Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN SƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN SƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60340102

Quyết định giao đề tài:



259/QĐ-ĐHNT ngày 24/03/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

263/QĐ-ĐHNT ngày 2/3/2017

Ngày bảo vệ:

13/3/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Xuân Thủy
ThS. Võ Hải Thủy
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS. Đỗ Thị Thanh Vinh
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn này là do tôi thu thập và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Nghệ An, tháng 1 năm 2017
Tác giả

Trần Sơn


iii


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học Trường Đại học
Nha Trang, các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn chính quyền các xã, thị trấn, UBND huyện Nghĩa Đàn, các cơ quan
đơn vị phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi cục thống kê huyện, các chủ
trang trại, các cán bộ công chức, viên chức huyện, xã. Cục thống kê Tỉnh Nghệ an đã
tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện đi thực tế cơ sở và đóng góp nhiều ý
kiến cho nội dung nghiên cứu của đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Xuân Thủy, ThS.
Võ Hải Thủy- Khoa Kinh tế- Trường Đại Học Nha Trang đã tận tình bồi dưỡng kiến
thức tư duy năng lực, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song do trình độ có hạn nên
luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và độc giả để luận văn được
hoàn thiện và đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Nghệ An,tháng 1 năm 2017
Tác giả

Trần Sơn

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ......................................................................ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KINH TẾ CỦA
TRANG TRẠI.................................................................................................................5
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về trang trại và kinh tế trang trại...............................5
1.1.1. Trang trại ...............................................................................................................5
1.1.2. Kinh tế trang trại....................................................................................................7
1.2. Các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế của trang trại .................................10
1.2.1. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................10
1.2.2. Hiệu quả kinh tế của trang trại ............................................................................13
1.3. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại trên thế giới và tại Việt Nam......................22
1.3.1. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại trên thế giới.............................................22
1.3.2 Tình hình chung về phát triển kinh tế trang trại ở Việt nam ................................25
1.3.3. Xu thế phát triển kinh tế trang trại ở Việt nam hiện nay.....................................27
Tóm tắt chương 1: .........................................................................................................28
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC
TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA ĐÀN TỈNH NGHỆ AN .........29
2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn trong giai
đoạn 2013-2015 .............................................................................................................29
v


2.1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................................29

2.1.2. Phân tích các điều kiện cho phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa
Đàn.................................................................................................................................30
2.1.3. Tình hình phát triển trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 20132015 ...............................................................................................................................39
2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn từ năm
2013-2015 ......................................................................................................................41
2.2.1. Giới thiệu chung về cuộc điều tra của tác giả .....................................................41
2.2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố sản xuất cơ bản của các trang trại trên địa bàn
huyện Nghĩa Đàn ...........................................................................................................42
2.2.3. Phân tích kết quả sản xuất của các trang trại được điều tra trên địa bàn huyện
Nghĩa Đàn:.....................................................................................................................48
2.2.4. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa
Đàn.................................................................................................................................51
2.2.5. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các trang trại trên
địa bàn huyện Nghĩa Đàn ..............................................................................................61
2.2.6. Đánh giá chung hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn ...70
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
CÁC TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN...... 73
3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp ..........................................................................73
3.1.1. Chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta đến năm 2020 ...........................73
3.1.2. Quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện Nghĩa Đàn đến năm 2020 ...........74
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn
huyện Nghĩa Đàn ...........................................................................................................74
3.2.1. Giải pháp tạo đột phá cho các trang trại đặc biệt là trang trại chăn nuôi ............74
3.2.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ...........................................................................75
vi


3.2.3. Giải pháp về đất đai .............................................................................................75
3.2.4. Giải pháp về vốn..................................................................................................76

