Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ảnh hưởng của phân bón hóa học tới môi trường đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.02 KB, 20 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
CHỦ ĐỀ : ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HÓA HỌC TỚI MÔI TRƯỜNG
ĐẤT


I)

Giới thiệu chung

Khái niệm : Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh
dưỡng dùng để bón cho cây trồng ,cung cấp các nguyên tố cần thiết cho cây
trồng gồm những nguyên tố đa lượng N,P,K và những nguyên tố vi lượng :
Ca,Cu,Zn…để đáp ứng nhu cầu phát triển,ra hoa kết trái và tăng năng suất
cây trồng.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón hóa học là một trong những
vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân
bón hóa học đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng
nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam.
Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón
đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Theo số liệu của FAO và
UNIDO, lượng phân bón hóa học sử dụng trong nông nghiệp trên thế giới
tăng một cách chóng mặt. Cụ thể, từ 1991-1993 so với 1945-1950, phân đạm
tăng 13 lần, lân tăng 3,5 lần và kali tăng 2,5 lần. Năm 1986, thế giới SX 129
triệu tấn phân bón hóa học, đến năm 1990 tăng lên 138 triệu tấn và 2002 đã
đạt gần 144 triệu tấn…
Phải thừa nhận, nông nghiệp thế giới không thể tăng 4 lần sản lượng trong 50
năm qua nếu không có phân hóa học và phân hóa học đã trở thành một trong
các yếu tố cơ bản để nâng mức sống ở các nước văn minh. Tuy nhiên, nếu sử
dụng phân hóa học không hợp lý sẽ vừa gây lãng phí, thậm chí để lại những
hệ lụy khó lường.



II) Phân loại phân bón hóa học
*Có 5 loại phân bón hóa học chính : phân đạm, phân lân, phân kali, phân
bón kép và phân vi lượng.
1)

2)

3)
4)

5)

Phân đạm:
Phân đạm là loại cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat và
Amino. Phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng của
nguyên tố Nitơ.
Phân đạm gồm có:
- Phân đạm Amoni: được điều chế từ Amoniac với axit tương ứng:
HCl + NH3 = NH4Cl
- Phân đạm Ure: được tổng hợp từ Amoniac với CO2 :
2NH3 + CO2 = (NH3)2CO + H2O
- Phân đạm Nitrat là các muối Nitrat như : Canxinitrat, Natrinitrat…
Phân lân(chứa P):
- Phân lân tự nhiên Ca3(PO4)2
- Phân supe phôtphat kép Ca(H2PO4) 2
- Phân supe phôtphat đơn Ca(H2PO4)2 và CaSO4
Phân Kali (chứa K):
thường dùng là : K2SO4, KCl
Phân bón kép: là loại chứa 2, 3 nguyên tố dinh dưỡng trở lên : KNO3,

(NH4)2,H2P04
Phân bón kép NPK là hỗn hợp gồm: NH4NO3,Ca(H2PO4)2 và KCl .
Phân vi lượng :là phân vô cơ có chứa các yếu tố dinh dưỡng cần thiết
cho cây nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ: sắt(Fe), kẽm(Zn),
Mangan(Mn), đồng(Cu), Molipden(Mo), Bo(B)…


III)
1)

2)

3)

4)

Vai trò của việc bón phân hóa học
Đối với cây trồng: Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết
cho cây trồng sinh trưởng phát triển. Nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng
hoàn toàn không đủ chất dinh dưỡng mà phải lấy thêm phần lớn từ
phân bón. Phân bón chính là thức ăn nuôi sống cây trồng. Điều tra tổng
kết ở khắp nơi trên thế giới đều cho thấy trong số các biện pháp kỹ
thuật trồng trọt, bón phân luôn là biện pháp có ảnh hưởng lớn nhất đến
năng suất cây trồng.
Theo tổ chức FAO, trong thập niên 70-80 của thế kỷ XX, trên phạm vi
toàn thế giới, trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông
sản tăng thêm. Ở nước ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm
tăng 35% tổng sản lượng, bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu
được 13 tấn hạt ngũ cốc. Bón phân cân đối và hợp lý còn làm tăng chất
lượng nông sản, cụ thể là làm tăng hàm lượng chất khoáng, protein,

