Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tìm hiểu một số quy định của ldn năm 2014 về công ty tnhh hai thành viên trở lên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.04 KB, 18 trang )

CHỦ ĐỀ 1:
TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LDN NĂM 2014 VỀ CÔNG TY TNHH HAI
THÀNH VIÊN TRỞ LÊN


MỤC LỤC


I. Khái niệm
Điều 38, Mục 1, Chương 3, Luật Doanh nghiệp
2005
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh
nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số
lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh
nghiệp;

Điều 47, Mục 1, Chương 3, Luật Doanh nghiệp
2014
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số
lượng thành viên không vượt quá 50;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 48 của Luật này;



2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
nhận đăng ký kinh doanh.
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
quyền phát hành cổ phần.
trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Về cơ bản, khái niệm về Công ty TNHH 2 thành viên trở lên giữa Luật DN 2005 – 2014 không
có nhiều sự thay đổi , chỉ có 2 sự khác biệt nhỏ là :
- Về “Vốn góp”, Luật DN 2014 qui định chặt chẽ hơn “vốn đã góp vào” (thay vì “ vốn cam kết
góp “ trong Luật 2005 )
- Về thời điểm công ty có tư cách pháp nhân, Luật 2014: từ ngày cấp “Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp”  1 điểm mới trong Luật DN 2014 , Giấy chứng nhận này có 4 nội dung chính
thay vì 10 nội dung trong Luật 2005 :
+ Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
+ Thông tin chi tiết nhân thân của cá nhân là người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp tư
nhân, thành viên hợp danh, thành viên công ty và thông tin của thành viên tổ chức;
+ Vốn điều lệ của doanh nghiệp.


Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2014 đã bỏ nội dung ngành, nghề kinh doanh; bỏ việc xác định vốn
pháp định và chứng chỉ hành nghề. Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các
ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013. Đồng thời, khi có sự
thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ phải thông bảo với cơ quan đăng ký kinh
doanh để được bổ sung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không phải đăng ký thay đổi nội
dung đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới như luật cũ.
Điều này giúp cho các doanh nghiệp không phải mất thời gian và thủ tục để chờ cấp lại Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh.

II. Đặc điểm
2.1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên
a) Quyền của thành viên
Điều 50, Mục 1, Chương III, Luật Doanh nghiệp2014
Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có những quyền sau đây:
- Về tham dự họp và số phiếu biểu quyết
1. Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết cấc vấn đề thuộc thẩm
quyền của Hội đồng thành viên.
2. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
48 của Luật này.
- Chia lợi nhuận và tài sản:
3. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn
thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể
hoặc phá sản.
- Về vốn góp
5. Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ.
6. Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho
và cách khác theo quy định của pháp luạt và Điều lệ công ty.
- Về quyền khởi kiện
7. Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác
theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
- Về quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên và các quyền khác


8. Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thanh viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số
vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các
quyền sau đây:
+ Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;

+ Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính
hằng năm;
+ Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp số đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của
Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;
+ Yêu cầu Toà án huỷ bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày
kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị
quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công
ty.
9. Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không
quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 8 Điều này thì nhóm thành viên còn lại
đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 8 Điều này.
10. Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Về cơ bản, những quy định về quyền của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có
những thay đổi và bổ sung cơ bản sau:
- Về số phiếu biểu quyết, Luật DN 2005 chỉ quy định thành viên có số phiếu biểu quyết tương
ứng với số vốn đã góp, còn Luật DN 2014 quy định chặt chẽ hơn: Thành viên sẽ có số phiếu biểu
quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này,
tức là thành viên phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Quá thời hạn trên, thành viên sẽ không có quyền về số phiếu biểu quyết.
- Bỏ đi quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp so với điểm e), khoản 1,
Điều 41, Mục 1, Chương III của Luật DN 2015, do có lặp lại tại điểm 6, Điều 50, Mục 1,
Chương III Luật DN 2014.
- Về quyền khởi kiện, Luật DN 2014 có quy định bổ sung về các đối tượng thành viên có quyền
khởi kiện, bao gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện
theo pháp luật và cán bộ quản lý khác (theo quy định tại Điều 72 của Luật DN 2014), thay vì
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc như tại Điểm g) Khoản 1 Điều 41 Mục 1 Chương III Luật DN
2005.



