Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Xuất khẩu gạo của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------

BÙI THỊ PHƢƠNG THANH

XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------

BÙI THỊ PHƢƠNG THANH

XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi



Hà Nội – 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ............................................................... ii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠO CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................ 6
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 6
1.2. Lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế
......................................................................................................................... 10
1.3. Khái quát về hoạt động xuất khẩu ............................................................ 11
1.3.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu ............................................................. 12
1.3.2 Quan điểm về xuất khẩu trong các lý thuyết ngoại thương .................. 12
1.3.3 Các loại hình xuất khẩu ........................................................................ 212
1.3.4 Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế quốc dân ....... 21
1.4 Thị trường xuất khẩu gạo thế giới và kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một
số nước ............................................................................................................ 22
1.4.1 Thị trường xuất khẩu gạo thế giới .......................................................... 22
1.4.2 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước trên thế giới trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế .................................................................................. 25
1.5. Lợi thế trong sản xuất gạo của Việt Nam ................................................ 33
1.5.1. Yếu tố tự nhiên ...................................................................................... 33
1.5.2. Yếu tố nguồn lực ................................................................................... 35
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 36
2.1. Khung logic của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 36
2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp.......................................................... 38



2.3. Phương pháp so sánh................................................................................ 40
2.4. Phương pháp dự báo................................................................................. 40
2.5. Phương pháp kế thừa ................................................................................ 40
2.6. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa .................................................. 40
2.7. Phương pháp chuyên gia .......................................................................... 41
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀ
CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRƢỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ....................................................................................................... 42
3.1. Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016 ................. 42
3.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2016 ...... 45
3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt nam giai đoạn 2008 – 2016 ................. 45
3.2.2 Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008
– 2016.............................................................................................................. 47
3.2.3 Thị trường và giá cả gạo xuất khẩu của Việt Nam ................................ 50
3.3 Đánh giá sức cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam thông qua hệ số lợi
thế so sánh hiển thị (RCA) .............................................................................. 58
3.4 Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................... 60
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM ....................................................... 70
4.1. Tầm nhìn, mục tiêu ngành lúa gạo của Việt Nam tới năm 2030 ............. 70
4.1.1. Tầm nhìn đến năm 2030 ........................................................................ 70
4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 70
4.2 Triển vọng cho xuất khẩu gạo Việt Nam .................................................. 71
4.2.1 Cơ hội thách thức ................................................................................... 71
4.2.2 Dự báo thị trường thế giới trong thời gian tới........................................ 75



4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
thời gian tới. .................................................................................................... 79
4.3.1 Đầu tư đồng bộ khoa học – công nghệ để hiện đại sản xuất.................. 79
4.3.2 Đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo ra sản phẩm chất lượng
cao ................................................................................................................... 80
4.3.3 Đẩy mạnh tiến độ xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu ................ 80
4.3.4 Đẩy mạnh công tác marketing ............................................................... 80
4.3.5 Hoàn thiện hệ thống tổ chức xuất khẩu.................................................. 86
4.3.6 Phát triển và xây dựng thị trường mục tiêu............................................ 87
4.3.7 Đưa ra một số giải pháp đồng bộ về thị trường. .................................... 89
4.3.8 Tăng cường công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo trong
giai đoạn 2008 – 2020 ..................................................................................... 91
4.3.9 Chính sách tín dụng vốn sản xuất ưu đãi đối với xuất khẩu gao của Việt
Nam ................................................................................................................. 95
4.3.10 Tăng cường vai trò của Hiệp hội lương thực Việt Nam ...................... 95
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt Tiếng Anh

1

AFTA

ASEAN Free Trade Area


2

CIF

Cost, Insurance, Freight

3

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

Food and Agriculture

Tổ chức Lương thực và

Organization of the United

Nông nghiệp Liên hợp

Nations

quốc

Food and Drug

Cục quản lý thực phẩm


Administrationq

và dược phẩm Hoa Kỳ

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định đối tác xuyên

Agreement

Thái Bình Dương

4

FAO

Tiếng Việt

5

FDA

6

TPP

7

USDA


8

VFA

Volatile fatty acids

9

WTO

World Trade Organization

United States Department
of Agriculture

i

Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
Tiền hàng, bảo hiểm,
cước phí

Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ
Cục an toàn thực phẩm
Tổ chức thương mại thế
giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Diện tích gieo trồng lúa cả nước

42

2

Bảng 3.2

Năng suất sản xuất lúa gạo của Việt Nam

42

3

Bảng 3.3

Sản lượng gạo của Việt Nam


43

4

Bảng 3.4

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo uy tín năm

45

2015-2016
5

Bảng 3.5

So sánh số liệu xuất khẩu gạo năm 2015-2016

47

6

Bảng 3.6

Giá gạo thế giới ngày 15/5/2015

54

7

Bảng 3.7


Lợi thế so sánh hiển thị của gạo Việt Nam giai

59

đoạn 2008-2016
SƠ ĐỒ
STT
1

Sơ đồ
Sơ đồ 2.1

Nội dung
Khung lô – gic nghiên cứu

ii

Trang
37


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
BIỂU ĐỒ
STT
1

Biểu đồ

Nội dung


Biểu đồ 3.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai

Trang
46

đoạn 2008-2015
2

Biểu đồ 3.2 Các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam

51

2016
3

Biểu đồ 3.3 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn

53

2008-2015
4

Biểu đồ 3.4 So sánh biến động giá gạo xuất khẩu Thái
Lan, Việt Nam tháng 5/2016

iii

55



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo và đường lối của Đảng, sản xuất
nông nghiệp của nước ta liên tiếp đạt được những thành tựu to lớn. Thành tựu
lớn nhất phải kể đến đó là trong một thời gian không dài, từ một nền nông
nghiệp tự cung tự cấp, lạc hậu, vươn lên thành một nền nông nghiệp hàng
hóa, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỷ suất ngày càng lớn, có vị
thế đáng kể trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam trở thành một trong
những nước xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn trên thế giới.
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hiện nay, gạo là một trong những mặt
hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, là một trong năm mặt hàng nông sản
xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Đây được xem là thành tựu đáng kể
của hoạt động sản xuất và kinh doanh gạo.
Tuy nhiên, sản xuất để đáp ứng “cái ăn” của hơn 90 triệu dân Việt Nam,
khác với sản xuất lúa hàng hóa tham gia thị trường thế giới với tư cách là
nước xuất khẩu. Nhiều vấn đề khúc mắc cần phải giải quyết đối với sản xuất
và xuất khẩu gạo của Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
Theo số liệu mới công bố năm 2016 của Bộ Thương Mại, mặc dù số
lượng gạo xuất khẩu của ta nhiều, đứng thứ hai trên thế giới về mặt khối
lượng nhưng lại chỉ xếp thứ tư thế giới xét về mặt giá trị xuất khẩu. Điều này
là do chất lượng gạo không đảm bảo, từ khâu chọn giống lúa, bảo quản, vận
chuyển và chế biến đều thiếu và yếu. Hơn nữa, cơ chế quản lý điều hành xuất
khẩu gạo không hợp lý cùng với công tác dự báo thị trường kém nên thường
để lỡ cơ hội xuất khẩu khi giá gạo lên cao và lại bán ra ồ ạt khi giá gạo xuống
thấp. Đối với các loại gạo đã có thương hiệu, có chỉ dẫn địa lý thì giá cả ổn
định, có thể định giá cao mà người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua, trong khi đó

