Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

quy định pháp lí về chính sách thuế đối với ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.69 KB, 19 trang )

MỤC LỤC:
PHẦN I: GIAN LẬN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1. Tổng quan về gian lận trong hệ thống ngân hàng ..................................................5
1.1.
Các khái niệm ..............................................................................................7
1.2.
Một số nghiên cứu khác ...............................................................................9
2. Một số gian lận trong quy trình nhận tiền gửi của NH. Phân tích ảnh hưởng của

chúng đối với tính trung thực và hợp lí của BCTC ...............................................11
2.1.
Ngụy trang người gửi tiền ...........................................................................11
2.1.1. Nhân viên tạo điều kiện để khách hàng gian lận....................................11
2.1.2. Nhân viên trực tiếp gian lận...................................................................12
2.2.
Tự phạt lãi suất ...........................................................................................12
2.2.1. Vụ “xé rào” tại HD Bank.......................................................................13
2.2.2. Vi phạm lãi suất ở NH Đông Á Tây Ninh..............................................14
2.3.
Nhận tiền ủy thác từ các tổ chức, cá nhân...................................................14
PHẦN II: QUY ĐỊNH PHÁP LÍ VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI NH
1. Chính sách thuế đối với NHTM trong nước...........................................................17
1.1.
Về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt..............................................17
1.2.
Về đăng kí tài khoản....................................................................................17
1.3.
Về máy móc thiết bị.....................................................................................18
1.4.
Về khấu trừ thuế GTGT đối với chi phí khác liên quan..............................18
1.5.


Hóa đơn nội bộ............................................................................................19
1.6.
Về thuế GTGT.............................................................................................19
1.7.
Về kê khai thuế TNDN................................................................................19
1.8.
Về sử dụng hóa đơn.....................................................................................20
2. Chính sách thuế đối với NH liên doanh và Chi nhánh NH nước ngoài tại VN......20
2.1.
Thuế doanh thu............................................................................................20
2.1.1. Doanh thu chịu thuế...............................................................................20
2.1.2. Thuế suất thuế doanh thu.......................................................................20
2.2.
Thuế lợi tức..................................................................................................20
2.2.1. Lợi tức chịu thuế....................................................................................20
2.2.2. Thuế suất thuế lợi tức.............................................................................22
2.2.3. Thu thuế lợi tức đối với..........................................................................22
2.3.
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.........................................................22
2.4.
Thuế xuất nhập khẩu....................................................................................22

1


PHẦN I: GIAN LẬN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG:
1.

Tổng quan về gian lận trong hệ thống Ngân hàng:
1.1. Các khái niệm :

 Có nhiều khái niệm tổng quát cũng như chuyên ngành về gian lận

Theo hướng dẫn tìm hiểu gian lận của SPASAI (Hiệp hội các cơ quan kiểm
toán tối cao Nam Thái Bình Dương): Gian lận là một thuật ngữ chung, bao
gồm tất cả các cách mà trí thông minh con người có thể nghĩ ra, được một
cá nhân sử dụng để dành lợi thế hớn người bằng việc trình bày không đúng
sự thật. Không có một quy định rõ ràng nào cho việc xác định gian lận vì
gian lận bao gồm tất cả các cách bất ngờ, giả dối xảo quyệt và không công
bằng nhằm lừa người khác.
 Theo văn phòng kiểm toán quốc gia ở Anh, gian lận có liên quan đến việc
sử dụng thủ đoạn lừa gạt để dành được các lợi ích tài chính không công
bằng và bất hợp pháp, cũng như những sai sót cố ý hoặc cố tình bỏ sót 1
khoản tiền hay các khoản phải công khai trong các chứng từ kế toán hoặc
báo cáo tài chính của một chủ thể.
Gian lận cũng bao gồm cả sự ăn cắp cho dù có hay không có các
sai sót trên chứng từ kế toán hay báo cáo tài chính 1.
 Gian lận ngân hàng là việc sử dụng các phương tiện có khả năng bất hợp
pháp để có được tiền, tài sản hoặc của cải khác được sở hữu hoặc nắm giữ
bởi một tổ chức tài chính, hoặc để có được tiền từ người gửi tiền bằng cách
giả bộ một cách gian lận như là một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác.
Trong nhiều trường hợp, gian lận ngân hàng là một tội phạm hình sự. Trong
khi các yếu tố cụ thể của một đạo luật gian lận ngân hàng nào đó là khác
nhau giữa các chế định pháp lý, thuật ngữ gian lận ngân hàng áp dụng đối
với các hành động có sử dụng một mưu đồ hoặc thủ đoạn, trái với cướp
hoặc trộm cắp ngân hàng. Vì lý do này, gian lận ngân hàng đôi khi được coi
là tội phạm cổ cồn trắng2.
 .Gian lận theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. (Áp dụng theo chuẩn mực

kiểm toán mới có hiệu lực từ 01/01/2014)


1 />sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&uact=8&ved=0CCEQFjABahUKEwiBhK6n25PIAhUlrKYKHXB8CZM&url=http%3A
%2F%2Ftext.123doc.org%2Fdocument%2F327397-ban-ve-gian-lan-va-sai-sot-voi-trach-nhiem-cua-kiem-toan-vien-trong-kiem-toan-taichinh.htm&usg=AFQjCNHtkK6r6ZNfpRZH2Rg945nXCrgAYQ

2 />sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&uact=8&ved=0CCAQFjABahUKEwie3JLI5JPIAhVE2qYKHTWLDmY
&url=https%3A%2F%2Fvi.wikipedia.org%2Fwiki%2FGian_l%25E1%25BA%25ADn_ng%25C3%25A2n_h
%25C3%25A0ng&usg=AFQjCNGiuQbMKcFQQXy6zCOhsEhdEK-Y0Q

2


Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận
trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính,có đề cập một số vấn đề liên quan đến gian
lận như sau:
Khái niệm
-