- Về quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên, Luật DN 2014 giảm điều kiện về phần trăm sở
hữu trong tổng số vốn điều lệ đối với thành viên, quy định từ 10% trở lên hoặc 1 tỷ lệ khác nhỏ
hơn thay vì 25% hoặc 1 tỷ lệ khác nhỏ hơn trong Luật DN 2005. Đồng thời, Luật DN 2014 bổ
sung quyền yêu cầu Toà án huỷ bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn nhất định
cho nhóm thành viên này, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó
không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
b) Nghĩa vụ của thành viên
Điều 51, Mục 1, Chương III, Luật DN 2014
Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có các nghĩa vụ sau:
- Nghĩa vụ về góp vốn:
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
và khoản 4 Điều 48 của Luật này.
2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại
các điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này.
- Nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ, nghị quyết, quyết định:
3. Tuân thủ Điều lệ công ty.
4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
- Trách nhiệm cá nhân và nghĩa vụ khác:
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
a) Vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây
thiệt hại cho người khác;
c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
6. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Về cơ bản, những quy định về nghĩa vụ của thành viên trong Luật DN 2014 không có thay đổi
nào đáng kể so với Luật DN 2015.
Các thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty; không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức
trừ một số trường hợp nhất định; chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện

những hành vi nhất định đã quy định trong Luật; tuân thủ Điều lệ công ty; Chấp hành các nghị


quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của
Luật này. Chỉ có một điểm khác là Luật DN 2014 có thêm khoản 6 quy định về các nghĩa vụ
khác còn Luật DN 2005 thì chỉ liệt kê cố định 5 nghĩa vụ.
2.2. Vốn
2.2.1. Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
Điều 48, Mục 1, Chương III, Luật DN 2014
- Vốn điều lệ: tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
- Góp vốn:
+ Đầy đủ, đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
+ Thời hạn 90 ngày (kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
+ Trường hợp thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết: phải được sự tán thành của đa số thành
viên còn lại.
- Tại thời điểm góp đủ phần vốn: Công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên
tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu
sau đây:
+ Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
+ Vốn điều lệ của công ty;
+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân,
Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết
định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
+ Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy
dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình
tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
- Quyền và nghĩa vụ của các thành viên gắn với vốn:
+ Trong thời hạn này, thành viên có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã

cam kết góp.
+ Sau thời hạn này, vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì:
• Thành viên chưa góp vốn: không còn là thành viên của công ty;
• Thành viên chưa góp vốn đủ: có các quyền tương ứng với phần vốn đã góp;
• Phần vốn góp chưa góp: được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
2.2.2. Thay đổi vốn điều lệ
Trong trường hợp có sự thay đổi vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan
đăng ký kinh doanh:
- Thời hạn :Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ
- Nội dung chủ yếu:


+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
+ Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;
+ Thời điểm, lý do và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
* Trường hợp tăng vốn điều lệ
Có 2 cách công ty có thể tăng vốn điều lệ của mình:
- Tăng vốn góp của thành viên
+ Vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của
họ trong vốn điều lệ công ty.
+ Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp
này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng
với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác
- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới
Trường hợp tăng vốn điều lệ: gửi kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của
Hội đồng thành viên..
* Trường hợp giảm vốn điều lệ

Các hình thức công ty có thể giảm vốn điều lệ:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công
ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và
bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên
- Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 52 của Luật này
- Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều
48 của Luật này
Trường hợp giảm vốn điều lệ: kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội
đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất.
2.2.3.Mua lại và chuyển nhượng phần vốn góp
a. Mua lại phần vốn góp


Trường hợp 1: Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu đã bỏ
phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về:
- Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành
viên, Hội đồng thành viên;
- Tổ chức lại công ty;
- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Hình thức: văn bản
Thời hạn: 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết trên
Giá: Thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì theo
+ Giá thị trường
+ (Hoặc) Nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong 15 ngày
Điều kiện: Sau khi mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
Trường hợp 2: Tự do chuyển nhượng cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành
viên nếu công ty không mua lại phần vốn góp đó.
b. Chuyển nhượng phần vốn góp
* Đối tượng
- Thành viên công ty: chào bán theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện.