1



gạo xuất khẩu của Việt Nam mặc dù đã có mặt trên thị trường từ rất lâu xong
hoàn toàn chưa có thương hiệu nên giá gạo thường xuyên biến động, khó dự
đoán, khó có thể định một mức giá quá cao để bán. Vì thế giá gạo Việt Nam
thường thấp, chỉ gần bằng 85% giá gạo xuất khẩu thế giới, thấp nhất trong 4
cường quốc xuất khẩu gạo còn lại (Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pakistan). Hạn
chế về tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm nên Việt Nam cũng chưa thể thâm
nhập vào các thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, đem lại giá trị xuất khẩu cao.
Với những lợi thế của mình Việt Nam hoàn toàn có thể cải thiện được chất
lượng gạo để bán với giá cao hơn.
Đứng trước xu hướng quốc tế hóa, hội nhập các nền kinh tế, tình hình
sản xuất và kinh doanh lúa gạo trên thế giới đang phải đối đầu với những
thách thức lớn: thị trường bất ổn, sản lượng xuất khẩu tăng giảm không đều,
xu hướng cạnh tranh của các nước mới ngày càng ác liệt, thị trường nhập
khẩu biến động không ngừng… nên thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
những năm gần đây vấp phải sự cạnh tranh gay gắt và mất dần thị phần ở các
thị trường chính bởi các nước như Thái Lan, Ấn Độ và các thị trường mới nổi
như Campuchia. Thêm vào đó, gạo của ta không có mấy lợi thế trong cạnh
tranh do chất lượng còn thấp và uy tín chưa cao đối với bạn hàng điều này đã
gây nên biến động theo chiều hướng đi xuống gây khó khăn cho hoạt động
sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta.
Để có thể phát huy hết tiềm năng của một nền nông nghiệp lúa nước, cần
phải nhìn nhận lại thực trạng sản xuất lúa hàng hóa và việc xuất khẩu gạo
những năm vừa qua. Việc xem xét đánh giá đó được đặt trong bối cảnh chung
của thế giới nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150
của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), có nghiên cứu, xem xét và so sánh
với những quốc gia có đặc điểm tương đồng với Việt Nam, từ đó tìm đến
những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Vì những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Xuất khẩu gạo của


2


Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp
cho mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Góp phần làm rõ vai trò của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với nền kinh
tế quốc dân
- Đánh giá thực trạng của sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong năng lực cạnh tranh của
xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Có 3 câu hỏi chính mà bài viết phải làm rõ đó là:
Câu hỏi 1: Xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự
phát triển kinh tế của đất nước?. Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới xuất
khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua.
Câu hỏi 2: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua là gì?.
Tồn tại và nguyên nhân của nó?.
Câu hỏi 3: Việt Nam cần có những biện pháp gì nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu gạo trong thời gian tới?.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích đề tài là đánh giá đầy đủ và toàn diện thực trạng hoạt động
xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2016, chỉ ra những tồn tại và
nguyên ngân của nó từ đó đề ra những định hướng và giải pháp nhằm đẩy
mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích đặt ra, đề tài hướng tới giải quyết các mục tiêu
chính sau:
 Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu nói chung
và xuất khẩu gạo nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

 Các cam kết của Việt Nam liên quan đến sản xuất và xuất khẩu gạo.
 Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn
2008-2016 trên các khía cạnh cơ chế điều hành quản lý xuất khẩu gạo; khối
3


lượng và kim ngạch xuất khẩu; giá gạo xuất khẩu; chất lượng gạo xuất khẩu;
cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
 Đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong thời gian tới để phù hợp với những yêu cầu của hội nhập kinh tế ngày
càng sâu rộng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu gạo của
Việt Nam giai đoạn 2008-2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Để phù hợp với yêu cầu và đối tượng nghiên cứu của đề tài, các

phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp
nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp
- Sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp ( các số liệu đã qua xử lý, được thu
thập từ trước và được ghi nhận) của Tổng cục Thống kê, Bộ Thương mại, Bộ
Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Tổ chức Nông Lương
Liên hợp quốc (FAO) giai đoạn 2008 - 2016.
6. Những đóng góp của Luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc

xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
- Làm rõ thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt
Nam ra thị trường thế giới trong thời gian tới.

4


7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về hoạt
động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam và các vấn đề đặt ra
trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo
của Việt Nam.

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠO CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng gạo
luôn chiếm một vị trí quan trọng. Bên cạnh các sản phẩm như cà phê, chè, hạt
tiêu,… thì gạo cũng là một sản phẩm xuất khẩu có giá trị. Mặc dù đây là một
sản phẩn xuất khẩu truyền thống và có thế mạnh của Việt Nam, song cũng

chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này.
Liên quan đến nội dung của Luận văn, có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu sau:
-

