Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

tìm hiểu về thuế xuất nhập khẩu và các hình thức trốn thuế để từ đó nâng cao về công tác quản lý và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế là một vấn đề cấp bách và quan trọng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.21 KB, 35 trang )

Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là một ngành có vai trò rất quan trọng đối với một quốc gia, đặc biệt thuế đóng
góp rất lớn vào tổng thu ngân sách nhà nước của quốc gia đó. Thực tế ở Việt Nam
cho thấy, nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế có thể nói là nguồn thu chính
(chiếm 90%) trong tổng ngân sách nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu và nắm rõ về
thuế là một điều tất yếu, từ đó giúp chúng ta có ý thức hơn về lợi ích và nghĩa vụ
nộp thuế. Trong thời kì kinh tế hiện nay, với sự kiện trọng đại “Việt Nam trở thành
thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO” thì hoạt động thu thuế
của nước ta gặp nhiều khó khan. Song, việc gia nhập này cũng mang lại nhiều lợi
ích to lớn cho hoạt động xuất nập khẩu của nước ta. Song song với vấn đề thu thuế
xuất nhâp khẩu sau khi gia nhập WTO, nhà nước ta còn nhiều vấn đề liên quan đến
việc xuất nhập khẩu cần giải quyết đặc biệt là vấn đề trốn thuế xuất nhập khẩu. Đó
là lý do mà nhóm chọn đề tài “”. Nhóm đã tổng hợp một số kiến thức về thực trạng
trốn thuế xuất nhập khẩu và xin được đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý thuế ở nước ta.
Nhóm đã nhận được sự đóng góp của thầy và các bạn để cố gắng hoàn thiện kiến
thức hơn để hoàn thành đề tài này. Nhóm mong rằng nhóm đã cung cấp được cho
các bạn một lượng kiến thức khá bổ ích về hoạt động và hiệu quả quản lý thuế ở
nước ta. Trong quá trình nghiên cứu nhóm không thể tránh được những thiếu xót,
mong cô cũng như các bạn thông cảm !


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Do vậy sẽ có nhiều chuyển biến sâu sắc về các luật thuế từ đó


tác động mạnh mẽ đến nguồn thu ngân sách nhà nước đặc biệt là thuế xuất nhập
khẩu. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng trốn thuế đang phổ biến ở hầu hết các đối
tượng nộp thuế với các mức độ khác nhau, đặc biệt là tình trạng trốn thuế trong
lĩnh vữ xuất nhập khẩu. Đây là lĩnh vực mà việc trốn thuế đanhg diễn ra rất
nghiê, trọng và phổ biến với nhiều phương thức và thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp,
gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỉ đồng. Việc trốn thuế
xảy ra ở tất cả các con đường xuất nhập khẩu, từ đường bộ,đường biển, đường
hàng không đến ngay cả đường bưu điện, tại hầu hết các cửa khẩu quốc tế, quốc
gia….. Đây là một tình trạng đáng báo động và cần phải được ngăn chặn, chấm
dứt trong thời gian ngắn nhất.
Do đó, tìm hiểu về thuế xuất nhập khẩu và các hình thức trốn thuế để từ đó nâng
cao về công tác quản lý và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế là
một vấn đề cấp bách và quan trọng hiện nay.
1.2 Mục đích,yêu cầu
Mục đích
Trang bị những kiến thức cơ bản về tình hình trốn thuế quản lý thuế xuất
nhập khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đề ra giải pháp nâng
cao hiêu quả quản lý thuế xuất nhập khẩu
1.2.2 Yêu cầu
Tập hợp sức mạnh tập thể của các thành viên trong nhóm, có sự phân công,
giao việc cụ thể rõ ràng giữa các thành viên.
Nắm vững nội dung cơ bản về các luật thuế xuất nhập khẩu và thực trạng
quản lý thuế xuất nhập khẩu hiện nay.
Tham gia khảo sát, xử lý thông tin, tham khảo tư liệu sách vở, phương tiện
thông tin đại chúng.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế xuất nhập khẩu hiện nay,chấm dứt
tình trạng trốn thuế xuất nhập khẩu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.2.1



Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

Vận dụng phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên cơ sở các tài liệu. Phân tích
tổng hợp tái hiện chúng thành một bức tranh thống nhất và toàn vẹn.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ quy định của tiểu luận, với thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài
“ Tình trạng trốn thuế xuất nhập khẩu – Các biện pháp nâng cao hiệu quả
quản lý thuế” chỉ đi vào phân tích tổng quan các tình hình, thực trạng trốn thuế
của Việt Nam ở thời điểm hiện tại từ đó đê ra giải pháp.

1.6 Kết quả nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu tiểu luận “ Tình trạng trốn thuế xuất nhập khẩu- Các biện
pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế” giúp cho sinh viên thấy được sự thực
trạng trốn thuế, gian lận của các doanh nghiệp,tổ chức, cá nhân đồng thời khái
quát về tình hình quản lý thuế xuất nhập khẩu hiện nay tại Việt Nam từ đó có
những giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn được gọi chung là thuế quan (tariff) là
một loại thuế gián thu đánh vào các hàng hóa được giao thương qua biên
giới các quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia.

2. Đối tượng chịu thuế của thuế xuất nhập khẩu
(1). Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam,
bao gồm: hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đường sông, đường
bộ, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt, liên vận quốc tế, bưu điện
quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2). Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và
từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu
báo thuế,kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt,khu thương
mại-công nghiệp và các khu kinh tế khác được thành lập theo quyết định
của thủ tướng chính phủ, có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu
vực này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
(3). Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhậ
khẩu
3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế

Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất
nhập khẩu:
(1). Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên
giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của pháp luật.
(2). Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của
Chính phủ, các tổ chức Liên Hợp Quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ
chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá
nhân nước ngoài và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế-xã hội, hoặc có
mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính
thức của hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp
nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh,thiên
tai,dịch bênh.
(3). Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng

hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong
khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi
thuế quan khác.
(4). Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi
xuất khẩu.
4. Người nộp thuế


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

(1). Người nộp thuế theo quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu bao gồm:
a. Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu
b. Tổ chức nhận ủy thác xuất, nhập khẩu hàng hóa
c. Cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi
hoặc nhập hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
(2). Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và được nộp thay thuế, bao gồm:
a. Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế
ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu
b. doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh
quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế chp đối tượng nộp thuế.
c. Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khai thác theo quy định của Luật các tổ
chức tín dụng trong trường họp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp
thuế.
5. Cách tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
5.1 Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế.
5.1.1. Căn cứ các yếu tố sau
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng
thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế,
thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%)
Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng

đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu ghi trong tờ khia hải quan và
mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.
5.1.2. Phương pháp tính thuế được quy định như sau:
a) Số thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt

hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với
giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng ghi trong biểu thuế tại
thời điểm tính thuế;
b)

Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế
xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt
hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
nhân với mức thuế tuyệt đôú quy định trên một đơn vị hàng hóa
tại thời điểm tính thuế.

5.1.3. Đồng tiền nộp thuế là đồng tiền Việt Nam; trong trường
hợp được phép nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự
do chuyên đổi.


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

5.2. Giá tính thuế.
1. Giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu
xuất theo hợp đồng.
2. Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả
tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết
quốc tế.
3. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác

định giá tính thuế là tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
6. thuế suất.

Xét theo tiêu chí kỹ thuật thu thuế:
Thuế suất theo tỉ lệ : là loại thuế suất được quy định bằng một tỷ lệ %
nhất định đánh vào mỗi loại hàng hóa nhập khẩu nhất định. Cách tính thuế
nhập khẩu phải nộp đối với loaijhangf hóa này như sau: thuế phải nộp =
(số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan) x (giá tính thuế
từng mặt hàng) x (thuế suất)
Thuws suất tuyệ đối: là laoij thuế suất được ấn định bằng số tiền nhất
định tính trên mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu. cách tính: thuế phải nộp
=(số lượng hàng hóa hập khẩu ghi rên tờ khai hải quan) x (thuế suất).
Xét theo tiêu chí quan hệ thương mại giữa các quốc gia :
Thuế suất ưu đãi: là thuế suất áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc (MFN) trong
quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất này được quy định riêng cho
từng mặt hàng được quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt: là thuế suất áp dụng đối với các hàng hóa nhập
khẩu có xuát xứ từ các quốc gia trong liên minh thuế quan, khu thương mại
tự do hay để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại biên giới của hai bên.
Điều kiện áp dụng cho loại thuế này bao gồm :
+ hàng hóa nhập khẩu là những mặt hàng được quy định cụ theer trong
thỏa thuận kí giữa Việt Nam với nước, nhớm nước hoặc vùng lãnh thổ thực


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải có đáp ứng đủ các điều kiện ghi trong
thỏa thuận.

