Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đề cương môn học động cơ đốt trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.74 KB, 25 trang )

Đề cương môn học động cơ đốt trong

Câu 2: Trình bày các khái niệm: Động cơ đốt trong, điểm chết trên,
điểm chết dưới, thể tích buồng cháy, thể tích toàn phần, thể tích công
tác, kì?
Trả lời:
- Là đông cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và
quá trình biến đổi nhiệt năng thành cơ năng diễn ra trong xilanh
động cơ.
- Điểm chết trên là điểm chết mà pít tơng ở xa trục khuỷu nhất.
- Điểm chết dưới là điểm chết mà pít tơng ở gần trục khuỷu nhất.
- Thể tích buồng cháy: thể tích còn lại nhỏ nhất trong xilanh khi piston
ở ĐCT ký hiệu .
- Thể tích toàn phần: tổng thể tích công tác và thể tích buồng cháy.
= +
-Thể tích công tác: thể tích xilanh giới hạn từ ĐCT đến ĐCD kí hiệu
- Kỳ: là một phần của chu trình công tác piston chạy từ điểm chết này
đến điểm chết kia.
Câu 3: Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ? Động cơ 4 xi
lanh thư tự làm việc 1-3-4-2. Hãy tính góc lệch công tác và diễn giải
trình tự làm việc của động cơ đó
Trả lời:


Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ :

-

Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì :



+ Kì 1: Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD diễn ra các quá trình cháy - dãn
nở, thải tự do, quét - thải khí
Quá trình cháy - dãn nở diễn ra khi pittông ở ĐCT cho đến khi pittông
bắt đầu mở cửa thải. ở quá trình này nhiên liệu bị cháy có áp suất rất
cao đẩy pittông đi xuống làm quay trục khuỷu sinh công.
Quá trình thải tự do diễn ra từ khi pittông mở cửa thải cho đến khi bắt
đầu mở cửa quét. ở quá trình này khí thải có áp suất cao được thải tự
do ra ngoài qua cửa thải.
Quá trình quét - thải khí diễn ra từ khi pittông mở cửa quét cho đến khi
tới ĐCD. ở quá trình này cửa nạp đóng hỗn hợp xăng và không khí
trong cacte bị nén, qua đường thông và cửa quét đi vào xilanh và đẩy
khí thải ra ngoài.
+ Kì 2: Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT diễn ra các quá trình quét - thải
khí. lọt khí, nén và cháy.
Quá trình quét - thải khí diễn ra khi pittông ở ĐCD cho đến khi đóng
cửa quét. ở quá trình này cửa nạp đóng hỗn hợp xăng và không khí
trong cacte có áp suất cao, qua đường thông và cửa quét đi vào xilanh
và đẩy khí thải ra ngoài
Quá trình lọt khí diễn ra từ khi đóng cửa quét cho đến khi đóng cửa
thải. ở quá trình này một phần xăng và không khí bị lọt ra ngoài qua
cửa thải
Quá trình nén diễn ra từ khi pittông đóng cửa thải cho đến khi pittông
đến ĐCT. ở qúa trình này hỗn hợp bị nén có áp suất cao. Cuối quá
trình này bugi bật tia lửa điện châm cháy hỗn hợp xăng và không khí.


Quá trình cháy diễn ra từ khi bugi bật tia lửa điện cho đến khi pittông
đến ĐCT. ở quá trình này hỗn hợp bị cháy có áp suất rất cao.
- Nguyên lý làm việc của đọng cơ diezen 2 kì: Tương tự như động cơ
xăng 2 kì chỉ khác ở 2 điểm .

+ Khi nạp vào các te là nạp không khí
+ Cuối kì nén có vòi phun, phun tơi nhiên liệu vào buồng cháy.

