Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đổi mới phong cách lãnh đạo và quản lý ở công ty cổ phần VISIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.89 KB, 10 trang )

QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC (OB)

“ Đổi mới phong cách lãnh đạo và quản lý ở công ty cổ phần VISIMEX”

Theo yêu cầu của đề bài tôi xin trình bày báo của mình gồm những nội dung
sau:
Phần I : Giới thiệu sơ bộ về công ty cổ phần VISIMEX
Phần II: Phân tích những nội dung liên quan đến lãnh đạo và quản lý .
Phần III: Các sáng kiến và giải pháp để thực hiện đổi mới
Phần IV: Kết luận


PHẦN I
GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VISIMEX
Công ty cổ phần VISIMEX được thành lập ngày 20 tháng 6 năm 2008 tại dịa chỉ
tầng 3 tòa nhà Gemandept, 108 phố Lò Đúc, phường Đông Mác ,quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội.
Tiền thân là công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Tài Nguyên Việt.
VISIMEX là tên viết tắt của các chữ cái tiếng anh ( Viet sourcing import and
export company).
VISIMEX có vốn điều lệ là 10.000.000 đồng do 4 thành viên sáng lập đóng góp và
thực hiện công tác quản trị.
Bộ máy nhân sự của công ty bao gồm 35 cán bộ nhân viên làm các công việc như
bán hàng, hành chính nhân sự, kế toán, thu mua….. ngoài ra công ty còn có một
nhà máy chế biến và hai kho hàng với số lượng công nhân trên 100 người.
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là: Sản xuất mua bán và xuất khẩu các
mặt hàng nông lâm sản, gia vị như Hồi, Quế, Sắn lát, Hạt tiêu…
PHẦN II
PHÂN TÍCH NHỮNG NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN

1) Thực trạng công tác lãnh đạo và quản lý tại công ty:


Nhận thấy các ngành hàng nông lâm sản là những mặt hàng mà Việt Nam có
thế mạnh, lợi thế cạnh tranh so với các nước khác trên thế giới, cùng với cơ chế
mởi cửa của nhà nước là khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu để mang lại
ngoại tệ cho quốc gia và tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân nhờ những
lợi thế trên mà doanh nghiệp chúng tôi đã được thành lập và phát triển liên tục
trong những năm qua,dưới sự điều hành trực tiếp của các thành viên hội đồng


quản trị công ty doanh thu của chúng tôi luôn tăng trưởng trên 300% mỗi năm,
cơ cấu kinh doanh cũng được thay đổi từ làm thương mại thuần túy sang chế
biến, nuôi trồng và xuất khẩu.
2) Các yếu tố đòi hỏi phải có sự đổi mới trong công tác lãnh đạo và quản
lý:
- Yếu tố bên trong:
Cơ cấu kinh doanh thay đổi từ thương mại sang sản xuất chế biến và nuôi trồng
là những lĩnh vực rất khác nhau đòi hỏi nhân sự phải có chuyên môn và sự hiểu
biết sâu sắc các đặc thù công việc.
Sự tăng trưởng nhanh, số lượng lao động nhiều và đa rạng mô hình quản lý cũ
không còn phù hợp.
Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt chưa bắt kịp được với sự phát
triển.
- Yếu tố bên ngoài:
Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn do phải đối mặt với
các đối thủ đến từ Trung Quốc.
Khách hàng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng hàng hóa và giá cả.
Kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung đang rất khó khăn, các
khách hàng từ châu âu đang phải đối mặt với tình hình nợ công và suy thoái
kinh tế , khách hàng châu á thì đang phải đối mặt với lạm phát cao và bất ổn về
chính trị dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm.
Từ những thách thức và khó khăn trên vấn đề đặt ra với Công ty cổ phần

VISIMEX là phải ‘Đổi mới phong cách lãnh đạo và quản lý’ theo mô hình
chuyên nghiệp hơn để có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và phát triển một
cách bền vững.


- Vậy đổi mới phong cách lãnh đạo là gì? Sự khác nhau giữa lãnh đạo và
quản lý là như thế nào ?
Đổi mới phong cách lãnh đạo là sự đổi mới về sự tác động, thúc đấy và tạo khả
năng để những người khác thực hiện công việc có hiệu quả đóng góp vào thành
công chung của tổ chức.
Lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối và cuốn hút mọi người cùng tham gia
để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

Một số đặc điểm để phân biệt giữa Nhà Lãnh đạo và Nhà Quản lý:

Nhà Lãnh đạo

Nhà Quản lý

Trái tim

Trí óc

Tầm nhìn

Thực tế

Đam mê

Điều khiển


Sáng tạo

Kiên trì

Linh động

Giải quyết vấn đề

Truyền cảm hứng

Nguyên tắc

Đổi mới

Phân tích

Dũng cảm

Khuân khổ

Tưởng tượng

Thận trong


Thử nghiệm

Quyền thế


Sáng tạo sự thay đổi

Ổn định

Sức mạnh cá nhân

Sức mạnh chức vụ

Qua phân tích các đặc điểm trên ta thấy Lãnh đạo và Quản lý là hai phạm trù
hoàn toàn khác nhau:
- Nhà quản lý chú trọng đến việc làm theo mọi thứ đúng cách ( hiệu suất)
- Nhà lãnh đạo chú trọng đến việc làm những điều cân làm ( hiệu quả)
- Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng, nhà quản lý truyền công việc
- Nhà lãnh đạo chỉ đường, nhà quản lý chỉ công việc
- Nhà lãnh đạo dẫn dắt nhân viên, nhà quản lý giám sát nhân viên
- Nhà lãnh đạo làm thay đổi chất lượng công việc, nhà quản lý thay đổi số
lượng công việc.
Nhà lãnh đạo là người vạch ra tầm nhìn, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng
đến toàn thể nhân viên cấp dưới làm cho họ mong muốn làm những việc mà họ
đang làm.
Nhà quản lý là người cụ thể hóa tầm nhìn, chủ trương, chính sách bằng các
bước tổ chức thực hiện, điều khiển và đánh giá chúng theo mục tiêu đề ra.
Một số tố chất tốt mà nhà lãnh đạo và nhà quản lý cần:
Nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn,lòng đam mê, quyết tâm và tham vọng, nghị lực
và khả năng gây ảnh hưởng.
Nhà quản lý cần có khả năng tổ chức, khả năng tư duy, kỹ năng nhận thức vấn
đề và giải quyết vấn đề.


PHẦN III

CÁC SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
Triết lý kinh doanh ngày nay đã thay đổi trong môi trường toàn cầu hóa việc
tiếp cận với các thông tin ngày một dễ dang hơn, người lao động cũng am hiểu
hơn những vai trò và nhiệm vụ của họ trong doanh nghiệp thì cách quản lý cũ
mà công ty áp dụng không còn phù hợp người lao động không cảm thấy có sự
gắn bó và họ không tin tưởng vào sự phát triển của công ty nữa doanh nghiệp
phải đổi mới phong cách quản lý và lãnh đạo của mình thông qua các biện pháp
sau:
Ban lãnh đạo cần thay đổi tư duy quản lý từ việc xin cho, mệnh lệnh và áp đặt
sang tư duy quản lý mới là gần gũi và chia sẻ gây ảnh hưởng tới cấp dưới của
mình thông qua sự kính trọng, tạo dựng niềm tin, thấu hiểu mục tiêu mà tổ chức
đang hướng tới, làm cho người lao động muốn làm những việc mà họ đang làm
và hướng đúng đến mục tiêu mà tổ chức đề ra.
Quan tâm tới vai trò của người lao động , cho họ được tham gia và có tiếng nói
nhiều hơn trong tổ chức để họ không phải tiếp cận thông tin một cách thụ động,
xây dựng một môi trường làm việc hòa đồng và bình đẳng để mọi người đều có
cơ hội phát triển và thể hiện khả năng của mình.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để người lao động cảm nhận được doanh
nghiệp như ngôi nhà thư hai của mình, sẵn sàng săn sóc vun trồng để nó ngày
càng tốt đẹp hơn.
Lãnh đạo chuyển dần vai trò là người lái tàu sang vai trò là người dẫn đường, từ
người cầm tay chỉ việc sang định hướng phát triển, đưa ra tầm nhìn và giám sát
việc thực hiện.


Các điều kiện tác động đến doanh nghiệp đòi hỏi lãnh đạo trong điều kiện hiện
nay không thể quản lý theo kiểu tập chung quyền lực mà cần được thay đổi cần
phải giao quyền cho bộ máy quản lý bên dưới để tập chung vao nhiệm vụ chính
là hoạch định chiến lược, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực để có thể hiện
thực hóa tầm nhìn mà doanh nghiệp đề ra.

