Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước SCIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.04 KB, 11 trang )

Phân tích văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn
nhà nước SCIC
Bài làm:
I. Giới thiệu
1. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu:
Tên doanh nghiệp: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
Tên giao dịch quốc tế: State capital investment corporation
Địa chỉ: Tầng 23, Tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà
Nội, Việt Nam.
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được thành lập ngày
20/6/2005.
Với chức năng đầu tư và kinh doanh vốn, sự ra đời của SCIC nằm trong
tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách doanh nghiệp nhà nước nói
riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. SCIC là đại diện chủ sở
hữu vốn tại một số doanh nghiệp sau khi chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước
sang doanh nghiệp cổ phần, thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng
của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trên cơ sở
tôn trọng những nguyên tắc thị trường.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2006, SCIC quản lý danh
mục đầu tư gồm các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của

1


nền kinh tế như: dịch vụ tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn thông, xây
dựng, vận tải, hàng tiêu dùng, y tế, công nghệ thông tin…
Với vai trò, vị thế, hình ảnh của mình, SCIC đã và đang thực hiện xây dựng và
phát triển một mô hình tổ chức nhằm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, như mô
hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc.
2. Mục đích nghiên cứu và tầm quan trọng của việc nghiên cứu.
Việt Nam đang trong tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế, nó trở thành một


xu thế thời đại, và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện xu hướng tất
yếu khách quan của nền kinh tế. Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt Nam đã chủ
động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, gia nhập khối ASEAN, ký kết
hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập vào Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) và tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp
định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương khác. Trong bối cảnh chung đó
của cả nền kinh tế, SCIC sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận
dụng cơ hội ra sao và biến thách thức thành cơ hội để không phải thua thiệt.
Điều này đòi hỏi SCIC phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá
trình hội nhập và cạnh tranh này. Do vậy việc xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức,
con người và triển khai các công việc cụ thể theo nhóm đang đóng một vai trò
rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, vị thế và sự phát triển hội nhập
quốc tế.
Trước những vấn đề nêu trên tôi xin được đưa ra một trong số các lĩnh vực
của môn học hành vi tổ chức nhằm phát triển một dự án đổi mới mô hình quản
2


lý cá nhân và nhóm làm việc cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà
nước cụ thể như sau: Văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển dự án đổi mới
mô hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc.
II. Thực trạng và những vấn đề cần đổi mới
1. Những khái niệm cơ bản về văn hóa doanh nghiệp:
Trong một cơ quan, tổ chức hay nhóm làm việc thì yếu tố con người đóng
một vai trò rất quan trọng, nó là điều kiện tiên quyết để phát triển và phát huy
hiệu quả nguồn lực của tổ chức hay nhóm làm việc đó. Do vậy muốn đổi mới
mô hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc ta cần xét đến yếu tố con người,
đồng thời xét đến những ngoại cảnh ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân, tổ chức
như ảnh hưởng bởi quản lý, phong cách lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp, quyền
lực và xung đột, công tác khen thưởng động viên khuyến khích nhân viên làm

việc...,trong đó văn hóa doanh nghiệp được coi là yếu tố chiến lược cho việc
hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.
Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? “Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị
văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một
doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn
sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và
hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện
các mục đích” (). Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá
trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Văn hoá
của tổ chức, doanh nghiệp là sản phẩm của tất cả mọi người cùng làm trong một
3


tổ chức, doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu và các giá trị. Văn hóa tổ chức xác
lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong tổ chức, doanh nghiệp đó
chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá của tổ chức,
doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được
coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
2. Thực trạng và những vấn đề cần đổi mới:
Đối với SCIC cũng vậy, mặc dù ứng dụng rất nhiều các thiết bị khoa học
– công nghệ hiện đại, nhưng yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững, xây
dựng hình ảnh, vị thế và sự phát triển hội nhập quốc tế chính là con người. SCIC
có một triết lý kinh doanh tập trung đầu tư và quản lý con người, nhấn mạnh 4
quy trình: (1) Chia sẻ và đồng cảm những quan điểm, sứ mệnh với nhân viên;
(2) Chia sẻ tình hình đầu tư, kinh doanh hiện tại của công ty, làm rõ trách nhiệm,
vai trò của các cá nhân; (3) Khuyến khích những cá nhân có ý thức tự lập cao;
(4) Đánh giá đúng những cá nhân có ý thức kỷ luật, hiệu quả trong công việc.
Edgad Schein – nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất về văn hóa tổ chức – định nghĩa
văn hóa tổ chức “Một dạng của những giả định cơ bản – được sáng tạo, được
khám phá hoặc được phát triển bởi các nhóm khi họ học về cách thức giải quyết

với những vấn đề của thích ứng với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong
– những giả định cơ bản này đã vận hành tốt và được quan tâm là có giá trị và
vì vậy được dạy cho những thành viên mới như những thách thức đúng để nhận
thức, suy nghĩ, và cảm giác trong quan hệ với các vấn đề” ”(Tài liệu – Hành vi
tổ chức – NXB Lao động – Xã hội ). Cũng như các tổ chức khác, khi mới được

