Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

khql khái niệm và quy luật giá trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.94 KB, 3 trang )

Khái ni ệm:
Quy lu ật kinh t ếđó là s ựph ản ánh m ối quan h ệnhân qu ả, t ất y ếu, khách quan, b ền v ữ
ng, l ặp đi l ặp
l ại c ủa các hi ện t ượ
n g và quá trình kinh t ế. Kinh t ếhàng hóa là m ột ki ểu t ổch ứ
c kinh t ếxã h ội, trong
đó s ản ph ẩm s ản xu ất ra dùng để bán, để trao đổi trên th ị tr ườn g, nó v ận độn g ch ịu s ựtác độn g các
quy lu ật kinh t ếriêng có c ủa nó:Quy lu ật giá tr ị, Quy lu ật cung c ầu,Quy lu ật l ư
u thông ti ền t ệ.

Quy lu ật giá tr ị
N ội dung và yêu c ầu c ủa quy lu ật giá tr ị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản
xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.
Nội dung của quy luật giá trị là:
Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội
cần thiết.
Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao
động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể
tồn tại được; còn trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng
hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán
hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường
hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. Ở đây, giá trị như cái trục của giá cả.

Tác động của quy luật giá trị
Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động sau:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:
+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao,
những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao


động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng
này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở
rộng.
+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc
người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác,
làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt
hàng này.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động
cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí
lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn
mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó
kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức
quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.


Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất
nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng
tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
- Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo.
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao
động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ
thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh,
thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với
việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.


II/ Phân tích ví dụ thực tiễn
1.Tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Ví dụ về thị trường gạo Việt Nam những năm gần đây là minh chứng cho tác động điều tiết sản
xuất và lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị. Nhìn lại quá trình tham gia thị trường gạo thế
giới, có thể thấy đến năm 2007 kinh tế Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn
cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia thị trường lúa gạo thế giới từ
trước đó gần hai thập kỷ. Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp gạo quan trọng trên thị trường
thế giới.
Nhìn vào thành công của xuất khẩu gạo trong năm nay ở nước ta, có thể thấy rõ sự tác động của
quy luật giá trị vào nền kinh tế. Chính phủ luôn xem lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển
nông nghiệp - nông thôn, từ đó có những chính sách đầu tư đáng kể cho lúa gạo. Đó là những
biện pháp nhằm điều tiết, tiến tới ổn định thị trường gạo của nhà nước, vận dụng một cách linh
hoạt quy luật giá trị vào nền kinh tế.
2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm, làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh
Trong thực tế sản xuất ở Việt Nam, để tạo ra được sản phẩm có chất lương, thu được nhiều lợi
nhuận là điều bất cứ ai cũng mong muốn. Chính vì vậy người sản xuất hàng hóa đều tìm mọi
cách cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào
sản xuất để giảm hao phí lao động cá biệt của mình, giảm giá trị cá biệt của hàng hóa do mình
sản xuất ra. Từ đó là co kĩ thuật của toàn xã hội càng phát triển lên trình độ cao hơn, năng suất
càng cao hơn. Một ví dụ điển hình về việc cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động là việc
trồng cà phê ở nước ta. Cây cà phê là cây công nghiệp lâu năm được đưa vào trồng ở Việt Nam
từ năm 1857.
Song mãi đến đầu thế kỉ XX trở đi cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn.
Như vậy, với chiến lược cải tiến kĩ thuật, áp dụng giống mới, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất
lao động của ngành cà phê nước ta đã có những bước tiến mới, có chỗ đứng trên thị trường thế
giới. Sự tiến bộ này đã tạo ra thế cạnh tranh giữa các nước trong ngành sản xuất mặt hàng cà phê
buộc tất cả các nước đang sản xuất cà phê phải tuân theo quy luật giá trị. Rõ ràng, tác động của
quy luật giá trị đã khiến cho việc sản xuất mang tính cạnh tranh cao và tăng cường khả năng phát
triển cũng như sự thích ứng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế chung



3. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu người
nghèo:
Sự tác động của quy luật giá trị, bên cạnh những mặt tích cực là điều tiết sản xuất, lưu thông
hàng hóa và kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động, giá thành
sản phẩm thì còn có tác động khác, đó là sự phân hóa thành người giàu, người nghèo. Để làm rõ
tác động này, chúng tôi xin đưa ra ví dụ cụ thể về sự phát triển lớn mạnh của tổng công ty dịch
vụ viễn thông viettel và tập đoàn VNPT. Trước hết, đây là hai thương hiệu lớn của Việt Nam
trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ viễn thông. So về tuổi, Viettel đến nay được thành lập đúng
22 năm, chỉ bằng một phần ba quãng đường mà VNPT đã trải qua. Còn nếu xét về những doanh
nghiệp sức mạnh đem tới doanh thu và lợi nhuận quan trọng nhất của hai phía, thì mạng di động
Viettel cũng vừa 7 tuổi, chưa bằng một nửa quãng đường mà MobiFone ( 17 năm) và VinaPhone
( 14 năm) đi qua. Thế mà, về sự phát triển và đặc biệt là doanh thu, đã có chiều hướng tỷ lệ
nghịch, Viettel đã đạt mức tăng trưởng doanh số và phát triển ngành nghề đa dạng và nhanh
chóng Với chiến lược hướng vào đối tượng bình dân, Viettel đã không ngừng triển khai các dịch
với giá thành hấp dẫn, luôn có những trương trình khuyến mại, với các gói cước giá rẻ để tạo ra
lợi thế trong cạnh tranh, trong khi đó, hai mạng Mobi Fone và Vina Fone của VNPT có giá cước
cao hơn khá nhiều. Vietel đầu tư xây dựng ngày càng nhiều các trạm phát sóng trên cả nước để
ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ mạng. Viettel không ngừng mở rộng các hoạt động của
mình tại các quốc gia ở khắp các khu vực trên thế giới. Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ
trong sản xuất, nếu biết đầu tư và điều tiết sản xuất hợp lí, sẽ khẳng định được thương hiệu của
mình. Ngược lại, nếu không biết tận dụng nguồn lực của mình của mình một cách hợp lí, đúng
cách có thể dẫn đến việc mất dần thương hiệu và thua lỗ. Đó chính là quy luật phân hóa giàu
nghèo hết sức tự nhiên trong kinh doanh, dưới tác động của quy luật giá trị.
III. Kết luận Như vậy, quy luật giá trị là quy luật kinh tế khách quan, không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người, nhưng con người vẫn có thể vận dụng được quy luật giá trị vào tổ
chức và quản lí nền kinh tế một cách có hiệu quả theo những mực tiêu xác định. Để phát huy các
tác động tích cực, cần đẩy lùi các tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, nhà nước cần nâng cao
vai trò quản lí thông qua quy hoạch, kế hoạch, công cụ tài chính, bằng các phương thức kích

thích, giáo dục, thuyết phục và cả cưỡng chế. Cần vận dụng linh hoạt quy luật giá trị, hiểu rõ
những tác động của nó trong nền kinh tế hiện nay. Đưa ra những phương hướng, giải pháp đúng
đắn cho các lĩnh vực, ở từng thời kì khác nhau



×