Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành báo chí truyền thông ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.75 MB, 249 trang )

I HC QUC GIA H NI
VIN M BO CHT LNG GIO DC

TRN TH Tệ ANH

NGHIÊN CứU XÂY DựNG TIÊU CHUẩN ĐáNH GIá
CHấT LƯợNG CHƯƠNG TRìNH ĐàO TạO ĐạI HọC
NGàNH BáO CHí truyền thông ở VIệT NAM

LUN N TIN S
O LNG V NH GI TRONG GIO DC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
VIN M BO CHT LNG GIO DC

TRN TH Tệ ANH

NGHIÊN CứU XÂY DựNG TIÊU CHUẩN ĐáNH GIá
CHấT LƯợNG CHƯƠNG TRìNH ĐàO TạO ĐạI HọC
NGàNH BáO CHí truyền thông ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh: o lng v ỏnh giỏ trong giỏo dc
Mó s : 62140120

LUN N TIN S
O LNG V NH GI TRONG GIO DC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Phm Vn Quyt


H NI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến
thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Quyết.
Một lời cảm ơn đặc biệt xin gửi đến PGS.TS Nguyễn Phương Nga, PGS.TS
Hoàng Anh, TS Phạm Xuân Thanh đã có những góp ý quan trọng trong việc hoàn
thiện Luận án.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Đức Ngọc, GS.TS Lê Ngọc Hùng TS
Hoàng Thị Xuân Hoa, và Quý Thầy (Cô) Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Cuối cùng, em xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến Ban lãnh đạo Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ em
trong suốt thời gian thực hiện Luận án.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2015
Tác giả

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu khảo sát và các kết luận trong Luận án là hoàn toàn trung
thực, chưa được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào.

Tác giả


Trần Thị Tú Anh

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

...............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................3
2.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...............................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................5
4.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................5
4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................5
4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ................................................................6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ...............................................................6
6.1. Ý nghĩa lý luận ..............................................................................................6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................7
7. Bố cục của luận án ................................................................................................7
8. Luận điểm cần bảo vệ ...........................................................................................8
9. Mô hình nghiên cứu ..............................................................................................8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH
GIÁ CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC .10

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào
tạo đại học.........................................................................................................10
1.1.1. Các nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
đại học ...................................................................................................10
1.1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế ....................................................................10
1.1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ...........................................................21
1.1.1.3. So sánh các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ..28
1.1.2. Các nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
ngành báo chí truyền thông ...................................................................32
iii


1.1.2.1. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành Báo
chí truyền thông trên thế giới ..........................................................33
1.1.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học
ngành Báo chí truyền thông ở Việt Nam ........................................38
1.1.2.3. So sánh các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
ngành Báo chí truyền thông trên thế giới........................................43
1.2. Cơ sở lý luận ....................................................................................................44
1.2.1. Các khái niệm cơ bản ...............................................................................44
1.2.1.1. Chất lượng ........................................................................................44
1.2.1.2. Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá ........................................................45
1.2.1.3. Chương trình đào tạo ........................................................................48
1.2.1.4. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo .......................................49
1.2.1.5. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ..................................................52
1.2.2. Các mô hình đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ..........................53
1.2.3. Mô hình đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo .................................57
1.3. Tiểu kết Chương 1 ...........................................................................................62
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ..63
2.1. Bối cảnh đào tạo đại học ngành Báo chí truyền thông ở trong nước ...............63

2.2. Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại
học ngành Báo chí truyền thông .......................................................................66
2.3. Mô hình đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo ngành Báo chí truyền
thông ở Việt Nam .............................................................................................68
2.4. Yêu cầu của Đảng và Nhà nước đối với ngành Báo chí truyền thông ở Việt Nam...69
2.5. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí truyền thông ở Việt Nam.........71
2.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................75
2.6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ...........................................................75
2.6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................75
2.6.3. Diễn giải mô hình nghiên cứu ..................................................................75
2.6.4. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................76
2.6.5. Công cụ nghiên cứu ..................................................................................77
2.6.5.1. Phiếu khảo sát người sử dụng lao động ...........................................77
2.6.5.2. Phiếu phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình ......................................................................................78
iv


2.6.5.3. Phiếu khảo sát chuyên gia ................................................................78
2.6.5.4. Phiếu khảo sát giảng viên .................................................................79
2.6.5.5. Phiếu thử nghiệm tự đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ........79
2.6.6. Quy trình khảo sát và thử nghiệm ............................................................79
2.6.6.1. Bước 1: Khảo sát người sử dụng lao động .......................................79
2.6.6.2. Bước 2: Phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan báo chí và đài phát thanh truyền hình ......................................................................................80
2.6.6.3. Bước 3: Phân tích kết quả khảo sát và phỏng vấn ...........................80
2.6.6.4. Bước 4: Khảo sát chuyên gia ...........................................................80
2.6.6.5. Bước 5: Khảo sát giảng viên ............................................................80
2.6.6.6. Bước 6: Thử nghiệm các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương
trình đào tạo đại học ngành Báo chí truyền thông ..........................81
2.7. Kết quả khảo sát ...............................................................................................82
2.7.1. Kết quả khảo sát chuyên gia .....................................................................82

