Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

hậu phương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.92 KB, 3 trang )

Hậu phương trong chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975
ĐẠI HỌC PHÚ XUÂN
KHOA XÃ HỘI NHÂN VĂN
LỚP: LỊCH SỬ 4A-K3
SINH VIÊN: NGUYỄN VĂN LINH
Kiểm tra học trình
Chuyên đề: Hậu phương trong chiến tranh
cách mạng việt nam
1945-1975
Đề bài: Nhận xét của anh (chị) về quá trình hình thành và phát triển
của vùng tự do Căn Cứ Địa trong kháng chiến chống Pháp.
Bài làm.
“ Vùng tự do là vùng do ta kiểm soát, ta có chính quyền kháng chiến,
có lượng lượng vũ trang ba thứ quân đứng chân, nhân dân đoàn kết dưới
ngọn cờ cứu nước của Mặt trận dưới sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái thi đua
lao động sản xuất, tích cực phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến. Vùng tự do
trong chín năm chống Pháp chính là Hậu Phương của ta.”
Như vậy, ta có thể xây dựng trong vùng tự do các Căn Cứ Địa, các An
Toàn Khu nơi mà cho phép ta đảm bảo an toàn nhất cho các cơ quan lãnh
đạo, các Mặt trận…hay nói rộng ra “ Hậu phương chiến tranh nhân dân là
một hệ thống căn cứ bao gồm từ các cơ sở chính trị ở thành thị và nông thôn,
các khu du kích và căn cứ du kích trong vùng tạm chiếm đến các vùng tự do
rộng lớn nằm trên khắp lãnh thổ đất nước”.
Trong tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” xuất bản tháng 9-
1947 Trường Chinh đã chỉ rõ: “ Căn cứ địa là một vùng tương đối an toàn ở
đó ta đóng các cơ quan đầu não, huấn luyện bộ đội chủ lực, đào tạo cán bộ,
chế tạo vũ khí, đạn dược, chữa chạy thương binh…”
Có nhiều dạng căn cứ địa: Căn cứ địa miền rừng núi, căn cứ địa đồng
bằng, căn cứ địa vùng ao hồ. Nơi có thể lập được căn cứ địa là nơi:
- Nhân dân tốt, có tổ chức rộng rãi, sẵn sằn ủng hộ bộ đội về mọi
mặt.


- Có một đội quân chủ lực sẵn sàng liều chết, xung phong cản địch,
giữ gìn căn cứ, bảo vệ cho các cơ quan lãnh đạo và nhân dân.
- Về kinh tế, có điều kiện sản xuất lương thực để đảm bảo cung cấp
một phần nào.
- Địa hình hiểm trở, dễ cho ta phòng ngự.
NGUYỄN VĂN LINH-LỊCH SỬ A K3
1
Hậu phương trong chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975
Trong căn cứ địa có khu vực đóng cơ quan lãnh đạo kháng chiến, đó
là an toàn khu. Việc xây dựng các an toàn khu ở một khu căn cứ địa không
được nhiều quá (vì khó đảm bảo bí mật) và cũng không được quá ít (vì đề
phòng bị nộ nhưng lúc nguy hiểm có thể rút nhanh).
Vậy, quá trình hình thành và phát triển các căn cứ địa của ta trong
kháng chiến chống Pháp có điều gì đặc biệt.
Quán triệt chủ trương của Đảng, quân và dân ta từ những ngày đầu
kháng chiến đã kịp bắt tay vào xây dựng hậu phương - căn cứ địa, coi đó là
một nhiệm vụ cần kíp trước mắt để có thể duy trì được cuộc chiến đấu, từng
bước tiến lên đánh thắng kẻ thù.
Từ Bắc vào Nam, từ miền núi xuống đồng bằng, theo cuộc kháng
chiến trường kì chín năm, trên đất nước Việt Nam dài và hẹp đã hình thành
các căn cứ địa, vùng tự do với quy mô to nhỏ, rộng hẹp khác nhau, đều góp
phần quan trọng vào sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của dân tộc: căn cứ
địa Việt Bắc, căn cứ địa Tây Bắc, vùng tự do Thanh-Nghệ-Tĩnh (liên khu4),
vùng tự do Nam-Ngài-Bình-Phú(liên khu 5), chiến khu Đ, chiến khu Đồng
Tháp Mười, chiến khu Dương Minh Châu. Tất cả các căn cứ địa của ta đều
đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp chống đế quốc Pháp giải phóng dân
tộc làm lên chiến thắng cuối cùng đánh bại bọn đế quốc tay sai.
Thứ nhất, xét về không gian phân bố: ta có thể rễ dàng nhận thấy các
vùng căn cứ của ta được hình thành và trải dài trên khắp đất nước hình chữ
S, từ Bắc vào Nam, tạo lên thế trận liên hoàn, đó là những cơ sở đầu tiên cho