Câu 4: Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ? Động cơ 6 xi
lanh thư tự làm việc 1-5-3-6-2-4. Hãy tính góc lệch công tác và diễn
giải trình tự làm việc của động cơ đó.
Trả lời:
* Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ:
Chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ được thực hiện trong 4 hành trình
của piston ứng với quá trình nạp, nén, cháy dãn nở và thải khí.
Kì nạp : Diễn ra sau khi khí cháy trong xilanh đượcthải sạch, piston từ
ĐCT đến ĐCD xupap nạp mở xupap thải đóng, tạo ra chênh áp hút
khí nạp mới vào xilanh qua cửa nạp. Đối với động cơ xăng khí nạp là
hỗn hợp của hơi xăng và không khí, còn với động cơ diezen khí nạp
mới là không khí . Người ta mong muốn nạp được càng nhiều càng tốt
để động cơ làm việc khoẻ nên xupap nạp được mở sớm hơn một chút
trước khi bắt đầu hành trình nạp để đến khi bắt đầu hành trình nạp thì
xupap đã mở to


- kì nén : Diễn ra sau kì nạp, ở kỳ nén piston đi từ ĐCD đến ĐCT cả
2 xupap đều đóng thực hiện nén khí trong xilanh, khí làm nén làm cho
áp suất và nhiệt độ tăng lên. Nhiệt độ khí cuối đối với kì nén của động
cơ đạt khoảng 350- 400 còn với động cơ diezen đạt khoảng 600-650 .
Gần cuối kì nén bugi bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp không khí và
hơi nhiên liệu trong xilanh đối với động cơ xăng hoặc vói phun dầu
diezen dưới dạng xương mù vào không khí nén ở nhiệt độ cao trong
xilanh và tự bốc cháy đối với động cơ diezen. Quá trình cháy diễn ra ở
cuối kì nén và tiếp diễn sang kì tiếp theo.
- Kì cháy và giản nở: Diễn ra sau kì nén, Ở kì này các xupap vẫn đóng,

quá trình cháy hỗn hợp và nhiên liệu và không khí diễn ra rất mãnh liệt
ở đầu hành trình khi piston đã qua ĐCT, làm tăng nhiệt độ và áp suất
khí cháy lên rất cao. Nhiệt độ và áp suất khí cháy có thể đạt đến 22002500 và 35-50at đối vớ động cơ xăng , 1800-2000 và 60-100at đối với
động cơ diezen .Áp suất khí cháy lên rất cao gây áp lực lên piston và
đấy piston xuống ĐCD thông qua thanh chuyền làm trục khuỷu , khi
piston đã xuống thì áp suất trong xilanh giảm dần.
- kì thải: diễn ra sau kì cháy, ở kì này xupap nạp vẫn đóng xupap thải
mở, piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT đẩy khí đã cháy ra ngoài qua
cửa thải.Vì áp suất trong xilanh ở cuối kì cháy dãn nở vẫn còn khá cao
nên xupap thải bắt đầu mở ở cuối kì dãn nở khi trục khuỷu còn cách
40-60 góc quay để khí đã cháy Kết thúc kỳ thải là kết thúc 1 chu trình
làm việc của động cơ, sau đó piston sẽ lăp


Câu 5: Trình bày cách phân loại động cơ đốt trong? Động cơ đốt trong
có ưu nhược điểm gì ?
Trả lời:
* Phân loại: Căn cứ theo nguyên lý hoạt động, ta chia động cơ
đốt trong thành các loại sau:
+ Động cơ phát hoả bằng tia lửa : là loại động cơ đốt trong hoạt
động theo nguyên lý nhiên liệu được phát hoả bằng tia lửa sinh ra từ
nguồn nhiệt bên ngoài không gian công tác của xy lanh. Các tên gọi
khác: động cơ ô tô, động cơ xăng, động cơ gas, động cơ đốt cháy
cưỡng bức.
+ Động cơ Diesel : là loại động cơ đốt trong hoạt động theo
nguyên lý nhiên liệu tự phát hoả khi được phun vào buồng đốt chứa
không khí bị nén đến áp suất và nhiệt độ đủ cao.
+ Động cơ 4 kỳ : là loại động cơ đốt trong có chu trình công tác
được hoàn thành sau 4 hành trình của piston.
+ Động cơ 2 kỳ : là loại động cơ đốt trong có chu trình công tác

được hoàn thành sau 2 hành trình của piston.
* Ưu nhược điểm của động cở đốt trong:
-Hiệu suất có ích cao đối với động cơ diezen hiện đại hiệu suất
có thể đạt tới 45%


