàng mua và khách hàng bán ngoại tệ. Nếu khách hàng bán thì ngân
hàng sẽ mua và tỷ giá mua sẽ được áp dụng. Nếu khách hàng mua thì ngân
hàng sẽ bán và tỷ giá bán sẽ được áp dụng. Giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua
có chênh lệch, chênh lệch này sử dụng để bù đắp chi phí giao dịch, bù đắp
9



rủi ro biến động tỷ giá và tạo cho ngân hàng lợi nhuận. Ví dụ.ngày
05/11/2013 tại ngân hàng Vietcombank.
-Tỷ giá USD/VND:21.075/115.
Ta có chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán:
Lợi nhuận = bán – mua = 21.115 - 21.075=40 đồng.
%Lợi nhuận =

bán - mua
21.115 − 21.075
× 100 = 0,1894 %
× 100 (%) =
21.115
bán

Chênh lệch giá bán và giá mua cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi
giao dịch của từng loại ngoại tệ và mức độ biến động tỷ giá của loại ngoại
tệ đó trên thị trường. Với ngoại tệ có phạm vi giao dịch rộng như USD thì
chênh lệch giá bán và giá mua thấp hơn nhiều so với các ngoại tệ có phạm
vi giao dịch hẹp như AUD hay SGD.
Như vậy các ngân hàng luôn mua vào rẻ và bán ra đắt.
Ví dụ: Khi người dân có tiền USD và muốn đổi thành VND thì
ngân hàng chỉ trả 20.075 VND cho 1USD. Nhưng khi ngân hàng bán
ra USD thì người dân phải trả tận 20.115VND để có được 1USD.
Trong giao dịch mua bán ngoại hối qua ngân hàng, để đảm bảo tính
nhanh, gọn, các tỷ giá thường không được đọc đầy đủ, mà chỉ đọc những
số nào thường biến động, đó là những số cuối.
Ví dụ: tại thị trường quốc tế ngày 05/110/2013: EUR/USD = 1,3510
chỉ được đọc các số lẻ sau dấu phẩy. Các số này chia làm hai nhóm số. Hai
số thập phân đầu tiên đọc là “số”, hai số kế tiếp đọc là “điểm”. Tỷ giá trên

đọc là “EUR, đôla bằng một, ba lăm số, mười điểm”. Cách đọc điểm có thể
dùng phân số “Một phần tư” thay vì đọc 25; “ba phần tư” thay vì đọc 75.

10


11


KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu môn học Nghiệp vụ thanh toán quốc tế với sự
dạy bảo tận tình của cô giáo cùng với việc tìm hiểu các thông tin trên mạng
đã giúp cho chúng em hiểu biết được nhiều vấn đề mà trước giờ chúng em
chưa thật sự hiểu sâu về nó. Đó là vấn đề lien quan tới các tỷ giá là vấn đề
nhạy cảm và thường xuyên biến động. Vì vậy công chúng nói chung và
giới kinh doanh (trong đó có các thế hệ sinh viê.n chuyên ngành kinh tế
cũng như các khối ngành khác) cần có nhận thức đúng đắn về diễn biến tỷ
giá cũng như những chính sách phản ứng cuả Ngân hàng nhà nước về tình
hình biến động đó.Qua đó có thể giúp khai thác tốt các nguồn ngoại tệ,
không để bị mất cân đối ngoại tệ góp phần cho đất nước phát triển.
Chúng em rất cảm ơn cô đã chỉ bảo giúp cho chúng em hoàn thành
tốt bài tiểu luận này.

12


Tài liệu tham khảo:


Bài giảng Nghiệp vụ thanh toán quốc tế- Trường ĐH Kỹ thuật công

nghiệp Thái Nguyên.



13



×