2.7.2. Kết quả khảo sát người sử dụng lao động và phỏng vấn lãnh đạo cơ quan
báo chí, đài phát thanh - truyền hình .....................................................88
2.7.2.1. Thực trạng đào tạo đại học ngành Báo chí truyền thông ở Việt Nam.......88
2.7.2.2. Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp
ngành Báo chí truyền thông ............................................................96
2.7.3. Kết quả khảo sát các trường đại học, học viện đào tạo đại học ngành Báo
chí truyền thông ...................................................................................103
2.7.3.1. Mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn, tiêu chí ................................103
2.7.3.2. Đánh giá độ tin cậy của các tiêu chuẩn bằng mô hình Rasch ........107
2.8. Tiểu kết Chương 2 .........................................................................................116
CHƢƠNG 3: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG Ở
VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ................................117
3.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ...................................117
3.2. Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá ........................................................121
3.2.1. Qui trình tự đánh giá ...............................................................................121
3.2.2. Hướng dẫn tìm minh chứng và viết báo cáo tự đánh giá .......................122
3.2.2.1. Hướng dẫn tìm minh chứng ...........................................................122
3.2.2.2. Viết báo cáo tự đánh giá .................................................................138
v


3.3. Thử nghiệm ....................................................................................................139
3.3.1. Thử nghiệm tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành
Báo chí truyền thông ...........................................................................139
3.3.2. Kết quả thử nghiệm tự đánh giá .............................................................141
3.3.3. Kết quả thực nghiệm viết báo cáo tự đánh giá .......................................144
3.3.3.1. Tiêu chí 1.1 .....................................................................................144
3.3.3.2. Tiêu chí 2.6 .....................................................................................145
3.3.3.3. Tiêu chí 4.4. ....................................................................................147

3.3.3.4. Tiêu chí 5.2 .....................................................................................149
3.4. Tiểu kết Chương 3 .........................................................................................152
KẾT LUẬN ...........................................................................................................153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................157
PHỤ LỤC

...........................................................................................................168

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng so sánh nội hàm các tiêu chuẩn đánh giá CTĐT giáo viên Tiểu học,
THPT, Sư phạm Kỹ thuật của Việt Nam .................................................29
Bảng 1.2. Bảng so sánh nội hàm tiêu chuẩn một số bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng CTĐT trong nước và trên thế giới .................................................30
Bảng 1.3. Bảng so sánh nội hàm tiêu chuẩn một số bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng CTĐT ngành BCTT quốc tế ..........................................................43
Bảng 2.1. Kỹ năng/năng lực quan trọng nhất theo yêu cầu của người sử dụng lao động .....98
Bảng 2.2. Mức độ phù hợp về hành trang nhà trường trang bị cho sinh viên .........99
Bảng 2.3. Mức độ phù hợp giữa công việc đảm nhận và ngành học ở trường ........99
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 3.1.

Mức độ tham gia các khóa bồi dưỡng ...................................................100

Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.....101
Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên .................................................103
Sự phù hợp của các tiêu chí trong khoảng đồng bộ cho phép ...............111
Tổng hợp kết quả tự đánh giá của 05 trường .........................................141

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Vị trí việc làm của cử nhân ngành BCTT ở Việt Nam ........................89
Biểu đồ 2.2. Thời gian công tác của cử nhân ngành BCTT tại các cơ quan báo, đài ...90
Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng về kiến thức, kỹ năng của cựu sinh viên ngành BCTT ..91
Biểu đồ 2.4. Mức độ hài lòng về các phẩm chất đạo đức của cựu sinh viên ngành BCTT ...93
Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng về kỹ năng/năng lực mềm của cựu sinh viên ngành BCTT....94
Biểu đồ 2.6. Mức độ quan trọng của các kiến thức, kỹ năng/năng lực ....................96
Biểu đồ 2.7. Mức độ quan trọng của các kỹ năng mềm ...........................................97
Biểu đồ 2.8. Mức độ quan trọng của các kỹ năng/tổ chức, điều hành .....................98
Biểu đồ 2.9. Mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn ..................................................106
Biểu đồ 3.1. Kết quả tự đánh giá chất lượng CTĐT ..............................................143

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Mô hình đảm bảo chất lượng CTĐT của AUN .....................................58
Sơ đồ 1.2. Mô hình các thành tố đảm bảo chất lượng CTĐT giáo viên Việt Nam 61
Sơ đồ 2.1. Mô hình các thành tố đảm bảo chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT Việt
Nam .......................................................................................................68
Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu của luận án ...........................................................76

