Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.22 KB, 11 trang )

I.
CÁCH GIAO DỊCH NGOẠI TỆ QUA MẠNG
1. Giao dịch ngoại tệ là gì?

Giao dịch ngoại hối là việc mua và bán đồng thời một loại tiền tệ với một loại
tiền tệ khác. Do đó tiền tệ được giao dịch theo cặp, ví dụ: Đồng Euro với Mỹ kim
(EUR/USD) hoặc bảng Anh với Mỹ kim (GBP/USD). Việc mua EUR/USD với giá
1,3305 có nghĩa là bạn cần 1,3305 Mỹ kim để mua một euro. Khi bạn giao dịch ngoại
hối, bạn mua bán theo hướng của một loại tiền tệ này so với một loại tiền tệ kia. Bạn se
có lời khi thị trường biến động theo hướng có lợi cho bạn. Ví dụ, bạn se mua
EUR/USD nếu bạn nghĩ rằng đồng Euro se tăng giá so với Mỹ kim. Ngược lại, nếu bạn
nghĩ rằng đồng Euro se mất giá so với Mỹ kim, thì bạn se bán EUR/USD.
2. Chiến lược giao dịch ngoại tệ trực tuyến

Có nhiều cách để giao dịch ngoại hối. Một số nhà giao dịch thực hành “giao
dịch trong ngày”, nghĩa là họ mở và đóng tư thế nắm giữ trong cùng một ngày. Thậm
chí mở tư thế nắm giữ chỉ trong một vài phút. Những người khác thích giao dịch nhiều
ngày hơn, trong khi một số khác giao dịch trong nhiều tuần và thậm chí nhiều tháng.
Tùy thuộc vào hồ sơ đăng ký giao dịch của bạn, bạn se xây dựng chiến lược của mình
theo kiểu phân tích hoặc cơ bản – hoặc cả hai. Bất kể chiến lược nào bạn chọn, Finotec
có hàng loạt công cụ để bạn tùy nghi sử dụng: RSI, Bollinger, MACD, báo cáo hàng
ngày, và nhiều công cụ khác.
*** Mở tài khoản giao dịch ngoại hối, forex với tổ chức môi giới uy tín, chuyên
nghiệp, nổi tiếng được đông đảo cư dân đầu tư mạng biết đến, tin cậy.
3. Thuận lợi và bất lợi của giao dịch ngoại tệ trực tuyến
• Thuận lợi:
 Giao dịch trực tuyến 24/24, 5 ngày trong tuần theo giá thế giới cập nhật

từng giây

1






Tham gia đơn giản, nhanh chóng, có thể giao dịch ngay sau 5 phút. Đặt
lệnh trực tuyến bất cứ lúc nào cho phép nắm bắt nhanh chóng cơ hội

kiếm lợi nhuận hay cắt lỗ kịp thời khi có biến động xảy ra.
 Có hệ thống stop loss chuẩn xác
 Giao dịch thực hiện được thể hiện minh bạch, chính xác, có thể theo dõi



các lệnh mua bán, lãi lỗ trực tiếp dễ dàng.
Chênh lệch mua bán thấp và không phí môi giới.
Có thể bắt đầu giao dịch với số tiền nhỏ - từ 100$ , cho phép tham gia thị
trường vàng thế giới một cách dễ dàng. Bạn có thể học hỏi và nắm bắt
kinh nghiệm giao dịch với cảm giác mua bán thực thụ bằng tài khoản nhỏ
ban đầu, tránh phải trả giá đắt cho việc thiếu kinh nghiệm trước khi có