đường và vitamin cho sản phẩm. Tuy nhiên, nếu thiếu chất dinh dưỡng,
hoặc bón quá nhiều và không cân đối cũng có thể làm giảm năng suất
và chất lượng nông sản.
Đối với đất và môi trường: Bón phân làm tăng độ phì nhiêu cho đất,
đất tốt hơn, cân đối hơn, đặc biệt phân hữu cơ và vôi là biện pháp cải
tạo đất rất hữu hiệu. Ở những đất có độ phì nhiêu tự nhiên ban đầu
thấp, tức là đất xấu thì việc bón phân càng có tác dụng rõ. Việc sử dụng
các chất phế thải trong các hoạt động đời sống vủa người và động vật,
chất phế thải của công nghiệp để làm phân bón góp phần hạn chế các
tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy bón phân không hợp lý,
không đúng kỹ thuật có thể làm cho đất xấu đi hoặc gây ô nhiễm môi
trường, phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều các chất CH 4, CO2, NH3, NO3,
phân vô cơ tạo ra nhiều đạm ở thể khí làm đất trở nên độc với cây trồng
và ô nhiễm không khí, nguồn nước. Ví dụ: mưa axit, phú dưỡng…
Đối với hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng trọt: Sử dụng phân bón có
liên quan đến hiệu lực của các biện pháp kỹ thuật khác. Ví dụ:sử dụng
giống mới cần kết hợp với bón phân hợp lý và đầy đủ. Ngược lại, các
biện pháp kỹ thuật khác cũng ảnh hưởng đến hiệu lực của phân bón. Ví
dụ: Chế độ nước không thích hợp hoặc kỹ thuật làm đất kém có thể làm
giảm 10-20% hiệu lực phân bón.
Đối với thu nhập của người sản xuất : Do làm tăng năng suất và chất
lượng nông sản nên sử dụng phân bón hợp lý làm tăng thu nhập cho
người trồng trọt.



IV) Thực trạng sử dụng phân bón hóa học ở VIỆT NAM
Như chúng ta đã biết Việt Nam là một nước nông nghiệp có truyền thống
trồng lúa nước nhưng so với thế giới mãi đến năm 50 của thế kỉ này mới bắt
đầu làm quen đến phân bón hóa học.Tuy vậy mức độ sử dụng phân bón hóa

học của Việt Nam mỗi năm lại tăng. Năm 1980 cả nước sử dụng 500.000 tấn
phân đạm và trên 200.000 tấn phân lân. Đến năm 1990 đã sử dụng 2,1 triệu
tấn phân đạm và 650.000 tấn phân lân.
Lượng phân bón hóa học đã sử dụng ở Việt Nam theo Cổng thông tin điện tử
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ năm 2000 đến 2007 của phân
đạm (N), phân lân (P2O5), phân Kali (K2O) và phân hỗn hợp NPK như sau:
Bảng 1: Lượng phân bón hóa học đã được sử dụng tư năm 2000 đến năm
2007.(đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)
Năm N
P2O5 K2O NPK
N+P2O5+K2O
2000 1332 501
450 180 2283
2005 1155, 554,1 354, 115,9 2063,6
1
4
2007 1357, 551,2 516, 179, 2425,2
5
5
7

Tuy nhiên, không phải tất cả lượng phân bón hóa học trên được cho vào đất,
được phun trên lá,… thì cây sẽ hấp thụ hết để nuôi cây lớn lên từng ngày.
Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt
Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 4045% và kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương
pháp bón, loại phân bón … Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương
với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn
supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua
(KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.
Bảng 2: Lượng phân bón hàng năm mà cây chưa được sử dụng(đơn vị

:nghìn tấn)


