Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

MỘT số CHUYÊN đề dạy học môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.56 KB, 71 trang )

NỘI DUNG TÀI LIỆU

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
1. Định hướng chung
2. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học
a) Xác định vấn đề
b)Xây dựng nội dung chuyên đề:
c) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
c) Xác định và mô tả mức độ yêu cầu
d) Biên soạn các câu hỏi/bài tập
e) Thiết kế tiến trình dạy học
3. Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học
4. Ví dụ về xây dựng chuyên đề
MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC
1. Chuyên đề 1: Chuyên đề “Nhóm Halogen”
2. Chuyên đề 2: Chuyên đề “Este – Lipit”
3. Dạy học theo dự án: Chủ đề “Hóa học và môi trường”

1


XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:
Căn cứ vào những đặc trưng của phương pháp dạy học
tích cực, khi xây dựng các chuyên đề dạy học ta cần căn cứ
vào một phương pháp dạy học tích cực cụ thể được lựa chọn
để hình dung chuỗi hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh
thực hiện. Nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều
dựa trên việc tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn
đề thông qua các nhiệm vụ học tập. Chuỗi hoạt động học trong
mỗi chuyên đề vì thế đều tuân theo con đường nhận thức


chung như sau:
- Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: Mục đích
của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp
học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
2


Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động
kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến
vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái"
học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn
thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết.
- Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức,
kỹ năng mới hoặc/và thực hành, luyện tập, củng cố, hoàn thiện
kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết tình
huống/vấn đề học tập.
- Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát
hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề thực tiễn.
Dựa trên con đường nhận thức chung đó và căn cứ vào
nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành, tổ/nhóm
chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận, lựa chọn nội
dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp.
2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC:
Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết trọng vẹn một vấn
đề học tập. Vì vậy, việc xây dựng mỗi chuyên đề dạy học cần
thực hiện theo quy trình như sau:
a) Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên
đề sẽ xây dựng. Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các
loại sau:
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.

- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng
kiến thức mới.
3


Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa của
môn học, tổ/nhóm chuyên môn có thể xác định các nội dung
kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết
hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo
thành một chuyên đề dạy học đơn môn. Trường hợp có những
nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, lãnh đạo nhà
trường giao cho các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa
chọn nội dung để thống nhất xây dựng các chủ đề tích hợp,
liên môn.
Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa
phương, nhà trường; năng lực của giáo viên và học sinh, có
thể xác định một trong các mức độ sau:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề.
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của
giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra
cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn
đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh
cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có
vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề
xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh
thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học
sinh cùng đánh giá.

Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong
hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải
4


quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu
quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Ví dụ: Một chuyên đề Vật lí được xây dựng theo tiến trình
dạy học giải quyết vấn đề ở mức 3 có thể được xây dựng như
sau:
Xung quanh chúng ta có rất nhiều hợp chất hữu cơ như:
Đường, bông, tinh bột, lòng trắng trứng, đạm ure, cồn đốt…
Làm thế nào để xác định được các nguyên tố hóa học có mặt
trong hợp chất? Trong phòng thí nghiệm chúng ta có thể phân
tích định tính, phân tích định lượng nguyên tố được không? Từ
kết quả phân tích nguyên tố thiết lập được công thức đơn giản,
công thức phân tử của chúng như thế nào? Đó là những câu hỏi
nhưng cũng là những vấn đề cần giải quyết của chuyên đề.
b)Xây dựng nội dung chuyên đề: Căn cứ vào tiến trình
sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để
tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã
xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thẻ tiếp theo tương
ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội
dung cần thiết để cấu thành chuyên đề. Lựa chọn các nội dung
của chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một
môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng
chuyên đề dạy học.
c) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo
chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ
chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó

xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học
sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng.
5


Bảng dưới đây là biểu hiện của một số phẩm chất cần
hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học.
Phẩm
chất