3.2.5. Giải pháp về nhân lực..........................................................................................77
3.2.6. Giải pháp về công nghệ kỹ thuật .........................................................................78
3.2.7. Giải pháp mở rộng và tăng cường các hình thức liên kết, hợp tác......................79
3.2.8. Giải pháp về quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn........................79
3.2.9. Giải pháp hoàn thiện một số vấn đề quản lý nhà nước để tạo điều kiện cho kinh
tế trang trại phát triển ....................................................................................................80
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................84
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của huyện Nghĩa Đàn, năm
2010-2015......................................................................................................................35
Bảng 2.2. Số lượng trang trại của huyện Nghĩa Đàn, năm 2013 – 2015.......................39
Bảng 2.3. Tình hình phát triển các loại hình trang trại tại huyện Nghĩa Đàn, năm
2013 – 2015 ...................................................................................................................41
Bảng 2.4. Diện tích đất bình quân cho một trang trại tại huyện Nghĩa Đàn .................42
Bảng 2.5. Một số đặc điểm của chủ trang trại trong mẫu điều tra ................................43
Bảng 2.6. Tình hình sử dụng lao động của 1 trang trại tại huyện Nghĩa Đàn...............45
Bảng 2.7. Quy mô vốn đầu tư sản xuất của các trang trại, năm 2015 ...........................46
Bảng 2.8. Tình hình huy động và sử dụng vốn của trại, năm 2015...............................46
Bảng 2.9. Sản lượng và giá trị một số cây trồng chính bình quân của một trang trại,
năm 2015 .......................................................................................................................48
Bảng 2.10. Sản lượng và giá trị sản phẩm một số vật nuôi chính bình quân của một
trang trại tại Huyện Nghĩa Đàn, năm 2015.....................................................................49
Bảng 2.11. Kết quả sản xuất và cơ cấu sản xuất theo ngành của các loại hình trang trại

tại huyện Nghĩa Đàn, năm 2015 .....................................................................................50
Bảng 2.12. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của các trang trại tại huyện
Nghĩa Đàn, năm 2015....................................................................................................52
Bảng 2.13. Hiệu quả kinh tế của một số vật nuôi chính của các trang trại tại huyện
Nghĩa Đàn năm 2015.....................................................................................................54
Bảng 2.14. Phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại trong mẫu khảo sát
tại huyện Nghĩa Đàn, năm 2015 ....................................................................................56

viii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Bản đồ địa chính huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.......................................31
Đồ thị 1. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm .................................32
Hình 2.2. Khu trung tâm hành chính huyện Nghĩa Đàn................................................36
Hình 2.3. Cơ giới hóa đạt 75% trong các công đoạn sản xuất lúa ................................39
Biểu đồ 2.1. Tình hình sử dụng lao độngthường xuyên tại các trang trại .....................44
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của các trang trại ( Theo Sở Hữu ) .............................47
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của các trang trại ( Theo loại vốn ).............................47
Hình 2.4. Trang trại trồng cam của hộ bà Phan Thị Phượng xóm Hồng Phú xã Nghĩa
Hồng huyện Nghĩa Đàn .................................................................................................49
Hình 2.5. Trang trại trồng bưởi của gia đình ông bà Hương Quang xã Nghĩa Hiếu
huyện Nghĩa Đàn ...........................................................................................................53
Hình 2.6.Trang trại nuôi heo nái của hỗ gia đình ông Hoàng Văn Mơ xóm 18, xã
Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn. ...................................................................................55
Hình 2.7. Trang trại chăn nuôi gà của hộ gia đình ông Trần Xuân Sơn xóm 7, xã Nghĩa
Hưng, huyện Nghĩa Đàn................................................................................................55
Biểu đồ 2.4. Mối liên kết giữa sản xuất trang trại và cơ sở chế biến ............................62
Hình 2.8.Trang trại nuôi lợn thịt của hộ ông Hà Văn Trí xóm Khe Sài 2, xã Nghĩa Lộc,
huyện Nghĩa Đàn ...........................................................................................................62

Biểu đồ 2.5. Nhu cầu liên kết của chủ trang trại ...........................................................63
Biểu đồ 2.6. Tình hình nắm bắt thông tin thị trường của chủ trang trại........................66
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu các khoản mục trong chi phí biến đổi của trang trại ....................67

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNNPTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVTV: Bảo vệ thực vật
C: Tổng chi phí sản xuất
CNH: Công nghiệp hóa
CN: Công ngthiệp
CP: Chính phủ
ĐHNN I: Đại học nông nghiệp 1
GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Tiếng Anh : Gross Domestic Product )
GO: Tổng giá trị sản xuất
GO/C: Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí
GV: Giá trị sản phẩm hàng hoá bán ra
H : Tỷ suất hàng hoá
HĐH: Hiện đại hóa
HQKT: Hiệu quả kinh tế
HTX: Hợp tác xã
HACCP: (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra
tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn).
IC: Chi phí trung gian
KD: Kinh doanh
KHCN: Khoa học công nghệ
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KTTT: Kinh tế trang trại