Năm

N

P2O5

K2O

N+P2O5+K2O

2000

799,2

300,6

270

1369,8

2005

693,1

332,5

212,6


1238,2

2007

814,5

330,7

309,9

1455,1

Xét về mặt kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa
sử dụng được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra mua
phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng tính
theo giá phân bón hiện nay. Hiện nay, ngành sản xuất phân hóa học nước ta
mới đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu của nông nghiệp, còn lại phải nhập
khẩu gần như toàn bộ phân đạm urê, kali và phân phức hợp DAP, một lượng
khá lớn phân hỗn hợp NPK với tổng số trên 3 triệu tấn/năm. Riêng đối với
phân khoáng kali, do phải nhập khẩu hoàn toàn nên tiêu thụ kali ở nước ta bị
phụ thuộc thị trường nước ngoài.
Trong số phân bón hóa học cây không sử dụng được, một phần còn được giữ
lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa
trôi theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước
mặt; một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và
một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa
gây ô nhiễm không khí….Như vậy gây ô nhiễm môi trường của phân bón
trên diện rộng và lâu dài của phân bón là việc xảy ra hàng ngày hàng giờ của
vùng sản xuất nông nghiệp.



IV)

Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường đất

Phân bón hóa học là một con giao hai lưỡi : góp phần tăng năng suất nhiều
lần,đưa nhiều người trên thế giới thoát khỏi cảnh hiểm nghèo tuy nhiên nếu
sử dụng không hợp lý nó sẽ tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như mặn hóa
thứ sinh,ô nhiễm môi trường đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn tới môi trường
đất .
1)

2)

Ảnh hưởng tích cực
Cung cấp chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng ,nâng cao độ phì nhiêu
cho đất .
Cải tạo đất .Ví dụ dùng CaCO3 để cải tạo đất .
Tác dụng:
+Cải thiện tính chất lý hóa của đất, làm tăng cường độ hoạt động của vi
sinh vật nhất là đối với đất chua, mặn, bạc màu.
+Tăng khả năng đệm cho đất để chống lại sự axit hóa .
+Huy động phôtpho cho đất .
Kết quả làm tăng năng suất cây trồng, cải tạo đất .
Ảnh hưởng tiêu cực
a. Ảnh hưởng đến tính chất vật lý

Bón nhiều chất hóa học làm xấu đi tính chất vật lý của đất:
+ Làm mất cấu trúc đất, làm đất bị chai cứng.

+ Làm giảm khả năng giữ nước của đất.
+ Làm giảm tỷ lệ không khí và thoáng khí ở trong đất.
Ảnh hưởng đến tính chất hóa học của đất:
+ Làm mặn hóa do tích lũy các muối như Na2CO3, NaCl, …
+ Làm chua hóa đất do bón quá nhiều phân chua sinh lý như KCl, (NH 2)2SO4,
… và sự có mặt của các anion Cl -, SO4 hoặc do trong phân có dư lượng axit
tự do lớn.
Ví dụ: bón nhiều phân (NH4)2SO4 thì làm dư thừa SO4—làm đất bị chua, pH
giảm, một số vi sinh vật bị chết, tăng làm lượng Al, Mn, Fe, … linh động gây
ngộ độc cho cây. Đối với những vùng đất có phản ứng chua nếu bón phân
b.


chua sinh lý sẽ làm tăng độ chua của đất, pH của đất giảm, các ion kim loại
hoà tan sẽ tăng lên gây ô nhiễm đất và độc hại với cây trồng.
Khi độ chua của đất tăng sẽ xảy ra sự mất cân đối về các nguyên tố vi lượng.
Ví dụ: đất quá chua tích tụ nhiều Mn2+ gây độc với cây.
+ Đất bị kiềm hóa do bón quá nhiều phân sinh lý kiềm như Na(CO 3)2,
NaNO3, …
+ Bón nhiều phân hóa học có thể làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất
như Asen(As), chì(Pb), thủy ngân(Hg), Cadimi(Cd),… và đất nhiễm các vi
sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform là
những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm. Thực vật sinh trưởng
trên đất bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ tích lũy kim loại nặng trong cơ thể và
theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể động vật và người gây ngộ độc cho con
người và sinh vật.
Ví dụ: bón nhiều phân vi lượng sẽ tích lũy trong đất nhiều kim loại nặng như
Cu, Zn, Mn, … Nếu bón nhiều phân lân làm đất tích nhiều Cd,…
+ Bón nhiều phân vô cơ làm tăng nồng độ các chất trong dung dịch đất, nếu
nồng độ tăng quá cao sẽ làm cây bị chết, nhất là trong thời kỳ khô hạn.