Đoạn 11:

a

Gian lận: Là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám
đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi
bất chính hoặc bất hợp pháp.

b

Các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận: Là các sự kiện hoặc điều kiện phản ánh một
động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi gian lận hoặc tạo cơ hội thực hiện hành
vi gian lận.
Đặc điểm của gian lận:


1

-

Các sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để
phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót
trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý.(Đoạn 02)

-

Mặc dù gian lận là một khái niệm pháp lý rất rộng, nhưng để đạt được mục đích
của các chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán viên chỉ phải quan tâm đến những gian
lận dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Có hai loại sai sót do cố ý mà
kiểm toán viên cần quan tâm là sai sót xuất phát từ việc lập báo cáo tài chính gian
lận và sai sót do biển thủ tài sản. Mặc dù kiểm toán viên có thể có nghi ngờ hoặc
trong một số ít trường hợp xác định được có gian lận xảy ra nhưng kiểm toán viên
không được đưa ra quyết định pháp lý về việc có gian lận thực sự hay không.
(Đoạn 03)

-

Hướng dẫn áp dụng (đoạn 03):
Gian lận, dù là việc lập báo cáo tài chính gian lận hay biển thủ tài sản, đều có liên
quan đến động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi gian lận, một cơ hội rõ ràng để
thực hiện điều đó và việc hợp lý hoá hành vi gian lận. Ví dụ:

Động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi lập báo cáo tài chính gian lận có thể tồn tại
khi Ban Giám đốc phải chịu áp lực từ bên ngoài hoặc từ bên trong đơn vị, phải đạt được
1


Một mục tiêu về lợi nhuận hoặc kết quả tài chính như dự kiến (và có thể là không
thực tế) nhất là trong trường hợp nếu Ban Giám đốc không đạt được các mục tiêu
tài chính thì sẽ chịu hậu quả rất lớn. Tương tự như vậy, các cá nhân có thể có một
động cơ thực hiện hành vi biển thủ tài sản, ví dụ vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn;

2

Cơ hội rõ ràng để thực hiện hành vi gian lận có thể tồn tại khi một cá nhân cho
rằng có thể khống chế kiểm soát nội bộ, ví dụ vì cá nhân đó có một vị trí đáng tin
cậy hoặc biết rõ về các khiếm khuyết cụ thể của kiểm soát nội bộ;

3


3

Các cá nhân có thể biện minh cho việc thực hiện hành vi gian lận. Một số cá nhân
có thái độ, tính cách hoặc hệ thống các giá trị đạo đức cho phép họ thực hiện một
hành vi gian lận một cách cố ý. Tuy nhiên, ngay cả khi không có các điều kiện như
vậy thì những cá nhân trung thực cũng có thể thực hiện hành vi gian lận khi ở
trong môi trường có áp lực mạnh.

A3. Việc lập báo cáo tài chính gian lận có thể được thực hiện thông qua các hành vi sau:

1

Xuyên tạc, làm giả (bao gồm cả việc giả mạo chữ ký), hoặc sửa đổi chứng từ, sổ
kế toán có chứa đựng các nội dung, số liệu được dùng để lập báo cáo tài chính;


2

Làm sai lệch hoặc cố ý không trình bày trong báo cáo tài chính các sự kiện, giao
dịch hoặc các thông tin quan trọng khác;

3

Cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế toán liên quan đến các số liệu, sự phân loại,
cách thức trình bày hoặc thuyết minh3.
1.2. Một số nghiên cứu khác về gian lận
 D. W. Steve Albrecht.

Ông là nhà tội phạm học làm việc tại trường Đại học Brigham Young (Mỹ). Ông cùng với
2 đồng sự Keith Howe và Marshall Rommey đã tiến hành phân tích 212 trường hợp gian
lận vào những năm 1980 dưới sự tài trợ của Hiệp hội các nhà sáng lập nghiên cứu về
kiểm toán nội bộ. Ông đã xuất bản tác phẩm: “Chôn vùi gian lận, viển cảnh của kiểm
toán nội bộ”.
Mười dấu hiệu về tổ chức cho thấy khả năng gian lận xuất hiện cao nhất:
- Đặt quá nhiều lòng tin vào nhân viên chủ chốt.
- Thiếu thủ tục phê chuẩn thích hợp.
- Không công bố đầy đủ các khoản đầu tư và thu nhập cá nhân.
- Không tách bạch chức năng bảo quản và chức năng phê chuẩn.
- Thiếu kiểm tra soát xét độc lập với việc thực hiện.
- Không theo dõi chi tiết các hoạt động.
- Không tách bạch chức năng bảo quản với kế toán.
- Không tách bạch một số chức năng liên quan kế toán.
- Thiếu chỉ dẫn rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn.
3 />
4



- Thiếu sự giám sát của kiểm toán viên nội bộ
 Công trình nghiên cứu gian lận của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ

(The Association of Certified Fraud Examiners ACFE)
Có ba loại gian lận như sau:
+ Biển thủ tài sản: Xảy ra khi nhân viên biển thủ tài sản của tổ chức (ví dụ điển hình là
biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về tiền lương).
+ Tham ô: Xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham ô tài
sản của công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã cam kết với tổ chức để
làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba.
+ Gian lận trên báo cáo tài chính: Là trường hợp các thông tin trên báo cáo tài chính bị
bóp méo, phản ảnh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lường gạt
người sử dụng thông tin. (Ví dụ khai khống doanh thu, khai giảm nợ phải trả – hay chi
phí)4.