- Kích thước và trọng lượng động cơ đốt trong không lớn vì chu
trình toàn bộ công tác được thực hiện trong 1 thiết bị duy nhất mà
không cần các thiết bị cồng kềnh như nồi hơi ống dẫn .
- Vận hành an toàn, khả nawg gây hoả hoạn cũng như nổ vỡ ít.
- luôn ở trạng thái khởi động và khởi động dễ.
- Điều kiện làm việc của thể máy tốt hơn, cần ót người bảo hành
và bảo dưỡng chưm sóc.
*Nhược điểm:
- Khả năng quá tải lớn.
- Rất khó khởi động khi động cơ có tải trog khi đó máy hơi nước
có khả nawg khởi động khi tải đầy.
- Các chi tiết của động cơ tương đối phức tạp, giá thành chế tạo
cao.
- Sử dụng nhiên liệu đắt tiền, yêu cầu nhiên liệu khá khắt khe.
- Đòi hỏi công nhân vận hành sữa chữa có tay nghề cao.
- Đặc tính kéo của động cơ đốt trong không tốt lắm không thể
phát ra 1 mo men lớn ở tốc độ nhở vì vậy ở ô tô xe máy phải dùng hộp
số.
Câu 6: Trình bày vai trò và kết cấu của piston? Đỉnh piston có mấy
loại? phân tích ưu nhược điểm của từng loại? cho ví dụ minh họa.


Trả lời:
* Vai trò của piston: - Kết hợp với xi lanh và nắp máy tạo thành buồng

cháy.
- Nhận áp lực của khí cháy và truyền lực qua thanh truyền tới trục
khuỷu ở kỳ cháy giãn nở.
- Tiếp nhận lực quán tính của bánh đà qua trục khuỷu, thanh truyền để
thực hiện hành trình hút, nén, xả.
Riêng đối với động cơ 2 kỳ piston còn làm nhiệm vụ đóng mở các cửa
hút, cửa xả
* Kết cấu của piston: Do piston làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao,
chịu ma sát mài mòn lớn nên vật liệu thường dùng để chế tạo là gang
xám, gang hợp kim.
Piston thường được chia làm ba phần:
- Đỉnh piston: Được tính từ mép trên của rãnh xéc măng khí thứ nhất
trở lên.
- Đầu piston: là phần có xẻ rãnh để lắp các xéc măng khí và xéc măng
dầu
- Thân piston: là phần dẫn hướng khi piston chuyển động tịnh tiến
trong xi lanh. Trên thân piston có lỗ chốt piston. Một số động cơ còn
có thêm xéc măng dầu ở cuối phần dẫn hướng.
* Đỉnh piston có 3 loại
+ Đỉnh bằng
Ưu điểm: phổ biến dễ chế tạo, S chịu nhỏ.


Nhược điểm: phải dùng thêm bộ hoà khí, hoặc các động cơ có buồng
đốt phụ
+ Đỉnh lõm:
Ưu điểm : Dùng được cả trong động cơ diezen hoặc động cơ phun
xăng, tạo xoáy lốc cho dòng khí, hiệu quả kinh tế cao.
Nhược điểm: Khó tản nhiệt cho xecmang, S chịu nhiệt lớn


+ Đỉnh lồi:
Ưu điểm: có kết cấu cứng vững cao nen khả năng chịu lực tốt, ít kết
muội than. .
Nhược điểm: S chịu nhiệt lớn.
Ví dụ: máy nén khí piston 2 chiều, 1 cấp


1.xilanh, 2.piston, 3.cần đẩy, 4.con trượt,5.thanh truyền, 6.tay quay,
7.van nạp, 8.van xả, 9.phớt
Câu 7: Trình bày vai trò của chốt piston và các kiểu lắp ghép chốt
piston?
Trả lời:
- Vai trò của chốt piston là chi tiết nối piston với thanh truyền.
- Các kiểu lắp ghép chốt piston: Lắp ghép chốt piston thường có 3 loạ
sau :
+ Cố định chốt trên bệ chốt piston: khi lắp ghép kiểu này , chốt piston
được cố định trên bệ chốt bằng một hoặc nhiều bu lông
+ Cố định chốt trên đầu nhỏ thanh truyền : khi lắp ghép kiểu này chốt
piston được bắt chặt trên đầu nhỏ thanh truyền bằng bu lông.
+ Chốt piston lắp lắp động: với phương pháp này chốt piston không cố
định trên đầu nhỏ thanh truyền mà cũng không bệ chốt piston, vì vậy
trong quá trình làm việc chốt piston có thể xoay tự do quanh đường
tâm chốt.