Ảnh hưởng đến tính chất sinh học của đất:
+ Phân vô cơ sẽ gây hại đến hệ vi sinh vật trong đất do làm thay đổi tính chất
của đất như pH, độ thoáng khí, hàm lượng kim loại nặng trong đất.
+ Phân bón là một yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của một
số vi sinh vật có khả năng cố định chất dinh dưỡng, ví dụ: bón đạm nhiều
cho đất sẽ làm cho vi khuẩn cố định nitơ giảm khả năng cố định đạm.
c.


VI) Các biện pháp giảm dư lượng phân bón hóa học
" Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh
dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng
đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất."
(Cục khuyến nông và khuyến lâm. Bón phân cân đối và hợp lý cho cây
trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1999)
1) Bón phân hợp lý
Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng
năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả
tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón
phân hợp lý là thực hiện 5 đúng , một cân đối và chương trình “3 giảm, 3
tăng”:

Đúng loại phân:
Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại, mỗi loại có
những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân
không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả
xấu.
Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn
phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất.Đất chua không bón các loại
phân có tính axit.Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân

có tính kiềm.
a.

Bón đúng lúc:
Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giai
đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần
đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm.Bón
đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.
Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất
dinh dưỡng thường xuyên, suốt đời.Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng
tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc
cây hoạt động mạnh.Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều
lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được, lượng phân
bị hao hút nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu
đối với cây.

b.


Bón đúng đối tượng:
Trong cách hiểu thông thường bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây.Vì vậy, đối tượng của việc bón phân là cây trồng.
Tuy vậy, thực tế cho thấy, một lượng khá lớn chất dinh dưỡng của cây,
nhất là các nguyên tố vi lượng, cây được tập đoàn vi sinh vật đất cung
cấp thông qua việc phân huỷ các chất hữu cơ hoặc cố định từ không
khí. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón phân để kích
thích và tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất cho phép
cung cấp cho cây một lượng chất dinh dưỡng dồi dào về số lượng và
tương đối cân đối về các chất. Trong trường hợp này thay vì bón phân
nhằm vào đối tượng là cây trồng, có thể bón phân nhằm vào đối tượng

là tập đoàn vi sinh vật đất.
Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên
nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng. Càng bón
thêm phân, cây lại sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn
và gây hại nặng hơn.Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt
mục tiêu là ngăn ngừa sự tích luỹ và gây hại của sâu bệnh.
Bón phân trong một số trường hợp có tác dụng làm tăng khả năng
chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong
môi trường và với sâu bệnh gây hại. Đặc biệt các loại phân kali phát
huy tác dụng này rất rõ. Như vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là
để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển
của cây trồng. Có những trường hợp phải tác động theo chiều hướng
ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây
trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên.
Ở phần trên đã trình bày là trong các hệ sinh thái, tồn tại và hoạt động 3
nhóm các mối liên hệ: thông tin, năng lượng và vật chất.
Trong các mối liên hệ này, liên hệ vật chất có liên quan đến việc vận
động, chuyển hoá một khối lượng vật chất lớn.Các mối liên hệ thông
tin và năng lượng trong nhiều trường hợp chỉ cần những tác động nhẹ
với những lượng vật chất không lớn có thể tạo ra những phản ứng và
hiệu quả lớn. Bón phân là đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp những yếu
tố mới và có tác động lên các mối liên hệ.Cho đến nay, trong việc bón
phân người ta chỉ mới chú ý đến các mối liên hệ vật chất, đến trao đổi
chất.Trong thực tế, phân bón có thể có những tác động sâu sắc trong
các mối liên hệ thông tin và năng lượng. Phát hiện được tác dụng của

c.


phân bón lên các mối liên hệ thông tin và năng lượng, có thể với lượng

phân bón không nhiều, tạo ra những hiệu quả to lớn và tích cực trong
việc tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng, tập đoàn vi
sinh vật đất, mà còn có cả toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh
thái nông nghiệp. Chọn đúng đối tượng để tác động, có thể mở ra những
tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón.


d.

e.

f.