2. MỘT SỐ GIAN LẬN TRONG QUY TRÌNH NHẬN TIỀN GỬI CỦA NH.

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI TÍNH TRUNG THỰC
VÀ HỢP LÝ CỦA BCTC:
2.1. Ngụy trang người gửi tiền
2.1.1. Nhân viên tạo điều kiện giúp khách hàng gian lận
- Nhân viên phát hiện thông tin của khách hàng cung cấp có sai sót như là không nhất
quán, sai lệch hoặc có nghi ngờ, các giao dịch tiền mặt, mua bán hoặc tiền gửi không phù
hợp với hoạt động kinh doanh của khách hàng, hoạt động của giao dịch khác so với các
giao dịch thường xuyên của khách hàng,… nhưng cố tình che giấu dẫn đến tạo điều kiện
cho khách hàng rửa tiền. Ảnh hưởng đến BCTC: đây là khoản tiền phạm pháp nên phải
được tịch thu nhưng do ngân hàng không phát hiện ra nên đã ghi nhận tăng tài sản nợ làm
4 />
5



cho BCTC có sai sót. Vì vậy, trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần quan tâm đến
hồ sơ khách hàng của ngân hàng và các chứng từ có liên quan.
- Nhân viên phát hiện tiền gửi của khách hàng là tiền giả, hối phiếu giả nhưng cố tình che
giấu, đây là khoản tiền không có giá trị, không được phép lưu hành nhưng lại được ghi
nhận tăng tài sản nợ cụ thể là khoản mục tiền gửi của khách hàng làm cho BCTC có sai
sót. Nên khi kiểm toán ngân hàng kiểm toán viên cần lưu ý trong quá trình chứng kiến
kiểm kê quỹ của NH.
Ví dụ: Điển hình là vụ rửa tiền xuyên quốc gia đã được Công an Đà Nẵng phát hiện vào
tháng 10/2008, bắt được thủ phạm là Baggio Carlitos Linska, quốc tịch Mozambique khi
tên này đến chi nhánh một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng mở cùng lúc 2 tài khoản.
Baggio Carlitos Linska đã mua chuộc 1 nhân viên của ngân hàng này để ngưởi này bỏ
qua những điểm đáng ngờ trong quá trình xét duyệt hồ sơ, ngay sau khi mở được tài
khoản, lập tức có hơn 4,1 tỷ đồng được chuyển vào. Điều đáng nghi ngờ là, đối tượng
này tức tốc làm thủ tục để rút tiền. Nhận thấy giao dịch bất thường, cơ quan điều tra đã
vào cuộc và xác minh số tiền trên là khoản tiền bọn tội phạm đánh cắp từ một tài khoản
nước ngoài. Sau đó chuyển vào Việt Nam qua hai chi nhánh ngân hàng thương mại tại Đà
Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Công an Đà Nẵng đã tiến hành tạm giữ Linska và Massamba Lendebe Vis (quốc tịch
Mozambique). Đáng tiếc là Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch Congo), người đã mở tài
khoản và được chuyển số tiền hơn 3,34 tỷ đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhanh chân tẩu
thoát. Nếu vụ việc này không được phát hiện kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến BCTC và
đồng thời làm giảm uy tín của ngân hàng5.
2.1.2. Nhân viên trực tiếp gian lận

Bằng cách giả danh người gửi tiền để rút tiền trước hạn để đi gửi ở các tổ chức tín dụng
khác để sinh lời hoặc tiền gửi của khách hàng không được nhân viên ghi nhận khi nghiệp
vụ xảy ra, thường là nhân viên che dấu hoặc làm giả chứng từ, khi đúng ngày đáo hạn
khách hàng tới rút tiền thì phát hiện khoản tiền của mình đã được tất toán trước đó hoặc

không có thật, nếu việc này bị đưa ra dư luận sẽ làm cho uy tín của ngân hàng giảm sút,
nếu ngân hàng không trình bày vấn đề này trong thuyết minh BCTC và để che giấu
những khoản nợ từ khách hàng gửi tiền thì một số giám đốc chi nhánh ngân hàng đã
không ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh này . Chính vì thế nợ phải trả giảm xuống, làm
BCTC trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư mà không biết ngân hàng đang ngập
nợ. => BCTC không còn trung thực và hợp lý
5 />
6


Ví dụ: Tại chi nhánh Thường Tín, hai nhân viên do thiếu nợ bên ngoài đã liên kết với
nhau tất toán sổ tiền gửi của khách hàng khi khách gửi. “Sau khi khách gửi tiền vào, 2
nhân viên này cũng đã lợi dụng những sơ hở trong quá trình hậu kiểm của ngân hàng để
làm thanh toán tất toán ngay số tiền của khách gửi, rồi nhờ người quen đứng ra làm 1 sổ
gửi tiết kiệm khống chế che mắt ngân hàng”, trung tá Thắng cho biết. Theo trung tá
Thắng, sở dĩ có các sự việc trên là do khâu quản lí hậu kiểm, giám sát chứng từ giao dịch
và công tác bảo mật của lãnh đạo 1 số ngân hàng không được kiểm soát chặt chẽ. Đây là
kẽ hở đáng cảnh báo tại các ngân hàng6.
2.2. Tự phạt lãi suất:

- Theo quy định NHNN áp đặt trần lãi suất cho các NHTM, do NHNN quy định lãi suất
phải trả cho người rút tiền trước hạn chỉ bằng lãi suất không kỳ hạn nên một số NHTM
tung ra thị trường sản phẩm tiền gửi được phép rút tiền trước hạn, đồng thời tăng lãi suất
tiền gửi không kỳ hạn từ 3%/năm lên 12%/năm. Từ đó, NH kích thích khách gửi tiền theo
kỳ hạn tháng để có thể nhận được lãi suất cao => NHTM sẽ huy động vốn nhiều hơn, đáp
ứng được nguồn vốn để cấp tín dụng. Tuy nhiên, NHTM sẽ thực hiện động tác trả vốn và
lãi cho khách hàng trước hạn, đồng thời NH tự phạt cho việc chi trả trước hạn một số tiền
tương đương với mức lãi suất 3%/năm. Chiêu thức này, nhiều người có số tiền gửi từ 300
triệu đồng trở lên, có thể được tính lãi suất tới 19%, thậm chí 20% nếu số tiền gửi lên đến
nhiều tỉ đồng. Điều kiện thoả thuận lãi suất trên 14%/năm, hạn chế được tình trạng