Nhân
ái và
khoan
dung

Làm
chủ
bản
thân

Biểu hiện
Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các thành viên gia đình;
giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,
dòng họ; thực hiện trách nhiệm đối với gia đình,…
Có ý thức tìm hiểu và giữ gìn các truyền thống tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam,…
Yêu thương con người; sẵn sàng giúp đỡ mọi người và
tham gia các hoạt động tập thể, xã hội; hoà nhập, hợp
tác với mọi người xung quanh; tôn trọng sự khác biệt
của mỗi người; Phê phán và tham gia ngăn chặn các

hành vi bạo lực,…
Sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối
với thiên nhiên; có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham
gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên
nhiên; phê phán những hành vi phá hoại thiên nhiên,

Tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hoá
trên thế giới,…
Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; phê phán
các hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc
sống, …
Tự trọng, có những hành vi đúng mực trong giao tiếp
và trong đời sống, …
Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ phải, công
6


Phẩm
chất

Biểu hiện

bằng,…
Tự lực, chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những
công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao
động và sinh hoạt,…
Tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt, học tập, hoạt động
cộng đồng, …
Ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh
hoạt của bản thân và chủ động khắc phục vượt qua.,


Có thói quen tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, …
Có ý thức tự hoàn thiện bản thân,…
Biết xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập; có ý
thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân ,…
Có ý thức đạo đức trong học tập và trong cuộc sống,

Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của tập
Thực thể và cộng đồng; tránh những hành vi vi phạm kỷ
hiện luật, …
nghĩa Tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật; phê
vụ phán những hành vi trái quy định của pháp luật, …
học Tôn trọng, giữ gìn và tuyên truyền, vận động, nhắc
sinh nhở các bạn cùng giữ gìn di sản văn hoá của quê
hương, đất nước …
Quan tâm đến những sự kiện chính trị, thời sự nổi bật
ở địa phương, trong nước và quốc tế, …
7


Bảng dưới đây là biểu hiện của một số năng lực cần hình
thành và phát triển cho học sinh trong dạy học.
Năng
lực
Tự
học,
sáng
tạo,
phát
hiện


giải
quyết
vấn
đề

Biểu hiện
Tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập; xác
định mục tiêu phù hợp với bản thân và thể hiện sự nỗ
lực cố gắng thực hiện mục tiêu học tập…
Tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập được
giao và lựa chọn các nguồn tài liệu đọc phù hợp; tìm
kiếm, chọn lọc và ghi chép được thông tin cần thiết;
ghi được nội dung thảo luận; nhận ra và điều chỉnh
được những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực
hiện các nhiệm vụ học tập; tự đặt ra yêu cầu và vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tích cực, chủ động tìm
tòi thông tin bổ sung và mở rộng thêm kiến thức…
Đặt những câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện
tượng; phát hiện yếu tố mới trong tình huống quen
thuộc; tôn trọng các quan điểm trái chiều; phát hiện
yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác nhau;
phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều
nguồn khác nhau, xác định và làm rõ thông tin, ý
tưởng mới; hứng thú, độc lập trong suy nghĩ, chủ
động nêu ý kiến, vấn đề và ý tưởng mới…
Đề xuất một hoặc nhiều giải pháp khả thi; so sánh và
bình luận về các giải pháp đề xuất; lựa chọn được giải
pháp phù hợp; hình thành ý tưởng về giải pháp mới
dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp

cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù
hợp…
Giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn; nhận ra sự
8


không phù hợp và điều chỉnh được giải pháp; chủ động
tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn; giải quyết được vấn
đề…
Suy nghĩ và khái quát hóa thành kiến thức mới của
bản thân khi giải quyết vấn đề; áp dụng tiến trình đã
biết vào giải quyết tình huống tương tự với những
điều chỉnh hợp lý...
Xác định và chủ động đề xuất mục đích hợp tác và
công việc có thể hoạt động hợp tác; biết tiếp nhận
mong muốn hợp tác từ người khác…
Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong
nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và đánh giá khả
năng của các thành viên trong nhóm để phân công
công việc phù hợp; chủ động hoàn thành phần việc
Giao được giao; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và
tiếp
của cả nhóm; khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao

tiếp, học hỏi các thành viên trong nhóm...
hợp
Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các
tác
bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận;
diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; có biểu cảm phù hợp

với đối tượng và bối cảnh giao tiếp; nói chính xác,
đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung
chủ đề thuộc chương trình học tập; đọc hiểu nội dung
chính hay nội dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn;
viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen
thuộc...
Sử
Sử dụng đúng cách các thiết bị công nghệ thông tin và
dụng truyền thông; bước đầu biết khai thác, sử dụng máy vi
công tính và mạng internet trong học tập; nhận biết các
nghệ thành phần của hệ thống công nghệ thông tin và
thông truyền thông cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ
tin và trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và
truyề lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị
n
và trên mạng…
9