được sự nhạy cảm cần thiết cho những giao dịch thành công.
 Có thể thực hiện ký quỹ và rút tiền đơn giản, nhanh chóng, chính xác và
an toàn bằng Credit Card, thẻ Visa
• Bất lợi:
 Giao dịch qua internet nếu nhà đầu tư thiếu hiểu biết đăng ký tài khoản
với những trang web ma, những tổ chức môi giới lừa đảo thì rủi ro mất
tiền rất cao.
 Hiện nay việc chuyển tiền và nhận tiền ra nước ngoài còn bị hạn chế. Các
giao dịch chuyển tiền và nhận tiền chủ yếu chỉ được thực hiện qua Credit
card (Visa Debit). Khi bạn muốn rút tiền, thường các tổ chức môi giới uy

tín đều yêu cầu bạn fax/scan rồi cung cấp đầy đủ các tài liệu sau: giấy
chứng minh nhân dân, hình ảnh hai măt thẻ Credit Card của bạn, hóa đơn
điện nước. Sau khi cung cấp đầy đủ các tài liệu trên, nếu muốn rút tiền
bạn chỉ cần điền vào form rút tiền và chỉ từ 3- 4 ngày sau tiền về tài
khoản Credit card (Visa Debit) của bạn.
4. Các bước giao dịch qua mạng
B1 : Tải và cài đặt sàn giao dịch mà bạn chọn.
B2 : Mở tài khoản giao dịch l bằng tên thật
B3 : Gửi tiền vào tài khoản
B4 : Giao dịch tiền trong việc biến động của các đồng tiền đối ứng
B5: Rút tiền lợi nhuận từ tài khoản

2


II.
NGHIỆP VỤ GIAO NGAY
1. Nghiệp vụ giao ngay và thị trường hối đoái giao ngay

Hối đoái giao ngay : là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao
ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong 2 ngày làm việc.
ỷ giá giao dịch là tỷ giá giao ngay (spot rate ) được xác định tại điểm giao dịch.
• Thị trường hối đoái giao ngay : là thị trường thực hiện các giao dịch hối đoái
giao ngay.
• Đối tượng tham gia:
− Ngân hàng thương mại
− Nhà kinh doanh XNK
− Nhà đầu tư
− Cá nhân
2. Yết giá trên thị trường giao ngay

Ví dụ minh họa :

3


Trích từ : />3. Chi phí giao dịch
Thường không thu phí giao dịch hay hoa hồng
Các ngân hàng sử dụng chệch lệch tỉ giá mua và tỉ giá bán ( ASK –BID Spread )

Ví dụ : Có tỉ giá GBP/USD = 1.3763/99. Hãy tính chi phí giao dịch?\
4. Cơ chế giao dịch
• Xác định tài khoản của người XK và NK
• Thỏa thuận các vấn đề có liên quan đến tỉ giá và cách thức thanh toán
• NH bên NK se ký kết hợp đồng bán ngoại tệ với bên nhập khẩu
• NH bên NK liện hệ với NH đại lý ( NH bên XK ) trích trả từ tài khoản

nostro account
• Sau 2 ngày làm việc, ghi nợ bên NK và ghi có bên XK
5. Sử dụng dịch vụ giao ngay
• Ưu điểm: cung cấp giao dịch “thật” cho:
− Nhà xuất khẩu có nhu cầu bán ngoại tệ ngay
− Nhà nhập khẩu có nhu cầu mua ngoại tệ ngay
• Nhược điểm: không cung cấp được giao dịch trong trường hợp người mua và
người bán có nhu cầu những thời điểm giao dịch trong tương lai
6. Đặc điểm

Việc chuyển giao ngoại tệ được diễn ra sau 2 ngày, nghĩa là việc mua bán ngoại
tệ được thực hiện ngaỳ giao dịch là T nhưng ngày thanh toán là ngày mà 2 đồng








tiền được trao đổi là ngày T+2.
Hợp đồng giao dịch giao ngay phải bao gồm các yếu tố sau:
Các bên đối tác tham gia (Counterparty)
o Bên mua (Buyer)
o Bên bán (Seller)
Các đồng tiền (Currencies)
Tỷ giá giao ngay (Spot rate)
Số tiền được trao đổi (Amounts)
4