LĐ: Lao động
MI: Thu nhập hỗn hợp
MI/C: Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên chi phí
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTM: Nông thôn mới

x


NXB: Nhà xuất bản
PGS: Phó giáo sư
PGS.TS: Phó giáo sư - Tiến sĩ
SX: Sản xuất
SXKD:Sản xuất kinh doanh
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
TP: Thành phố
TPP: Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng
Anh:Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement )
TT: Trang trại
TSCĐ: Tài sản cố định
TW: Trung ương
UBND: Ủy ban nhân dân
VA: Giá trị tăng thêm
VA/C: Tỷ suất giá trị tăng thêm trên chi phí
WTO: Tổ chức thương mại thế giới ( world trade organization )
XHCN: Xã hội chủ hội

xi



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An có tổng diện tích đất tự nhiên là 61.754,55 ha,
trong đó diện tích đất nông nghiệp là 53.287,29 ha chiếm 86,3% diện tích của huyện.
Là huyện có diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên trên địa
bàn và diện tích đất đỏ bazan lớn nhất trong tỉnh, đây là điều kiện tốt để huyện Nghĩa
Đàn phát huy thế mạnh trong sản suất Nông nghiệp nói chung và mô hình trang trại
nói riêng. Đến thời điểm này Nghĩa Đàn là huyện có tình hình phát triển mô hình kinh
tế trang trại thuộc tốp khá trong toàn tỉnh.
Dựa vào khung lý thuyết kinh tế học và thực tiễn Việt Nam, đề tài “Đánh giá
hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An” đã được
nghiên cứu và đánh giá các loại trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn trên cơ sở
điều tra khảo sát thực tế và xử lí số liệu với sự trợ giúp của các phần mềm máy tính và
kiểm định tính phù hợp của mô hình, để xây dựng mô hình nhằm nhận diện và lượng
hóa các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và phát triển của các trang trại. Nghiên cứu
điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp 20 trang trại trên địa bàn 14 xã của huyện Nghĩa Đàn
bằng phương pháp lấy mẫu.
Thông qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội môi trường
của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn thì có thể thấy rằng về mặt hiệu quả
kinh tế trang trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất, còn đối với các trang trại như trang
trại trồng trọt hay trang trại tổng hợp thì trang trại có sự kết hợp hoạt động trồng trọt
với chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn còn về mặt hiệu quả xã hội và môi trường sinh thái
nhưng bước đầu cũng mang lại ở một số mặt cơ bản sau: tạo công ăn việc làm và tăng
thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề đói nghèo trong nông dân,
giúp cho người dân lao động ổn định, cải thiện và nâng cao cuộc sống. Có thể thấy rõ
nhất hiệu quả thông qua hoạt động khai thác diện tích đất trống đồi núi trọc, tăng độ
che phủ của thảm thực vật.
Tóm lai qua nghiên cứu ta thấy Kinh tế trang trại đã khẳng định là một hình thức
tổ chức sản xuất tiến bộ, phù hợp và có hiệu quả trong nông nghiệp, ngày càng thể
hiện rõ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Nó

xii


cho phép khai thác, sử dụng triệt để tiềm năng về đất đai, mang lại khối lượng sản
phẩm hàng hoá lớn cho xã hội, góp phần tạo ra quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xoá
đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên số lượng, quy mô cũng như trình
độ sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện Nghĩa Đàn còn hạn chế và đang
trong giai đoạn phát triển, các nguồn lực của các trang trại huy động còn thấp, kết quả
sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cũng chưa cao. Trong nghiên cứu cũng
nhận thấy để tạo điều kiện tốt giúp các chủ trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả Nhà nước cần: Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi,
giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất,
cung ứng giống cây, con… đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất của
trang trại; nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm,
.... để hỗ trợ, tổ chức đào tạo kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho các chủ
trang trại và người lao động trong trang trại; cung cấp những thông tin, dự báo thị
trường nông sản hàng hoá, hình thành quỹ bảo trợ nông nghiệp có sự tham gia tự
nguyện của các chủ trang trại, để bảo hiểm giá cả nông sản, bảo hiểm mùa màng, giảm
bớt rủi ro; tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển
kinh tế trang trại về vốn, thực hiện miễn thuế thu nhập với các trang trại mà Nhà nước
khuyến khích đầu tư và khai thác phù hợp với tình hình mới. Tạo điều kiện để các
trang trại tích cực tham gia vào loại hình bảo hiểm nông nghiệp để góp phần giảm
thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra, sớm khôi phục sản xuất. Đồng thời, tăng
cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại
thực hiện đầy đủ công tác bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp
sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có giá trị kinh tế cao để nâng cao sức
cạnh tranh trong xã hội... Về phát triển thêm số lượng trang trại trên toàn huyện, muốn
vậy cần tập trung xem xét một số vấn đề chủ yếu sau:
- Thường xuyên sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi cho các chủ
trang trại học tập. Đẩy mạnh, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, tổ