Sơ đồ 2.3. Mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn ...................................................110

ix


CHỮ VIẾT TẮT
AACSB

American Assembly of Collegiate schools of Business Hiệp hội các trường kinh doanh Hoa Kỳ

ABET

Accreditation Board for Engineering and Technology Hội đồng Kiểm định ngành Kỹ sư và công nghệ

AUN

ASEAN Universities Network - Mạng lưới các trường ĐH của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á

BCTT

Báo chí truyền thông



Cao đẳng

CDIO

Conceive - Design - Implement - Operate (Hình thành ý tưởng Thiết kế - Triển khai - Vận hành)


CT

Chương trình

CTĐT

Chương trình đào tạo

ĐH

Đại học

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDĐH

Giáo dục ĐH

GV

Giảng viên

KĐCL

Kiểm định chất lượng

KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục

NXB

Nhà xuất bản

QA

Quality Assurance - Đảm bảo chất lượng



Quyết định

QG

Quốc gia

SV

Sinh viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới cùng với những thành tựu vượt bậc của
cách mạng khoa học công nghệ một mặt đã đặt nền giáo dục đào tạo Việt Nam trước
những cơ hội phát triển to lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức
không nhỏ, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với những nước có nền giáo
dục tiên tiến. Do vậy, đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học (ĐH) ở Việt Nam,
cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới, đang dần trở thành hoạt động phổ biến, tạo
nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa những trường cùng đào tạo ngành nghề trong một
quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. Trong chuỗi các hoạt động đảm bảo chất
lượng giáo dục, đánh giá chất lượng, kiểm định chất lượng được chia làm hai loại: đánh
giá, kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục và đánh giá, kiểm định chất lượng cấp
chương trình đào tạo (CTĐT). Nếu như đánh giá, kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo
dục nhằm đánh giá tổng thể nhà trường, không đi sâu vào đánh giá từng CTĐT thì
đánh giá, kiểm định chất lượng cấp CTĐT đã thực hiện nhiệm vụ này. Hai cấp độ đánh
giá trên đều nhằm mục đích tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của cơ sở đào tạo hay của
CTĐT để từ đó đơn vị quản lý tiếp tục phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và
vạch ra lộ trình phát triển nhà trường hay phát triển CTĐT. Theo lịch sử phát triển khoa
học đánh giá: đánh giá, kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục có trước, đánh giá,
kiểm định chất lượng cấp CTĐT có sau và khoa học đánh giá giáo dục với những thành
tựu của nó sẽ giúp các nước có nền giáo dục đang phát triển rút ngắn khoảng cách với
những nước có nền giáo dục tiên tiến.
Đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng CTĐT luôn đi kèm với hoạt động
tự đánh giá chất lượng (đánh giá trong) và đánh giá ngoài. Hoạt động đánh giá này
phải được dựa trên một chuẩn mực nhất định (tiêu chuẩn) do một quốc gia hay một

tổ chức nào đó đưa ra và đã được công nhận. Trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung
vào nghiên cứu về chất lượng và đánh giá chất lượng CTĐT bậc ĐH nói chung và
cho ngành báo chí truyền thông (BCTT) nói riêng. Thêm vào đó, ở Việt Nam đánh
giá, kiểm định chất lượng cấp cơ sở đào tạo đã được thực hiện từ năm 2006 và Bộ
GD&ĐT đã ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các trường ĐH nhưng đảm
bảo chất lượng, đánh giá chất lượng cấp chương trình cho đến nay chưa có bộ tiêu
1


chuẩn đánh giá chất lượng chung nào (chỉ có bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
CTĐT giáo viên).
Phát triển giáo dục đào tạo là một cách gián tiếp phát triển kinh tế - xã hội của
một quốc gia, đào tạo ngành BCTT là đào tạo ra những con người hỗ trợ đắc lực
cho việc phát triển kinh tế - xã hội này cho nên ở nhiều nước trên thế giới, BCTT
được coi là quyền lực thứ tư trong các quyền lực của một quốc gia, còn ở Việt Nam,
BCTT được xác định là một thứ vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hoá tư tưởng của
Đảng [41].
Hầu hết những người làm báo tại Việt Nam đều tốt nghiệp tại các cơ sở giáo
dục ĐH trong nước có đào tạo mã ngành BCTT nhưng các CTĐT này đều chưa có
một chỗ dựa để đánh giá, xem xét một cách khoa học, toàn diện giúp chỉ ra những
điểm mạnh, hạn chế làm cơ sở điều chỉnh, cập nhật, phát triển lên. Mặc dù vậy, đội
ngũ cán bộ BCTT trong nước với các sản phẩm của mình đã được đánh giá là có
nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chất lượng đội ngũ phóng viên BCTT và chất
lượng CTĐT BCTT có mối quan hệ mật thiết (chất lượng CTĐT quyết định chất
lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp). Thực tế cho thấy ở những quốc gia có nền
BCTT phát triển cao, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực BCTT của họ cũng luôn đạt
đến đỉnh cao của sự chuẩn mực, luôn luôn là hình mẫu để các nước khác học tập.
Một đặc trưng tiêu biểu của BCTT là cung cấp thông tin và định hướng dư luận
xã hội, do vậy, BCTT đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng trong đời sống