Câu 8: Trình bày vai trò của xéc măng khí, xéc măng dầu? Thế nào là
hiện tượng tự bơm dầu của xéc măng khí?
Trả lời:
* Vai trò của xéc măng khí, xéc măng dầu:



- Xec măng dầu : Dùng để ngăn không cho dầu bôi trơn dư trên mặt
gương xilanh lọt vào buồng đốt.
- Xec măng khí :Dùng để ngăn ngừa việc lọt khí từ buồng đốt xuống
các te, đồng thời truyền một phần nhiệt từ phần đỉnh ra piston làm mát.
*Hiện tượng tự bơm dầu của xéc măng khí: Là khi khe hở giữa xéc
mang và rãnh xec mang quá lớn so với tiêu chuẩn sẽ xảy ra hiện
tượng dầu tràn vào rãnh xec mang khi piston đi xuống , rồi bị đẩy qua
rãnh xục lên buồng đốt khi piston đi lên đó là hiện tương bơm dầu khi
xec mang mòn quá

Câu 9: Trình bày công dụng và kết cấu của hệ thống phối khí dùng xu
páp đặt và xu páp treo?
Trả lời:
* Công dụng : Thực hiện đóng mở các cửa nạp và xả đúng thời điểm
đảm bảo nạp đầy hỗn hợp khí cháy hoặc không khí sạch vào xilanh và
xả sạch khí đã cháy ra ngoài.
* Kết cấu : 1. Trục cam và cam, 2.con đội, 3.lò xo xupap, 4.xupap,
5.nắp máy, 6.trục khuỷu, 7. Đũa đẩy, 8.trục cò mổ, 9.cò mồ, 10.Cặp
bánh răng phân phối.
- Cơ cấu phân phối khí dùng cáp treo:
+ Xupap đóng mở được dẫn động bằng một cam, con đội, đũa đẩy, cò
mổ, lò xo xupap.
+Trục cam được dẫn động nhờ trục khuỷu, nhờ cặp bánh răng phân
phối.


Cơ cấu phân phối khí xupap đặt: Mỗi xu pap được dẫn động bằng 1
cam, con đội, lò xo xupap

Câu 10: Hệ thống bôi trơn trong động cơ đốt trong có vai trò gì ?

Trình bày cách phân loại hệ thống bôi trơn?
Trả lời: *Vai trò của hệ thống bôi trơn trong động cơ đốt trong
- Đưa dầu bôi trơn liên tục và tản nhiệt cho các bề mặt ma sát để giảm
mài mòn,
tăng tuổi thọ của chi tiết và giảm tổn thất công suất động cơ.
- Rửa sạch bề mặt ma sát của các chi tiết khỏi mạt kim loại bong tách
trong quá
trình hoạt động của động cơ. Đưa các mạt này về các-te sau đó được
các phần tử
lọc giữ lại, tránh cào xước bề mặt chi tiết.
- Bao kín khe hở giữa các chi tiết hoặc cụm chi tiết chính xác ví dụ


giữa piston
và xi lanh công tác…bảo vệ chi tiết khỏi oxi hóa (kết gỉ) bề mặt.
- Làm mát động cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi động động cơ
lạnh
* phân loại hệ thống bôi trơn:
♦ Bôi trơn bằng vung té:
- Là phương pháp bôi trơn nhờ tác dụng quay và va đập vào dầu của
một số chi tiết làm cho dầu vung ra, rơi vào các bề mặt làm việc
của động cơ.
♦ Phương pháp hứng dầu:
- Là phương pháp dầu nhờn được bơm cưỡng bức lên cao, khi chảy
xuống được hứng vào các về mặt ma sát.
♦ Phương pháp bôi trơn cưỡng bức:
- Là phương pháp bôi trơn dùng bơm dầu để đẩy dầu bôi trơn đi khắp
hệ thống với một áp suất nhất định.
♦ Phương pháp bôi trơn hỗn hợp:
- Là phương pháp bôi trơn kết hợp tất cả các phương pháp trên, nó