PGS, TS. Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Xuất khẩu gạo, một thành

tựu nổi bật của nước ta”, Tạp chí Cộng sản (8/2004). Tác giả đưa ra một cái
nhìn tổng quan về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 1989 đến
năm 2004 để thấy được thành tựu nổi bật trong xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Từ một nước thiếu đói triền miên, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ
hai thế giới. Tác giả chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của những
thành tựu trên và từ đó đề xuất 3 giải pháp để có thể giữ vững vị trí cường
quốc xuất khẩu gạo là: hoàn thiện quy hoạch vùng lúa xuất khẩu của cả nước
và từng vùng; hình thành mạng lưới thu gom, vận chuyển lúa gạo xuất khẩu
theo hợp đồng; coi trọng việc thực hiện các giải pháp đồng bộ về thị trường
nhằm tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam.
-

TS. Vũ Hùng Phương (2004), “Xuất khẩu gạo Việt Nam: thực

trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 4/2004 (372). Trong bài
viết này, tác giả phân tích hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989
– 2003 trên 4 mặt: khối lượng xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu và giá; thị
trường xuất khẩu và chất lượng gạo xuất khẩu. Từ đó, đề ra 3 nhóm giải pháp
nâng cao khả năng xuất khẩu gạo là: nhóm giải pháp đối với thị trường nước
6


ngoài; nhóm giải pháp đối với thị trường trong nước và nhóm giải pháp về sản

xuất và chiến lược sản phẩm.
-

Nguyễn Đình Long (2000), “ Phân tích sơ bộ khả năng cạnh

tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh ASEAN và AFTA”, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tài liệu này đã đánh giá sơ bộ khả
năng cạnh tranh của những mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam như cà
phê, gạo, chè, hạt tiêu… trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam, tuy nhiên chỉ là một số đánh giá sơ bộ, chưa phân tích đầy đủ và sâu sắc
về từng sản phẩm.
-

TS. Mai Thị Thanh Xuân (2006), Xuất khẩu gạo của Việt Nam

giai đoạn 1989 - 2006: thực trạng và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu Châu
Phi và Trung Đông, (số 8/2006). Ở đây, tác giả đã cung cấp một cái nhìn
tổng quan về xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 17 năm qua, kể từ khi gạo
Việt Nam được thế giới biết đến với con số 1,4 triệu tấn năm 1989, đứng thứ
3 thế giới về sản lượng xuất khẩu. Bài viết đã chỉ ra cả mặt được và mặt chưa
được của hạt gạo Việt Nam trên thị trường Thế giới và đề xuất 3 giải pháp để
đẩy mạnh xuất khẩu gạo là: phát triển công nghệ sau thu hoạch, xây dựng
thương hiệu và mở rộng thị trường.
-

Các nhà nghiên cứu của viện nghiên cứu FANCL, tập đoàn thực

phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm FANCL của Nhật Bản đã “ nghiên cứu và
đăng ký phát minh quốc tế và tại Việt Nam sản phẩm gạo lật nảy mầm (gạo
lức hoặc gạo lứt nảy mầm) với tên tiếng Anh là Pre-Germinated Brown Rice

(PGBR), PGPR” đã được sử dụng rộng rãi tại thị trường Nhật Bản. Công
nghệ tiên tiến chủ yếu của phát minh này chính là điều chỉnh quá trình nảy
mầm thích hợp giúp hoạt hóa các hoạt hóa các enzym hữu ích trong gạo lứt.
Gạo lứt nảy mầm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn gạo trắng và gạo
lứt thông thường, trong đó tiêu biểu nhất là các chất như: Acid Gamma
Amino

Butyric

(GABA),

Acety Steryl
7

Glucoside (ASG),

Inositol


Hexaphosphate (IP6), Ferulic acid và Inositol, pre-germinated brown
ricederived steryl glycoside (PSG).
-

Nghiên cứu của Thạc sỹ kinh tế Nguyễn Thị Trúc Phương – Đại

học công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh “ Giải pháp tài chính thúc đẩy
xuất khẩu gạo vùng đồng bằng Sông Cửu Long” đã chỉ rõ những chính sách
hỗ trợ khá hiệu quả của Chính phủ để thúc đẩy quá trình xuất khẩu gạo. Bài
viết được đăng trên tạp chí Tài chính kỳ I, số tháng 7/2016.
-