xã hội hiện đại. Thông tin báo chí cung cấp cho công chúng có thể có chất lượng cao
hay thấp, một chiều hay đa chiều, đầy đủ hay phiến diện. Mức độ tác động cũng như
hiệu quả thực tiễn của BCTT và cao hơn là vai trò của BCTT trong việc thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trước hết
và quan trọng nhất là những con người cụ thể hoạt động trong lĩnh vực này. Với lý do
này, một CTĐT BCTT tốt sẽ là yếu tố căn bản quyết định đến chất lượng những người
làm công tác BCTT trong tương lai.
Thực tiễn tại Việt Nam hiện nay những cơ sở giáo dục đào tạo BCTT bao gồm
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa BCTT, ĐH Khoa học xã hội nhân văn, ĐH
Quốc gia Hà Nội, khoa Báo chí, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có
2


khoa Báo chí ĐH Khoa học Huế, ĐH Sư phạm Đà Nẵng Như đã nêu ở trên các
CTĐT trong các cơ sở giáo dục này chưa được đánh giá bằng một bộ tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng CTĐT đã được chuẩn hóa, chính vì thế công tác đào tạo BCTT
tại các cơ sở giáo dục đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Ở Việt Nam một số cơ sở giáo dục đào tạo đã sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá
chương trình AUN để đánh giá CTĐT của họ, tuy nhiên bộ tiêu chuẩn này được
dùng chung cho mọi CTĐT, nó không phản ánh đặc thù riêng của từng chương trình
một. Việc sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT chung sẽ không thể
đánh giá chính xác được chất lượng CTĐT ngành BCTT do BCTT có những đặc
trưng riêng của nó (BCTT là một lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn đối với công
chúng trong nước và thế giới). Hơn nữa, không giống như các CTĐT thuộc khối
khoa học xã hội - nhân văn là đào tạo ra những nhà nghiên cứu, người làm thầy, đào
tạo cử nhân BCTT là đào tạo ra những người làm thợ (thợ làm báo, thợ viết, thợ
bình luận…) với các kỹ năng chuyên biệt. Việc dùng một bộ tiêu chuẩn đánh giá
chung sẽ không phù hợp nên việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
CTĐT riêng đặc thù của ngành BCTT là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế như đã nêu ở trên và những định hướng về hoạt

động đào tạo cử nhân BCTT của Đảng và nhà nước nên tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành
báo chí truyền thông ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ ngành Đo lường và đánh giá
trong giáo dục (theo mã ngành hiện hành của Bộ GD&ĐT, ngành đào tạo này được
gọi là ngành Báo chí truyền thông. Do vậy trong nghiên cứu này tác giả sử dụng
cụm từ ngành BCTT và được hiểu tương đương ngành Báo chí truyền thông của Bộ
GD&ĐT). Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần không nhỏ vào việc cải tiến,
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành BCTT ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận của khoa học đánh giá nói chung và đi sâu
vào lý luận đánh giá chất lượng CTĐT bậc ĐH. Trên cơ sở lý luận đó soi rọi vào cơ
sở thực tiễn của các công trình, các mô hình nghiên cứu đã được sử dụng trong
nước và thế giới về lĩnh vực đánh giá chất lượng CTĐT bậc ĐH nói chung và đánh

3


giá chất lượng đào tạo ĐH ngành BCTT nói riêng. Qua đó, tác giả rút ra thực trạng
đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ở Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu, phân tích lý luận và thực tiễn tác giả sẽ vận dụng để
xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ở Việt Nam
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích như trên, nghiên cứu này triển khai những nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thể sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các mô hình liên quan đến đánh giá
chất lượng CTĐT bậc ĐH nói chung và CTĐT ĐH ngành BCTT nói riêng.
- Phân tích cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