chuyển dịch tiền giữa các NH. Như vậy, NH phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng lên,
làm tăng lãi suất đầu ra mà hệ quả là người vay tiền gánh chịu.
- Huy động vốn theo kỳ hạn ngày, tuần… sao cho “lãi mẹ đẻ lãi con”
Một trong những “chiêu” được nhiều ngân hàng áp dụng là tăng lãi suất huy động ngắn
ngày (tính theo ngày hoặc tuần) chạm mức 14% để thu hút khách hàng. NH đã tung ra
loại tiền gửi kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5, 6 ngày, lãi suất đều ở mức 13,8%/năm (0,0386%/ngày).
Nhiều ngân hàng khác cũng áp dụng lãi suất 14%/năm đối với kỳ hạn 1 tuần, tiền gửi
thanh
toán.
Giả sử khách hàng gửi 100 triệu đồng theo kỳ hạn 1 ngày lãi suất 13,8%/năm thì ngày
đầu tiên, người gửi nhận được số tiền lãi 38.600 đồng. Đến ngày thứ hai, số lãi này được
cộng vào số tiền gửi ban đầu, cứ thế, “lãi mẹ đẻ lãi con” cho đến hết tháng thì lãi suất
thực tế sẽ lên tới 15%-16%/năm. Tương tự, người gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tuần, các
khoản tiền gửi thanh toán cũng hưởng được lãi suất thực tế cao hơn 14%/năm...
Ngoài ra, do áp lực về chỉ tiêu huy động vốn nên các chi nhánh, phòng giao dịch của
nhiều ngân hàng còn “vượt rào” lãi suất bằng chi trả trực tiếp phần lãi suất cộng thêm,
chuyển tiền vào tài khoản cho người “đóng vai” giới thiệu khách hàng đến ngân hàng gửi
tiền hoặc hợp thức hóa phần lãi suất trả thêm thông qua việc mua - bán vàng…
2.2.1. Vụ "xé rào" nghiêm trọng tại HD Bank:
6 />
7


Từ thông tin trinh sát thu được, ngày 4/10, Thanh tra NHNN và Tổng cục Cảnh sát (Bộ
Công an) đã phát hiện và thu thập đầy đủ tài liệu, hồ sơ về việc Chi nhánh Tân Bình của
NH TMCP phát triển thành phố HCM (HD Bank) vi phạm nghiêm trọng về quy định trần
lãi suất huy động. NHNN cho biết, trước bằng chứng rõ ràng, Giám đốc chi nhánh và các
cán bộ có liên quan đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình. Điều quan trọng hơn, lực
lượng chức năng xác định việc vượt trần lãi suất này là có sự chỉ đạo chung trong hệ
thống HD Bank. Hành vi vi phạm của HD Bank là hết sức nghiêm trọng, không những vi

phạm các quy định của pháp luật mà còn là sự cạnh tranh không lành mạnh, đi ngược lại
quyền lợi của các TCTD khác trong hệ thống. Đây là hành vi vi phạm có tổ chức, vụ việc
sẽ được xử lí nghiêm khắc”, NHNN nói: hiện thanh tra đang điều tra NHNN và Tổng cục
Cảnh sát đang mở rộng điều tra đối với hội sở chính và một số chi nhánh của HD Bank.
NHNN khẳng định ngoài viejev xử lí hành chính sẽ xử lí hình sự đối với một số đối
tượng liên quan. Đây là lần đầu tiên NHNN nhắc tới việc xử lí hình sự hành vi “vượt
trần” lãi suất huy động của TCTD kể từ khi chỉ thị 02 về quy định vượt trần lãi suất 14%
được ban hành. Trước đó NHNN đã thể hiện những động thái được đánh giá là cứng rắn
khi liên tiếp xử lí nghiêm những ngân hàng bị phát hiện cố ý vi phạm Chỉ thị này.
2.2.2. Vi phạm lãi suất ở ngân hàng Đông Á Tây Ninh

NHNN chi nhánh Tây Ninh đã miễn nhiệm chức danh Giám đốc DongA Bank chi nhánh
Tây Ninh sau khi phát hiện chi nhánh này vi phạm vượt trần lãi suất huy động khi thực
hiện giao dịch tiền gửi 1,5 tỷ đồng của khách hàng là Giám đốc chi nhán một ngân hàng
khác trên địa bàn. Sự việc đã dấy lên dư luận cho rằng đây là một màn “gài bẫy” lẫn nhau
trong các ngân hàng. Tuy nhiên NHNN một lần nữa khẳng định việc phát giác hành vi
vượt trần là đáng hoan nghênh, cần được ủng hộ. Trước đó, cũng từ kết quả thanh tra của
cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Agribank đã quyết định kỷ luật nặng hàng loạt cán
bộ ở các chi nhánh Ba Đình (Thanh Hóa) và Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng (Chi nhánh
Sài Gòn) vì vi phạm Chỉ thị 02; ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc NH TMCP Đông
Á (DongA Bank) cho biết Ngân hàng này đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với
ông Nguyễn Thái Hậu, Giám đốc chi nhánh NH TMCP Đông Á tại tỉnh Tây Ninh do ông
này đã không tuân thủ chỉ đạo của Tổng Giám đốc về việc thực hiện nghiêm túc trần lãi
suát huy động vốn dẫn đến vi phạm Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 của NHNN.
Trước đó, lúc 8h ngày 8/9 ông Hậu đã nhận được điện thoại của Giám đốc chi nhánh NH
khác tại Tây Ninh liên hệ gửi 1 tỉ đồng, là tiền cá nhân, trong thời hạn 1 tháng, với lãi
suất thỏa thuận. Vì lí do muốn tăng chỉ tiêu huy động vốn, ông Hậu đã đồng ý với khách
hàng nãy lãi suất 15,5%/năm và dự kiến dùng tiền thưởng hoặc chi phí không thường
xuyên của chi nhánh để bù vào khoản lãi suất chênh lệch với trần lãi suất 14%/năm. Lúc
11h ngày 8/9, hợp đồng được thực hiện, khách hàng yêu cầu Chi nhánh ghi rõ, lãi suất

ghi trong số là 13,94% và lãi suất thỏa thuận là 15,5%/ năm. Sau đó, NHNN đã nhận
được đề nghị thanh tra Chi nhánh NH Đông Á tại Tây Ninh về vụ việc này. Ngày 14/9,
Thanh tra NHNN đã có kết luận Chi nhánh này có vi phạm chỉ thị 02.
8