Tìm kiếm thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn
giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù
hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ
thông
đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với
thông tin mới thu thập và dùng thông tin đó để giải
quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống…
c) Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có
thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của
học sinh trong dạy học.

d) Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ
yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt
động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề
đã xây dựng.
e) Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt
động học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên
lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số
hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ
thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc
biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát.
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề
theo phương pháp dạy học tích cực, học sinh cần phải được
đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm
nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó.
Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến
của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết
luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những
10


hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt
động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến
trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt
động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên
và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính
của quá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các
khái niệm khoa học và kĩ thuật, học sinh được thực hành, kèm
theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Những yêu cầu mang
tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực là
sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề

dạy học. Như vậy, việc xây dựng các tình huống xuất phát cần
phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
- Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học
sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu
về chúng.
- Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo
điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức ban
đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu thuẫn nhận thức,
giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải
pháp nhằm giải quyết vấn đề.
Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như:
đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải
quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhận định, hợp thức
hóa kiến thức...
Bảng dưới đây mô tả việc sử dụng các kĩ thuật dạy học
tích cực trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề.

11


PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ
TTBướcNội dung1Chuyển giao nhiệm vụGiáo viên tổ chức một tình huống có tiềm ẩn
vấn đề, lựa chọn một kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp để giao cho học sinh một
nhiệm vụ vừa sức. Học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.2Thực hiện nhiệm vụHọc
sinh hoạt động tự lực giải quyết nhiệm vụ (Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ).3Báo cáo,
thảo luậnSử dụng kĩ thuật được lựa chọn, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và
thảo luận.4Phát biểu vấn đềTừ kết quả báo cáo, thảo luận phát hiện vấn đề cần giải
quyết. Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

TTBướcNội dung1Chuyển giao nhiệm vụGiáo viên lựa chọn một kỹ thuật dạy học
tích cực phù hợp để giao nhiệm vụ cho học sinh đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết
vấn đề vừa được phát biểu.2Thực hiện nhiệm vụHọc sinh hoạt động tự lực giải quyết
nhiệm vụ (Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ).3Báo cáo, thảo luậnSử dụng kĩ thuật được
lựa chọn, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận.4Lựa chọn giải phápTừ
kết quả báo cáo, thảo luận, giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn các giải pháp phù
hợp.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TTBướcNội dung1Chuyển giao nhiệm vụGiáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực
hiện giải pháp đã lựa chọn để giải quyết vấn đề.2Thực hiện nhiệm vụHọc sinh hoạt
động tự lực giải quyết vấn đề (Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ). Hoạt động giải quyết
vấn đề có thể (thường) được thực hiện ở ngoài lớp học và ở nhà.3Báo cáo, thảo
luậnGiáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận.4Kết luận, nhận định, hợp
thức hóa kiến thứcTừ kết quả báo cáo, thảo luận, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận
định các kết quả và rút ra kết luận. Giáo viên hợp thức hóa các kiến thức thu được, gợi
ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp theo.

3. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC:
a) Vấn đề dạy học của chuyên đề.
b) Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện.
12


c) Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và những phẩm chất,
năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy
học chuyên đề.
d) Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận
dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập kiểm tra,
đánh giá trong dạy học chuyên đề.

e) Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các
hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy
học tích cực được lựa chọn.
4. VÍ DỤ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ:
CHUYÊN ĐỀ: ESTE -LIPIT
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Nội dung 1: Este
+ Định nghĩa, phân loại...
+ Cấu tạo,
...
Nội dung 2: Lipit
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
b. Kĩ năng
*Trọng tâm:
c. Thái độ
d. Định hướng các năng lực hình thành
2. Phương pháp dạy học
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên
b. Học sinh
13


4. Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận
dụng, vận dụng cao)
5.Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề
NỘI DUNG 1: ESTE
( Thiết kế các hoạt động dạy học tích cực phù hợp với điều

kiện dạy và học)
NỘI DUNG 2: LIPIT
( Thiết kế các hoạt động dạy học tích cực phù hợp với
điều kiện dạy và học)
III. XÂY DỰNG VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
a. Mức độ biết
b. Mức độ hiểu
c. Mức độ vận dụng
d. Mức độ vận dụng cao
e. Câu hỏi vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đời sống

MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC
Chuyên đề 1:
NHÓM HALOGEN
I. Nội dung chuyên đề
1. Nội dung 1: Đơn chất halogen (3 tiết)
14


- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen.
- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của các halogen.
- Tính chất hóa học của các halogen.
- Ứng dụng và phương pháp điều chế các halogen.
2. Nội dung 2: Hợp chất halogen (3 tiết)
- Axit halogenhiđric và muối halogenua.
- Hợp chất có oxi của các halogen.
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
Nội dung 1: ĐƠN CHẤT HALOGEN
1. Mục tiêu

+ Kiến thức:
HS nêu được:
- Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử
và cấu tạo phân tử của đơn chất halogen.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các
halogen.
- Phương pháp điều chế các halogen trong phòng thí
nghiệm và trong công nghiệp.
HS giải thích được:
- Các nguyên tố halogen có tính oxi hoá mạnh.
- Tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
- Clo, brom, iot còn thể hiện tính khử.
+ Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học
cơ bản của các halogen.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra
nhận xét về tính chất của các halogen.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học và điều chế
các halogen.
- So sánh tính chất của các halogen. Viết các PTHH để
chứng minh.
- Vận dụng kiến thức giải các bài tập nhận biết và điều chế
các đơn chất halogen, giải một số dạng bài tập thực tiễn, bài tập
tính toán.
15


+ Thái độ:
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất,
tiến hành thí nghiệm.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
+ Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
2. Phương pháp dạy học
Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp
các phương pháp và kĩ thuật dạy học sau:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ
thuật mảnh ghép, thảo luận nhóm).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí
nghiệm, TBDH, tranh ảnh …), SGK.
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
3. Chuẩn bị của GV và HS
3.1. Chuẩn bị của GV
+ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, dụng cụ hoá chất
để HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
- Hóa chất: bình khí clo; dung dịch nước clo, nước cất; dây
Fe, dây Cu, I2, dung dịch : KI, KBr ; nước brom, nước clo, hồ
tinh bột, nước cất, benzen.

16


- Dụng cụ: đèn cồn, cặp gỗ, diêm, bình tia, tấm bìa

cactông, giấy màu, giá sắt, giá để ống nghiệm, ống nghiệm,
bình tia, bông, chén sứ, chậu thủy tinh, ống nhỏ giọt, miếng
kính để đậy chậu thủy tinh.
+ Các movie thí nghiệm:
- Clo tác dụng kim loại: Al, Fe, Cu.
- Clo tác dụng với hiđro.
- Điều chế clo trong phòng thí nghiệm.
- Brom tác dụng với nhôm.
- So sánh mức độ hoạt động của các halogen.
- Sự thăng hoa của I2.
- Iot tác dụng với nhôm.
+ Mô phỏng sơ đồ sản xuất NaOH và khí Cl 2, H2 trong công
nghiệp.
+ Các hình ảnh về trạng thái tự nhiên, ứng dụng của F 2, Cl2,
Br2, I2; bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ, cách phòng bệnh bướu
cổ, cách sử dụng các sản phẩm có chứa iot hiệu quả nhất.
+ Máy tính, máy chiếu.
3.2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung của chủ đề trong SGK.
- Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến chủ đề.
4. Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các
halogen
+ GV yêu cầu HS quan sát bảng tuần hoàn và cho biết:
– Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? (Flo, clo,
brom, iot, atatin)
– Chúng thuộc nhóm nào, ở vị trí nào trong các chu kì?
+ GV chỉnh lí và bổ sung: Atatin không gặp trong tự nhiên,
nó được điều chế nhân tạo nên xét chủ yếu trong nhóm các
nguyên tố phóng xạ.