+ có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ nước, nhóm nước hoặc
vùng lãnh thổ có thỉa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt
Nam. Tuy nhiên đối với hàng hóa đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế
uan với nước ta nhưng lô hàng có tổng giá trị từ 200USD trở xuống thì
không cần có C/O
+ phải là hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ mà Việt
Nam có thỏa thận ưu đãi thuế nhập khẩu và phải đáp ứng các điều kiện này
+ C/O phải phù hợp với quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
Thuế suất thông thường: là thuế suất áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ
từ các nước còn lại. theo quy định của Luật thuế xuất, nhập khẩu 2005 thì
thuế suất thông thường không quá 170% so với thuế suất ưu đãi. Điều này
có thể giúp Bộ tài chính quy dịnh trong khung mở rộng từ 100% đến
170% so ới thuế suất ưu đãi của hàng hóa tương ứng.
7. các quy định về quy trình hành thu thuế nhập khẩu

Thứ nhất, kê khai thuế nhập khẩu:
Khi nhập khẩu hàng hóa thì hành vi đầu tiên của chủ thể nộp thuế là tiến
hành kê khai thuế nhập khẩu theo mẫu (tờ khai hải quan). Tờ khai này thể
hiệ rõ các nội dung như nguồn gốc, xuất xứ, số lượng hàng nhập khẩu…
theo điều 13 Luật thuế xuất nhập khẩu thì “đối tượng nộp thuế nhập khẩ
có trsch nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác, minh bạch và chụ trách nhiệm
trước pháp luật về nội dung kê khai”. Như vậy tờ kê khai hải quan khoog
chỉ là căn cứ để cơ quan hải quan tiến hành tính thuế nhập khẩu cho người
nộp thuế mà còn là bằng chứng chứng minh mức độ trung thực của người
nộp thuế, từ đó xác định ó hành vi khai man, trốn thuế không để ra quyết
định xử phạt. theo quy định của Luật hải quan thì thời hạn noppj tờ kê khai
hải quan đối với hàng nhập khẩu là trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu
hoặc trong thừi hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa I đến cửa khẩu. Tờ khai
hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
đăng ký. Sau khi đăng ký, người nhập khẩu phả nộp tờ khai cho cơ quan

hải qua để làm thủ tục nhập khẩu.
Thứ hai,kiểm tra giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu:


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

sau khi nhận được tờ khai hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan iến hành
kiểm tra hồ sơ đăng kí hải quan và kiểm tra hàng hóa trên thực tế. việc
kiểm tra hồ sơ đăng ký hải quan được tiến hành như sau:
Đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan thì công chức hải
quan kieermtra việc kê khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội
dung kê khai, kiểm đếm số lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ kê
khai hải quan.
Đối với trường hợp phát hiện sai phạm hoặc đối với các chủ hàng khác
thì kiểm tra nội dung khai,sô lượng, chủng loại, giấy tờ tùy thuộc hồ sơ,
tính đồng bộ giữa các chứng từ. Nếu không chấp nhận đăng kí thì báo cho
người khai biết rõ lý do. Sau quá trình kiểm tra hải quan đối với hàng hóa,
cơ quan hải quan tiến hành tính thuế và thông báo thuế cho người kê khao
hải quan trong thời hạn 8 giờ kể từ khi nhận được tờ kê khai hải quan.
Đối với những hàng hóa có số lượng nhập khẩu mỗi lần lớn và nhwungx
mặt hàng bắt buộc phải có giám định tiêu chuẩn chất lượng của Chính phủ
trước khi được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam thì thời hạn tính
thuế và gửi thông báo có thể kéo dài hơn 8 giờ nhưng không quá 3 ngày
làm việc. Đối với những mặt hàng bắt buộc phải có giám định tiêu chuẩn
kỹ thuật mới xác định được mã số theo danh mục biểu thuế hoặc cần giám
định để xác nhận tình trạng cũ mới của hàng hóa nhằm giúp cho việc tính
thuế được chính xác thì thời hạn tính thuế và gử thông báo thuế có thể kéo
dài quá 3 ngày nhưng không quá 15 ngày làm việc. Về nguyên tắc, thuế
nhập khẩu phải được tính tại thời điểm đăng ký tờ khai hàng hóa nhập
khẩu, đồng thời được tính theo mức thuế suất, giá tính tại thời điểm đămh

ký tờ kê khai hàng hóa nhập khẩu.
Thứ ba, nộp thuế và thời hạn nộp thuế nhập khẩu:
Nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản của ngườ nộp nhập khẩu. Nghĩa vụ này phát
sinh khi người nhập khẩu làm thủ tục hải quan để đưa hàng hóa lãnh thổ
Việt Nam và phải được thực hiện trong một thời hạn nộp thuế do pháp luật
quy định. Theo dự liệu tại Điều 15 Luật thuế xuất nhập khẩu thời hạn nộp
thuế được quy định rất cụ thể. Tùy thuộc vào mục đích nhập khẩu là sản
xuất hay để xuất khẩu mà thời hạn nộp thuế được quy định theo mức 15
ngày, 30 ngày hoặc 275 ngày.
Thứ tư, miễn, giảm thuế và hoàn thuế nhập khẩu


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

8. Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay:
8.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, góp phần huy động nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước
Là một nước đang phát triển, thu ngân sách nhà nước của Việt Nam chủ
yếu dựa vào các nguồn vốn từ thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu
chiếm tỉ trọng lớn đặc biệt là từ thu thuế nhập khẩu.
Bảng 1. Tổng thu ngân sách nhà nước từ hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu (2008-2010)

(Đơn vị : tỷ đồng)
Tổng thu ngân sách nhà nước
Tồng thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu
Tỉ trọng so với tổng thu ngân
sách nhà nước (%)


2008
399.000
91.000

2009
442.340
105.664

2010
559.170
130.100

22,8

23,89

23,27

Từ bảng trên có thể thấy số tiên thu được từ thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu chiếm trên 20% tổng thu ngân sách nhà nước và liên tục gia tăng qua
các năm.
Thứ hai, thúc đẩy hoạt động buôn bán, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
Những điều chính trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 để đáp ứng
những yêu cầu của quá trình hội nhập trong những năm qua đã thsc đẩy
mạnh mẽ quan hệ mua bán hàng hóa giữa nước ta với các nước trên thế
giới. Hiện nay Việt Nam đang có quan hệ nhập khẩu hàng hóa với hơn 170
quốc gia trên thế giới. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2010
kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt hơn 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với
năm 2009. Trong đó , Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn
nhất của nước ta với tổng kim ngạch đạt trên 20 tỷ USD chiếm hơn 23%

tổng kim ngạch nhập khẩu. Ngoài ra một số thị trường nhập khẩu lớn của
Việt Nam như ASEAN chiếm 19,3%, Hàn Quốc chiếm 11,5%, Nhật Bản
chiếm 10,6%....