Đúng thời tiết, mùa vụ
Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của
phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt
cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng
hoa, quả.
Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các
loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3 - 4 vụ, thậm chí 8 - 9 vụ sản xuất.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác
nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như
phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác
nhau.
Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể
nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón.
Bón đúng cách
Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải
trên mặt đất, hoà vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới

nước, v.v...
Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành
dung dịch để tưới.
Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa,
thúc kết quả, thúc mẩy hạt, v.v...
Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản
xuất, cho loại đất, v.v... có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón
lên gấp nhiều lần.
Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu
quả phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản
xuất, phù hợp với từng trình độ của người nông dân.
Bón phân cân đối
Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng
nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất.Thiếu một chất
dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những
khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi.
Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà
còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng
của nhau.


g.

h.

Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân
đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc
vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố
dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau.
Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một

loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác.
Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng
tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác
dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường.
Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là:
+ Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa
trôi, xói mòn.
+ Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của
các biện pháp kỹ thuật canh tác khác.
+ Tăng phẩm chất nông sản.
+ Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi
trường.
Tích cực triển khai chương trình “3 giảm”:
+ Giảm lượng đạm bón.
+ Giảm thuốc bảo vệ thực vật.
+ Giảm lượng hạt giống gieo đối với các tỉnh phía Nam hoặc giảm
lượng nước tưới đối với các tỉnh phía Bắc.
Tích cực triển khai chương trình “3 tăng”:
Tăng năng suất,tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế.


2)

Sử dụng phân hữu cơ

Việc lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực
vật
trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho việc sử dụng các loại phân hữu cơ
truyền thống ngày càng ít. Điều này làm cho nhiều diện tích đất trồng trọt
bị suy giảm độ phì nhiêu, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, năng suất cây

trồng giảm và tăng các chi phí sản xuất. Trong khi đó hầu hết các gia đình
ở nông thôn đều có hoạt động trồng trọt , chăn nuôi và có lượng phế phụ
phẩm nông nghiệp rất lớn , nhưng chưa khai thác hoặc sử dụng hiệu quả
để làm phân bón cho cây trồng, thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường như
việc đốt rơm , rạ sau thu hoạch lúa, phát mầm bệnh…
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm từ
các loại phế thải như: chất thải người, gia súc, gia cầm, rơm rạ, thân cây
ngô, đậu lạc mía, cây phân xanh…được ủ với chế phẩm vi sinh dùng để
bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu, giảm ô nhiễm môi trường. như vậy
phân hữu cơ vi sinh chính là sản phẩm của quá trình phân hủy chất hữu cơ.
Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ để phát triển sinh khối và giải phóng
các chất hữu cơ dễ phân hủy…
lợi ích của việc hoạt động ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh là:
-

Tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt chăn nuôi để tạo ra phân
bón tốt cho cây trồng, làm giảm chi phí đầu tư cho trồng trọt như chi
phí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật…

-

Tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi

-

Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc bị
bệnh

-


Phân hủy các hợp chất hữu cơ, khó tiêu thành dễ tiêu , khoáng chất
nguyên tố vi lượng cung cấp cho cây trồng sử dụng dễ dàng hơn


-

Làm tăng độ phì nhiêu cho đất và có tác dụng cải tạo đất rất tốt, nhất là
đối với các loại cây trồng đã và đang bị suy thoái. Đặc biệt là đối với
cây trồng cạn phân hữu cơ vi sinh rất thích hợp vì làm tăng độ tơi xốp
của đất, giữ độ ẩm cho đất, hạn chế rửa trôi đất.

-

Sử dụng an toàn và vệ sinh cho cây trồng, vật nuôi, con người, hạn chế
các chất độc hại tồn duwtrong cây trồng như NO 3-… hạn chế sự phát
tán cảu các vi sinh vật mang mầm bệnh trên rau màu. Giảm sử dụng
phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường và
ảnh hưởng sức khỏe con người.

-

Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng

-

Rút ngắn được thời gian phân hủy và thuận lợi hơn trong việc vận
chuyển so với các loại phân hữu cơ không tiến hành ủ.