Ngày giao dịch (Trade date)
Ngày thanh toán (Value date)
Các chỉ thị thanh toán (Payment instruction)
Các chi phí (Charges)
Các điều khoản khác (Others)
Tỷ giá giao ngay được tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do

hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do Ngân hàng nhà nước quy

định.
Các đối tượng tham gia giao dịch chuyển đổi dễ dàng từ đồng tiền này sang
đồng tiền khác.
7. Tác dụng
• Đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu ngoại tệ cho các đối tượng tham gia mua ,
bán
• Kích thích doanh số trên thị trường giao dịch ngoại tệ.
• Tạo lợi nhuận cho các ngân hàng thông qua chênh lệch giũa giá mua và giá
bán.
• Làm cân đối ngoại tệ, đảm bảo kiểm soát được ngoại hối.
III.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng ngắn hạn cũng như dài hạn đến tỉ giá hối đoái,
bao gồm các yếu tố:
1. Cán cân thanh toán quốc tế (Banlance of Payment)
Cán cân thanh toán quốc tế (TTQT) phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằng
ngoại tệ của một quốc gia so với một quốc gia khác trong quan hệ giao dịch quốc tế lẫn
nhau.
Trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế se ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu
ngoại tệ, do đó ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái. Cụ thể là:
- Khi cán cân TTQT bội chi ( chi > thu), quốc gia phải xuất ngoại tệ trả nợ dẫn
đến nhu cầu ngoại tệ gia tăng, cầu > cung, tỷ giá có xu hướng tăng lên.

5


- Khi cán cân TTQT bội thu ( thu < chi), nước ngoài trả nợ bằng ngoại tệ dẫn
đến cung ngoại tệ tăng, cầu < cung, tỷ giá có xu hướng giảm xuống.
2. Lãi suất (interest rate):
Thông thường các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao,

được thực hiện bằng cách khá phổ biến là đi vay đồng tiền có lãi suất thấp chuyển đổi
sang đồng tiền có lãi suất cao, sau đó đầu tư đồng tiền có lãi suất cao bằng nhiều hình
thức nhằm hưởng lợi nhuận chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. Điều này tạo nên sự
thay đổi trong quan hệ cung cầu ngoại tệ, từ đó ảnh hưởng đến tỉ giá. Thông thường,
đồng tiền có lãi suất cao se có khuynh hướng lên giá.
3. Tình hình lưu thông tiền tệ trong nước và lạm phát:
Lưu thông tiền tệ trong nước được ổn định, lạm phát không có điều kiện bùng
phát thì tỷ giá hối đoái se ít có biến động. Tuy nhiên, nếu tình hình lưu thông tiền tệ
không ổn định, lạm phát gia tăng se làm cho sức mua của đồng tiền giảm, kéo theo sự
thay đổi của tỉ giá hối đoái, cụ thể là:
Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không
đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá
dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân
trong nước se chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng,
cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài se dùng
ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường
giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ
theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh
hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân se chuyển sang
nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái
tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên se phụ

6


thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát
cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó se mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
4. Tác động của yếu tố chính trị đến tỷ giá hối đoái:
Ở Dimbabwe, vào thời điểm năm 2008, lạm phát lên tới 11 triệu %, đồng tiền
mệnh giá 100 tỉ đôla Zimbabwe (ZD) chỉ đủ mua một ổ bánh mì, 10 tỷ đô la ZD ăn

1USD nếu mua tiền mặt, nếu chuyển khoản là 20 tỷ ZD.