được dùng trong động cơ đốt trong là chủ yếu.
Câu 11: So sánh hệ thống bôi trơn các te khô và hệ thống bôi trơn các
te ướt.
Trả lời:
* Giống nhau : Nguyên lý làm việc của hai hệ thống giống nhau.
* khác nhau :
- Các te ướt :


+ Hệ thống xoa trơn các te ướt là hệ thống mà toàn bộ thiết bị của hệ
thống như bơm, sinh hàn làm mát, phin lọc dầu, oil sump...tổ hợp lên
một chiếc động cơ trong đó người ta biến khoang chứa trục khuỷ thành
một sump chứa dầu nhờn (còn gọi là các-te).
+ Dầu nhờn sau khi đi xoa trơn hoặc làm mát xong rơi xuống ngay các
te để rồi bơm dầu nhờn xoa trơn hút dầu ở các te đó đẩy qua sinh hàn
để làm mát dầu trước khi dầu được cấp tới các bề mặt ma sát để xoa
trơn hoặc đi làm mát (piston).
+ Bơm dầu nhờn xoa trơn là do động cơ lai trực tiếp thông qua hệ
thống bánh răng. Mỗi một máy chỉ có một bơm xoa trơn.
+ Hệ thống các te ướt là dành cho các máy có công suất thấp và áp
dụng cho máy đèn ở trên tàu
- Các te khô: + Hệ thống bôi trơn máy chính bao giờ cũng có hai bơm
xoa trơn, một bơm hoạt động thì bơm kia nằm đó để dự phòng.
+ Hệ thống này hầu hết các thiết bị của hệ thống như bơm dầu nhờn,
sinh hàn, bầu lọc sơ cấp và thứ cấp...đều nằm ngoài và tách bạch với
động cơ
+ Hệ thống các te khô là áp dụng cho máy chính tàu thuỷ
Câu 12: Vai trò của hệ thống làm mát? So sánh ưu khuyết điểm của
động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí .
Trả lời:

* Vai trò của hệ thống làm mát:
- Hệ thống làm mát giữ cho động cơ ở nhiệt độ làm việc hiệu quả nhất
phù hợp với mọi chế độ tải trọng của động cơ.


- Khi động cơ vừa khởi động lúc này động cơ đang lạnh hệ thống làm
mát giữ nhiệt độ cho động cơ.
- Khi động cơ nóng hệ thống sẽ tản nhiệt cho động cơ.
* sánh ưu khuyết điểm của động cơ làm mát bằng nước và bằng không
khí :
Xuất phát từ những yêu cầu kĩ thuật ta nhận thấy rằng động cơ làm
mát so với động cơ làm bằng không khí có những ưu điểm sau:
- Hiệu quả làm mát của hệ thống làm mát bằng nước cao hơn so với
trạng thái nhiệt của các chi tiết động cơ làm mát bằng nước thấp . Vì
vậy nếu các điều kiện phụ tải như nhau thì đối vơi động cơ xăng phải
giảm tỉ số nén để tránh hiện tượng kích nổ.
- Độ dài thân động cơ làm mát ngắn hơn khoảng 10-15, trọng lượng
nhỏ hơn 8-10 so với động cơ làm mát bằng không khí . Được như vậy
là ta có thể đúc xilanh liền 1 khối nên khoảng cách xialnh có thể giảm
mức tối thiểu
- Do giảm được độ dài của thân động cơ nên có thể tăng độ cứng vững
của thân động cơ trục khuỷu và trục cam.
- Khi làm việc bằng động cơ làm mát bằng nước có tiếng ồn nhỏ hơn
- Tổn thất công suất để dẫn động quạt gió của động cơ làm mát bằng
nước nhỏ hơn động cơ làm mát bằng khí.
Tuy vậy hệ thống làm mát cũng có những nhược điểm sau:
- Kết cấu thân máy và nắp xialnh rất phức tạp và khó chế tao.
- Phải dùng két nước có cánh tản nhiệt bằng đồng. Kết cấu két nước
cũng rất phức tạp khó chế tạo và dùng vật liệu quý như đồng, thiếc



