HĐĐ HUYỆN MỘ ĐỨC ĐỘI THIẾU NIÊN TP HỒ CHÍ MINH
LIÊN ĐỘI TH. THẠCH TRỤ
NỘI DUNG THI “NÉT ĐẸP ĐỘI VIÊN”
DÀNH CHO ĐỘI VIÊN LỚP BỐN, NĂM.
A/ Mục đích yêu cầu:
- Để chào mừng kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí
Minh (26.3.1931 – 26.3.2008).
- Nâng cao những hiểu biết và kỹ năng của Đội viên trong việc thực hiện
chương trình RLĐV.
- Tạo nên sân chơi bổ ích – “Học mà chơi, chơi mà học” trong toàn thể Đội
viên, tạo nên không khí thi đua để chào mừng kỉ niệm ngày thành lập Đoàn.
- Tạo điều kiện để Đội viên được rèn luyện, hình thành các kỹ năng hoạt động.
B/ Các bước tiến hành:
1- Thành lập Ban tổ chức và Ban giám khảo cuộc thi:
- Trưởng ban: Hiệu trưởng: Ông Lê Văn Kiều - Phụ trách chung.
- Phó trưởng ban: Phó Hiệu trưởng- Ông Nguyễn Văn Trình.
- Giám khảo: Bà Trần Thị Định – Tổ trưởng tổ 5 (Chấm thi đội lớp Bốn).
Bà Lê Thị Thư – Tổ trưởng tổ 4 (Chấm thi đội lớp Năm).
- Thư kí tổng hợp – Tổ chức: GVTPT Đội: Ông Nguyễn Hương.
C/ Đối tượng dự thi, nội dung, hình thức tổ chức:
I/ Đối tượng dự thi: Tất cả các chi đội lớp Bốn và Năm, mỗi chi đội chọn 5
Đội viên tiêu biểu để tham gia dự thi.
II/ Hình thức tổ chức:
+ Các chi đội khối lớp Bốn được lập thành 1 bảng, đấu loại trực tiếp để chọn
nhất khối, nhì khối Bốn.
+ Các chi đội khối lớp Năm được lập thành 1 bảng, đấu loại trực tiếp để chọn
nhất khối, nhì khối Năm.
+ Đội nhì của khối Bốn và đội nhì của khối Năm: tranh giải ba cấp trường.
+ Đội nhất khối Bốn và đội nhất khối Năm: tranh giải nhất cấp trường.
(Nếu hai đội có số điểm bằng nhau thì dùng câu hỏi phụ để ghi điểm thắng tuyệt
đối).
III/ Thời gian dự thi:
+ Ngày 13/3/2008:
- Buổi sáng: Khối Năm tranh nhất khối, nhì khối.
- Buổi chiều: Khối Bốn tranh nhất khối, nhì khối.
+ Chiều 15/3/2008, từ 13 giờ 30:
- Đội nhì khối Bốn và đội nhì khối Năm tranh giải ba cấp trường.
+ Đêm lửa trại 26/3/2008:
- Đội nhất khối Bốn và đội nhất khối Năm tranh giải nhất cấp trường.
IV/ Nội dung thi:
1/ Nội dung thứ nhất: Trách nhiệm Đội viên (15 phút).
Bao gồm:
- Trang phục: Trang phục Đội viên, chào, giới thiệu.
- Năng khiếu: Biểu diễn tập thể hoặc cá nhân một trong các nội dung sau: múa,
hát, kể chuyện, vẽ tranh, cắt dán hoặc tổ chức trò chơi cho cả đội.
- Nghi thức: Đội trưởng điều khiển toàn đội (5 thành viên ) thực hiện nghi thức
Đội gồm: 7 động tác cá nhân tại chỗ: nghỉ, nghiêm, quay phải, quay trái, quay
đằng sau, giậm chân, chạy tại chỗ ; 6 động tác di động: tiến, lùi, sang trái, sang
phải, đi đều, chạy đều; Các động tác cầm cờ, tháo, thắt khăn quàng, chào và hô
khẩu hiệu Đội.