- Không phải thành viên công ty: chỉ khi thành viên công ty không mua hoặc không mua hết
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán với cùng điều kiện chào bán cho thành viên công ty.
Luật DN 2014 có 2 điểm mới mà Luật DN 2005 không quy định:


Quyền và nghĩa vụ đối với công ty: Thành viên chuyển nhượng vẫn có quyền và nghĩa vụ đối
với công ty tương ứng phần vốn góp cho đến khi thông tin người mua được ghi đầy đủ vào sổ
đăng ký thành viên.
Trường hợp chỉ còn 1 thành viên trong công ty sau khi chuyển nhượng, thay đổi phần vốn góp,
phải:
+ Chuyển sang tổ chức hoạt động theo Công ty TNHH 1 thành viên.
+ Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc
chuyển nhượng.
2.2.4. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
* Trường hợp thành viên là cá nhân chết
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.
Thừa kế theo pháp luật: thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo pháp luật
quy định (Điều 674 Luật Dân sự 2005)
Theo khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường
hợp sau đây:
+ Không có di chúc;
+ Di chúc không hợp pháp;
+ Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di
chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản
hoặc từ chối quyền nhận di sản.
- Người thừa kế theo pháp luật: Theo Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 bao gồm những đối tượng
sau:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của
người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;


+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột,
dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
* Trường hợp không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền
thừa kế: phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích. Đây là một điểm mới trong Luật
DN 2014 mà Luật DN 2005 không quy định.
+ Tuyên bố một người mất tích: Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng
đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn
không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính
từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối
cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;
nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu
tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. (Khoản 1, Điều 78 Bộ luật dân sự năm 2005)
+ Người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự là thành viên
của công ty.
- Trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự
+ Quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.
+ Các trường hợp phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo
quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này:
• Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
• Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên
chấp thuận làm thành viên;
• Thành viên là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản.
+ Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho

người khác.
- Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến
hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho
là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.


- Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử
dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
+ Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
+ Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN
TRỞ LÊN


HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

- Tất cả các thành viên của công ty
- Họp theo định kì, ít nhất 1 lần 1 năm.
- Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Quyền
và nghĩa vụ liên quan các quyết định được quy định
cụ thể ở điều 56 khoản 2 LDN 2014.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN

- Do Hội đồng thành viên bầu ra một thành viên làm,
có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
- Nhiệm kì: < 5 năm. Có thể được bầu lại với số nhiệm
kì không hạn chế.

- Quyền và nghĩa vụ liên quan đến Hội đồng thành
viện, được quy định cụ thể ở điều 57 khoản 2 LDN
2014.

GIÁM ĐỐC HOẶC
TỔNG GIÁM ĐỐC

- Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày
của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành
viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình.
- Quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể ở điều 64
khoản 2 LDN 2014.

BAN KIỂM SOÁT
- Công ty có > 11 thành viên: bắt buộc
- Công ty có < 11 thành viên: thành lập 1 BKS phù

hợp với yêu cầu
- Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm

việc do Điều lệ công ty quy định.

Điều 56 khoản 2: Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;


- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm
vốn;
- Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty;

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp
đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi
trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị
khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và
người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
- Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc
phương án xử lý lỗ của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
- Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định tổ chức lại công ty;
- Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 57 khoản 2: Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành
viên;
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
- Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 64 khoản 2: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;



- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc
thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng
thành viên;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Tuyển dụng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên.
Ngoài ra, về tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc và Tổng giám đốc, Luật DN 2014 không giới
hạn tỷ lệ vốn góp phải đạt ít nhất 10% như Luật DN 2005, mở rộng cơ hội chọn lựa được người
điều hành có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn tốt.
Khác với Luật DN 2005 quy định:
-

Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo

-

pháp luật của công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại VN, trường hợp vắng mặt
trên 30 ngày phải có ủy quyền cho người khác theo quy định điều lệ công ty để thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của công ty

Luật DN 2014 không quy định điều này.
III. Nhận xét
* Ưu điểm của loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Công ty có tư cách pháp nhân và trách nhiệm của các thành viên là hữu hạn, gây ít rủi ro cho
người góp vốn.
- Việc hạn chế chuyển nhượng vốn hoặc quyền góp vốn đảm bảo giữ bí quyết kinh doanh, phù
hợp với một số ngành nghề.
- Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp
quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên,
hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.