4


tuyển dụng người vào làm việc tại SCIC họ đều đem vào những giá trị và niềm
tin nhất định mà họ đã được học. Thường thì những giá trị và niềm tin là không
đủ để giúp các cá nhân thành công trong quá trình làm việc, họ đều được truyền
đạt để hiểu biết những nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức, các giá trị, niềm tin, và
những hành vi được mong đợi từ phía SCIC .
Sơ đồ tổ chức của SCIC:

Ủy ban chuyên môn

Văn
phòng
điều
hành

Kiểm soát viên

Ban
Tài
chính
kế


Ban
chiến
lược

Các
Ban
đầu


Văn
phòng
đoàn

Chi
nhánh
khu vực
phía nam

5


`

Hội đồng thành viên

Ban giám đốc

Ban tổ
chức
cán bộ


Ban
rủi ro

Ban
pháp
chế

Việc tổ chức các kế hoạch được thực hiện bởi Văn phòng điều hành, công tác tổ
chức nhân sự do Ban tổ chức, triển khai kinh doanh và đầu tư do các Ban đầu tư
thực hiện dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Ban và thành lập nhóm để thực hiện công
việc cụ thể, trước khi các Ban đầu tư trình Ban giám đốc để quyết định một việc
đều phải lấy ý kiến tham gia của các Ban rủi ro, pháp chế, tài chính kế toán,
6


chiến lược. Như vậy ta có thể thấy được SCIC đã phát huy được tổng lực,
chuyên môn của từng đơn vị trong Tổng công ty, nhưng cũng có thể không phát
huy được hết những sáng kiến của các cá nhân, tiến độ giải quyết công việc vì
về cơ bản các thông tin được phản hồi đến lãnh đạo Tổng công ty đều do lãnh
đạo các Ban quyết định và đề xuất, việc chia sẻ thông tin thực tế để đầu tư và
kinh doanh tới các Ban rủi ro, pháp chế, tài chính kế toán, chiến lược còn bị hạn
chế với thực tiễn.
Những vấn đề cần đổi mới:

- Điều chỉnh lại mô hình làm việc theo nhóm;
- Xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp;
- Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp;
- Xây dựng môi trường làm việc thoải mái và chuyên nghiệp;
- Xây dựng những tuyên bố về giá trị và niềm tin;

- Xác định mục đích đổi mới và tuyên truyền vận động;
- Công tác động viên, khuyến khích, khen thưởng cần phải cụ thể, kịp thời.
III. Những đề xuất, giải pháp phát triển dự án:
- Điều chỉnh lại mô hình làm việc, các Ban đầu tư thành lập theo mô hình
nhóm nhỏ (Wheel), các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Ban thì lãnh đạo
giao các công việc cho các cá nhân trong Ban đóng góp ý kiến và lãnh đạo Ban
tổng hợp, phân tích và ra quyết định. Các vấn đề thuộc thẩm quyền của Lãnh
đạo Tổng công ty quyết định thì thành lập theo mô hình đội đa chức năng, cụ thể
7


là Nhóm làm việc giao Ban đầu tư là chủ trì đầu mối, huy động người từ các Ban
chuyên môn cùng tập hợp thực hiện nhiệm vụ, cùng nghiên cứu, chia sẻ thông
tin, kinh nghiệm, chuyên môn, các cá nhân thể hiện sự sáng tạo và cống hiến
một cách cao nhất. Ngoài ra lãnh đạo có thể trao quyền và giao để nhân viên có
mọi quyền hành xử lý công việc và tự chịu trách nhiệm với công việc của mình
như vậy giúp họ làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn và họ cũng chủ động hơn
trong công việc chứ không còn kiểu “cầm tay chỉ việc”;
- Xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp, bao gồm: Chính
danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Rồi tiếp xây dựng các
kênh thông tin, thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ như là đa dạng các loại
hình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và tiêu chuẩn hoá các nhiệm vụ, chức
năng, quyền hạn; Xây dựng cơ chế phối hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp
trở thành ngôi nhà chung và là con thuyền vận mệnh của tất cả mọi người .
- Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp, để hình thành một
nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng và buộc mọi người khi vào làm việc cho
doanh nghiệp phải tuân theo (các tiêu chuẩn này có thể thay đổi khi không còn
phù hợp hoặc hiệu quả thấp).
- Ban lãnh đạo Tổng công ty, lãnh đạo các Ban của SCIC phải là những
người đi đầu trong việc điều chỉnh hành vi của mình và phải nhất quán trong