3)


Sử dụng phân bón sinh học

Trong tự nhiên có nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng chuyển hóa vật
chất, trong quá trình sống chúng có thể tạo nên nhiều chất dinh dưỡng dễ
tiêu cho cây trồng. Ví dụ nhóm vi khuẩn cố định nito có khả năng chuyển
hóa nito tự do trong không khí thành nito hợp chất cho cơ thể chúng và
cho cây trồng(nếu là nhóm vi khuẩn Rhizobium cộng sinh với thực vật)
hoặc cho đất(nếu là nhóm vi khuẩn sống tự do trog đất như Azotobacter,
Enterobacter, Clostridium…). Chất ding dưỡng đạm do nhóm này cố định
được cây sử dụng qua quá trình tự phân hủy của tế bào. Vi khuẩn hoặc các
chất được chúng bài tiết ra trong quá trình sống. Có những nhóm vi khuẩn
có khả năng phân hủy những hợp chất hữu cơ có sẵn trong đất thành
những hợp chất đơn giản , hoặc chuyển hóa những hợp chất vô cơ phức
tạp thành những hợp chất vô cơ đơn giản mà cây trồng có thể dễ dàng hấp
thụ.
Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và sản xuất phân
vi sinh. Đó là việc tìm kiếm trong tự nhiên những chủng vi sinh vật có khả
năng chuyển hóa vật chất , tạo môi trường ding dưỡng tốt cho thực vật hấp
thụ, chọn giống, nâng cao hoạt tính của chúng, sa đó sản xuất ra chế phẩm
vi sinh để làm phân bón.
Ưu điểm của phân vi sinh là: không gây ô nhiễm môi trường hơn hẳn phân
hóa học , không làm hỏng kết cấu đất mà ngược lại còn cải thiện các tính
chất vật lý của do tế bào vi sinh vật thường tiết ra những hợp chất có tính
keo dính liên kết các hạt đất tạo thành kết cấu đất. Các vi sinh vật có lợi
được đưa trở lại đất góp phần nâng cao hoạt tính sinh học của đất, giữ gìn
sự cân bằng sinh thái trong đất. Phân vi sinh không tạo ra những hợp chất
vô cơ quá dư thừa để đi vào nông sản gây ra quá ngưỡng chất độc hại đối
với con người hoặc ngấm xuống các tầng dưới làm ô nhiễm nước ngầm.
Dựa vào chất dinh dưỡng mà vi sinh vật cung cấp trực tiếp hay gián tiếp

cho cây, có thể chia thành các loại phân vi sinh học khác nhau như: phân
nito vi sinh, phân photpho vi sinh, phân kali, phân vi sinh tổng hợp.
Ngoài ra , dùng biện pháp xen canh các loại cây họ đậu để tăng hiệu suất cố
định đạm của vi sinh vật.



VII) Kết luận
Do diện tích đất ngày càng thu hẹp, để tăng năng suất cây trồng nông dân đã
sử dụng phân hóa học một cách bừa bãi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường
sinh thái đất nói riêng và ảnh hưởng đến môi trường nói chung đồng thời ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Mặc dù phân bón hóa học có vai trò quan
trọng trong việc sản xuất nông nghiệp nhưng nó sẽ trở thành con dao 2 lưỡi
nếu chúng ta không sử dụng nó hợp lý.
Và vấn đề này đang là mối quan tâm của nhiều nhà quản lý để đưa ra nhiều
giải pháp môi trường tốt cho ngành nông nghiệp.


VIII) Tài Liệu Tham Khảo
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Trang web: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cục trồng trọt.
TS. Nguyễn Đăng Nghĩa – Trung tâm Nghiên cứu Đất-Phân bón & Môi
trường phía Nam.

SGK hóa học 11 của nhà xuất bản hóa học.
Nguyền Kim Thái, Lê Hiền Thảo - Sinh thái học và bảo vệ môi trường.
NXB XD 1999.
PGS.TS.Nguyễn Thị Loan, TS.Nguyễn Kiều Băng Tâm - Sinh thái cơ
sở-NXB ĐHQGHN 2014.
Vũ Trung Tạng - Sinh thái học cơ sở - NXB ĐHQGHN 2001 .
Trần Thanh Lâm – Quản lý môi trường địa phương – NXB xây dựng
Hà Nội 2004.



×