2/ Nội dung thứ hai: Đội viên hiểu biết (20 giây suy nghĩ cho 1 câu trắc
nghiệm). Mỗi đội cần có bảng con, phấn hoặc bút lông, giấy và bút mực để làm bài trắc
nghiệm.
- Hình thức: Thi trắc nghiệm, toàn đội thảo luận và quyết định phương án trả
lời. Ưu tiên cho đội có tín hiệu trả lời trước bằng chuông điện.
- Nội dung: Tập trung vào 4 chuyên hiệu Nghi thức Đội, sử học, sinh học,
ATGT và kiến thức xã hội (bao gồm hiểu biết về địa lý, thời tiết…)
- Số lượng câu hỏi: 12 câu.
3/ Nội dung thứ ba: Kỹ năng Đội viên:
- Hình thức: Ưu tiên cho đội có tín hiệu trả lời trước (chuông điện).
- Nội dung: Gồm các nội dung như nhận tín hiệu Morse , giải mật thư, gút dây
(mỗi đội chuẩn bị 15 dây gút).
- Số lượng: gồm 8 câu hỏi.
4/ Nội dung thứ tư: Đội viên tiếp bước cha anh. (Mỗi đội có 2 phút chuẩn bị,
3 phút trình bày và 1 phút trả lời câu hỏi).
- Hình thức: Đại diện của đội sẽ trình bày dưới hình thức hùng biện sau khi đã
chọn được nội dung.
- Đối tượng nghiên cứu: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn
Viết Xuân, Lê Văn Tám, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Bá Ngọc.
- Nội dung: gồm 2 phần:
+ Phần thứ nhất: Trình bày sơ lược về tiểu sử, thân thế và sự
nghiệp của anh hùng liệt sĩ, những suy nghĩ và cảm nhận của bản thân.
+ Phần thứ hai: Trả lời một câu hỏi của ban giám khảo.
Phần thứ hai: Cách đánh giá.
1/ Nội dung thứ nhất: 20 điểm, trong đó:
- Trang phục Đội viên: 5 điểm.
- Năng khiếu: 5 điểm.
- Nghi thức Đội: 10 điểm.
2/ Nội dung thứ hai: 60 điểm, trả lời đúng 1 câu được 5 điểm.
3/ Nội dung thứ ba: 80 điểm, trả lời đúng 1 câu được 10 điểm. (Chỉ có 2 đội
được quyền trả lời).
+ Nếu đội thứ nhất trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai bị trừ 2 điểm.
2
+ Nếu đội thứ nhất trả lời không được, đội thứ hai sẽ có quyền trả lời,
nếu đúng được 8 điểm, nếu sai bị trừ 2 điểm.
4/ Nội dung thứ tư: 40 điểm, trong đó:
- Nói đúng về sơ lược tiểu sử: 10 điểm.
- Nói đúng về thân thế, sự nghiệp: 10 điểm.
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận một cách chân thật, phù hợp…được 10 điểm.
- Trả lời được nội dung câu hỏi của Ban giám khảo, tối đa được 10 điểm.
Phần thứ ba: Cơ cấu giải thưởng.
- 01 giải nhất cấp trường.
- 01 giải nhì cấp trường.
- 01 giải ba cấp trường.
Đức Lân, ngày 05 tháng 3 năm 2008
TM/ BAN TỔ CHỨC
TRƯỞNG BAN
3
BẢNG I - LỚP BỐN
(Vòng loại trực tiếp)
A/ Nội dung thứ nhất: Trách nhiệm Đội viên (15 phút).
Bao gồm:
- Trang phục: Trang phục Đội viên, chào, giới thiệu.
- Năng khiếu: Biểu diễn tập thể hoặc cá nhân một trong các nội dung sau: múa,
hát, kể chuyện, vẽ tranh, cắt dán hoặc tổ chức trò chơi cho cả đội.