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

Thứ ba, bảo hộ sản xuất trong nước
Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khan do suy giảm kinh
tế tòa cầu và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm trong
nước còn chưa đủ mạnh thì các chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước
là cầ thiết và có vai trò quan trọng. trên cơ sở các cam kết quốc tế và quy
định của WTO, trong thời gian qua, chính sách thuế nhập khẩu đã được tận
dụng tối đa để hỗ trợ cho những ngành sản xuất trong nước phát triển đặc
biệt là những ngành công nghệ mũi nhọn nhằm tạo lập và nâng co khả
năng cạnh tranh.
Ví dụ trước đây theo quy định của bộ tài chính thép xây dựng nhập khẩu
vào Việt Nam chịu mức thuế suất 15, thép hợp kim nhập khẩu làm thép
xây dựng chịu thuế suất 10%. Thép hợp kim có chưa nguyên tố Bo để sản
xuất que hàn thuế suất là 0%. Quy định này đã dẫn đến tình trạng không ít
doanh nghiệp cố tình nhập khẩu thép có chứa Bo và khai là để sản xuất que
hàn để hưởng mức thuế suất 0% nhưng thực chất lại bán ra lamfm thép xây
dựng. Do đó, giá bán thép nhập khẩu thấp hơn giá thép trong nước khiến
cho nhiều doanh nghiệp sản xuất ra thép lâm vò tình trạng khó khan. Để
giải quyết tình trạng này, ngày 11/7/2011, Bộ tài chính đã ban hành thông
tư 103/TT-BTC tăng mức thuế suất đối với thép có chứa Bo lên 10%

8.2. Những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng luật thuế nhập khẩu



Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

Cũng theo đánh giá của Cục Thuế XNK,
Luật Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu hiện hành chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần được cải cách, đổi mới hơn nữa, như:
Quy định mức khung thuế suất, bao gồm cả mức tối thiểu và mức tối đa như hiện
nay không có ý nghĩa, vì thực chất mức thuế suất trần tối đa đã được cam kết cho
toàn bộ biểu thuế với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại thời điểm gia nhập.
Cục Thuế XNK phân tích, quy định về các nguyên tắc ban hành Biểu thuế, thuế suất
đã được nêu trong Luật chưa thật sự phù hợp trong điều kiện thực hiện lộ trình cắt
giảm thuế quan đối với hàng hóa NK của một số Hiệp định thương mại quốc tế, vai
trò bảo hộ và thu cho NSNN của thuế XK sẽ không như giai đoạn trước đây. Các
nguyên tắc này cũng chưa đủ để xử lý các vấn đề đặt ra nhằm đảm bảo tính hợp lý
giữa thuế suất thuế nhập khẩu đánh vào nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng, bán
thành phẩm và sản phẩm nguyên chiếc...
Cùng với đó, theo phản ánh của Hải quan địa phương, quy định các biện pháp về
thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử tuy đã được
quy định trong Luật nhưng chưa đầy đủ và chưa bao quát được hết các vấn đề cần
thiết để áp dụng các loại thuế này, nên thực tế việc áp dụng được thực hiện theo quy
định tại Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp, Pháp lệnh Chống
phân biệt đối xử.
Đặc biệt, với quy định miễn thuế NK 5 năm cho nguyên liệu, vật tư, linh kiện phục
vụ sản xuất những dự án ưu đãi đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư
hoặc địa bàn đặc biệt khuyến khích đầu tư chưa phân biệt các dự án chỉ đáp ứng một
đối tượng hưởng ưu đãi với các dự án đáp ứng nhiều đối tượng hưởng ưu đãi, nên
chưa khuyến khích các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao, đầu tư vào
những địa bàn đặc biệt cần khuyến khích đầu tư. Hay như quy định miễn thuế NK
tạo tài sản cố định cho dự án ưu đãi đầu tư bằng vốn ODA cho DN vay lại chưa bình
đẳng với các nguồn vốn khác. Các loại hàng hóa được miễn thuế NK cho an ninh,
quốc phòng, nghiên cứu khoa học, bao gồm cả mặt hàng trong nước đã sản xuất

được là chưa khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước, hạn chế tiêu dùng ngoại tệ.


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

Bên cạnh đó, Luật Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu cũng chưa quy định miễn thuế
đối với một số trường hợp đặc thù cần được ưu đãi như hàng hóa NK để phục vụ
cho biển đảo có điều kiện kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng đặc biệt khó khăn;
máy móc, thiết bị, dụng cụ chuyên dùng phục vụ cho đánh bắt thủy hải sản xa bờ là
chưa phù hợp với thực tế và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, hệ thống cơ sở dữ liệu của hải quan còn nghèo nàn, đa số chỉ dựa vào
thông tin do DN khai báo, độ tin cậy còn thấp. Danh mục rủi ro về giá mang tính
dàn trải, phạm vi quá rộng. Các mức giá kiểm tra xây dựng tại danh mục chủ yếu là
mức giá khai báo, độ tin cậy chưa cao. Việc sử dụng nguồn thông tin do DN khai
báo vô hình chung đã hợp thức hóa cho tình trạng gian lận thương mại.

CHƯƠNG 2 .
TRỐN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU-TRÁNH THUẾ
1. Hiện trạng trốn thuế nhập khẩu tại Việt Nam
a. Đánh giá chung

Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, trong thời gian qua tình trạng gian lận
thuế xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phức tạp. Trung bình hằng năm có khoảng
10.000 mẫu hàng hóa được phân tích phân loại, trong đó mẫu khai sai khoảng 53%,
giảm thuế khoảng 7,4%. Bên cạnh đó, tình trạng DN câu kết với đối tác nước ngoài
làm giả hồ sơ, khai báo cao hơn thực tế một số mặt hàng có thuế nhập khẩu bằng 0%
để giảm trị giá tính thuế các mặt hàng có thuế suất nhập khẩu cao cũng được sử
dụng để gian lận thuế.
b. Nguyên nhân


Nguyên nhân của tình trạng này do ý thức chấp hành pháp luật của DN chưa
cao, trong khi đó cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý hải quan còn nhiều kẽ hở,
thiếu tính đồng bộ, nhiều kẽ hở... Cho đến nay, hải quan vẫn chưa chú trọng đến việc
xác định lại trị giá tính thuế, tỉ giá tại thời điểm chuyển tiêu thụ nội địa. Do vậy, DN
lợi dụng để trốn thuế. Bên cạnh đó, hải quan các địa phương nêu ra là biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi, tuy đã được sửa đổi theo hướng tích cực, nhưng các mặt hàng có tên
gọi hoặc phạm vi sử dụng tương tự nhau vẫn có mức thuế suất chênh lệch và chưa
có tiêu chuẩn phân biệt dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Cụ thể
-

Thiếu nhiều quy định

Qua quá trình khảo sát thực tiễn hoạt động hải quan cũng như đối chiếu với các
chuẩn mực hải quan quốc tế và các cam kết, theo phản ánh của Cục Thuế XNK
(Tổng cục Hải quan), Luật Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu hiện hành có những


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

điểm chưa nội luật hoặc nội luật chưa đầy đủ theo quy định của Công ước Kyoto,
của các hiệp định song phương và đa phương đã, đang và sẽ ký kết.
Cụ thể, theo phản ánh của Hải quan một số tỉnh, thành phố, Luật Thuế Xuất khẩu,
thuế Nhập khẩu thiếu quy định miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá tối thiểu hoặc
có số tiền thuế phải nộp dưới mức quy định, thiếu quy định về miễn thuế đối với ấn
phẩm quảng cáo có trị giá thấp và hàng mẫu theo đơn hàng để phục vụ sản xuất,
ảnh, phim, mô hình hoặc bất kỳ hàng hóa tương tự nào khác thay thế cho hàng mẫu
đó, ấn phẩm quảng cáo... đã gây khó khăn vướng mắc cho cơ quan Hải quan trong
thực hiện.
Bên cạnh đó, Luật cũng thiếu quy định về thuế hỗn hợp (gồm cả thuế suất theo tỷ lệ
phần trăm và thuế suất tuyệt đối), hạn ngạch thuế quan; thiếu quy định điều kiện

hoàn thuế; thiếu quy định về miễn thuế đối với máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ
tùng tạm nhập để phục vụ thay thế, sữa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài, tạm xuất
để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài, máy móc
thiết bị NK để phục vụ thử nghiệm nghiên cứu phát triển sản phẩm, hàng hóa tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa theo hợp đồng mua bán
hàng hóa, phương tiện chứa hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập theo
phương thức quay vòng không phải thanh toán.
Cũng theo phản ánh của Hải quan địa phương, một số nội dung của Luật Thuế Xuất
khẩu, thuế Nhập khẩu hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung để thực hiện mục tiêu cải
cách hành chính, giảm vướng mắc cho thực hiện, nâng cao tính pháp lý của các quy
định về thuế XK, thuế NK đã được Chính phủ quy định chi tiết thi hành các Luật có
liên quan và triển khai có hiệu quả trên thực tế, như:
Luật chưa quy định đại lý hải quan, người bảo lãnh, người sử dụng hàng hóa NK
nhưng chưa nộp thuế, người thu gom hàng hóa của cư dân biên giới là đối tượng nộp
thuế nên thực tế nhiều trường hợp không thu được thuế của các đối tượng này. Hoặc
Luật quy định về thời điểm tính thuế là ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa phù hợp
với trường hợp chuyển đổi đối tượng sử dụng; quy định tách riêng miễn thuế và xét
miễn thuế thành 2 điều (1 điều miễn thuế, 1 điều xét miễn thuế là không cần thiết,
gây hiểu nhầm là phải “xin cho” mới được miễn thuế. Việc quy định phải nộp thuế
trước khi thông quan đối với hàng XK, NK để kinh doanh chưa phân biệt mức độ
chấp hành tốt pháp luật của DN như Luật Quản lý thuế là chưa khuyến khích DN
chấp hành tốt pháp luật..
Bất cập với thực tế
Thứ nhất, gian lận thuế xuất nhập khẩu ngày càng phức tạp.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, trong vài năm trở lại đây, tình trạng
gian lận thuế xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phức tạp. Ý kiến các chuyên gia