- Dễ rò rỉ xuống các te nên có ảnh hưởng xấu tới chất lượng dầu bôi
trơn dưới các te.
- Khi trời lạnh có thể bị đóng băng trong áo nước và két nước có thể
làm vỡ hệ thống làm mát. Vì vậy khi động cơ làm việ ở vùng có nhiệt
độ thấp thường phải dùng hôn hợp nước có trộn glyxêrin hay glycôn
để hạ thấ nhiệt độ đông đặc của nước làm mát.

Câu 13: Vẽ sơ đồ, trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát
tuần hoàn cưỡng bức một vòng kín, ưu nhược điểm của hệ thống này?
Trả lời:
Sơ đồ:


Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn kín một vòng.

1- Thân máy; 2- Nắp xilanh; 3- Đường nước ra khỏi động cơ; 4- Ống
dẫn bọt nước; 5-


Nhiệt kế; 6-Van hằng nhiệt; 7- Nắp rót nước; 8- Két làm mát; 9- Quạt
gió; 10- Puly;
11- Ống nước nối tắt vào bơm; 12- Đường nước vào động cơ; 13- Bơ
m nước; 14- Két
làm mát dầu; 15- Ống phân phối nước
* Nguyên lí làm việc:
Khi động cơ làm việc, nước trong hệ thống tuần hoàn nhờ bơm ly tâm
(13), qua
ống phân phối nước (15) đi vào các khoang chứa của các xilanh. Để
phân phối nước

làm mát đồng đều cho mỗi xilanh, nước sau khi bơm vào thân máy (1)
chảy qua ống
phân phối (15) đúc sẵn trong thân máy. Sau khi làm mát xilanh, nước
lên làm mát nắp
máy rồi theo đường ống (3) ra khỏi động cơ đến van hằng nhiệt (6).
Nước từ van hằng
nhiệt được chia ra hai dòng: một dòng đi qua ống (11) tuần hoàn trở lại
động cơ; một
dòng đi qua két (7) để tản nhiệt .
Nếu nhiệt độ của nước làm mát nhỏ hơn nhiệt độ cho phép thì van
hằng nhiệt
đóng lại không cho đi qua két mà theo đường tắc để đi vào làm mát
động cơ. Nếu nhiệt
độ của nước lớn hơn nhiệt độ cho phép thì van hằng nhiệt mở cho
nước đi qua két. Tại


đây, nước được làm mát bởi dòng không khí qua két do quạt (8) tạo ra.
Quạt được dẫn
động bằng puly từ trục khuỷu của động cơ. Tại bình chứa phía dưới,
nước có nhiệt độ
thấp hơn lại được bơm nước hút vào rồi đẩy vào động cơ thực hiện
một chu kỳ làm mát
tuần hoàn
- Ưu điểm của hệ thống làm mát cưỡng bức một vòng kín là nước sau
khi qua két
làm mát lại trở về động cơ do đó ít bổ sung nước, tận dụng được trở lại
nguồn nước
làm mát tiếp động cơ. Do đó, hệ thống này rất thuận lợi đối với các
loại xe đường dài,

nhất là ở những vùng thiếu nguồn nước.
-Nhược điểm: Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn kín 1 vòng có
kết cấu rất phức tạp
Câu 14: Vẽ sơ đồ, trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát
tuần hoàn cưỡng bức một vòng hở, ưu nhược điểm của hệ thống này?
Trả lời:
* Sơ đồ:



Hệ thống làm mát một vòng hở.