chức SX, quản lý tài chính, chuyển giao công nghệ, tiếp cận và xử lý thông tin, dự báo
trang trại để chủ trang trại có thể chủ động SXKD có hiệu quả cao và đúng pháp luật
-Nhà nước cần xem xét cho vay vốn cho các trang trại với lãi suất ưu đãi, cho
vay đúng đối tượng, đúng nhu cầu, đơn giản hóa các thủ tục cho vay và thời hạn cho
xiii


vay nên dài hơn, phù hợp với thời vụ và chu kỳ sản xuất, để các chủ trang trại chủ
động trong kế hoạch đầu tư.
- Thực hiện các chủ trương chính sách phát triển kinh tế trang trại của Chính Phủ,
của Tỉnh một cách nhất quán, nhất là các chính sách về vốn, về thuế, về đất đai...
tiến hành cấp giấy chứng nhận trang trại cho các gia đình, cá nhân có đủ tiêu chí trang
trại, để giúp họ được hưởng các chính sách ưu đãi mà nhà nước quy định.
Nhà nước cần có những quy định về vấn đề thuê mướn và sử dụng lao động
trong các trang trại, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của chủ trang trại và người lao
động trong các trang trại được pháp luật bảo vệ rõ ràng.
Từ khóa: Kinh tế trang trại.

xiv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hình thức tổ chức kinh tế là cơ sở tất yếu của sản xuất nông nghiệp nó đã và
đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm gần đây, gắn liền với sự phát
triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo. Sự phát triển trang trại đã mang lại những thành tựu hết sức quan trọng trong
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tập trung chuyên
canh, sản xuất hàng hoá, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao. Sự chuyển
dịch đó không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn mang lại hiệu quả về mặt

xã hội, môi sinh, môi trường góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giải quyết việc
làm ổn định cho một bộ phận lớn lao động và góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo ở
khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Nông nghiệp nông thôn là địa bàn chiến lược quan trọng, cần phải phát triển
nông nghiệp nông thôn và chuyển hướng sản xuất nông nghiệp từ tự túc tự cấp, sản
xuất nhỏ, manh mún sang sản xuất hàng hoá. Để thực hiện được những vấn đề trên, thì
một yếu tố rất quan trọng là chúng ta phải thúc đẩy việc phát triển kinh tế trạng trại, vì
kinh tế trạng trại đã giúp khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh
nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; tạo việc làm,
tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Kinh tế trang trại
đã góp phần quan trọng trong quá trình tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân
công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm
các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và
nông thôn.
Với vai trò quan trọng như vậy, nhưng cùng với sự phát triển kinh tế trang trại ở
nước ta và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn hiện
nay mặc dù kinh tế trang trại đã có nhiều chuyển biến với nhiều hình thức và quy mô
khác nhau nhưng nhìn chung do tác động nhiều mặt cả chủ quan lẫn khách quan làm
ảnh hưởng đến quy mô, số lượng, hiệu quả sản xuất, trong đó có nhiều tác động tích
cực cần phát huy nhưng cũng có không ít tác động tiêu cực gây khó khăn cản trở cần
được hạn chế và tháo gỡ trong thời gian tới để thúc đẩy mạnh hơn sự phát triển của
kinh tế trang trại trên địa bàn. Vì vậy cần thiết phải có sự nghiên cứu hết sức cụ thể để
1


đề ra giải pháp phù hợp nhằm giúp cho chính quyền có những quyết sách phù hợp để
đẩy nhanh phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn. Với ý nghĩa đó, tôi đã lựa chọn đề
tài "Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh
Nghệ An" cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, từ
đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại trong
thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn.
- Khảo sát nhu cầu nguyện vọng của người dân, tổ chức tham gia vào lĩnh vực
kinh tế trang trại ở địa bàn huyện Nghĩa Đàn.
- Đề xuất những giải pháp khả thi trên cơ sở khai thác tốt nhất các tiềm năng
sẵn có tại địa phương để nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại ở huyện Nghĩa
Đàn trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đó là các trang trại thuộc loại hình trang trại trồng trọt,
trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận văn phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại
trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn dựa trên hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất như đất
đai, lao động, vốn, chi phí .
- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại các trang trại thuộc các xã
Nghĩa Lộc, Nghĩa Long, Nghĩa Trung, Nghĩa Khánh, Nghĩa An, Nghĩa Đức, Nghĩa
Hiếu, Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn, Nghĩa Lợi, Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hồng, Nghĩa
Hội .... thuộc địa bàn huyện Nghĩa Đàn.
- Về thời gian: Tác giả nghiên cứu sự phát triển của các trang trại trên địa bàn
huyện Nghĩa Đàn từ năm 2013 đến năm 2015, nghiên cứu hiệu quả kinh tế của trang
trại trong năm 2015 thông qua số liệu điều tra trên 20 trang trại.
2