Nguyên nhân chính là do nền chính trị bất ổn. Những chính sách sai lầm của
ông Mugage – từ 1 nhân vật đấu tranh giải phóng trở thành 1 kẻ độc tài, bị tha hóa về
mặt chính trị đã làm dấy lên làn sóng biểu tình mạnh me của người dân. Thêm vào đó
chính phủ đương nhiệm gặp phải nhiều sức ép từ bên ngoài cộng với nhiều mâu thuẫn
trong việc chia se quyêng lực với phe đối lập đã khiến cho nền chính trị ở Zimbabwe
lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Kéo theo đó là tình trạng lạm phát đạt đến ngưỡng
kỷ lục, đồng nội địa bị mất giá trầm trọng.
Kể từ ngày 25/1/2011, khi phe đối lập phát động quần chúng biểu tình đòi Tổng
thống Mubarac từ chức tới nay, kinh tế Ai Cập đã bị tổn thất nghiêm trọng và đang
đứng trước thách thức vô cùng to lớn. Đồng bảng Ai Cập giảm giá nghiêm trọng so với
đồng USD. Tỷ giá hối đoái ngày 7/2 là 5,951 bảng Ai Cập mới đổi được 1 USD, mức
thấp nhất trong 6 năm qua.Trước tình trạng bất ổn này, Ngân hàng Trung ương Ai Cập

7


đã ban hành quy định mỗi ngày chỉ cho phép rút tối đa 10.000 USD và 50.000 bảng Ai
Cập để giữ giá và đảm bảo ngân hàng không bị sập tiệm. Để trấn an dân chúng, Ngân
hàng Trung ương Ai Cập thông báo dự trữ ngoại tệ của Ai Cập hiện lên tới 36 tỉ USD,
đủ khả năng trang trải nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng trong 3 tháng. Ngoài ra Ngân
hàng Trung ương Ai Cập hiện hiện đang nghiên cứu các biện pháp giữ giá đồng nội tệ
như tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng, phát hành khoảng 2,5 tỉ USD trái phiếu chính phủ,
đồng thời đảm bảo tiền trợ cấp thực phẩm thiết yếu - nhất là bánh mì cho 150.000 dân
thành thị trong tình hình vật giá đang leo thang hàng ngày.
Lấy ví dụ đối với cặp tỷ giá USD/EUR. Ta thấy Mỹ là nước tiêu thụ nhiều dầu
và các loại chất đốt nhất thế giới nên bất cứ một sự thay đổi nào trong giá dầu đều có
thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá của đồng USD, từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá
USD/EUR. Trong cuộc tấn công vào Iran, giá dầu Brent đã tăng từ 90 USD/thùng lên

125 USD/thùng. Giá khí đốt cũng đã tăng lên 4 USD/gallon. Điều này ngay lập tức
phản ánh trên giá trị của cặp tiền EUR/USD. Khi giá dầu tăng, Mỹ phải trả nhiều tiền
hơn để mua dầu và từ đó mà giá trị của đồng USD tụt giảm so với đồng EUR khiến tỷ
giá USD/EUR giảm.
5. Ảnh hưởng của các nhân tố khác đến tỷ giá hối đoái:
• Tỷ lệ thất nghiệp:
Cơ quan thống kê của Liên minh Châu Âu (Eurostat) ngày 31/10 cho biết tỷ lệ
thất nghiệp tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) đã leo tới mức kỷ lục
10,2% trong tháng 9, con số cao nhất kể từ tháng 6/2010 . Điều này khiến đồng EUR
ngày càng mất giá nghiêm trọng, đồng nghĩa với việc tỷ giá USD/EUR se rất cao.
Đồng thời, đồng bạc xanh tăng giá do lượng việc làm mới ở Mỹ tăng mạnh và giới đầu
tư dự báo khủng hoảng châu Âu đang xấu đi. Kết quả là đồng USD đã có chuỗi tăng
giá so với EUR dài nhất kể từ tháng 2/2010, trong bối cảnh nhà đầu tư lạc quan về triển
vọng hồi phục kinh tế Mỹ. Đồng euro giảm so với hầu hết các đồng tiền giao dịch chủ
chốt. USD giao dịch ở 1,361 USD/EUR, mức cao nhất kể từ ngày 4/10. Nhiều khả
8


năng, đồng tiền nước Mỹ có thể se phá ngưỡng 1,3146 USD/EUR, mức mạnh nhất kể
từ tháng 1/2011.