Từ những dẫn chứng trên, NH đã cố tình lách luật của chính sách NHNN. Chính vì sự cố
tình này làm NH tăng thêm chi phí khác. Mà thực chất khoản tăng thêm chi phí đó thuộc
về nợ phải trả cho khách hàng. Khi nhìn vào bảng BCTC các nhà đầu tư sẽ thấy việc sử
dụng vốn ngân hàng không hiểu quả. Mà sự thật các ngân hàng này sử dụng hiệu quả.
Làm sai lệch BCTC không còn trung thực.

2.3. Nhận tiền ủy thác từ các tổ chức, cá nhân:

NHNN quy định: NHNN được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác và nhận ủy thác vốn của
các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, ủy thác cho vay là bên ủy thác giao vốn cho NH và trực
tiếp cho vay, bên ủy thác trả phí cho NH và thu nợ lãi tiền vay từ khách hàng. Thế nhưng,
trên thực tế, NH đứng ra kinh doanh trên số tiền được ủy thác, chi trả lãi suất thỏa thuận
trên 14%/năm cho bên ủy thác vốn. Vì thế dịch vụ nhận tiện ủy thác thực chất là lách luật
huy động vốn...
Một lãnh đạo phụ trách nguồn vốn của một NH thương mại tiết lộ thời gian gần đây, nhân
viên của một số NH liên tục truy tìm khách hàng gửi tiền tỉ để tăng nhanh nguồn vốn.
Trong khi đó, một số NH dùng vàng, USD làm tài sản thế chấp để vay VNĐ từ NH bạn
với lãi suất thấp. Thế nhưng, do luôn đối diện với việc trả nợ không đúng hạn, NH bạn sẽ
bán vàng, USD nên các NH này phải nghĩ ra nhiều “chiêu” huy động vốn để xoay vòng
dòng tiền.Hiện nay, vấn đề nóng của hàng chục NH là giảm dần tỉ trọng cho vay phi sản
xuất so với tổng dư nợ cho vay theo đúng quy định, nhiều NH gần như không thu
hồi được các khoản nợ cho vay phi sản xuất, nhất là các hợp đồng cho vay bất động sản.
Vì thế, không ít NH phải huy động vốn bằng mọi giá, rồi tìm cách biến tướng số vốn huy
động được thành các khoản tiền thu hồi từ nợ vay để đối phó với việc giảm tỉ trọng cho

vay phi sản xuất xuống còn 22% và đến hết năm 2011 là 16%/tổng dư nợ cho vay.
Về sản phẩm tiết kiệm VNĐ được bảo đảm theo trị giá USD, NH Nhà nước cũng cho
biết: Theo quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn, NH thương mại không
được thực hiện huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm7.
Đối với gian lận này, làm ngân hàng lợi dụng được việc ủy thác của khách hàng vừa có
tiền phí mà ngân hàng còn có tiền từ việc sử dụng số tiền khách hàng ủy thác cho NH.
Làm cho NH tăng thêm lợi nhuận mà không tốn chi phí huy động vốn. Điều này không
đúng với nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận doanh thu thì phải ghi nhận chi phí. Khi trình
bày trên BCTC thì nó không phản ánh đúng nghiệp vụ phát sinh ngân hàng. Không còn
trung thực nữa.
7 />
9


10


KẾT LUẬN
Từ những phân tích cũng như các ví dụ đưa ra có thể thấy các vụ gian lận, lừa đảo trong
kinh doanh ngân hàng ngày càng tinh vi, phức tạp và khó kiểm soát, đồng thời xuất phát
từ nhiều phía cả trong và ngoài ngân hàng. Vì vậy, để hệ thống ngân hàng hoạt động một
cách hiệu quả và trong sạch hơn đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần nâng cao hệ thống
quản li, kiểm soát và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt.
Đồng thời Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh tay
hơn, hiệu quả hơn trong việc quản lí và đề ra giải pháp giả quyết tối ưu giúp cho các
NHTM hoạt động tốt hơn, tạo được lòng tin với công chúng, góp phần thúc đẩy nền kinh
tế phát triển nhanh chóng và bền vững hơn.

11



PHẦN 2: QUY ĐỊNH PHÁP LÍ VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ
I.

CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI NHTM TRONG NƯỚC:

1. Về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt:

Tại tiết c, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài
chính quy định về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm:
“c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng
trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các
văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”
Tại khoản b, điểm 6, Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
như sau:
“3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc
chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua
và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế.
Bên mua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại
các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) mở tại các tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện
hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín
dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao
gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán
mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua
mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được

đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).”
Căn cứ các quy định trên, thanh toán bằng thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng là hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt.
Về nội dung này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 3997/TCT-DNL ngày 16/9/2014 của
Tổng cục Thuế về chính sách thuế. Theo đó, khi mua hàng hóa dịch vụ qua
websitethương mại điện tử thì doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi
phí khi tính thuế TNDN theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC Công văn này
thay thế công văn số 2272/TCT-KK ngày 18/06/2014.
2. Về đăng ký tài khoản:

Tại Điều 8, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định về
thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế thì: “1...Đối với người nộp thuế đã được cấp
12


đăng ký thuế nhưng chưa thông báo thông tin về các tài khoản của NNT mở tại các Ngân
hàng thương mại, tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời điểm Nghị định này có
hiệu lực thi hành thì phải thông báo bổ sung, thời hạn chậm nhất ngày 31/12/2013”.
Tại Điều 2, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định về
người nộp thuế thì: “Người nộp thuế quy định tại Nghị định này bao gồm: 1. Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân nộp thuế, phí lệ phí và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan
quản lý thuế thu theo quy định của pháp luật...”
Căn cứ các quy định nêu trên, Hộ kinh doanh nộp thuế khoán cũng là người nộp thuế do
vậy phải thực hiện thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về các tài khoản mà Hộ
kinh doanh mở tại các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng.
Đối với ngân hàng là tổ chức cung ứng các phương tiện và dịch vụ thanh toán, do đó, các
khoản chi nghiệp vụ như mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, điện, nước...và khoản thu về
dịch vụ thanh toán, cung ứng tín dụng...của Ngân hàng đều thực hiện trực tiếp trên hệ
thống tài khoản của người bán và tài khoản thu nhập của Ngân hàng.
Để phù hợp với đặc thù của lĩnh vực Ngân hàng là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

không dùng tiền mặt và các Tài khoản kế toán của Ngân hàng thương mại cũng có chức
năng thanh toán nên việc đăng ký tài khoản thanh toán với cơ quan Thuế cần 01 tài khoản
giao dịch của Hội sở chính mà không cần phải đăng ký các tài khoản kế toán trong hệ
thống tài khoản kế toán của Ngân hàng.Hạch toán thuế GTGT phải nộp đối với hàng hóa
cho, biếu, tặng
Tại Điểm 2.21 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy
định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm:
“2.21. Phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị,
khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi
hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.”
Khi Ngân hàng sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để cho, biếu, tặng khách hàng phải
xuất hóa đơn và tính thuế GTGT đầu ra theo quy định. Tuy nhiên, do Ngân hàng không
thu tiền nên hàng hóa cho biếu tặng không phải hạch toán doanh thu để tính thuế TNDN.
Phần thuế GTGT đầu ra Ngân hàng hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
theo mức khống chế tại khoản 2.21 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC Trường hợp vượt
quá mức chi phí khống chế thì khoản thuế GTGT đầu ra không được tính vào chi phí và
phải bù đắp bằng lợi nhuận sau thuế.
3. Quy định về máy móc, thiết bị

Theo quy định tại Phụ lục I, Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của
Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
quy định danh mục tài sản cố định trong đó quy định cụ thể về máy móc thiết bị.

13


Ngân hàng VCB xác định tài sản thỏa mãn đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định trong đó quy
định cụ thể về máy móc thiết bị để áp dụng đúng quy định.
4. Quy định về khấu trừ thuế GTGT đối với chi phí khác liên quan


Tổng cục Thuế đã có công văn số 891/TCT-CS ngày 18/3/2014 trả lời Cục Thuế tỉnh
Bình Định, trong đó nêu rõ:
“Đối với các hóa đơn thuê nhà, chi phí sửa chữa, cải tạo nhà đi thuê và lắp thêm trang
thiết bị (báo cháy, hệ thống camera...) không được tính khấu trừ thuế GTGT.
Đối với các thiết bị, tài sản cố định khác (không bao gồm các loại nêu trên) là tài sản cố
định để phục vụ chung cho hoạt động ngân hàng thì:
- Từ ngày 01/01/2009 đến trước 01/03/2009 được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trường
hợp Ngân hàng đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì không phải điều chỉnh lại từ
sau 01/3/2012.
- Trường hợp Ngân hàng mua mới tài sản cố định, máy móc, thiết bị từ ngày 01/03/2012
thì Ngân hàng không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào”.
- Từ ngày 01/01/2014 áp dụng kê khai thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Thông tư
số219/2013/TT-BTC ngày 13/12/2013 của Bộ Tài chính
5. Hóa đơn nội bộ

Về nội dung này Tổng cục Thuế đã có công văn số 3920/TCT-CS ngày 10/9/2014 hướng
dẫn về khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp thanh toán trong nội bộ doanh
nghiệp. Theo đó:
Trường hợp Ngân hàng có các Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với trụ
sở chính của Ngân hàng, Ngân hàng có mua, bán hàng hóa với các Chi nhánh, phát sinh
hóa đơn GTGT thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa có
giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên để được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Trường hợp Ngân hàng mua, bán hàng hóa với các Chi nhánh, phát sinh hóa đơn GTGT
nhưng không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng có quy chế quy
định về việc thanh toán bù trừ nội bộ, Ngân hàng làm rõ quan hệ thanh toán tiền hàng
giữa Ngân hàng và các Chi nhánh được thực hiện cụ thể như thế nào, nếu phương thức
thanh toán là bù trừ giá trị hàng hóa, dịch vụ; bù trừ công nợ; hàng đổi hàng thì quan hệ
thanh toán mang tính chất thanh toán nội bộ vẫn đủ điều kiện được khấu trừ thuế GTGT.
Nếu Chi nhánh không có hoạt động mua bán hàng hóa, không phát sinh doanh thu thì
không xuất hóa đơn và kê khai, nộp thuế.


6.