CTĐT BCTT ở nước ta qua các văn bản nghị quyết, quy định của Đảng và nhà
nước Việt Nam, qua yêu cầu của người sử dụng lao động về cử nhân BCTT.
- Xác định các thành tố đảm bảo chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT.
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành
BCTT ở Việt Nam.
Khách thể nghiên cứu: Người sử dụng lao động (các cơ quan báo chí, đài phát
thanh - truyền hình, đơn vị truyền thông); phóng viên, biên tập viên; chuyên gia đo
lường và đánh giá giáo dục; nhà nghiên cứu giáo dục và giảng viên các cơ sở giáo
dục đào tạo ngành BCTT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Những đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp ĐH ngành BCTT trải dài từ Bắc
vào Nam, tuy nhiên số lượng lớn các đơn vị tập trung tại 02 thành phố lớn là Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh nên phạm vi khảo sát ý kiến đơn vị sử dụng lao động về
thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân BCTT ở Việt Nam làm cơ sở thực tiễn xây
dựng tiêu chuẩn đánh giá CTĐT ngành BCTT ở bậc ĐH tại Việt Nam vào cuối năm
2013 được giới hạn trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
4


Song song với khảo sát trên luận án khảo sát ý kiến của giảng viên thuộc 05 cơ
sở đào tạo chương trình ĐH báo chí truyền thông trên cả nước bao gồm: 02 trường
ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Khoa học Huế, ĐH Sư phạm Đà Nẵng về mức
độ cần thiết của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu trong đề tài của luận án,

tác giả xây dựng 04 câu hỏi nghiên cứu như sau:
(i) Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ở Việt Nam được
xây dựng trên căn cứ khoa học nào?
(ii) Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam có những yêu cầu gì đối với đào tạo
ĐH ngành BCTT?
(iii) Người sử dụng lao động có những yêu cầu gì đối với sinh viên tốt nghiệp
BCTT?
(iv) Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT cần phải bao gồm
những nội dung gì?
4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm:
- Khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến việc
đánh giá chất lượng CTĐT, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT, tham vấn
ý kiến của người sử dụng lao động, giảng viên BCTT.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo cơ quan báo chí truyền thông, đài phát thanh
- truyền hình về hoạt động đào tạo BCTT ở Việt Nam và một số đại diện tham gia
xây dựng CTĐT ĐH ngành BCTT ở cơ sở đào tạo.
4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng gồm:

5


- Thống kê và phân tích số liệu về yêu cầu và mức độ hài lòng của người sử
dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH ngành BCTT ở Việt Nam từ 2009
đến nay: khảo sát 200 phóng viên, biên tập viên báo, đài.
- Thống kê mức độ cần thiết của các tiêu chí và tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT: khảo sát 290 giảng viên, cán bộ quản
lý ở các trường đào tạo ĐH ngành BCTT.

- Sử dụng phần mềm Quest để tính độ tin cậy của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng CTĐT ĐH ngành BCTT.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến đánh giá chất lượng CTĐT và làm
giàu thêm cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá chất lượng CTĐT nói chung và đánh
giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT nói riêng.
- Đánh giá chung được thực trạng chất lượng các cử nhân tốt nghiệp ngành
BCTT dưới góc nhìn của người sử dụng lao động.
- Xác định được các yêu cầu của người sử dụng lao động đối với cử nhân tốt
nghiệp ngành BCTT.
- Xây dựng được mô hình các thành tố đảm bảo chất lượng đào tạo ĐH BCTT
ở Việt Nam.
- Xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ở
bậc ĐH đã được chuẩn hóa.
- Thử nghiệm tất cả các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành
BCTT để khẳng định tính khả thi và khoa học của nó.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống, quy mô, toàn diện về
các nguyên tắc, lý thuyết xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành
BCTT. Vì vậy, Luận án đóng góp, bổ sung một phần vào hệ thống lý luận về xây
dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT nói chung và CTĐT ngành BCTT nói
riêng. Đặc biệt đây là lần đầu tiên tại Việt Nam Luận án này đã chuẩn hóa các tiêu
6


chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT thông qua việc sử dụng mô hình
Rasch để định lượng, đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các tiêu chuẩn. Thêm vào
đó, Luận án cũng đóng góp bước đầu về mặt phương pháp đổi mới việc khảo sát