1-Đường nước phân phối; 2- Thân máy; 3- Nắp máy; 4- Van hằng nhi
ệt; 5- Đường


nước ra vòng hở; 6- Đường nước vào bơm; 7- Đường nước nối tắt về
bơm; 8- Bơm nước.
- Nguyên lý làm việc như sau: Quá trình hoạt động của hệ thống này,
nước làm
mát là nước sông, biển được bơm (8) hút vào làm mát động cơ sau đó
theo đường nước
(5) đổ ra sông, biển. Hệ thống này có ưu điểm là đơn giản. Tuy nhiên,
ở một số kiểu
động cơ nước làm mát đạt được ở 100

hoặc cao hơn. Khi nước ở nhiệt độ cao, nước
sẽ bốc hơi. Hơi nước có thể tạo thành ngay trong áo nước làm mát
(kiểu bốc hơi bên
trong) hoặc hơi nước bị tạo ra trong một thiết bị riêng (kiểu bốc hơi

bên ngoài). Do đó,
cần phải có một hệ thống làm mát riêng cho động cơ.
- Ưu điểm: Hệ thống làm mát cưỡng bức 1 vòng hở có kết cấu đơn
giản
- Nhược điểm: Nhiệt độc của nước phải giữ trong khoảng từ 50-60
Để giảm bớt sự đóng cặn các muối ở thành xilanh, nhưng với nhiệt độ
này do sự làm mát không đều nên ứng suất nhiệt của các chi tiết sẽ
tăng lên
Câu 15: Vẽ và giải thích đồ thị công, đồ thị pha của động cơ 4 kỳ
không tăng áp.


Câu 16: Trình bày nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí đơn giản? vẽ
hình minh họa.
Trả lời:
Nguyên lí làm việc:
Khi động cơ hoạt động,qua sự dịch chuyển của piston không khí từ khí
trời được hút qua bầu lọc vào đường ống nạp rồi qua họng khuếch tán
của bộ chế hòa khí
_Nhiên liệu từ buồng phao qua ziclơ xăng chính dẫn tới vòi phun nhờ
có độ chân không cao ở họng khuếch tán nhiên liệu được hút ra khỏi
vòi phun và được hòa trộn đều với không khí tạo thành hỗn hợp khí đi
qua họng khuếch tán vào xylanh động cơ.
_Trong buồng phao có phao xăng và van kim để điều chỉnh mức nhiên
liệu trong buồng phao luôn luôn ở mức ổn định để cho bộ chế hòa khí
làm việc chính xác.
Hình vẽ:


Câu 17. Vẽ sơ đồ, trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn

cưỡng bức các te ướt, ưu nhược điểm của hệ thống này?
.12345678912
11
0 lời:
13
15
14
Trả


Sơ đồ:

nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức các te ướt:

Dầu nhờn trong cacte được bơm dầu 2 hút qua
phao hút 1, đẩy qua lọc thô 3. Ở đây dầu được lọc
các tạp chất cơ học có cỡ hạt lớn, sau đó dầu nhờn
được đẩy vào đường dầu chính 6 để chảy đến các ổ
trục khuỷu, ổ trục cam v.v… Đường dầu 5 trong
trục khuỷu đưa dầu lên bôi trơn ổ chốt (ổ đầu to
thanh truyền) rồi theo đường dầu 8 lên bôi trơn chốt
piston. Nếu trên thanh truyền không có đường dầu
8 thì trên đầu nhỏ thanh truyền phải có lỗ hứng dầu.
Trên đường dầu chính còn có các đường dầu 13 đưa
dầu đi bôi trơn cơ cấu phối khí v.v… Một phần dầu
(khoảng 15 ÷ 20% lượng dầu bôi trơn do bơm dầu
cung cấp) đi qua lọc tinh 10 rồi trở về cacte. Vi trí


của lọc tinh có thể dể xa lọc thô hay gần lọc thô

nhưng bao giờ cũng lắp theo mạch rẽ.
- Ưu điểm: Cung cấp khá đầy đủ dầu bôi trơn cả về chất lượng và số
lượng độ tin cậy làm việc của hệ thống bôi trơn tương đối cao.
- Nhược điểm: Do dùng các te ướt nen nếu động cơ làm việc ở chế độ
nghiêng lớn dầu nhờn dồn về 1 phía phao hút dầu bị hẫng vì vậy lưu
lượng sẽ ko đáp ứng yêu cầu


×