+ GV yêu cầu HS:
– Dựa vào số thứ tự của các halogen, hãy viết cấu hình
electron của các nguyên tử: F, Cl, Br, I và nhận xét đặc điểm
lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen.
17


– Dự đoán tính chất hoá học cơ bản của các halogen.
+ GV nêu vấn đề: Vì sao các nguyên tử của nguyên tố
halogen không tồn tại ở dạng nguyên tử riêng rẽ mà hai
nguyên tử lại liên kết với nhau tạo thành phân tử X2?
Gợi ý: Vì có 7e lớp ngoài cùng, còn thiếu 1e để đạt cấu hình
e bền như khí hiếm, nên ở trạng thái tự do, hai nguyên tử
halogen góp chung một đôi e để tạo ra phân tử X2.
+ GV yêu cầu HS :
– Viết sơ đồ hình thành phân tử các halogen.
– Nhận xét về đặc điểm liên kết của phân tử X 2 và dự đoán
khả năng hoạt động hoá học của các halogen.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của
các halogen
+ GV yêu cầu HS quan sát bảng 11 trong SGK, nhận xét các
quy luật của sự biến đổi:
- Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy
và nhiệt độ sôi khi đi từ flo đến iot.
- Bán kính nguyên tử khi đi từ flo đến iot.
- Độ âm điện khi đi từ flo đến iot.
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cho biết tính tan của
các halogen trong nước, trong các dung môi hữu cơ và trạng
thái tự nhiên của chúng. Giải thích.
+ GV bổ sung: độc tính của các halogen, cách sử dụng Br 2

và xử lí khi bị bỏng brom.
+ GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm “Sự thăng hoa của
I2” (GV làm hoặc chiếu movie thí nghiệm), nêu hiện tượng và
trình bày khái niệm về sự thăng hoa.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học của các halogen
+ GV yêu cầu HS giải thích:
– Vì sao trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá –1, các
nguyên tố còn lại, ngoài số oxi hoá –1 còn có các số oxi hoá
+1, +3, +5, +7?
Gợi ý: Flo có độ âm điện lớn nhất nên chỉ có số oxi hoá –
1. Các nguyên tố còn lại ở trạng thái bị kích thích có thể
chuyển 1, 2, 3 electron sang phân lớp d, nên có thể có số oxi
18


hoá +1, +3, +5, +7 khi kết hợp với nguyên tố có độ âm điện
lớn hơn như oxi.
– Vì sao các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hoá
học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do
chúng tạo thành?
– Vì sao đi từ F đến I, tính oxi hoá giảm dần? (Từ F đến I,
bán kính nguyên tử tăng → khả năng hút e giảm → tính oxi
hoá giảm)
+ GV yêu cầu HS:
– Nhắc lại tính chất hoá học của clo (đã học ở lớp 9) và viết
các PTHH minh hoạ.
– Dự đoán khái quát về phản ứng của các halogen với kim
loại, với hiđro, với nước.
+ GV chỉnh lí, bổ sung và sử dụng phương pháp dạy học
hợp tác kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức dạy học nội

dung này.
Bước 1: Làm việc chung cả lớp (GV nêu vấn đề học tập,
chia nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn hoạt động nhóm).
- Cách chia nhóm:
“Nhóm chuyên sâu”: Chia lớp thành 4 loại nhóm (tùy theo
số HS mà có thể chia thành 4 nhóm hoặc 8 nhóm, số HS bằng
nhau khoảng từ 4 – 6 HS/nhóm (nếu không chia được số HS
bằng nhau thì GV linh hoạt trong phần chia nhóm mảnh ghép);
đặt tên là xanh, đỏ, tím, vàng; trong mỗi nhóm đánh số thứ tự
các thành viên từ 1 đến hết.
“Nhóm mảnh ghép”: Cứ 4 HS chuyên sâu có cùng số thứ
tự thành viên trong 4 nhóm xanh, đỏ, tím, vàng hợp lại thành
1 nhóm mảnh ghép.
Nhiệm vụ của các nhóm
“Nhóm chuyên sâu”:
+ Nhóm màu xanh: Nghiên cứu tính chất hóa học của flo.
+ Nhóm màu đỏ: Nghiên cứu tính chất hóa học của clo.
+ Nhóm màu tím: Nghiên cứu tính chất hóa học của brom.
+ Nhóm màu vàng: Nghiên cứu tính chất hóa học của iot.
19