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu


trong lĩnh vực tài chính cho rằng nguyên nhân nằm ở chỗ ý thức chấp hành pháp luật
của doanh nghiệp chưa cao, trong khi đó cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý
hải quan còn nhiều kẽ hở, thiếu tính đồng bộ.
Tổng cục Hải quan cho biết trong thời gian vừa qua, hình thức gian lận qua
giá để trốn thuế ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng bằng cách: khai không
đúng thuế suất, chủng loại, giá trị đối với hàng hóa nhập khẩu… Tính trung bình
hằng năm có khoảng 10.000 mẫu hàng hóa được phân tích phân loại. Trong đó, mẫu
khai đúng chiếm khoảng 47%, sai khoảng 53%, giảm thuế khoảng 7,4%. Điểm đáng
lưu ý, có những mặt hàng thay đổi thuế suất từ 0% lên tới 30% là mặt hàng ống lưu
máu; mặt hàng isopropyl alcohol (một loại cồn có độ bay hơi cao) tăng từ 0% lên
40%, hoặc tăng tới 50% như mặt hàng card TV dùng cho máy tính.
Thứ hai, về thực tiễn áp dụng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu.
Một số thủ đoạn gian lận giá có tính phổ biến và điển hình trong quá trình áp
dụng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu như là khai báo không trung thực, khai
thấp về chất lượng hàng hóa, khai báo hàng không thanh toán, thủ đoạn đánh đồng
tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn…
- Hiện tượng khai báo giá không trung thực.
Với cách này bên nhập khẩu sẽ thông đồng với nhà sản xuất để khai báo giá
trị hàng hóa nhập khẩu thấp hơn so với giá trị hàng hóa trong thực tế. Và trên thực tế
là có rất nhiều chiêu gian lận thuế qua giá…Biểu hiện rõ nhất là việc DN khai báo
giá trị hàng hóa không đúng thực tế, không trung thực về thuế suất, chủng loại và
giá trị đối với hàng hóa nhập khẩu nhất là những loại mặt hàng có thuế suất cao như
ô tô, rượu. Không chỉ có vậy nhiều DN còn lợi dụng chính sách trong việc ân hạn
thuế nhập khẩu để chiếm đoạt tiền thuế, rồi bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh.
Tại TP Hồ Chí Minh, Cục Hải quan thành phố đã phát hiện và xử lý hai DN
làCông ty Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu- Bộ Thương mại, địa chỉ Thanh Trì Hà Nội và Công ty TNHH Thương mại&Dịch vụ Thế Giới Vang, địa chỉ ở quận Tân
Bình – TPHCM. Để trốn thuế, hai doanh nghiệp này đã khai báo gian dối giá trị
nhập khẩu một lượng lớn rượu ngoại với số tiền truy thu thuế lên đến cả chục tỷ
đồng.
Công ty Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã mở 4 tờ khai hải quan làm thủ

tục nhập khẩu rượu các loại với giá trị chỉ bằng 20% giá thị trường, Cục Hải quan
TP Hồ Chí Minh Qua kiểm tra đã ra quyết định truy thu thuế nhập khẩu lên đến trên
7 tỷ đồng. Số tiền mà doanh nghiệp phải bị truy thu đã lên tới hơn chục tỉ đồng khi
mà cơ quan chức năng tiến hành việc kiểm định thêm 4 tờ khai hải quan không trung
thực. Cụ thể, tờ khai số 18647 DN khai giá một chai rượu Remy Martin 40 độ do
Pháp sản xuất loại VSOP 70 cl/chai có giá là 1 USD. Hay ở tờ khai số 4046 cũng
loại rượu trên DN khai giá nhập khẩu chỉ có 0,4 USD/chai. Loại VSOP 35 cl giá chỉ
có 0,21 USD/chai. Qua công tác thẩm định giá tính thuế, Cục Hải quan TPHCM


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

phát hiện Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Thế Giới Vang sử dụng “chiêu”
này để gian lận thuế cho 20 lô rượu ngoại các loại. Theo giá nhập khẩu của hải quan
đưa ra, với 20 lô hàng rượu trên DN phải nộp thêm trên 11,5 tỷ đồng.
- Hiện tượng khai thấp về chất lượng hàng hóa.
Doanh nghiệp sẽ khai báo hàng hóa của họ là hàng thứ phẩm, hàng tồn kho ,
loại A, B, C, D hoặc là hàng vỡ vụn nhiều. Và thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã
phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa (đặc biệt là mặt hàng
ô tô, xe máy) khai báo giá trị tính thuế nhập khẩu rất thấp để trốn thuế nhập khẩu và
thuế giá trị gia tăng (GTGT) khâu nhập khẩu. Cụ thể, hóa đơn GTGT bán hàng của
xe Toyota Land Cruiser Prado dung tích 4.0, doanh nghiệp xuất trình là 1.069 tỷ
đồng, trong khi đó giá bán thực tế của chiếc xe này trên thị trường là từ 1,65 tỷ đồng
đến 1,7 tỷ đồng...
Như vậy, các doanh nghiệp này vừa khai báo giá trị nhập khẩu thấp với cơ
quan Hải quan để trốn thuế nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu, đồng thời vừa
khai báo giá bán rất thấp trên thị trường nội địa của hàng hóa nhập khẩu với cơ quan
Thuế để trốn thuế GTGT trong nội địa và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tình trạng
trên dẫn đến sự thất thoát nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, và hiện nay khi
các vụ việc được phát hiện việc truy thu thuế đối với các doanh nghiệp vi phạm

cũng không hề dễ dàng.
- Hiện tượng khai báo hàng không thanh toán.
Theo công văn hướng dẫn của ngành hải quan, nếu doanh nghiệp nhập hàng
và kèm theo hàng khuyến mãi thì đều được chấp nhận. Ví dụ cụ thể như nhập máy
lạnh, khuyến mại một chảo chống dính thì vẫn được chấp nhận, vì khi cán bộ giá
khảo sát trên thị trường qua các cửa hàng kim khí điện máy cho thấy thực tế có hình
thức khuyến mãi này. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp lợi dụng hình thức trên để nhập
số lượng chảo chống dính nhiêu gấp 5 lần số lượng máy lạnh trong cùng một lô
hàng thì đây chính là hình thức gian lận. Một số công ty còn tranh thủ thêm tỷ lệ
hàng khuyến mãi 10%, thường xảy ra với hàng hóa là rượu, bia, mỹ phẩm, thực
phẩm đóng gói, thuốc tân dược.
- Thủ đoạn đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn.
Trị giá thanh toán hay sẽ phải thanh toán của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu
sẽ được khai báo thấp hơn so với giá trị giao dịch thực tế nhờ sự thông đồng của cả
hai bên như đã phân tích ở trên.
Việc xác định mối quan hệ đặc biệt trong giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá
giao dịch đối với những người này trong gia đình theo mô hình công ty me-con. Đối
với những tình huống này đòi hỏi cán bộ hải quan phải có nguồn thôngin sẵn, phải
có nghiệp vụ kiểm toán và được quyền đọc sổ sách tài chính của công ty nếu không
rất khó bác bỏ trị giá giao dịch mà doanh nghiệp đã khai báo.
Thứ ba, về thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế suất thuế nhập khẩu.