chất lượng đào tạo BCTT hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để những người
trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ĐH, đặc biệt là những người tham gia vào
việc giảng dạy, đào tạo, quản lý ngành BCTT, có hướng quản lý, rà soát, xây dựng
CTĐT ngành BCTT sao cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, rút ngắn
khoảng cách giữa cơ sở đào tạo và nhu cầu của người sử dụng phóng viên BCTT ở
Việt Nam.
Bổ sung, cập nhật những yêu cầu của xã hội đối với cử nhân BCTT ở Việt Nam
hiện nay.
Làm cơ sở khoa học cho việc học tập, nghiên cứu của học viên chuyên ngành
đo lường và đánh giá trong giáo dục và những người quan tâm đến lĩnh vực đo
lường, đánh giá trong giáo dục.
Gợi mở hướng nghiên cứu để cho những người tâm huyết với ngành giáo dục
đào tạo tiếp tục đi sâu, tìm hiểu; đồng thời giúp cho các trường ĐH có đào tạo
chuyên ngành BCTT có cái nhìn sâu sắc hơn về ý nghĩa và vai trò của sự nghiệp
đào tạo phóng viên BCTT để ngày càng có nhiều sáng kiến, giải pháp hơn nữa trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành này.
7. Bố cục của luận án
Phần mở đầu của luận án mô tả lý do, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu; đồng thời tóm tắt về phương pháp nghiên cứu, những đóng góp mới
về khoa học của luận án và luận điểm cần bảo vệ.
Tiếp đó là Chương 1 bàn về cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên
cứu về đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT; Chương 2 trình bày phương
pháp nghiên cứu và các kết quả khảo sát; Chương 3 đúc kết lại các tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT đã được chuẩn hóa và mô tả việc thử
nghiệm các tiêu chuẩn này.

7



Phần cuối của Luận án là phần kết luận tóm tắt những kết quả chính đã đạt
được của Luận án và một số hạn chế nhất định của nghiên cứu; đồng thời đưa ra
khuyến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo.
Sau phần Kết luận của luận án là danh mục các công trình của tác giả, danh
mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.
8. Luận điểm cần bảo vệ
Các luận điểm cần được bảo vệ của Luận án bao gồm:
(i) Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT Việt Nam được
xây dựng theo mô hình đảm bảo chất lượng đào tạo bậc ĐH phù hợp với bối cảnh
giáo dục ĐH Việt Nam đồng thời bắt kịp xu hướng phát triển của khoa học đánh giá
nói chung.
(ii) Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT Việt Nam đảm
bảo tính khoa học và tính khả thi.
(iii) Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT Việt Nam phải
đánh giá được mức độ các CTĐT trang bị được các yêu cầu của Đảng và nhà nước
đối với đào tạo ngành BCTT.
(iv) Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT Việt Nam đánh
giá được CTĐT trong cơ sở giáo dục tích hợp được những yêu cầu của người sử
dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp BCTT.
9. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả phân tích các công trình nghiên cứu, các mô hình đánh
giá chất lượng chương trình ĐH nói chung, đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành
BCTT nói riêng; kết hợp phân tích thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân BCTT ở
Việt Nam; nhu cầu của xã hội, chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước đối
với người làm báo và luận điểm cần bảo vệ của Luận án, tác giả xây dựng mô hình
nghiên cứu của Luận án như sau:

8



Mô hình nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận
và thực tiễn
đánh giá
chất lƣợng
CTĐT ĐH

(i)

Thực
trạng chất
lƣợng đào
tạo cử
nhân
ngành
BCTT ở
Việt Nam

(ii)

Yêu cầu của ngƣời sử
dụng LĐ đối với sinh
viên tốt nghiệp
ngành BCTT (iii)

Các văn bản, nghị
quyết của Đảng và
nhà nƣớc về đào tạo

ngành BCTT (iv)

Mô hình
thành tố
đảm bảo
chất
lƣợng
CTĐT
ĐH
ngành
BCTT
(v)

Tiêu
chuẩn
đánh giá
chất
lƣợng
CTĐT
ĐH
ngành
BCTT
(vi)

Chi tiết mô hình nghiên cứu trên được tác giả diễn giải trong chương 2 của Luận án.

9


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH
GIÁ CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Chương 1 bao gồm tổng quan các nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng CTĐT ĐH nói chung, CTĐT ĐH ngành BCTT nói riêng và làm rõ các khái
niệm: Chất lượng, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, CTĐT, đánh giá chất lượng CTĐT,
chuẩn đầu ra của CTĐT.
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng chƣơng trình
đào tạo đại học
1.1.1. Các nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo
đại học
1.1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế
Hoa Kỳ là cái nôi của đánh giá, kiểm định chất lượng (KĐCL) giáo dục, do
vậy lịch sử đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục thế giới gắn liền với nguồn gốc
đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục của quốc gia này.
Việc KĐCL chương trình thời kỳ đầu được tiến hành như các chiến dịch tham
quan, khảo sát và công bố danh sách các chương trình đạt các tiêu chuẩn chất lượng
quy định. Cho đến năm 1951, đã có 22 tổ chức thực hiện việc đánh giá, KĐCL các
chương trình chuyên ngành như Y, nha khoa, luật, quản trị kinh doanh… [44, 68].
Chuyên ngành Y khoa được đánh giá, kiểm định đầu tiên. Giữa năm 1876 và
1903, đại diện các trường cao đẳng Y khoa ở Hoa Kỳ đã tiến hành một số bước để
lập ra một danh sách các trường đáp ứng những tiêu chuẩn về chất lượng. Hiệp hội
Y khoa Mỹ (AMA) được hình thành từ cá nhân những người làm nghề y chứ không
phải từ những nhà giáo dục đã thành lập một Hội đồng giáo dục Y khoa và năm
1905 họ tự xây dựng hệ thống đánh giá cho mình. Năm 1907, họ đã công bố một
danh sách các trường có thể chấp nhận dựa trên các cuộc thanh tra, khảo sát của họ.
Những việc làm này và các hoạt động sau đó của hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ là cơ sở
cho những gì trở thành đánh giá, kiểm định chương trình Y khoa cũng như trong
các lĩnh vực nghề nghiệp khác [44, 68].
10



Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã xây dựng các tiêu chuẩn, chỉ báo về thực hiện tốt
và tiến hành thanh tra việc mở rộng các chương trình cụ thể đã đáp ứng được những
tiêu chuẩn do họ xây dựng. Đáng chú ý là những phát hiện được công bố và có tác
động ngay đến các CTĐT Y khoa đang được tổ chức triển khai vào thời gian đó.
Thậm chí AMA còn hợp tác làm việc với đại diện của các trường cao đẳng, ĐH Y
khoa, nhưng từng mảng được đặt hàng cho nhóm cá nhân những người hành nghề
để họ dẫn đầu trong các tiêu chuẩn đặt ra [44, 68].
Năm 1951, tổ chức kiểm định CTĐT ở Hoa Kỳ chính thức được công nhận.
Từ những năm cuối của thế kỷ 20, ở châu Âu các cơ quan đánh giá, kiểm định
chất lượng CTĐT hoạt động cùng với sự giúp đỡ của các cơ sở đào tạo đã xây dựng
tiêu chuẩn, tiêu chí, bộ chỉ số đánh giá chất lượng cho từng CTĐT và nghiên cứu
khoa học trong giáo dục ĐH. Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trên thế
giới trong đó các kết quả được đánh giá cao là các công trình của các nước trong khối
Thịnh Vượng Chung như Cave et al (1988); Johnes & Taylor (1990); Linke (1991);
Kells (ed), (1993) [13, 76, 100, 103, 105].
Giai đoạn 1995 - 1998 một số nhà nghiên cứu như Craft (1994), Dill (1995);
Linkes (1995); Davis (1996); Andrews (1998) đã thống kê và kết luận có khoảng
300 chỉ số có thể ảnh hưởng quyết định đến chất lượng CTĐT ĐH. Đồng thời các
nhà nghiên cứu giáo dục trên cơ sở thực nghiệm tại nhiều nước khác nhau đã
khẳng định do điều kiện kinh tế chính trị và cơ chế xã hội của mỗi nước với những
đặc thù khác nhau nên có một số nhóm chỉ số có thể áp dụng chung cho tất cả các
nước, ngoài ra mỗi nước có thể có những chỉ số phản ánh đặc thù của xã hội và cơ
chế quản lý giáo dục riêng của nước mình và của riêng từng nhóm trường/nhóm
ngành đào tạo [71,81, 85, 86, 105 ].
Các nghiên cứu của nhóm 15 nước trong khối phát triển (Vương quốc Anh,
Pháp, Canada, Australia, Hà Lan, Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Ái Nhĩ
Lan....) phân loại tiêu chuẩn theo Quá trình gồm các chỉ số đầu vào, chỉ số quá trình
đào tạo, chỉ số đầu ra liên quan đến sinh viên, đội ngũ cán bộ và tài chính; Các chỉ
số chung (Genaral indicators) gồm: đánh giá của Hội đồng, Uy tín của trường ĐH

và các chỉ số chung khác [13].