4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc điều tra các chủ trang trại do tác
giả tiến hành bằng cách phát phiếu điều tra để phân tích về thực trạng hiệu quả kinh tế
trang trại. Chọn khoảng 20 mô hình trang trại hội đủ các điều kiện dự kiến đề xuất để
nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho tính khả thi của đề tài ngoài ra dữ liệu sơ cấp còn
được thu thập từ quan sát thực tế của tác giả để đưa ra nhận định về tác động của các
yếu tố đến hiệu quả kinh tế của trang trại.
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, sách báo, các báo cáo về tình
hình cơ bản của huyện Nghĩa Đàn đó là các số liệu phản ánh tình hình phát triển kinh
tế-xã hội, điều kiện tự nhiên của huyện. Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số thông tin
tham khảo từ Tổng cục thống kê.
4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như: Thống kê, mô tả, so sánh,
phân tích, tổng hợp để phân tích thực trạng phát triển mô hình trang trại. Ngoài ra còn
sử dụng phần mềm Excel để xử lý các số liệu thu thập được từ kết quả khảo sát.
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu của tác giả Dương Trọng Nghĩa (2004). Đánh giá hiệu quả kinh tế
các loại hình kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu cho
thấy: Bình quân chung một trang trại có thu nhập hỗn hợp (MI) đạt 32,37 triệu
đồng/năm và hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (IC) là 0,30.
Nghiên cứu của tác giả Lê Duy Anh (2006): Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô
hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Trong nghiên cứu
chỉ ra rằng hiệu quả vốn đầu tư MI = 0,49 (nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư thu được 0,49
đồng thu nhập hỗn hợp), hiệu quả sử dụng lao động đạt 158,75 triệu đồng/lao động,
mức thu nhập hỗn hợp trên lao động (MI/L) đạt 34,99 triệu đồng/ lao động.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Thẫm (2007): Tìm hiểu tình hình phát triển
kinh tế trang trại và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ơ Hương Sơn
– Hà Tĩnh. Nghiên cứu cho thấy: Giá rị bình quân của một mô hình kinh tế trang trại là
45,86 triệu đồng. Trong tổng giá trị sản xuất của các mô hình kinh tế trang trại thì giá
trị ngành chăn nuôi đạt lớn nhất (15,72 triệu đồng) chiếm 35,50%, giá trị ngành trồng
trọt chiếm 29,02%.

3


Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Cường (2009): Thực trạng và một số giải
pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa. Nghiêu cứu
đưa ra kết luận: Hiệu quả kinh tế của từng loại hình trang trại đem lại là khác nhau.
Loại hình trang trại tổng hợp có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất một đồng vốn bỏ ra thu
về được 1,16 đồng giá trị sản xuất và 0,24 đồng thu nhập. Thấp nhất là loại hình trang
trại trồng cây lâu năm một đồng vốn bỏ ra thu được 0,54 đồng giá trị sản xuất và 0,14
đồng thu nhập.
Nghiên cứu của tác giả Ngô Xuân Toản (2013). Đánh giá phát triển mô hình
kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An.
Nghiên Cứu của tác giả Đinh Công Tâm (2015). đánh giá hiệu quả kinh tế của
các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy các kết quả nghiên cứu đã công bố, tôi tiến hành
nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại tại huyện Nghĩa Đàn và có những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở địa bàn nghiên cứu trong thời
gian tới.
6. Những đóng góp khoa học của nghiên cứu
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến hiệu quả kinh tế của trang trại.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Đưa ra những nhận định về thực trạng hiệu quả kinh tế của trang trại trên địa
bàn huyện Nghĩa Đàn; qua đó chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế khó
khăn và tìm ra những nguyên nhân có ảnh hưởng chủ yếu đến thực trạng đó.
- Đưa ra những đề xuất về các giải pháp nhằm phát huy các điều kiện thuận lợi,
khắc phục những mặt hạn chế, và góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, nhằm
thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế của trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu
về hiệu quả kinh tế trang trại tại các vùng nông thôn ở nước ta.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3
chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn kinh tế của trang trại.
Chương 2: Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại
trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
4