Các nhóm này gọi là nhóm chuyên sâu, HS mỗi nhóm gọi là
HS chuyên sâu.
+ Mỗi nhóm chuyên sâu làm việc trong khoảng thời gian 15
phút.
“Nhóm mảnh ghép”:
+ Các HS chuyên sâu lần lượt sẽ trình bày về tính chất hóa
học của halogen mà nhóm chuyên sâu của mình đã nghiên
cứu. Sau đó các nhóm mảnh ghép thảo luận về để rút ra tính

chất hóa học chung và riêng của các halogen.
+ Các nhóm mảnh ghép tổng kết về tính chất hóa học giống
và khác nhau của các halogen bằng sơ đồ hoặc bảng vào giấy
A0.
+ Các nhóm mảnh ghép làm việc trong thời gian 15 phút.

- Nội dung các phiếu học tập:
Phiếu màu xanh: Nhiệm vụ học tập nhóm Xanh
Nghiên cứu tính chất hóa học của flo
1. Nội dung thảo luận:
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của flo, hãy dự
đoán tính chất hoá học cơ bản của flo. Viết các PTHH minh
hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O).
2) Cho biết tính chất riêng của axit HF và ứng dụng chủ
yếu của nó. (ăn mòn thuỷ tinh nên được dùng để khắc chữ lên
thuỷ tinh)
3) Cho biết điều kiện phản ứng của flo với kim loại, hiđro.
4) Cho biết đặc điểm phản ứng của flo với H2O.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:
Trình bày kết luận về tính chất hóa học của flo. Dẫn ra những
PTHH để chứng minh.
Phiếu màu đỏ: Nhiệm vụ học tập nhóm Đỏ
Nghiên cứu tính chất hóa học của clo
20


1. Nội dung thảo luận:
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của clo, hãy dự
đoán tính chất hoá học cơ bản của clo. Viết các PTHH minh
hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O).

2) Quan sát các movie thí nghiệm: “Clo tác dụng với nhôm”
và “Clo tác dụng với hiđro”, nêu hiện tượng và nhận xét về
khả năng phản ứng của clo.
3) Cho biết điều kiện phản ứng của clo với kim loại, hiđro.
4) Cho biết đặc điểm phản ứng của clo với H2O.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:
Trình bày kết luận về tính chất hóa học của clo. Dẫn ra những
PTHH để chứng minh.
Phiếu màu tím: Nhiệm vụ học tập nhóm Tím
Nghiên cứu tính chất hóa học của brom
1. Nội dung thảo luận:
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của brom, hãy
dự đoán tính chất hoá học cơ bản của brom. Viết các PTHH
minh hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O).
2) Quan sát movie thí nghiệm “Brom tác dụng với nhôm”,
nêu hiện tượng và nhận xét về khả năng phản ứng của brom.
3) Cho biết điều kiện phản ứng của brom với kim loại,
hiđro.
4) Cho biết đặc điểm phản ứng của brom với H2O.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:
Trình bày kết luận về tính chất hóa học của brom. Dẫn ra
những PTHH để chứng minh.
Phiếu màu vàng: Nhiệm vụ học tập nhóm Vàng
Nghiên cứu tính chất hóa học của iot
1. Nội dung thảo luận:
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của iot, hãy dự
đoán tính chất hoá học cơ bản của iot. Viết các PTHH minh hoạ
(Lấy ví dụ với Al, H2, H2O).
2) Quan sát movie thí nghiệm “Iot tác dụng với nhôm”, nêu
21