Mới đây Bộ Công thương đã có nghiên cứu bỏ rào cản xuất khẩu

gạo và ký quyết định thành lập Tổ biên tập và Ban soạn thảo Nghị định sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 109 về điều kiện kinh doanh , xuất
khẩu gạo. Theo quyết định này, Ban soạn thảo sẽ do Thứ trưởng Trần Quốc
Khánh làm Trưởng ban; Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương
làm Thường trực. Bên cạnh đó, lãnh đạo của Hiệp hội Lương thực Việt nam
và đại diện của 19 tỉnh thành trong đó có TP HCM, Thái Bình, bác Liệu, An
Giang, Sóc Trăng… sẽ cùng tham gia Ban soạn thảo này.
-

Global Rice Science Partnership (GRISP), một chương trình

nghiên cứu của CGIAR để để ra một kế hoạch chiến lược duy nhất và nền
tảng hợp tác mới độc đáo về nghiên cứu lúa gạo, đã ra báo cáo thành tựu của
của chương trình kể từ khi thành lập vào tháng Giêng 2011 đến nay. Theo báo
cáo của chương trình, có sáu dự án đã được tài trợ và đang tiến triển, chủ yếu
nhằm vào mục tiêu phát hiện ra gen mới và phát triển của công nghệ mới để
nâng cao hiệu quả nhân giống. Một trong những dự án nhằm mục đích để tăng
tiềm về năng suất lúa bằng cách sử dụng gen mới và phương pháp tiếp cận
sinh lý mới, bao gồm cả việc tìm kiếm và sử dụng các gen lúa hoang dã và kết
hợp nhiều gen mong muốn (gen pyramiding) để có được một tính trạng duy
nhất là năng suất cao.

8


-


Các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và các tổ

chức khác đang nghiên cứu một số gen ở có trong gạo tham gia vào việc kiểm
soát quá trình sự hấp thụ và tích trữ các khoáng chất quan trọng với mục tiêu
để nâng cao giá trị dinh dưỡng của gạo, nguồn lương thực chính của một nửa
dân số toàn cầu . Theo một trong các nhà nghiên cứu của USDA, Shannon
Pinson, các nhà khoa học có kế hoạch phát triển các giống lúa mới cho hạt
gạo có hàm lượng cao đối với một hoặc nhiều hơn của 14 khoáng chất cần
thiết trong đó có kẽm, sắt và canxi. Nhóm nghiên cứu cũng đang phát triển
dữ liệu về chỉ thị phân tử được sử dụng để xác định cây lúa có hàm lượng
khoáng chất cao mà không cần phải trồng chúng đến giai đoạn chín trong các
hoạt động nhân giống. Cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã xác định được 127
vị trí gen trong 40 khu vực nhiễm sắc thể khác nhau có liên quan đến hàm
lượng cao của các khoáng chất cụ thể và đặc điểm khác của hạt gạo. Từ đó có
các biện pháp phù hợp thúc đẩy sản lượng và năng suất gạo của các nước xuất
khẩu gạo.
 Từ những nghiên cứu có trên thế giới và trong nước có thể rút ra
một số kết luận sau:
-

Hoạt động xuất khẩu gạo nói riêng và nông sản nói chung của một

quốc gia sẽ trở lên thuận lợi hơn khi quốc gia đó và quốc gia nhập khẩu cùng
mang một số đặc điểm chung như đường biên giới chung, ngôn ngữ và chế
độ chính trị chung,…
-

Việc tham gia các khu mậu dịch tự do, khối hợp tác kinh tế sẽ trở

thành một lợi thế với một quốc gia trong việc xuất khẩu gạo vào các nước

thành viên trong cùng tổ chức đó.
-

Chính sách ngoại thương và chính sách tiền tệ của quốc gia xuất

khẩu có tác động khá lớn đến hoạt động xuất khẩu gạo của quốc gia đó.