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

Thuế suất thuế nhập khẩu là căn cứ quan trọng nhất để xác định số thuế nhập
khẩu mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế
chúng ta đã cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan theo lộ trình nhất định. Việc quy
định thuế suất là rõ ràng trong các văn bản pháp luật và các cam kết quốc tế, song
việc áp dụng thuế suất trên thực tế lại vô cùng phức tạp. Các nhà nhập khẩu có vô

vàn cách biến hóa nhằm trốn thuế, hoặc hưởng thuế suất thấp hơn để thoát khỏi hoặc
giảm bớt một phần nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Thứ tư, hạn chế trong quy trình hành thu thuế nhập khẩu.
• Về khai thuế nhập khẩu.
Nội dung kê khai thuế trong các tờ khai hải quan bao gồm kê khai về mặt
hàng nhập khẩu, số lượng hàng nhập khẩu và giá trị hải quan. Trên thực tế thì đều
không được kê khai một cách trung thực và khó có thể dựa trên ý thức tự giác của
nhà nhập khẩu bởi việc kê khai thuế nhập khẩu do chủ thể tiến hành hoạt động nhập
khẩu tự thực hiện, điều này đòi hỏi nhà nhập khẩu phải thực hiện tự giác, trụng thực
và nghiệm chỉnh.
Về vấn đề hàng hóa, rất khó có thể phân biệt và mã hóa loại hàng hóa nhập
khẩu một cách chính xác, bởi lẽ hàng hóa nhập khẩu là vô cùng đa dạng về chủng
loại.
Về số lượng, nếu cán bộ hải quan không ra bãi kiểm tra một cách trực tiếp thì
không thể hoàn toàn tin tưởng vào số lượng mà nhà nhập khẩu khai báo. Phần lớn
các lô hàng nhập khẩu đều có số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng khai báo, đặc
biệt là đối với nguyên liệu dệt may, rất khó để kiểm tra được chính xác số lượng mà
doanh nghiệp khai báo và kèm theo trong lô hàng có hàng lậu hay không.
Về trị giá hải quan, giá nhà nhập khẩu đưa ra bao giờ cũng là giá thấp nhất so
với thực tế. Công tắc xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu hiện nay vẫn còn rất
nhiều khó khăn và chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng này.
• Về nộp thuế nhập khẩu:
Mặc dù điều 15 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 quy định khá rõ ràng về
thời hạn nộp thuế, nhưng trong thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp lợi dụng chính
sách ân hạn thuế gây thất thu thuế cho Nhà nước.
Theo Cục điều tra chống buôn lậu tình trạng buôn lậu đang diễn ra hết sức
phức tạp tại các cảng biển. Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi Việt nam phổ biến
áp giá tính thuế theo những cam kết với WTO, doanh nghiệp tự khai báo , tự xác
định trị giá tính thuế trên tờ khai. Chính vì vậy, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ

đoạn tinh vi, đặc biệt là thông đồng làm giả hợp đồng thương mại, khai báo giá trị
thấp so với thực thế, nhằm áp mã sai đối với những mặt hàng nhạy cảm để được
hưởng mức thuế suất thấp. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu đã lợi dụng


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

chính sách thông thoáng, miễn hoặc kiểm tra theo tỷ lệ để nhập hàng thừa so với hợp
đồng, khai báo hải quan không đúng, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng suất khẩu
nhưng lại đem tiêu thụ trái phép trong nước, giả hợp đồng gia công…
Kết quả tháng 4/2012, Chi cục QLTT TP.HCM đã xử phạt vi phạm hành chính
445 vụ, thu hơn 6,8 tỉ đồng, tăng 72% so với tháng trước. Lũy kế từ đầu năm 2012
đến nay, Chi cục QLTT TP.HCM đã xử phạt 1.623 vụ, thu hơn 57,4 tỉ đồng, tiêu hủy
hàng hóa trị giá hơn 4,2 tỉ đồng.
Hiện nay, thủ đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi hơn, giá trị trốn thuế ngày càng
lớn, đòi hỏi việc xây dựng pháp luật phải ngày càng chặt chẽ, nhưng đồng thời cũng
phải đơn giản hóa các thủ tục sao cho vừa có thể ngăn ngừa được tình trạng lợi dụng
kẽ hở của pháp luật để trón thuế nhập khẩu mà vẫn không rườm rà, ảnh hưởng tới
hoạt động nhập khẩu nói chung.
• Về miễn, giảm thuế nhập khẩu:
Một trong những nội dung quan trọng của quá trình hành thu thuế phập khẩu
là vấn đề xác định hàng hóa nhập khẩu nào nằm trong diện được miễn thuế nhập
khẩu. Lợi dụng những ưu đãi của pháp luật, nhiều người đã nhập khẩu hàng hóa
dưới chiêu bài “hàng miễn thuế” trá hình. Cụ thể là:
Theo quy định tại khoản 5 điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005,
hàng hóa nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người nhập cảnh được
miễn thuế. Lợi dụng quy định này của Luật, nhiều người đã thực hiện hành vi buôn
lậu của mình bằng việc nhập lậu điện thoại di động từ Hồng Kông về nước qua
đường phi mậu dịch và xách tay qua các sân bay với những thỏa thuận ăn chơi nhất
định. Cùng với đó là những hành vi tiếp tay của một số cán bộ nhân viên hải quan,

các phi công hay tiếp viên hàng không Việt Nam…
Ngoài ra một số đối tượng còn lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, đối
tượng buôn lậu chuyển hàng bằng tàu biển đến khu vực giáp ranh biên giới Việt
Nam – Trung Quốc.
Thực tế trên cho thấy việc áp dụng Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005
trên thực tế vô cùng phức tạp do số lượng cũng như tính chất các vụ trốn thuế nhập
khẩu ngày càng tăng và tinh vi hơn. Một phần do quy định của Luật còn có nhiều kẽ
hở. Mặt khác do lực lượng hải quan của ta còn thiếu và còn yếu, trong khi các đối
tượng buôn lậu ngày càng liều lĩnh và tinh vi hơn. Điều này đòi hỏi pháp luật thuế
nhập khẩu phải không ngừng hoàn thiện để bám sát thực tế, tránh tình trạng nạn
buôn lậu hoành hành gây thất thoát thuế của Nhà nước.

2.Các hình thức trốn thuế


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

Hàng hóa xuất nhập khẩu đều được đóng gói bao bọc kín, nhất là hiện
nay việc giao hàng bằng container là phổ biến, hàng hóa được kiểm hóa tại
doanh nghiệp, nhiều đối tượng đã đánh tráo hàng để nhập, xuất lậu các mặt
hàng bị cấm hoặc bị đánh thuế cao.
-Lợi dụng các chính sách pháp luật và ưu đãi về thuế của Nhà nước ta, nhiều đối
tượng và doanh nghiệp đã tìm cách trốn thuế. Như lợi dụng ưu đãi về thời hạn nộp
thuế, các cá nhân và tổ chức đã cố tình nợ đọng kéo dài, chây ì, chiếm dụng thuế rồi
bỏ trốn hoặc chỉ thực hiện một vài hợp đồng nhập khẩu rồi giải thể doanh nghiệp
hoặc chuyển sang lĩnh vực khác; Trốn thuế qua việc khai sai xuất xứ hàng hóa, xuất
trình giấy xuất xứ giả, không đúng xuất xứ hàng hóa để được áp mã số thuế thấp hơn
để trốn thuế NK; Trốn thuế qua chính sách hàng đổi hàng hoặc việc kinh doanh hàng
tạm nhập tái xuất, kinh doanh hàng miễn thuế, kho ngoại quan...
-Trên đường biển, các tàu biển nước ngoài vận chuyển hàng nội địa nhưng đưa lẫn