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KINH TẾ CỦA TRANG TRẠI
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về trang trại và kinh tế trang trại
1.1.1. Trang trại
1.1.1.1. Khái niệm trang trại
Khái niệm về trang trại đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhưng còn nhiều
mặt chưa thống nhất. Ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh, Đài Loan, Hàn Quốc,
họ quan niệm: “Trang trại là loại hình sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp của hộ gia đình
nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tư túc khép kín của hộ tiểu nông,
vươn lên sản xuất nhiều nông sản, hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích
nghi với nền kinh tế cạnh tranh”. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau
về vấn đề này, sau đây chúng tôi xin đề cập đến một số quan điểm:
Theo tác giả PGS Trần Đức (1998) trong tác phẩm Kinh tế trang trại vùng đồi
núi, NXB Thống kê, Hà Nội: “Trang trại là chủ lực của tổ chức làm nông nghiệp ở các
nước tư bản cũng như các nước phát triển”
Theo tác giả Nguyễn Thế Nhã (1999) trong “Phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam thực trạng và những giải pháp”, Hội thảo ĐHNN I, Hà Nội: “Trang trại là một
loại tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất
hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc

lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tổ sản xuất tiến bộ và
trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.
Theo PGS.TS Lê Trọng (2000), phát triển và quản lý trang trại trong nền kinh
tế thị trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội cho rằng: “Trang trại là hình thức tổ chức
kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên
cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, được chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn
phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh
doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo hộ theo luật định”.
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các học giả đều thống nhất cho rằng:
Trang trại là đơn vị kinh tế sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, thuỷ sản)
gồm một người chủ trang trại, họ vừa là người làm chủ về ruộng đất, làm chủ về tư
5


liệu sản xuất, vừa là người tổ chức sản xuất kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm
về kết quả sản xuất kinh doanh của mình với mục đích chính là sản xuất hàng hoá và
một phần sản phẩm được sử dụng cho tiêu dùng của gia đình. Trang trại là đơn vị sản
xuất cơ sở trong nông nghiệp được phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân
với mục đích chính là sản xuất hàng hoá.
1.1.1.2. Phân loại trang trại
* Căn cứ theo tính chất và quy mô sở hữu
Trang trại được phân thành 3 loại sau:
- Trang trại gia đình: sử dụng lao động gia đình là chủ yếu.
- Trang trại tiểu chủ: sử dụng lao động thuê mướn là chính.
- Trang trại tư nhân: sử dụng lao động thuê mướn hoàn toàn.
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã
Hội Chủ Nghĩa thì cả ba loại hình trang trại trên đều cần khuyến khích phát triển. Song
trong giai đoạn hiện nay cần ưu tiên khuyến khích phát triển loại hình trang trại gia
đình vì ở nước ta loại hình KTTT này là chủ yếu trong nông nghiệp, lại gần gũi với
KT nông hộ.

* Căn cứ vào lĩnh vực sản xuất
Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, trang trại Việt
Nam được phân thành:
- Trang trại chuyên ngành: Trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản
hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại
trong năm thì được gọi là trang trại của ngành đó. Bao gồm: trang trại trồng trọt, trang
trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản
- Trang trại tổng hợp: Trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% trong
cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp.
1.1.1.3. Các tiêu chí xác định trang trại tại Việt Nam
Ở Việt Nam, kinh tế trang trại được phát triển ở hầu hết các ngành nông, lâm,
ngư nghiệp với quy mô và phương thức sản xuất rất đa dạng. Về tiêu chí để xác định
trang trại tại Việt Nam được nêu rất rõ trong Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của
Bộ NN&PTNT cụ thể như sau:
6


a. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
+ Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;
- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
+ Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
b. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
c. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị
sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
1.1.2. Kinh tế trang trại
1.1.2.1. Khái niệm kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là một khái niệm không còn mới với các nước kinh tế phát
triển và đang phát triển. Song đối với nước ta vẫn đang còn là một vấn đề mới, do

nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên việc nhận thức chưa đầy đủ về
kinh tế trang trại là điều không thể tránh khỏi, đồng thời còn một nguyên nhân là việc
nghiên cứu lý luận và đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại ở nước ta vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Đối với mỗi nước, mỗi vùng lãnh thổ đều có một cách nhìn nhận
riêng về lý luận Kinh tế trang trại và đưa ra các khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại.
Theo một số nhà khoa học trên thế giới thì khái niệm về kinh tế trang trại như sau:
Ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh và một số vùng lãnh thổ ở Châu Á:
như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nơi khác trong khu vực. Họ quan niệm:
“Trang trại là loại hình sản xuất Nông- Lâm-Ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau
khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất
nhiều nông sản, hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế
cạnh tranh” [8]. Quan điểm trên đã nêu được bản chất của kinh tế trang trại là hộ nông
dân, nhưng chưa đề cập đến vị trí của chủ trang trại trong toàn bộ quá trình tái sản xuất
sản phẩm của trang trại.
Lênin đã phân biệt kinh tế trang trại “Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu
hết các sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm sản xuất
được, mua bán càng ít càng tốt”. [8].
7


Quan điểm của Mác đã khẳng định, điểm cơ bản của trang trại gia đình là sản
xuất hàng hoá, khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự cấp tự túc, nhưng có điểm
giống nhau là lấy gia đình làm cơ sở làm nòng cốt.
Từ các quan điểm trên đây đã hình thành khái niệm chung về kinh tế trang trại
là: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong Nông-Lâm-Ngư nghiệp, có
mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng
đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ
và trình độ kỹ thuật cao hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.
1.1.2.2. Vai trò của kinh tế trang trại

Trong nền nông nghiệp thế giới, trang trại là hình thức tổ chức cơ sở chủ yếu.
Kinh tế trang trại có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế thế giới, là ngành góp phần
vào sản xuất nguồn lương thực thực phẩm, mà đây là một loại hàng hóa không thể
thiếu. Hơn thế nữa, kinh tế trang trại còn tạo tiền đề phát triển và tích lũy vốn cho các
nước phát triển.
Ở nước ta kinh tế trang trại đã thể hiện vai trò quan trọng và tích cực không
những về kinh tế mà còn cả về xã hội và môi trường tuy rằng mô hình kinh tế này mới
phát triển nhưng tuyệt đại bộ phận nông sản hàng hóa cung cấp cho xã hội được sản
xuất bằng hình thức này, ngoài ra giá trị xuất khẩu các sản phẩm của nông nghiệp,
thủy hải sản đóng góp một phần không nhỏ trong GDP của đất nước.
a. Về mặt kinh tế
Các trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh
mún tạo nên những vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá và thâm canh cao. Mặt
khác, qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ cho sản xuất ở nông thôn. Thực tế
cho thấy, việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi
liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả hơn các nguồn lực
trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế hộ. Do vậy, phát triển kinh tế trang trại
góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, nông thôn và
kinh tế hộ.
8


b. Về mặt xã hội
Phát triển kinh tế trang trại có vai trò quan trọng trong việc làm tăng số hộ giàu
trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Điều này có ý nghĩa
rất quan trọng trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề
bức xúc trong nông nghiệp và nông thôn ở nước ta hiện nay. Mặt khác, do trang trại
được phát triển chủ yếu ở những vùng khó khăn về cơ sở hạ tầng nên phát triển kinh tế

trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn. Các hộ
trang trại là tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức quản lý kinh doanh,
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy, phát triển
kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ
mặt nông thôn ở nước ta.
c. Về mặt môi trường
Do sản xuất kinh doanh tự chủ và lợi ích thiết thực, lâu dài của mình mà các
chủ trang trại đã luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi
trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong
phạm vi từng vùng. Đặc biệt, các trang trại trung du miền núi đã góp phần tích cực vào
việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.2.3. Đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại
Những đặc trưng của kinh tế trang trại xuất phát từ những điểm khác biệt mang
tính bản chất của kinh tế trang trại so với các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung
khác và so với kinh tế hộ.
Quy mô sản xuất hàng hoá được thể hiện qua tỷ suất hàng hoá là đặc trưng cơ
bản nhất của kinh tế trang trại. Đây là chuẩn mực hàng đầu và quan trọng nhất để phân
biệt một hộ nông dân sản xuất theo hình thức tiểu nông với hộ sản xuất theo hình thức
trang trại. Kinh tế trang trại thực hiện sản xuất với quy mô lớn nhờ sự tập trung cao
hơn với mức bình quân chung của kinh tế hộ ở từng vùng về các nguồn lực và điều
kiện sản xuất nên quy mô của kinh tế trang trại lớn hơn nhiều so với mức bình quân
chung của kinh tế hộ không chỉ thể hiện bằng quy mô của các yếu tố đầu vào (đất đai,
lao động, vốn…) mà cả về quy mô thu nhập.
Nhu cầu và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của
trang trại lớn hơn nông hộ tiểu nông nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm
9