việc thay đổi. Các thành viên cần phải hiểu rõ những gì được mong đợi từ họ và
phải biết cách thể hiện những hành vi mới trong thực tế.

8


- Xây dựng những tuyên bố về giá trị và niềm tin. Có thể tổ chức các
nhóm thảo luận nhỏ trong từng Ban và nhóm để chuyển tải sứ mệnh, tầm nhìn
và các giá trị của tổ chức thành lời nói và giải thích những tác động của tuyên bố
đối với công việc của từng nhân viên. Việc làm này giúp cho các nhân viên có
sự hiểu biết chung về môi trường văn hóa mà doanh nghiệp muốn xây dựng và
những hành động, hành vi mà họ phải thực hiện để phản ánh cho được nếp văn
hóa mới.
- Để có thể thay đổi, nâng cao trình độ văn hóa cần phải giải quyết một số
vấn đề cốt yếu là:
+ Xác định mục đích đổi mới văn hóa của doanh nghiệp là hỗ trợ việc
thực hiện thành công chiến lược phát triển. Doanh nghiệp đặt ra một tầm nhìn,
sứ mệnh nào và cần điều chỉnh văn hóa ra sao để thực hiện thành công tầm nhìn,
sứ mệnh đó.
+ Tuyên truyền vận động toàn thể cán bộ, nhân viên trong Tổng công ty
phải đồng tâm thay đổi hành vi của họ để tạo ra một môi trường văn hóa doanh
nghiệp như mong muốn.
- Công tác động viên, khuyến khích, khen thưởng:
+ Điều chỉnh lại cách công nhận và khen thưởng nhân viên để khuyến
khích nhân viên điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp với môi trường văn hóa
mới.
+ Xem xét lại tất cả các chính sách, chế độ lưu hành nội bộ để đảm bảo hệ
thống chính sách phải phù hợp với môi trường văn hóa mới. Ngoài việc khen
9



thưởng cho thành tích cá nhân, còn phải khen thưởng cho các Đội, nhóm để đề
cao tinh thần làm việc tập thể theo môi trường văn hóa mới.
+ Trả lương, khen thưởng phù hợp với công sức và kịp thời và đúng cách
để khuyến khích nhân viên và làm cho những nhân viên khác nhìn vào để học
tập và noi theo.
+ Không chỉ khen thưởng bằng tiền mà có thể khen thưởng như là đi du
lịch, ca hát, xem phim, vui chơi giải trí hay các hoạt động văn hóa khác nhằm
tạo cho nhân viên có thời gian không bị áp lực bởi công việc, giảm stress và
phấn khích làm việc.
IV. Kế hoạch triển khai thực hiện cho dự án đổi mới:
Để thực hiện phát triển dự án đổi mới mô hình quản lý cá nhân và nhóm
làm việc cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước nhằm nâng cao
hiệu quả cần thực hiện theo kế hoạch triển khai thực hiện sau:
- Thời gian thực hiện dự án đổi mới dự kiến khoảng: 12 tháng
Trong đó:
+ Công tác xây dựng kế hoạch, nâng cấp, cải tạo môi trường làm việc, hoàn
thiện các chế độ chính sách mới và áp dụng vào thực tế: 12 tháng (tri ển khai
thực hiện ngay từ ngày bắt đầu thực hiện dự án đổi mới).
+ Công tác tổ chức nhân sự, đào tạo lãnh đạo và nhân viên nâng cao trình độ
quản trị hành vi tổ chức trong doanh nghiệp: 02 tháng;
+ Tổ chức làm việc thử theo mô hình dự án đổi mới: 04 tháng;
10


+ Đánh giá, rút kinh nghiệm và tuyên truyền vận động cán bộ, nhân viên áp
dụng thực hiện theo mô hình dự án đổi mới : 06 tháng.

Tài liệu tham khảo :
1. Hành vi tổ chức – NXB Lao động – Xã hội

2. Giáo trình quản trị hành vi tổ chức – Trung tâm ETC
3.
4.
5.
6.

11



×