nhiều hàng ngoại nhập lậu hoặc hàng khác chủng loại cho phép vào Việt Nam. Đối
với đường hàng không, đường bưu điện, các đối tượng nhập lậu các mặt hàng có
thuế suất cao dưới dạng quà biếu hoặc hàng “xách tay” để trốn thuế nhập khẩu. Các
đối tượng thay đổi bao bì, nhãn mác hàng hóa, thay đổi cấu kiện máy móc để hưởng
thuế suất thấp hoặc gian lận khi ghi số khung, số máy, năm sản xuất xe ôtô để đưa
ôtô cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Ngoài ra, là hành vi lập bộ hồ sơ khai báo Hải
quan giả hoặc cố ý thiếu, sai lệch một số yếu tố, ghi chung chung, không rõ ràng.
-Lợi dụng các chính sách pháp luật và ưu đãi về thuế của Nhà nước ta, nhiều đối
tượng và doanh nghiệp đã tìm cách trốn thuế. Như lợi dụng ưu đãi về thời hạn nộp
thuế, các cá nhân và tổ chức đã cố tình nợ đọng kéo dài, chây ì, chiếm dụng thuế rồi
bỏ trốn hoặc chỉ thực hiện một vài hợp đồng nhập khẩu rồi giải thể doanh nghiệp
hoặc chuyển sang lĩnh vực khác; Trốn thuế qua việc khai sai xuất xứ hàng hóa, xuất
trình giấy xuất xứ giả, không đúng xuất xứ hàng hóa để được áp mã số thuế thấp hơn
để trốn thuế NK; Trốn thuế qua chính sách hàng đổi hàng hoặc việc kinh doanh hàng
tạm nhập tái xuất, kinh doanh hàng miễn thuế, kho ngoại quan...
-Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng việc góp vốn liên doanh bằng
vật tư, thiết bị máy móc để tạo tài sản cố định đã đưa thêm vật tư thiết bị, máy móc
vào Việt Nam rồi bán ra thị trường nội địa để trốn thuế nhập khẩu. Các doanh nghiệp
cũng thường kê khai nguyên phụ liệu nhập khẩu để gia công hàng cho nước ngoài và
sản xuất hàng xuất khẩu cao hơn thực tế tiêu hao đều tạo ra dư thừa nguyên liệu bán
ở thị trường trong nước nhằm trốn thuế.
4. Các ví dụ điển hình về tình trạng trốn thuế
* Hơn 15 doanh nghiệ nhập khẩu tổng cộng gần 42.000 tấn thép lá cán nguội
(CRC) từ Philipine vào Việt Nam với mức giá thấp hơn cả mức giá nội địa của
sản phẩm tại Philipine nhằm trốn thuế thông qua việc sử dụng giấy chứng nhận


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

xuất xứ hàng hóa có lai lịch bất minh. Theo kết quả điều tra liên ngành thương

mại, hải quan và quản lý thị trường tại cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh cuối tháng
10/2005 có 23 lô nhập khẩu đã sử dụng C/O Form D với giấy chứng nhận 100%
giá trị sản phẩm Thái Lan. Hàng hóa bao gồm nhiều chủng loại như tivi, tủ lạnh,
ồi cơm điện, lò vi song… mang nhãn hiệu Sony, Hitachi, Panasonic, Sharp.
Trong đó tính riêng sản phẩm tivi đã lên tới tổng giá trị 729.230 USD. Theo đánh
giá của cá cnhaf sản xuất điện tử ở Việt Nam và các chuyên gia thương mại sản
phẩm điện tử không thẻ đạt tới mức tỉ lệ 100% xuất xứ thái Lan mà đây chỉ là
một cách lách để được thuế xuất ưu đãi của AFTA 20% và 5% năm 2006 thay vì
phải chịu mức thuế thông thường là 50%.
Tình trạng trên xuất phát từ các quy định về thuế, hàng hóa có C/O form D, tức
trong sản phẩm phải có chứa trên 40% hàm lượng xuất xứ từ ASEAN khi xuất
khẩu vào các nước trong ASEAN sẽ được hưởng một mức thuế suất là 0% hoặc
10%,15%...thấp hơn so với hàng ngoài nước ASEAN.
 Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Q.K đang làm thủ tục nhập khẩu qua cảng Cát

Lái TP.Hồ Chí Minh. Theo khai báo của DN, hàng nhập khẩu gồm 2.580 bộ ống
thủy tinh, dùng cho máy nước nóng năng lượng mặt trời, trị giá trên 100 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra toàn bộ lô hàng không đúng với khai báo hải
quan. Thay vào đó là 66 bộ máy điều hòa nhiệt độ, hiệu Panasonic, xuất xứ
Malaysia, mới 100%; gần 8.000 lon sản phẩm dinh dưỡng Ensure loại nước và loại
bột, trên sản phẩm không thể hiện xuất xứ. Theo quy định, toàn bộ số hàng vi phạm
nêu trên khi nhập khẩu phải có giấy phép tự động của Bộ Công Thương và phải thực
hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm dinh dưỡng). Thống kê
ban dầu cho thấy, trị giá hàng vi phạm trên 1,1 tỉ đồng, ẩn lậu thuế gần 450 triệu
đồng.

 Một trong số những thủ đoạn trốn thuế được các đơn vị nhập khẩu ôtô tận dụng

nhiều nhất là biến những xe mới thành xe đã qua sử dụng để hưởng mức thuế nhập
khẩu ít hơn. Trước khi cho xe lên tàu vận chuyển về Việt Nam, xe đã được gẩy số

km đã đi quá 1 vạn km (theo quy định các xe nhập khẩu đã chạy quá 1 vạn km được
xếp vào danh mục xe đã qua sử dụng). Khi về đến Việt Nam, sau khi hoàn tất các
thủ tục hải quan, những chiếc xe này lại được gẩy số km về 0 trước khi bày bán ở
các salon ôtô, và đương nhiên nó được bán với giá xe mới. Và để cân đối chênh lệch
giữa giá nhập đầu vào và giá bán thực tế, các đơn vị kinh doanh này thường ghi giá
xuất hóa đơn GTGT thấp hơn giá bán thực tế. Và khi được coi như xe cũ nhập khẩu,
ngoài hưởng thuế nhập khẩu thấp, doanh nghiệp nhập khẩu những xe này còn được
hưởng lợi từ việc giảm đáng kể chi phí phải nộp cho các loại thuế, phí khác như thuế
TTĐB, GTGT, lệ phí trước bạ.


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

 Biến hàng hiệu thành hàng chợ

Vụ gian lận giá hàng hóa điển hình bị Chi cục hải quan Cảng Sài Gòn KV 4 (TP. Hồ
Chí Minh) phát hiện gần đây là lô hàng mang nhãn hiệu Pierre Cardin do Công ty
TNHH Dịch vụ Thương mại Hoa Mặt Trời (trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh) NK vào
tháng 5/2013. Theo khai báo của DN, hàng hóa gồm váy, quần lót, áo ngực… có giá
nhập về chỉ từ 6.000 - 16.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, các sản phẩm này được bán
trong các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại lớn, như: Vincom, Parkson với
giá khoảng 300.000 - 400.000 đồng/chiếc, tức là gấp 25 lần giá kê khai của DN.
Được biết, Công ty Hoa Mặt Trời là DN chuyên phân phối độc quyền các thương
hiệu thời trang cao cấp tại thị trường Việt Nam, như: MINOSHE, KIKO, SP,
DUNLOP... Trong đó, MINOSHE là nhãn hiệu trang phục đồ lót của Singapore, có
các sản phẩm khác, như: Pierre Cardin, Sorella, Young Heart, Felancy … Các sản
phẩm này được bày bán ở cửa hàng sang trọng tại nhiều tỉnh, thành phố lớn. Tương
tự, khi làm thủ tục mở tờ khai hải quan, Công ty Tiến Thành khai báo những đôi
giầy da hiệu Valentino có xuất xứ từ Trung Quốc, giá trị rất bèo, chỉ từ 16.000 300.000 đồng/đôi. Thực tế, giá thị trường của loại giầy này vào khoảng 3 - 5 triệu
đồng/đôi, cao gấp chục lần giá khai báo. Với giá trị lô hàng giầy Valentino là 1,8 tỷ