Về thuế GTGT:

14


Tại Điểm 1.7, Mục II, Phần A Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài
chính đã hướng dẫn: ''Dịch vụ tín dụng và quỹ đầu tư bao gồm hoạt động cho vay vốn,
bảo lãnh cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá trị như tiền, bán tài sản tiền
vay để thu hồi nợ, cho thuê tài chính của các tổ chức tài chính tín dụng tại Việt Nam....''
thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Như vậy, việc bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ của Ngân hàng thuộc đối tượng không
chịu thuế GTGT.
7. Về kê khai nộp thuế TNDN:

Theo quy định tại Điểm 4, Mục IV, Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng
11 năm 2007 về việc Hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2
năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì:
''Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản'' thuộc các khoản thu nhập phải chịu
thuế TNDN.
Như vậy hoạt động chuyển nhượng thanh lý tài sản thu hồi nợ của Ngân hàng TMCP Sài
Gòn - Hà Nội phải kê khai nộp thuế TNDN. Trường hợp thu nhập không lớn hơn chi phí
thì không phát sinh thuế TNDN phải nộp (nhưng vẫn phải kê khai thuế theo quy định).
8. Về việc sử dụng hoá đơn:

Theo quy định tại Điểm 2 Thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003 (sửa đổi Điểm
1.8, Mục VI Phần B Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002) về việc in, phát
hành, sử dụng, quản lý hoá đơn thì khi chuyển quyền sở hữu tài sản, chủ tài sản phải xuất

hoá đơn và kê khai nộp thuế8.
II.

CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VÀ CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM:

Theo thông tư 90-TC/TCT ngày 10/11/1994 của Bộ Tài chính có một số quy định về
chính sách thuế đối với NH liên doanh và Chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam như
sau:

1. Thuế doanh thu.

Theo quy định tại luật thuế doanh thu ngày 30-6-1990 và Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật thuế doanh thu ngày 5-7-1993 thì ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt
Nam phải nộp thuế doanh thu cho toàn bộ doanh thu phát sinh từ các hoạt động kinh
doanh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam .
1.1.

Doanh thu chịu thuế:

Doanh thu chịu thuế được quy định như sau:
8 />
15


- Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng: là khoản chênh lệch giữa thu lãi tiền cho vay, thu
lãi tiền gửi của ngân hàng với trả lãi tiền đi vay, trả lãi tiền gửi của khách hàng.
- Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ: mua bán chứng khoán có giá do cơ quan Nhà
nước và tổ chức kinh tế Việt Nam phát hành, mua bán vàng, bạc, đá quí; là chênh lệch
giữa giá mua và giá bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá quí và chứng khoán có giá nêu trên.

- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng như thanh toán
hộ, chuyển tiền, bảo lãnh: là số tiền thu được hoặc hoa hồng được hưởng từ việc cung cấp
các dịch vụ này.
- Đối với các hoạt động kinh doanh khác như cho thuê, nhượng bán tài sản... là toàn bộ số
tiền thu được từ các hoạt động này.
1.2.

Thuế suất thuế doanh thu:

Thuế suất thuế doanh thu được quy định như sau:
- Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng thuế suất là 15% doanh thu chịu thuế.
- Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, mua bán chứng khoán có giá thuế suất là 25%
doanh thu chịu thuế.
- Đối với hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quí thuế suất là 15% doanh thu chịu thuế.
- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng, thuế suất là
6% doanh thu chịu thuế.
- Đối với các hoạt động kinh doanh khác, thuế suất thuế doanh thu được áp dụng theo
biểu thuế doanh thu ban hành tại Nghị định số 55-CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ phù
hợp với nội dung, tính chất của từng hoạt động kinh doanh.
2. Thuế lợi tức.

Theo quy định tại Nghị định số 16-4-1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì ngân hàng nước ngoài phải nộp thuế lợi tức đối
với toàn bộ lợi tức phát sinh từ hoạt động kinh doanh, từ các quyền sở hữu hay quyền sử
dụng tài sản trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam .
2.1.

Lợi tức chịu thuế

Lợi tức chịu thuế được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu để tính thuế lợi tức với

các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ, cộng với các khoản thuế lợi tức khác.
Doanh thu để tính thuế lợi tức bao gồm các khoản thu từ hoạt động tín dụng ngân hàng,
kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán có giá do Nhà nước và tổ chức kinh tế Việt Nam phát
hành, bán vàng, bạc, đá quí, các hoạt động cung cấp dịch vụ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác chưa trừ một khoản chi phí nào của ngân
hàng nước ngoài trong năm tính thuế.
Các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ bao gồm:
- Chi phí về nguyên liệu, năng lượng phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng.
- Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp trả cho người lao động Việt Nam và nước
ngoài trên cơ sở hợp đồng lao động phù hợp với quy chế lao động đối với xí nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài ban hành tại Nghị định số 233-HĐBT ngày 22-6-1990 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
16


- Khấu hao tài sản cố định. Việc trích khấu hao tài sản cố định phải phù hợp với quy định
tại Thông tư số 31-TC/TCĐN ngày 18-7-1993. Trường hợp ngân hàng muốn trích khấu
hao cao hơn mức quy định tại Thông tư này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của
Bộ Tài chính.
- Chi phí mua hoặc bán hoặc trả tiền do việc sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,
công nghệ và dịch vụ kỹ thuật...
- Chi phí quảng cáo.
- Các khoản thuế, phí và lệ phí (không kể thuế lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài và các loại thuế thu trên thu nhập).
- Tiền nộp bảo hiểm cho người lao động thuộc nghĩa vụ của ngân hàng nước ngoài theo
quy định tại điều 46 của Nghị định số 233-HĐBT ngày 22-6-1990 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ).
- Các khoản tiền thu bảo hiểm tài sản của Ngân hàng nước ngoài theo chế độ thống nhất
của Nhà nước Việt Nam.
- Lãi suất, chiết khấu hợp lý trả cho các khoản tiền gửi, vốn đi vay hoặc các công cụ tài