- Nghi thức: Đội trưởng điều khiển toàn đội (5 thành viên ) thực hiện nghi thức
Đội gồm: 7 động tác cá nhân tại chỗ: nghỉ, nghiêm, quay phải, quay trái, quay
đằng sau, giậm chân, chạy tại chỗ ; 6 động tác di động: tiến, lùi, sang trái, sang
phải, đi đều, chạy đều; Các động tác cầm cờ, tháo, thắt khăn quàng, chào và hô
khẩu hiệu Đội.
* Tổng số điểm: 20 điểm, trong đó:
- Trang phục Đội viên: 5 điểm.
- Năng khiếu: 5 điểm.
- Nghi thức Đội: 10 điểm.
B/ Nội dung thứ hai: Đội viên hiểu biết (20 giây suy nghĩ cho 1 câu trắc
nghiệm). Mỗi đội cần có bảng con, phấn hoặc bút lông, giấy và bút mực để làm bài
trắc nghiệm.
- Hình thức: Thi trắc nghiệm, toàn đội thảo luận và quyết định phương án trả
lời. Ưu tiên cho đội có tín hiệu trả lời trước bằng chuông điện.
- Nội dung: Tập trung vào 4 chuyên hiệu Nghi thức Đội, sử học, sinh học,
ATGT và kiến thức xã hội (bao gồm hiểu biết về địa lý, thời tiết…)
- Số lượng câu hỏi: 12 câu.
* Tổng số điểm: 60 điểm, trả lời đúng 1 câu được 5 điểm.
* Câu hỏi: Đội viên hiểu biết.
1/ Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh là ngày:
A- 11/5/1941.
B- 19/5/1890.
C- 15/5/1941*.
2/ Sau 30 năm bôn ba ở hải ngoại để tìm đường cứu dân, cứu nước, Bác Hồ
kính yêu của chúng ta đã trở về Tổ quốc vào ngày:
A- 19/5/1890
B- 02/9/1945
C- 07/5/1954
D- 08/02/1941*
3/ Con ếch chỉ sống được ở:
A- Trên cạn.
4
B- Dưới nước.
C- Cả trên cạn và dưới nước*.
D- Cả 3 câu trên đều sai
4/ Để làm lợi tiểu, ta nên dùng:
A- Cây nhọ nồi, cây Đinh Lăng.
B- Củ bồ bồ, củ sả.
C- Rau má, rau mã đề*.
5/ Con vật sau đây (nếu nó mang bệnh cúm tuyp A) thì dễ lây nhiễm vi rút
H
5
N
1
sang người:
B- Con gà*.
B- Con lợn
A- Con bò.
B- Cả 3 câu trên đều đúng.
6/ Khi sắp đi qua đoạn đường sắt không có rào chắn, nếu có xe lửa sắp đi tới thì
phải dừng lại cách đường ray ngoài cùng ít nhất là:
A- 1m
B- 3m
C- 4m
D- 5m*
7/ Trước tình hình quân Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. Ông đã thực
hiên chủ trương độc đáo, sáng tạo là “tiến công trước để tự vệ”. Do đó, Ông đã
tấn công vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống trên đất Tống. Ông là:
A- Lý thường Kiệt*.
B- Trần Thủ Độ.
Trần Quốc Tuấn.
8/ Quân Mông Cổ điên cuồng sang xâm lược nước ta. Trước thế giặc mạnh, vua
Trần lo lắng hỏi ý kiến của Ông, Ông khẳng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi
xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Ông là:
A- Lý thường Kiệt.
B- Trần Thủ Độ*.
C- Trần Quốc Tuấn.
9/ Một cầu vồng có 7 màu. Vậy 7 cầu vồng có:
A- 7 màu*.
B- 14 màu.
C- 49 màu
10/ Chọn vị trí chính xác nhất của Việt Nam ở châu Á:
A- Nam Á
5