9


Nhìn chung, các công trình trên chủ yếu mới đề cập đến những thành
tựu và hạn chế chính của hoạt động xuất khẩu gạo thời gian qua trong khuôn
khổ một bài báo nên chưa đi sâu phân tích các khía cạnh và tác động của hội
nhập kinh tế đối với xuất khẩu gạo một cách toàn diện cả về phương diện lý
luận và thực tiễn. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau và đề cập các khía cạnh
khác nhau của hoạt động xuất khẩu như thực trạng xuất khẩu, triển vọng xuất
khẩu, các nhân tố tác động lên thị trường xuất khẩu, thực trạng chính sách
xuất khẩu gạo,… cho thấy các nghiên cứu trong nước về cơ bản còn nặng về
thực trạng và mang tính khái quát. Trên thực tế còn thiếu nhiều những
nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
gạo. Mặt khác, thị trường gạo thế giới đang biến động không ngừng, vì vậy,
việc nghiên cứu tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn là điều cần thiết,
nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.
1.2. Lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa
kinh tế
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng
và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền
kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị - xã
hội thế nào.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình đi liền với toàn cầu hóa kinh tế

mà trọng tâm là mở cửa kinh tế, tham dự phân công, hợp tác quốc tế tạo điều
kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực trong nước với bên ngoài, mở rộng không
gian và môi trường để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể được
trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Như vậy có thể thấy, bản chất của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là :
- Có sự thống nhất giữa yếu tố chủ quan là sự chủ động tham gia của các
chính phủ, các quốc gia và yếu tố khách quan là xu thế toàn cầu hóa kinh tế.

10


- Sự chủ động điều chỉnh đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của các
chính phủ theo hướng mở cửa, thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại, dịch
vụ và đầu tư, thực hiện sự luân chuyển vốn, kỹ thuật, công nghệ, lao động
giữa các nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát huy tối đa lợi thế của
từng nền kinh tế trong môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, thống nhất.
- Sự hợp tác và cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế trên mọi lĩnh vực
dưới tác động của các quy luật xã hội và phản ánh lợi ích của các giai cấp,
dân tộc, đồng thời mang đậm những dấu ấn văn hóa - xã hội đa dạng.
- Tính không đồng nhất, gián đoạn và diễn ra trong từng hoàn cảnh lịch
sử cụ thể.
Từ những lý luận trên đây, có thể thấy mặc dù quá trình toàn cầu hóa
kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế luôn song hành với nhau nhưng giữa
chúng có sự khác nhau, đó là:
Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, công nghệ thông
tin và vì lợi ích của chính mình mà các nước phát triển đã phát động toàn cầu
hóa kinh tế. Vì toàn cầu hóa là đòi hỏi khách quan như vậy, các nước đang
phát triển mặc dù gặp vô vàn khó khăn cũng buộc mình phải tham gia vào quá
trình toàn cầu hóa, nếu không sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và bị phân biệt đối
xử. Như vậy toàn cầu hóa hoàn toàn là tất yếu khách quan. Trong khi đó, nhận

thức được bản chất của toàn cầu hoá, các quốc gia đã chủ động tham gia vào
quá trình này. Do vậy hội nhập kinh tế quốc tế mang tính chủ quan trong nhận
thức và hành động của từng quốc gia.
Nếu toàn cầu hóa có mặt thuận và mặt nghịch thì hội nhập lại luôn mang
theo mình cơ hội và thách thức. Đây chính là điều mà bất cứ quốc gia nào
muốn hội nhập kinh tế quốc tế thành công cũng phải nhận thức và hành động
đúng đắn.

11


1.3. Khái quát về hoạt động xuất khẩu
1.3.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở
đây có thể dùng là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
Thực tế cho thấy, đối với các quốc gia khác trên thế giới hoạt động xuất
nhập khẩu đóng vai trò không thể thiếu được do mục tiêu phát triển đất nước.
Nếu mỗi quốc gia chỉ đóng cửa phát triển, áp dụng phương thức tự cung tự
cấp thì không thể có cơ hội vươn lên củng cố thế lực của mình và nâng cao
đời sống nhân dân.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi
hàng hoá vượt ra ngoài biên giới một quốc gia. Khi việc trao đổi hàng hoá
giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia đều quan tâm đến việc mở rộng hoạt
động này.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện
từ rất lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh
vực, mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến hành hoá
tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kĩ thuật cao. Tất cả
các hoạt động đó đều nhằm mục tiêu là đem lại ngoại tệ cho các quốc gia.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể
chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên
phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
1.3.2 Các loại hình xuất khẩu
Trên thị trường thế giới, các nhà buôn giao dịch với nhau theo những
cách thức nhất định. Ứng với mỗi phương thức xuất khẩu có đặc điểm riêng.
Kỹ thuật tiến hành riêng Tuy nhiên trong thực tế xuất khẩu thường sử dụng
một trong những phương thức chủ yếu sau:
12


Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do
chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong
nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức cuả mình.
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp
thương mại không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai
công đoạn:
+ Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước.
+ Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán
tiền hàng với đơn vị bạn.
Phương thức này có một số ưu điểm là: thông qua đàm phán thảo luận trực
tiếp dễ dàng đi đến thống nhất và ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc do đó:
+ Giảm được chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Có nhiều điều kiện phát huy tính độc lập của doanh nghiệp.
+ Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của mình.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì phương thức này còn bộc lộ
một số những nhược điểm như:
+ Dễ xảy ra rủi ro
+ Nếu như không có cán bộ XNK có đủ trình độ và kinh nghiệm khi tham gia ký

kết hợp đồng ở một thị trường mới hay mắc phải sai lầm gây bất lợi cho mình.
+ Khối lượng hàng hoá khi tham giao giao dịch thường phải lớn thì mới có
thể bù đắp được chi phí trong việc giao dịch.
Như khi tham gia xuất khẩu trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công
việc. Nghiên cứu hiểu kỹ về bạn hàng, loại hàng hoá định mua bán, các điều
kiện giao dịch đưa ra trao đổi, cần phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của
công việc. Lựa chọn người có đủ năng lực tham gia giao dịch, cần nhắc khối
lượng hàng hoá, dịch vụ cần thiết để công việc giao dịch có hiệu quả.

13


Xuất khẩu uỷ thác
Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trò là
người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất
khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu do đó nhà sản xuất và
qua đó được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí uỷ thác.
Hình thức này bao gồm các bước sau:
+ Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.
+ Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước ngoài.
+ Nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
Ưu điểm của phương thức này:
Những người nhận uỷ thác hiểu rõ tình hình thị trường pháp luật và tập
quán địa phương, do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và thanh
tránh bớt uỷ thác cho người uỷ thác.
Đối với người nhận uỷ thác là không cần bỏ vốn vào kinh doanh tạo ra
công ăn việc làm cho nhân viên đồng thời cũng thu được một khoản tiền đáng kể.
Tuy nhiên, việc sử dụng trung gian bên cạnh mặt tích cực như đã nói ở
trên còn có những han chế đáng kể như :
- Công ty kinh doanh XNK mất đi sự liên kết trực tiếp với thị trường thường

phải đáp ứng những yêu sách của người trung gian.
- Lợi nhuận bị chia sẻ
Buôn bán đối lưu (Counter – trade)
a. Khái niệm: Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch
xuất khẩu trong xuất khẩu kết hợp chặc chẽ với nhập khẩu, người bán hàng
đồng thời là người mua, lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương.
Trong phương thức xuất khẩu này mục tiêu là thu về một lượng hàng hoá có
giá trị tương đương. Vì đặc điểm này mà phương thức này còn có tên gọi
khác như xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.

14


b. Yêu cầu:
Các bên tham gia buôn bán đối lưu luôn luôn phải quan tâm đến sự
cân bằng trong trao đổi hàng hoá. Sự cần bằng này được thể hiện ở những
khía cạnh sau:
- Cân bằng về mặt hàng: mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, mặt hàng tồn
kho đổi lấy mặt hàng tồn kho khó bán.
- Cân bằng về giá cả so với giá thực tế nếu giá hàng nhập cao thì khi xuất đối
phương giá hàng xuất khẩu cũng phải được tính cao tương ứng và ngược lại.
- Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau:
- Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF phải nhập khẩu CIF.
c. Các loại hình buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hoá tiền tệ,
trong đó sớm nhất là hàng đổi dàng và trao đổi bù trừ.
- Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter): ở hai bên trao đổi trực tiếp với nhau
nhưng hàng hoá có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng
thời. Tuy nhiên trong hoạt động đổi hàng hiện đại người ta có thể sử dụng tiền
để thành toán một phần tiêng hàng hơn nữa có thể thu hút 3-4 bên tham gia.