- Có tư cách pháp nhân kể từ khi nhận giấy đăng kí kinh doanh
* Nhược điểm
- Không được phát hành chứng khoán, giới hạn số lượng thành viên: không thể huy động vốn lớn
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn gây rủi ro cho chủ nợ
- Đối với một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm
theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng
không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu.
IV. Tình huống
Tháng 6/2007, A cùng hai người bạn của mình là B và C hùn vốn thành lập công ty TNHH ABC.
A góp vốn bằng một chiếc ôtô được các thành viên nhất trí định giá theo giá thị trường tại thời
điểm góp vốn là 1 tỉ đồng, chiếm 50% vốn điều lệ. B và C mỗi người cam kết góp 500 triệu đồng
bằng tiền mặt chiếm 25% vốn điều lệ. Sau khi được cấp GCN ĐKKD, A, B đã thực hiện việc góp
vốn cho công ty theo đúng quy định của pháp luật, C mới góp trước 280 triệu.
Câu hỏi:
1/ Tháng 7/2007, A tặng cho G một nửa phần vốn góp của mình tại công ty ABC nhưng B và C
không đồng ý để G trở thành thành viên của công ty. G có thể trở thành thành viên công ty
không?
2/ Sau ba năm hoạt động, công ty làm ăn thua lỗ và tạo ra khoản nợ lên tới 3,5 tỷ đồng. Mặt
khác, chiếc ô tô A góp vốn chỉ còn trị giá 500 triệu. Các chủ nợ yêu cầu các thành viên của công
ty phải bỏ thêm tài sản để trả cho hết nợ?
Trả lời:

Theo Điều 47 Luật doanh nghiệp thì công ty TNHH hai thành viên trở lên có những đặc điểm
sau:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật
này;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 52, 53 và 54
của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
1/ Tháng 7/2007, A tặng cho G một nửa phần vốn góp của mình tại công ty ABC nhưng B và C
không đồng ý để G trở thành thành viên của công ty. G có thể trở thành thành viên công ty
không?
Khoản 5 Điều 54 LDN 2014 quy định:
Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho
người khác.
Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng
thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là
người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
=> Vì vậy, trong trường hợp này, A có quyền tặng phần vốn góp của mình cho G.
- Nếu G là người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ 3 của A thì G sẽ trở thành thành viên
của công ty nếu G không phải đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp theo khoản 2
Điều 18 LDN 2014.
- Nếu G không phải người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ 3 của A:
Theo khoản 3 Điều 60 LDN 2014:
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được

thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:
a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, trừ
trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối
với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều
lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.
Do công ty ABC chỉ có A bỏ phiếu nên quyết định để G thành thành viên của công ty không
được thông qua.
2/ Sau ba năm hoạt động, công ty làm ăn thua lỗ và tạo ra khoản nợ lên tới 3,5 tỷ đồng. Mặt
khác, chiếc ô tô A góp vốn chỉ còn trị giá 500 triệu. Các chủ nợ yêu cầu các thành viên của công
ty phải bỏ thêm tài sản để trả cho hết nợ?


Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty
bằng tài sản của mình, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công
ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Vì vậy, thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên không phải bỏ thêm tài sản để chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty ngoài phạm vi số vốn đã góp.
A và B đã thực hiện việc góp vốn cho công ty theo đúng quy định của pháp luật tại thời điểm góp
vốn.
Theo Điều 36 LDN 2014: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông
công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định.
Nên chiếc ô tô của A sau khi góp vôn đã trở thành tài sản công ty và việc giá trị bị suy giảm
không liên quan tới A nữa.
Do vậy, cả A và B đều không phải bỏ thêm tài sản để trả nợ cho công ty.
C cam kết góp vốn 500 triệu đồng nhưng sau khi được cấp GCN ĐKKD, C chỉ mới góp 280 triệu
đồng.
Theo quy định tại Điều 48 LDN 2014, C phải thêm 220 triệu đồng cho đủ số vốn cam kết để
thanh toán các khoản nợ của công ty. Và nếu việc không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết

của C gây thiệt hại cho công ty thì C phải bồi thường thiệt hại phát sinh đó.
Ngoài ra thì C cũng không phải bỏ ra thêm tài sản của mình để thanh toán các khoản nợ theo yêu
cầu của chủ nợ.



×