Khủng hoảng kinh tế, thảm họa, thiên tai,...:
Lịch sử trung lập và ổn định của Thuỵ Sĩ đã giúp cho đồng Franc Thụy Sĩ

(CHF) được biết đến như một “ngoại tệ an toàn”. Khi thị trường tài chính cảm thấy sự
bất ổn, chiến tranh, các hiểm hoạ kinh tế, các thảm hoạ nhiệt đới, bất ổn chính trị phát
sinh, trên thị trường có xu thế chuyển vốn về Thuỵ Sĩ – nước an toàn trung lập. Những
thảm hoạ toàn cầu không mong đợi hay những gia tăng đột biến về giá dầu cũng se có
ảnh hưởng tốt đến giá trị của đồng CHF, vì đồng tiền này là một trong số những tiền tệ

vẫn tiếp tục được ủng hộ phần nào bởi vàng. Trong những trường hợp như vậy tỷ giá
USD/CHF giảm.


Tâm lý số đông:
Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là

các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ
tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố
tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá
ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi
ngưòi kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái se tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua
ngoại tệ thì tỷ giá se tăng ngay trong hiện tại; Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhậy cảm với
thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ se hỗ
trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người se đồng loạt
bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái se giảm nhanh chóng.


Những dự đoán về TGHĐ: Là dự đoán của những người tham gia vào thị
trường ngoại hối về triển vọng lên giá hay xuống giá của đồng tiền nào đó, có

thể là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự biến động của tỷ giá.
• Sự can thiệp của Chính phủ
9


Bất kỳ một chính sách nào của chính phủ mà có tác động đến tỷ lệ lạm phát , thu
nhập thực tế hoặc mức lãi suất trong nước đều có ảnh hưởng đến sự biến động của
TGHĐ. CP sử dụng 3 loại hình can thiệp chủ yếu : can thiệp vào thương mại quốc tế,
đầu tư quốc tế và can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối (mua vào hoặc bán ra

ngoại tệ). Ví dụ: Chính sách tài chính tiền tệ
Khi FED (Cục dự trữ Liên bang Mỹ) tăng mức lãi suất tiết kiệm cao hơn mức
của Châu Âu những nhà đầu tư nước ngoài bị hấp dẫn đầu tư vào Mỹ và vì thế mà kích
thích giá trị của đồng USD khiến tỷ giá USD/EUR tăng.
Một ví dụ khác đối với cặp tiền tệ USD/JPY. Ta biết rằng Nhật là nước có nền
kinh tế mạnh đứng thứ 3 trên thế giới với GDP vượt 4 ngàn tỉ USD. Các yếu tố như:
Trung Quốc, dầu hoả, những nỗ lực của Chính phủ,... đều đóng vai trò trong đường đi
của cặp tiền tệ này. Cụ thể là Khi Trung Quốc định giá lại hoặc thả nổi giá trị của đồng
Nhân dân tệ (CNY) (tức là cho phép đồng tiền này cao hơn và gần với giá trị thực tế
hơn) xuất nhập khẩu của Nhật se cạnh tranh được tốt hơn trên thị trường Mỹ và đồng
tiền Nhật se tăng giá khiến tỷ giá USD/JPY giảm.
Trong thực tế, tỷ giá hối đoái bị chi phối đồng thời bởi tất cả các yếu tố trên với
mức độ mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố, tuỳ vào thời gian và hoàn cảnh nhất
định. Việc tách rời và lượng hoá ảnh hưởng của từng nhân tố là việc làm không thể.
Các nhân tố trên không tách rời mà tác động tổng hợp, có thể tăng cường hay át chế lẫn
nhau, đến tỷ giá hối đoái làm cho tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng.

Nguồn tài liệu tham khảo:
/>

10


/>sách Thanh Toán Quốc Tế , chủ biên: TS. Trầm Thị Xuân Hương, nhà xuất bản lao
động-xã hội TP.HCM-2008

11




×