trên thị trường và hiệu quả thu được ngày càng cao. Vì mục đích của trang trại là sản
xuất hàng hoá với quy mô lớn nên thường phát triển theo hướng chuyên môn hoá hoặc

chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp nhằm tận dụng tối đa ưu thế của vùng
và tránh rủi ro.
1.2. Các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế của trang trại
1.2.1. Hiệu quả kinh tế
1.2.1.1.Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng
tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi nguồn lực sản xuất có hạn và
ngày càng khan hiếm. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách
quan với mọi nền sản xuất xã hội. Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà
nghiên cứu đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả đạt được và chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Công thức tính: H 

Q
C

Trong đó:H: Hiệu quả kinh tế, C: Chi phí sản xuất, Q: Kết quả
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
chúng ta sẽ có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho
vốn sản xuất ta được hiệu suất vốn. Khi lấy giá trị sản lượng trên một đồng chi phí ta
được hiệu suất chi phí. Hệ số H (đại lượng tương đối) phản ánh trình độ sử dụng đầu
vào nhưng không phản ảnh được quy mô sử dụng đầu vào.
Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được và
lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Công thức tính:H= Q – C
Xét trên phương diện kinh doanh, kết quả phép trừ trên là kết quả lợi nhuận
trong sản xuất. Thực tế trong nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hay
phép trừ không có ýnghĩa. Tuy nhiên nếu ta thực hiện được phép so sánh kết quả của
hai phép trừ với đại lượng chi phí bỏ ra như nhau, ta có được phần chênh lệch thì đây

là hiệu quả kinh tế. Hiện nay quan điểm này chỉ sử dụng trong vài trường hợp nhất
10


định. Hệ số H (đại lượng tuyệt đối hay số chênh lệch) chỉ phản ảnh được quy mô của
hiệu quả nhưng không phản ảnh được trình độ sử dụng nguồn lực (đầu vào).
Quan điểm 3: Hiệu quả kinh tế được xem xét trong phần biến động giữa chi phí
và kết quả sản xuất kinh doanh. Nó biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của
kết quả và phần tăng thêm của chi phí.
Công thức:
H

=

∆Q
∆C

Trong đó: H: Tỷ suất kết quả bổ sung, ∆Q: Kết quả bổ sung, ∆C: Chi phí bổ sung
Quan điểm này thể hiện tỷ lệ mức độ tăng trưởng của kết quả sản xuất với mức
độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. Quan điểm này phức tạp ở một số lĩnh
vực sản xuất kinh doanh và chưa thật sự đầy đủ bởi trong thực tế, kết quả sản xuất
luôn là hệ quả của chi phí sẵn có và chi phí bổ sung.
Quan điểm 4: Hiệu quả là mức độ thoả mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản
của chủ nghĩa xã hội. Quan điểm này cho rằng quỹ tiêu dùng với tính cách là chỉ tiêu
đại diện cho mức sống nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
Quan điểm này có ưu điểm là bám sát mục tiêu của nền sản xuất XHCN là không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song khó khăn ở đây là
phương tiện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó .
Quan điểm 5: Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ tiết kiệm
chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng khối lượng kết quả hữu ích của

hoạt động sản xuất vật chất trong cùng một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích
của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Ưu điểm của quan điểm này là đã gắn kết quả
với chi phí, coi hiệu quả là sự phản ảnh trình độ sử dụng chi phí. Nhược điểm của quan
điểm này là chưa rõ ràng và thiếu tính khả thi ở phương diện ấn định và tính toán .
Như vậy có nhiều quan điểm về hiệu quả, do đó việc xác định bản chất và khái niệm
hiệu quả cần xuất phát từ quan điểm triết học Mác và những luận điểm của lý thuyết
hệ thống để có cách nhìn nhận và đánh giá đúng.
Theo quan điểm triết học Mác: Bản chất của hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội
là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian biểu hiện trình độ sử dụng các
nguồn lực xã hội. Các Mác đã cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là một quy luật có
11


×