- Nghiệp vụ bù trừ (Compensation) hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ
sở ghi trị giá hàng giao, đến cuối kỳ hạn hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách,
đối chiếu với giá trị giao và giá trị nhận. Số dư thì số tiền đó được giữ lại để
chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ.
- Nghiệp vụ mua đối lưu (Counper – Purchase) một bên tiến hành của công
nghiệp chế biến, bán thành phẩm nguyên vật liệu.
Nghiệp vụ này thường được kéo dài từ 1 đến 5 năm còn trị giá hàng giao để
thanh toán thường không đạt 100% trị giá hàng mua về.
-Nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ (Swich) bên nhận hàng chuyển khoản nợ về
tiền hàng cho một bên thứ ba.

15


Giao dịch bồi hoàn (offset) người ta đổi hàng hoá hoặc dịch vụ lấy
những dịch vụ và ưu huệ (như ưu huệ đầu tư hoặc giúp đỡ bán sản phẩm) giao
dịch này thường xảy ra trong lĩnh vực buôn bán những kỹ thuật quân sự đắt
tiền trong việc giao những chi tiết và những cụm chi tiết trong khuôn khổ hợp
tác công nghiệp.
Trong việc chuyển giao công nghệ người ta thường tiến hành nghiệp vụ
mya lại (buy back) trong đó một bên cung cấp thiết bị toàn bộ hoặc sáng chế
bí quyết kỹ thuật (know-how) cho bên khác, đồng thời cam kết mua lại những
sản phẩm cho thiết bị hoặc sáng chế bí quyết kỹ thuật đó tạo ra.
d. Biện pháp thực hiện
Dùng thư tín dụng thương mại đối ứng (Reciprocal L/C): đây là loại
L/C mà trong nội dung của nó có điều khoản quy định (L/C này chỉ có hiệu
lực khi người hưởng mở một L/C khác có kim ngạch tương đương). Như vậy
hai bên vừa phải mở L/C vừa phải giao hàng.
Dùng người thứ 3 khống chế chứng từ sở hữu hàng hoá, người thứ 3
chỉ giao chứng từ đó cho người nhận hàng khi người này đổi lại một chứng từ

sở hữu hàng hoá có giá trị tương đương.
Dùng một tài khoản đặc biệt ở ngân hàng để theo dõi việc giao hàng
của hai bên, đến cuối một thời kỳ nhất định (như sau sáu tháng, sau một
năm…) nếu còn có số dư thì bên nợ hoặc phải giao nốt hàng hoặc chuyển số
dư sang kỳ giao hàng tiếp, hoặc thanh toán bằng ngoại tệ.
Phạt về việc nếu một bên không giao hàng hoặc chậm giao hàng phải
nộp phạt bằng ngoại tệ mạnh, mức phạt do hai bên thoả thuận quy định trong
hợp đồng.
Xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là để gán nợ) được ký kết
theo nghị định thư giữa hai chính Phủ.

16


Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm
được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiến bạn hàng,
mặt hàng không có sự rủi ro trong thanh toán.
Trên thực tế hình thức xuất khẩu này chiếm tỷ trong rất nhỏ. Thông
thường trong các nước XHCN trước đây và trong một số các quốc gia có quan
hệ mật thiết và chỉ trong một số doanh nghiệp nhà nước.
Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do
những ưu việt của nó đem lại.
Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua
biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu
không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến
nhà xuất khẩu.
Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như
thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá …do đó giảm được chi phí khá lớn.

Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay xu hướng di cư tạm thời ngày
càng trở nên phổ biến mà tiêu biểu là số dân đi du lịch nước ngoài tăng nên
nhanh chóng. Các doanh nghiệp có nhận thức đây là một cơ hội tốt để bắt tay
với các tổ chức du lịch để tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá
để thu ngoại tệ. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tận dụng cơ hội này để
khuếch trương sản phẩm của mình thông qua những du khách.
Mặt khác với sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất ở các nước thì đây
cũng là một hình thức xuất khẩu có hiệu quả được các nước chú trọng hơn
nữa. Việc thanh toán này cũng nhanh chóng và thuận tiện.
Gia công quốc tế
Đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận
gia công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên

17


×