ta có thể huy động được sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân vào
công cuộc kháng chiến (ở Bắc Bộ ta có căn cứ địa Việt Bắc, căn cứ địa Tây
Bắc; trung bộ ta có liên khu 4, liên khu 5; ở Nam Bộ ta có chiến khu Đ,
chiến khu Đồng Tháp Mười, chiến khu Dương Minh Châu).
Việc hình thành một cách liên hoàn các căn cứ địa đó là nhằm quán
triệt chủ trương của Đảng, Đảng đã chỉ rõ: Khi chiến tranh xảy ra địch có thể
chia nước ta thành nhiều vùng, do đó mỗi tỉnh, mỗi huyện cần trở thành nơi
đống quan của ta, trở thành căn cứ địa của ta, để từ đó làm cơ sở kháng
chiến lâu dài.
Thứ hai, về mặt thời gian hình thành, trên nguyên tắc muốn tiến hành
chiến tranh chúng ta phải có hậu phương vững chắc của mình, hậu phương
càng vững chắc bao nhiêu ta mới có điều kiện cung cấp sức người sức của
cho công cuộc kháng chiến của ta bấy nhiêu. Trong thực tế ta nhận thấy,
Miền Nam là nơi hình thành căn cứ địa đầu tiên, đó là nơi mà cả nước hướng
tới với nhiều tình cảm, Miền Nam là nơi đi trước về sau, nơi đây ta đã có căn
cứ địa từ tháng 2-1946 khi mà thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược
nước ta lần thứ hai.
NGUYỄN VĂN LINH-LỊCH SỬ A K3
2
Hậu phương trong chiến tranh cách mạng việt nam 1945-1975
Do hoàn cảnh lịch sử mà Nam Bộ có những căn cứ địa, chiến khu
được hình thành trước tiên trong kháng chiến chống Pháp, cũng là nơi có
hang chục căn cứ địa lớn nhỏ, tồn tại trong suốt cuộc kháng chiến chín năm.
Sau đó, là liên khu 4 cũng nhanh chóng được hình thành ngay sau
ngày toàn quốc kháng chiến.
Tiếp theo là các căn cứ địa: Việt Bắc (2/1947); liên khu 5(1/1948); rồi
Tây Bắc (1949)…
Như vậy, theo sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp chín
năm chúng ta đã kịp thời xây dựng các căn cứ địa, nhờ đó mà đẩy mạnh
cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng

nhanh của giặc Pháp.
Thứ ba, nhìn về quy mô của các khu căn cứ địa cũng có sự khác nhau.
Rộng lớn như căn cứ địa Tây Bắc, chiến khu Đồng Tháp Mười…và còn các
căn cứ địa duy kích trong lòng địch…nhưng có thể nhận thấy rằng dù có quy
mô lớn nhỏ khác nhau song tất cả các căn cứ địa của ta đã phát huy hết tính
hiệu quả góp phần cùng nhân dân cả nước đánh bại kể thù xâm lược.
Thứ tư, về vai trò thứ tự. đầu tiên chúng ta phải khẳng định rằng mỗi
căn cứ địa đều có nhiệm vụ, vai trò và đặc thù riêng của mình.
Trước hết, về căn cứ địa Việt Bắc-đây là cái lôi của Cách mạng Việt
Nam, nơi có vai trò quan trong trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám. Việt
Bắc đóng vai trò như là một thủ đô kháng chiến của cả nước, nới đó có các
cơ quan lãnh đạo kháng chiến trung ương, đó được coi là trái tim kháng
chiến của cả dan tộc.
Hay như, chiến khu Đồng Tháp Mười cũng là nơi đặt các cơ quan
lãnh đạo cao nhất Nam Bộ, đó là trái tim kháng chiến của Nam Bộ, là thủ đô
của Nam Bộ kháng chiến.
Các căn cứ địa còn lại là những vùng hậu phương cực kì quan trọng,
là nơi tiếp lửa cho cuộc kháng chiến của cả dân tộc, nới có thể đáp ứng mọi
yêu cầu của cuộc kháng chiến…
Như vậy, với việc điểm qua một số đặc điểm hình thành và phát triển
của các căn cứ địa trong kháng chiến chống Pháp có thể cho ta thấy được
cách nhìn tổng quát về vai trò của các hậu phương, căn cứ địa của ta trong
kháng chiến chống Pháp. Lý giải được phần nao lý do vì sao giặc Pháp lại
thất bại thảm hại trên chiến trường Việt Nam, và vì sao ta làm lên được
chiến thắng Biên Giới (1950), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)…

NGUYỄN VĂN LINH-LỊCH SỬ A K3
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×