đồng, nếu làm thủ tục trót lọt thì DN đã "né" được khoản tiền thuế vài trăm triệu
đồng.
 Hải quan Lạng Sơn cho biết, một số DN lợi dụng chính sách ân hạn thuế 30 ngày

theo quy định của Luật Quản lý thuế để NK hàng hóa, sau đó bỏ trốn, trây ỳ không
nộp phần thuế đã kê khai. Một số DN lợi dụng chính sách không phải nộp khoản
đảm bảo để tham vấn đã không nộp số tiền thuế truy thu sau tham vấn. Sau khi kiểm
tra sau thông quan, nhiều DN đã không nộp bổ sung số tiền thuế ấn định, việc phát
hiện xử lý sau thông quan thường chậm do DN đã bán hết hàng, đã hạch toán chi phí
và thậm chí không còn hoạt động. Cùng gặp khó khăn tương tự, Hải quan Hà Tĩnh
cho biết, trong quá trình thực hiện Luật Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu và các văn
bản hướng dẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc liên quan đến công tác thu
đòi nợ thuế. Hiện Cục Hải quan Hà Tĩnh đang theo dõi nợ thuế của 27 DN bỏ trốn
khỏi địa chỉ kinh doanh để trốn thuế. Trong khi đó, công tác đôn đốc, thu hồi nợ
thuế đối với nhóm DN này gặp nhiều khó khăn, nhưng chưa mang lại hiệu quả thiết
thực. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là các DN đã lợi dụng chính sách về
ân hạn thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 15 Luật Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập
khẩu, thực hiện xuất khẩu hàng hóa được nợ thuế rồi sau đó bỏ trốn.
2. Tránh thuế

Trốn thuế là đề tài thường được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông đại
chúng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng và số tiền trốn thuế, người vi phạm có thể bị


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế theo Điều
161, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày
1.1.2010.
Trong khi trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật thì “tránh thuế” có thể giúp người

nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không trái với quy định pháp luật.
Việc trốn thuế ở Việt Nam thường diễn ra dưới nhiều hình thức và ở nhiều loại thuế
khác nhau. Chẳng hạn, trường hợp doanh nghiệp trong nước bắt tay với đối tác bán
hàng nước ngoài hạ giá hàng hóa nhập khẩu nhằm trốn thuế nhập khẩu; tổ chức, cá
nhân mua bán hóa đơn đầu vào khống (thuế giá trị gia tăng); doanh nghiệp không
khai báo đầy đủ doanh thu hay khai khống chi phí (thuế thu nhập doanh nghiệp); cá
nhân không kê khai thu nhập chịu thuế (thuế thu nhập cá nhân), hạ giá của hàng hóa
mua bán chịu thuế trước bạ (như xe hơi hay nhà ở) để giảm thiểu số thuế trước bạ
phải đóng…
Mặc dù luật pháp rất nghiêm khắc đối với việc trốn thuế, nhưng thực tế cho thấy,
hành vi này diễn ra khá phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát do nhiều nguyên nhân
khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan. Đó là lý do khiến mọi người thường lầm
tưởng rằng, khi có một cá nhân hay tổ chức nào đó tìm cách không đóng thuế thì đó
là biểu hiện của việc trốn thuế và phải bị xử phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, không
phải trường hợp nào cũng đúng như vậy. Trong một số trường hợp, đó là tránh thuế
hợp pháp.
Trong khi khái niệm “trốn thuế” đã quá quen thuộc thì khái niệm “tránh thuế” còn
khá mới mẻ tại Việt Nam. Nó chỉ mới xuất hiện từ khoảng năm 1994, khi các công
ty luật và kiểm toán nước ngoài bắt đầu cung cấp dịch vụ tư vấn thuế tại Việt Nam.
2.1.Thế nào là tránh thuế hợp pháp?
Ngày 22.12.2009, báo điện tử Vnexpress có nêu một vụ tránh thuế khá hay. Đó là
trường hợp lách luật tránh thuế hợp pháp của Google (Mỹ) ở Anh. Theo đó, doanh
thu từ quảng cáo tại Anh của hãng này trong năm 2008 đạt 1,6 tỉ bảng Anh. Đáng lẽ,
Google phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 450 triệu bảng, nhưng thực tế Công
ty không đóng thuế này mà chỉ đóng một số loại thuế khác với một khoản khiêm tốn
là 141.519 bảng. Đó là do Google lách luật thành công qua việc chọn đặt trụ sở
chính cho văn phòng châu Âu của họ ở Dublin, Ireland thay vì ở Anh. Nhờ đó,
doanh thu từ hoạt động quảng cáo tại Anh được đưa về Ireland để chịu thuế với mức
khá thấp (từ 12,8-15%). Trong khi đó, ở Anh, mức này lên tới 28-30%.
Ở trường hợp này, cơ quan thuế của Anh không thể làm gì được do những gì Google

làm là tránh thuế hợp pháp chứ không phải trốn thuế. Và vì Google không làm sai
luật của Anh, nên cơ quan thuế không thể áp dụng biện pháp chế tài.


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

Như vậy, trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hay
bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn tránh thuế hợp pháp thì không. Bởi lẽ, đối
tượng nộp thuế am hiểu rõ về pháp luật thuế và vận dụng tốt những phương thức
hạch toán hợp pháp để giảm thiểu các khoản thuế phải đóng, mà không trái với quy
định pháp luật.
2.2.Một số phương pháp tránh thuế
Rõ ràng, ứng dụng tránh thuế hợp pháp có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí
hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số phương thức điển hình của trường hợp
tránh thuế hợp pháp theo các quy định của pháp luật thuế Việt Nam
Trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể là (i) đăng ký trích khấu hao
nhanh tài sản cố định trong trường hợp dự kiến có lãi nhiều hay ngược lại đăng ký
trích khấu hao chậm nếu đang trong thời gian được ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp; (ii) chọn đăng ký phương thức khấu hao thích hợp tùy theo dự kiến
doanh nghiệp sẽ có lãi hay bị lỗ (phương thức đường thẳng; theo số dư giảm dần có
điều chỉnh; hay theo số lượng, khối lượng sản phẩm); (iii) đăng ký chuyển lỗ trong
vòng 5 năm vào những năm tài chính mà doanh nghiệp dự kiến sẽ có lãi lớn để dùng
số lỗ đó giảm thu nhập chịu thuế; (iv) doanh nghiệp đi vay tiền chịu lãi để phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa tiền lãi đó vào chi phí để giảm thu nhập chịu
thuế thay vì yêu cầu cổ đông, thành viên góp vốn tự đi vay tiền để góp vốn điều lệ
(tiền lãi từ tiền vay phục vụ cho việc góp vốn vào doanh nghiệp không được xem là
chi phí hợp lý).
Trong lĩnh vực thuế nhập khẩu, có thể là nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ những
nước có ký các hiệp định về ưu đãi thuế quan với Việt Nam (Hiệp định về chương
trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN) để được

hưởng mức thuế suất thấp.
Trong lĩnh vực thuế nhà thầu, có thể là (i) chọn giữa việc đăng ký thực hiện chế độ
kế toán Việt Nam (đăng ký, kê khai và trả thuế trên doanh thu thực nhận và chi phí
thực tế phát sinh) hay không đăng ký thực hiện chế độ kế toán Việt Nam (đăng ký,
kê khai và trả thuế theo phương thức khoán trên doanh thu theo hợp đồng); (ii) ký
hợp đồng dịch vụ với những công ty là đối tượng cư trú ở những nước có ký hiệp
định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Theo đó, công ty dịch vụ, trong một số
trường hợp, có thể được hưởng thuế suất thấp hơn và lẽ đương nhiên sẽ giảm giá
mua bán hàng hóa/dịch vụ với doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực thuế trước bạ, thường xuất hiện ở trường hợp “chạy thuế”, tức là mua
trước hay mua sau một mốc thời gian quan trọng nhất định đối với một số loại hàng
hóa hay dịch vụ để tận dụng việc tăng hay giảm của mức thuế trước bạ dành cho loại
hàng hóa hay dịch vụ đó.
Đối với Luật Thuế thu nhập cá nhân mới, cũng có một số cách có thể tránh thuế hợp
pháp. Đó là (i) chọn đối tượng nộp thuế là vợ hoặc chồng tùy theo thu nhập cao thấp
của từng người trong việc kê khai giảm trừ gia cảnh đối với số người phụ thuộc