11


Liên bang Úc có các nghiên cứu phân loại tiêu chuẩn trong phạm vi nhà
trường; Các dịch vụ chuyên môn và nghiên cứu; Sự tham gia bình đẳng.
Thái Lan có các nghiên cứu phân loại tiêu chuẩn theo: Sứ mạng/Mục tiêu/Kế
hoạch; Giảng dạy và học tập; các hội đồng vui chơi giải trí của sinh viên; Nghiên
cứu; Dịch vụ giáo dục phục vụ xã hội; Giữ gìn văn hoá và nghệ thuật; Quản lý hành
chính; Ngân sách và Đảm bảo và nâng cao chất lượng.
Ấn Độ (1994), SEAMEO (1999) nghiên cứu phân loại tiêu chuẩn theo: Sứ
mạng và mục tiêu; Thiết kế và củng cố CTĐT; Hoạt động dạy, học và kiểm tra đánh
giá; Nghiên cứu khoa học; Tư vấn và các hoạt động khác; Tổ chức và quản lý; Cơ
sở vật chất; Dịch vụ; Phản ánh của sinh viên và tư vấn lại; Khai thác và quản lý tài
chính [119].
Malaysia (1994), SEAMEO (1999) nghiên cứu phân loại tiêu chuẩn theo: Cán
bộ giảng dạy; CTĐT; Cơ sở vật chất; Hệ thống quản lý; Chất lượng các kỳ thi - Câu
hỏi và đáp án [13, 119].
Indonesia (1980), Taylor - Powell & Ellen Henert (2008) và mạng lưới các
trường ĐH Đông Nam Á nghiên cứu phân loại tiêu chuẩn theo lĩnh vực: Chất
lượng; Sự thích ứng của trường ĐH đối với nhu cầu của xã hội và thị trường lao
động và Hiệu quả đào tạo; Đầu vào, Quá trình đào tạo, Đầu ra [13, 120].
Các nghiên cứu trên đây là những nghiên cứu phân tích định tính, chưa có định
lượng để khẳng định những tiêu chí nào tốt có thể sử dụng để đánh giá CTĐT nói
chung. Thêm vào đó các tác giả này cũng chưa thực nghiệm để có căn cứ khoa học chỉ
ra các chỉ số, tiêu chí nào đạt được yêu cầu của xã hội hay đạt được chuẩn đầu ra của
CTĐT.
Khi đánh giá chất lượng CTĐT chúng ta cũng sử dụng những tiêu chuẩn của
đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục hay nói cách khác tiêu chuẩn đánh giá ở hai cấp độ

này có sự giao thoa nhất định. Chẳng hạn như đánh giá CTĐT chúng ta cũng phải xem
xét đến các chỉ số về sứ mạng, mục tiêu, kế hoạch các dịch vụ cho sinh viên, giảng
viên, nghiên cứu khoa học… Tuy nhiên khi đánh giá chất lượng CTĐT chúng ta chỉ
xem xét những chỉ báo, chỉ số liên quan trực tiếp đến CTĐT mà thôi chứ không xem
xét trong mối tương quan với các CTĐT ngành khác. Nếu như đánh giá chất lượng cơ
sở đào tạo chú trọng đến cách điều hành hoạt động của toàn trường thì đánh giá chất
12


lượng CTĐT đã đi sâu vào đào tạo chuyên môn của một ngành học để đảm bảo nhà
trường đã tạo nguồn nhân lực có những kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đạo đức
đáp ứng chuẩn nghề nghiệp do các hiệp hội đánh giá, kiểm định nghề nghiệp đề ra
và đáp ứng các yêu cầu của một ngành nghề trong xã hội.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt giữa các trường ĐH và
cao đẳng trên toàn quốc, việc tự khẳng định mình thông qua con đường đánh giá,
kiểm định chất lượng bởi các tổ chức đánh giá, kiểm định uy tín của khu vực và trên
thế giới đang là sự lựa chọn của nhiều trường ĐH, trong đó có cả trường công lập
và ngoài công lập. Từ đây cho thấy ưu điểm của các nghiên cứu trên đây là đã chỉ ra
được các tiêu chuẩn, tiêu chí được sử dụng để đánh giá chất lượng đào tạo nói
chung mà chưa đi sâu vào việc phân loại tiêu chuẩn dùng để đánh giá chất lượng
CTĐT và hơn thế nữa là cho mỗi một CTĐT cụ thể.
Chất lượng một CTĐT được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí. Các
tiêu chuẩn, tiêu chí này được xây dựng dựa trên cơ sở đáp ứng được các mục tiêu
đào tạo, các chuẩn mực, các điều kiện thực hiện chương trình. Chất lượng của một
chương trình được xem là đạt yêu cầu khi cơ sở đào tạo có đủ nguồn lực và tổ chức
đào tạo đáp ứng được các chuẩn mực của CTĐT và chuẩn đầu ra (người học có đủ
phẩm chất của ngành nghề đào tạo).
Năm 1919, Hiệp hội các trường kinh doanh Hoa Kỳ AACSB (American
Assembly of Collegiate schools of Bussiness) đã đưa ra các tiêu chí đánh giá
chương trình đầu tiên của ngành Quản trị kinh doanh và ngành Kế toán. Hai bộ tiêu

chí này về cơ bản giống nhau, ít tiêu chí khác nhau và đây là hai ngành đào tạo
thuộc khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh.
Quá trình kiểm định của AACSB dựa trên hai yếu tố: tự đánh giá và đánh giá
chéo. Trước khi bắt đầu quá trình kiểm định, cơ sở giáo dục phải trở thành thành
viên của AACSB [65, 66].
Tiêu chuẩn về quản lý chiến lược
Tiêu chuẩn về hoạt động và nguồn nhân lực: Sứ mệnh của nhà trường, tính
chất của lực lượng sinh viên của trường, chất lượng và trình độ của đội ngũ giảng

13


×