chính khác.
- Chi phí quản lý bao gồm chi phí hành chính, chi phí bảo quản kho tàng nhà cửa, chi phí
bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ, an ninh.
- Các khoản chi phí khác chưa được kể đến ở trên, nhưng không vượt quá 5% tổng chi
phí nêu trên.
- Lỗ của các năm trước chuyển sang. Thời hạn chuyển các khoản lỗ không quá 5 năm tài
chính tiếp theo kể từ năm tài chính phát sinh lỗ.
Các chi phí dưới đây không được loại trừ khi xác định lợi tức chịu thuế.
- Chi phí về vật tư, năng lượng, tiền công... sử dụng cho các mục đích không liên quan
đến việc hình thành lợi tức chịu thuế.
- Thiệt hại ngừng hoạt động kinh doanh do mọi nguyên nhân.
- Các khoản thiệt hại đã được cơ quan bảo hiểm giải quyết.
- Các khoản lãi tiền vay phải trả cho phần vốn đi vay để góp vốn điều lệ (hay hình thành
vốn được cấp) hoặc do việc huy động vốn tiền gửi vượt quá định mức quy định; các
khoản lãi trả cho tiền vay tiền vốn huy động mà do việc thực hiện chế độ lãi suất trái với
chế độ quy định.
Các khoản lợi tức khác bao gồm lợi tức các phát sinh từ các hoạt động chuyển nhượng tài
sản, chuyển nhượng vốn, thanh lý tài sản, lợi tức được phân bổ từ ngân hàng nguyên xứ
đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài (lợi tức thu được từ chi nhánh ở nước ngoài đối
với ngân hàng liên doanh).
2.2.

Thuế suất thuế lợi tức

Ngân hàng nước ngoài nộp thuế lợi tức với mức thuế suất là 25% lợi tức chịu thuế.
Trường hợp tại giấy phép kinh doanh có điều khoản quy định mức thuế suất thuế lợi tức
thì áp dụng theo mức thuế suất quy định tại giấy phép kinh doanh.
17



2.3.

Thu thuế lợi tức đối với thuế lợi tức của chi nhánh tại nước ngoài của NH liên
doanh.

Trường hợp giữa Việt Nam và nước đặt chi nhánh của ngân hàng liên doanh đã ký Hiệp
định tránh đánh thuế 2 lần hoặc các Hiệp định có điều khoản liên quan về thuế thì việc
thu thuế đối với phần lợi tức của chi nhánh nước ngoài của Ngân hàng liên doanh được
áp dụng theo quy định tại các Hiệp định này.
Trong các trường hợp khác, nếu chi nhánh tại nước ngoài của ngân hàng liên doanh phải
nộp thuế lợi tức tại nước nơi đặt chi nhánh thì số lợi tức chịu thuế của Ngân hàng liên
doanh. Nhưng mức được giảm trừ không vượt quá 15% lợi tức chịu thuế của chi nhánh
được xác định phù hợp với quy định tại Điều 2a Thông tư này.
3. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Ngân hàng nước ngoài khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải nộp thuế chuyển lợi
nhuận theo mức thuế quy định tại điều 70 Nghi định 18-CP ngày 16-4-1993 của Chính
phủ.
Trường hợp tại giấy phép kinh doanh có điều khoản quy định mức thuế suất thuế chuyển
lợi nhuận ra nước thì áp dụng theo mức thuế suất quy định tại giấy phép kinh doanh.
4. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Ngân hàng nước ngoài được miễm thuế nhập khẩu đối với các loại hàng hoá nhập khẩu
thuộc vốn đầu tư theo tiêu chuẩn, định lượng quy định tại văn bản số 102-CN-NH5 ngày
10-3-1993 của ngân hàng Nhà nước. Khi nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc diện được
miễn thuế nêu trên, ngân hàng nước ngoài phải làm thủ tục miễn thuế tại Bộ Tài chính
theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu hiện hành.
5. Tiền thuê mặt đất.

Ngân hàng nước ngoài thuê trụ sở, văn phòng của các tổ chức và cá nhân Việt Nam hoặc

được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất làm trụ sở, văn phòng phải nộp tiền thuê đất theo
quy định tại Quyết định số 210a-TC-VP ngày 1-4-1990 và Thông tư số 50-TC/TCĐN
ngày 3-7-1993 của Bộ Tài chính.
Trường hợp ngân hàng nước ngoài thuê trụ sở, văn phòng theo phương thức trọn gói
nghĩa là phải trả cả tiền thuê nhà và tiền thuê đất thì tổ chức cá nhân Việt Nam cho thuê
sẽ có trách nhiệm thu tiền thuê đất mà người đi thuê phải nộp để nộp ngân sách Nhà
nước.
Mức tiền thuê đất cụ thể đối với từng ngân hàng do Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở ý
kiến đề nghị của ngân hàng nước ngoài, ý kiến của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
nơi thuê đất. Mức tiền thuê đất cụ thể đối với từng ngân hàng do Bộ Tài chính quyết định
trên cơ sở ý kiến đề nghị của ngân hàng nước ngoài, ý kiến của Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố nơi thuê đất.
Trong khi chưa có quyết định về mức tiền thuê đất của Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực
tiếp thu thuế thu tiền thuê đất theo một mức tạm tính căn cứ vào các hướng dẫn tại Thông
tư 50-TC-TCĐN ngày 3-7-1993 của Bộ Tài chính, sẽ điều chỉnh số thu theo quy định tại
quyết định này, thu thêm (hoặc hoàn trả) số còn nộp thiếu (hoặc nộp thừa).
6. Đăng ký thuế.
18


Trong thời hạn một tháng sau khi được cấp giấy phép hoạt động, các ngân hàng nước
ngoài phải làm thủ tục đăng ký thuế với Cục thuế địa phương nơi ngân hàng đặt trụ sở
(kể cả nơi ngân hàng đặt chi nhánh hoặc chi nhánh phụ thuộc). Trong quá trình hoạt
động, ngân hàng nước ngoài phải chịu sự kiểm tra, quản lý về thuế của cơ quan thuế nơi
đăng ký thuế và Bộ Tài chính9.

9 />
19




×