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

trong gia đình nhằm mục đích giảm số thuế phải trả; (ii) doanh nghiệp không trả
lương cho các cổ đông cá nhân tham gia hoạt động quản lý doanh nghiệp (thuế suất
tối đa đối với tiền lương, tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân ở mức 35%) để cổ
đông nhận được cổ tức cao hơn (doanh nghiệp chỉ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp
25% trên thu nhập trước thuế và cổ đông cá nhân đóng 5% thuế thu nhập cá nhân
trên cổ tức nhận được).
Trong quá trình tìm kiếm các giải pháp khả thi để giảm thiểu chi phí, ngoài việc xem
xét giảm lương, giảm giờ làm, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, thương lượng
giảm giá hàng hóa/dịch vụ với các nhà cung cấp, thanh lý tài sản không cần thiết,
doanh nghiệp cũng nên chú ý đến việc xem xét các biện pháp tránh thuế mà luật

pháp cho phép. Nếu chuyên môn pháp lý và nghiệp vụ về thuế, kế toán chưa vững,
chủ doanh nghiệp có thể tìm đến các công ty luật, công ty kiểm toán có kinh nghiệm
để được tư vấn và có thể đạt mục đích mà không vi phạm các quy định pháp luật
hiện hành.
2.3. Ví dụ về tránh thuế

Đây là một số ví dụ:

Nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ những nước có ký các hiệp định về ưu
đãi thuế quan với Việt Nam (chẳng hạn như Hiệp định về chương trình ưu đãi
thuế quan có hiệu lực chung của các nước Asean-CEPT) để được hưởng mức
thuế suất thấp.
Vd: Nhập khẩu hạt điều từ Campuchia 2 tấn với đơn giá 9000USD/tấn được
hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt là 0%. Vậy thuế nhập khẩu của lô hàng này là:
2*9000*0% = 0 USD. Như vậy, rõ ràng việc chọn nguồn gốc nhập khẩu các hàng
hóa giúp các doanh nghiệp nhập khẩu có thể tránh được một khoản chi phí thuế
nhập khẩu.
Theo Thông tư 118/2009 của Bộ Tài chính quy định người Việt Nam định cư
ở nước ngoài khi hồi hương được phép nhập khẩu 1 ôtô cá nhân đang sử dụng
theo diện tài sản di chuyển có thuế suất khác so với xe mới.
Vd: Một chiếc xe Rolls Royce bản cơ sở có giá khoảng 250.000 USD (hơn 5 tỷ
đồng). Tính sơ bộ, các loại thuế, phí sẽ gồm: 175.000 USD (thuế nhập khẩu 70%),
255.000 USD (thuế tiêu thụ đặc biệt 60% tính trên giá xe + thuế nhập khẩu), 68.000


Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

USD (thuế giá trị gia tăng 10% tính trên tổng giá xe đã có thuế nhập khẩu và thuế
tiêu thụ đặc biệt).
Như vậy chỉ tính riêng số thuế nhập khẩu phải nộp cho một chiếc xe Rolls Royce

bản cơ sở đã là 175.000 USD hơn một nửa số tiền gốc giá xe. Và 1 chiếc xe Rolls
Royce bản cơ sở nếu được nhập về theo diện Việt kiều hồi hương (hàng đang sử
dụng dưới 3 năm) áp thuế 85% giá trị xe mới sẽ giảm được một khoản thuế rất lớn
so với cách nhập thông thường.

3. Phát hiện và ngăn chặn hành vi trốn thuế

 Những hình thức gian lận thuế NK phổ biến hiện nay có thể điểm qua
như:
*Thứ nhất, thất thu thuế qua gian lận trị giá tính thuế; phân loại và áp mã hàng
hóa; Khai báo xuất xứ đối với hàng hóa XK, NK.
- Điều 7 Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT), đã tạo điều kiện
thuận lợi nhiều cho DN song trên thực tế nhiều DN đã lợi dụng chính sách đó để
trốn, lậu thuế với các hình thức như:
+ Khai giá thấp so với giá thực tế, khai sai tên hàng, sai kích thước của mặt hàng
thực nhập, gian lận trong hàng khuyến mại...
+ Lợi dụng việc được trừ các khoản được trừ: Đây chính là điểm để các DN lợi dụng
tối đa khoản được trừ để khai báo hải quan.
+ Chia nhỏ linh kiện, phụ tùng của sản phẩm nguyên chiếc để gian lận giá: Lợi dụng
chính sách thuế hiện hành thuế suất đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu
thấp hơn hàng nguyên chiếc nhập khẩu do vậy thủ đoạn này được thực hiện bằng
cách lập nhiều công ty khác nhau hoặc móc nối giữa các công ty với nhau và mỗi
công ty nhập khẩu một bộ phận cấu thành của hàng nguyên chiếc về các cửa khẩu
khác nhau trong các thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của cơ quan Hải
quan.
- Nhiều lô hàng hoá nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu vận tải trực tiếp theo quy
định về xuất xứ nhưng đã được Hải quan cho hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Nếu
áp dụng đúng quy định trong Hiệp định và Thông tư hướng dẫn về xuất xứ thì sẽ dẫn
đến số thuế truy thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng.



Nhóm 10- Thuế xuất nhập khẩu

*Thứ hai, thất thu thuế do lợi dụng địa bàn và sử dụng các phương thức thủ đoạn
buôn lậu.
Qua công tác nghiệp vụ cho thấy, xu hướng hoạt động buôn lậu ngày càng diễn biến
phức tạp với những đặc điểm chủ yếu như:
- Xảy ra nhiều vụ buôn lậu nghiêm trọng, trốn thuế với giá trị lớn; Quy mô hoạt
động buôn lậu lớn và có tổ chức liên quan đến nhiều địa bàn của các đơn vị hải quan
khác nhau. Cụ thể nổi lên trên các tuyến, địa bàn trọng điểm sau:
+ Tuyến biên giới đường bộ: Địa bàn trọng điểm gồm: Móng Cái - Quảng Ninh; Tân
Thanh - Lạng Sơn; Mộc Bài - Tây Ninh... Hàng hóa vi phạm không còn là nhóm
hàng tiêu dùng như rượu, thuốc lá, đồ điện tử, điện lạnh... mà đã mở rộng ra nhiều
mặt hàng có giá trị lớn như ngoại tệ, vàng, ô tô, gỗ, khoáng sản, xăng dầu... Thậm
chí là cả các mặt hàng cấm, ma tuý.
+ Tuyến đường biển: Tập trung vào các địa bàn trọng điểm: Hải Phòng, Quảng
Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh... Thủ đoạn chủ yếu là lợi dụng hình
thức tạm nhập - tái xuất để buôn bán, vận chuyển trái phép các mặt hàng cấm, động
vật hoang dã, NK hàng hóa không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng sức khỏe
cộng đồng.
+ Tuyến hàng không, bưu điện quốc tế: Tập trung ở một số địa bàn trọng điểm là TP.
Hồ Chí Minh; Hà Nội nhà ga Sân bay quốc tế Nội Bài và các tuyến bay trọng điểm
như: Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Quảng Châu... Mặt hàng trọng
điểm là các loại hàng hoá gọn nhẹ, có giá trị cao như quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ,
máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, máy tính xách tay... Phương thức, thủ đoạn
chủ yếu là cất giấu hàng hoá trong người, trong hành lý; Tách bill, lợi dụng định
mức miễn thuế, hàng quà biếu, quà tặng để vận chuyển trái phép hàng lậu.
Tính đến tháng 6/2014, cơ quan hải quan đã phát hiện xử lý 8.915 vụ, trị giá hàng vi
phạm ước tính 168,904 tỷ đồng (tăng 14,3% so với cùng kỳ 2013); Khởi tố hình sự 6
vụ, chuyển các cơ quan khác khởi tố 27 vụ; Thu nộp ngân sách nhà nước 59,652 tỷ

đồng.
*Thứ ba, thất thu thuế với loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.
Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất chủ yếu tạm nhập qua cảng Hải phòng, tái
xuất đi Trung quốc. Hiện các DN kinh doanh trong lĩnh vực này chủ yếu làm dịch vụ
cho DN Trung Quốc, cho nên thường xuyên bị động từ nguồn hàng, thanh toán, chi
phí, thời gian…
Cơ chế, chính sách quản lý và thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất quá thoáng, nên đối tượng hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa


×