Mặc dù lãnh đạo và quản lý là hai công việc khác nhau tuy nhiên không nhất
thiết người lãnh đạo và người quản lý phải là hai người riêng biệt cái quan
trong là người lãnh đạo và quản lý phải hiểu rõ vai trò của mình để thực hiện
công tác lãnh đạo và quản lý được hiệu quả.
Lãnh đạo không chỉ giới hạn ở việc điều hành mà cần phải đổi mới tư duy để có
thể tạo động lực làm việc và truyền cảm hứng cho nhân viên cấp dưới tạo dựng
một môi trường làm việc sáng tạo và học tập từ đó tổ chức sẽ có những sản
phẩm dịch vụ với hàm lượng chất xám cao và có những lợi thế vượt trội mà đối
thủ cạnh tranh không thể có.
Bằng những kiến thức đã học được từ môn học quản trị hành vi tổ chức cùng
với các tài liệu tham khảo tôi nhận thấy rằng đây là thời điểm tốt nhất để công
ty cổ phần VISIMEX của chúng tôi thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp,
thực hiện công cuộc đổi mới phong cách lãnh đạo và quản lý của mình theo
đúng với các định nghĩa về công tác lãnh đạo và quản lý bên trên.
Công ty của chúng tôi đã có một quá trình tăng trưởng nóng và toàn bộ các
nguồn lực chúng chỉ hướng đến để làm sao phải đạt chỉ tiêu tăng trưởng bằng
mọi cách đã dẫn đến sự phát triến không đồng đều vì vậy mà chúng đề ra mục
tiêu năm 2012 là năm thực hiện tái cấu trúc bộ máy, phân công lại lao động ,
đào tạo nâng cao công tác quản lý lãnh đạo cho các cán bộ chủ chốt,lấy yếu tố
con người là nguồn lực tạo ra sức cạnh tranh chính của doanh nghiệp, thực hiện
một tinh thần là toàn thể cán bộ công nhân viên phải nghĩ sáng tạo, làm chủ
động, trách nhiệm cao, thành công cùng chia sẻ.


Một số rào cản mà chúng tôi có thể gặp phải khi thực hiện công tác đổi
mới:
Tập quán kinh doanh cũ đã ăn sâu vào tiềm thức của một số lãnh đạo công ty
khiến cho họ ngại thay đổi và quan niệm khó khăn hiện nay chỉ là nhất thời.
Đổi mới công tác quản lý lãnh đạo sẽ khiến cho một số cá nhân bị ảnh hưởng
đến quyền lợi hoặc phải điều chính lại công việc của họ sẽ dẫn đến một số phản

ứng tiêu cực.
Thực hiện đổi mới thì hội đồng quản trị công ty phải hy sinh lợi nhuận trước
mắt, đầu tư tiền của mình để thực hiện cho mục tiêu dài hạn hơn….
Nhận thức rõ những rào cản như trên và hơn thế nữa, tôi cho rằng để công tác
đổi mới của doanh nghiệp được thực hiện thành công thì đề án của chúng tôi
phải được thấu hiểu từ lãnh đạo cao nhất tới từng người lao động rằng để vượt
qua các khó khăn từ nội tại của doanh nghiệp lẫn bên ngoài chúng ta chỉ có một
con đường là phải đổi mới để phát triển bền vững hơn, chúng ta lùi một bước
để tiến ba bước nếu không chúng ta sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Tôi tin tưởng rằng chỉ trong năm 2012 chúng tỗi sẽ tái cấu trúc doanh nghiệp
thành công thông qua công tác đổi mới phong cách lãnh đạo, chúng tôi là đơn
vị kinh doanh xuất nhập khẩu vì vậy công tác giao thương với thị trường nước
ngoài rất nhiều khiến tư tưởng của ban lãnh đạo chúng tôi sẽ dễ thích nghi hơn
khi cùng nhau ngồi lại để xem xét lại quá trình hình thành và phát triển của
doanh nghiệp cũng cần có những giai đoạn trùng lại để bùng nổ ở mức cao hơn.


PHẦN IV
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp có thể có một đường đi đúng, có một nguồn nhân lực chất lượng
cao, một sản phẩm với nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng không có nghĩa là doanh
đó chắc chắn thành công và phát triển ổn định lâu dài nếu công tác quản lý và
lãnh đạo không được quan tâm và đánh giá đúng mức vì tất cả nhưng lợi thế kể
trên sẽ thay đổi theo thời gian giống như ở công ty VISIMEX của chúng tôi.
Môi trường kinh doanh ngày nay đã thay đổi rất nhiều đòi hỏi công tác quản lý
và lãnh đạo phải linh hoạt để có thể bắt kịp được với sự phát triển của trí thức
và công nghệ.
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang trên
bờ vực phá sản nhưng trong khó khăn đó lại có nhưng doanh nghiệp tìm thấy
cơ hội và hương đi riêng cho mình để tồn tại và phát triển vi vậy vấn đề đặt ra

là sự khác biệt lớn nhất giữa các doanh nghiệp thành công hay thất bại đó là
yếu tố lãnh đạo và quản lý ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
Công tác quản lý và lãnh đạo là xương sống của mỗi doanh nghiệp, doanh
nghiệp phải thường xuyên quan tâm tới việc đổi mới phong cách lãnh đạo và
quản lý, vận dụng linh hoạt trong cơ chế thị trường để luôn tìm ra hướng đi
riêng cho doanh nghiệp mình tồn tại và phát triển.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Giáo trình Quản trị hành vi tổ chức - Chương trình đào tạo thạc sỹ quản
trị kinh doanh quốc
-

Bài giảng quản trị hành vi tổ chức

- Leadership in organizations , seventh edition, GARY YUKL.



×