hiện tượng và nhận xét về khả năng phản ứng của iot.
3) Cho biết điều kiện phản ứng của iot với kim loại, hiđro.
4) Cho biết đặc điểm phản ứng của iot với H2O.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:
Trình bày kết luận về tính chất hóa học của iot. Dẫn ra những
PTHH để chứng minh.
Phiếu màu trắng: Nhiệm vụ học tập của nhóm mảnh
ghép
1) Cho biết sự giống và khác nhau về tính chất hoá học của
các
halogen.
Dẫn ra những PTHH để minh hoạ.
2) Dựa vào khả năng và điều kiện phản ứng của các
halogen với kim loại, hiđro và nước hãy sắp xếp tính oxi hoá
của các halogen theo chiều giảm dần. Giải thích.
3) Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng về kết luận trên như
sau:
+ Lấy 2 ống nghiệm, cho vào ống thứ nhất 2ml dung dịch
KBr, ống thứ hai 2ml dung dịch KI. Cho tiếp vào cả hai ống
1ml benzen, lắc ống nghiệm và để yên, quan sát màu và sự
phân lớp của các chất lỏng trong cả hai ống nghiệm. Nhỏ tiếp
vào mỗi ống 3 – 4 giọt nước clo, lắc mạnh và để yên. Quan
sát, nhận xét màu của lớp dung dịch và lớp benzen trong cả hai
ống nghiệm (Ống 1: lớp dung dịch không màu, lớp benzen có
màu vàng da cam; Ống 2: lớp dung dịch không màu, lớp
benzen có màu tím hồng).
+ Lấy vào ống nghiệm 2ml dung dịch KI và 3 giọt hồ tinh
bột, quan sát màu của dung dịch (không màu). Nhỏ tiếp vào

dung dịch 3 – 4 giọt nước brom và lắc nhẹ. Quan sát, nhận xét
màu của dung dịch (màu xanh tím).
Bước 2: Hoạt động nhóm
HS hoạt động theo nhóm. GV đi đến các nhóm để giám sát
hoạt động các nhóm, hướng dẫn HS hoạt động nhóm, giám sát
thời gian và điều khiển HS chuyển nhóm.
Bước 3: Thảo luận chung
22


- GV cho các nhóm treo sản phẩm là nội dung các câu trả
lời của phiếu học tập màu trắng lên bảng, gọi đại diện của 1
nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét. Giáo viên nhận
xét, chấm điểm các nhóm.
- GV tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm cho các nhóm và
chiếu bảng (hoặc sơ đồ) tổng kết trong phiếu học tập màu
trắng
Hoạt động 4: Ứng dụng và phương pháp đều chế các
halogen
GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về ứng dụng của các
halogen trong thực tế, kết hợp với quan sát một số mô phỏng,
movie thí nghiệm và SGK trả lời các câu hỏi sau:
– Hãy nêu ứng dụng của các halogen?
– Trình bày phương pháp điều chế các halogen trong phòng
thí nghiệm (nếu có) và phương pháp sản xuất các halogen
trong công nghiệp?
Gợi ý: Khi dạy về ứng dụng và điều chế các halogen GV có
thể tổ chức dạy học theo dự án: GV chia lớp thành 4 nhóm,
giao cho mỗi nhóm tìm hiểu về ứng dụng và phương pháp
điều chế (bằng hình ảnh) một halogen cụ thể, sau đó tổ chức

cho các nhóm báo cáo sản phẩm, GV tổng kết)..
Nội dung 2: HỢP CHẤT HALOGEN (HX và muối
halogenua)
1. Mục tiêu
+ Kiến thức:
HS nêu được:
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro halogenua (tan rất
nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit halogenhiđric).
- Tính chất vật lí, điều chế axit halogenhiđric trong phòng
thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Tính chất, ứng dụng của một số muối halogenua, phản
ứng đặc trưng của ion X-.
HS giải thích được:
23


- Dung dịch HX là dung dịch axit mạnh, có tính khử (trừ
HF).
- Nguyên tắc điều chế HX trong phòng thí nghiệm và trong
công nghiệp.
+ Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá
học, điều chế axit HX.
- Đọc và thu thập thông tin trong SGK.
- Quan sát biểu bảng, thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát mô tả hiện tượng, giải
thích rút ra nhận xét.
- Viết các phương trình phản ứng chứng minh tính axit của
HX và tính khử của X-.
- Phân biệt dung dịch HX và muối halogenua với dung dịch

axit và muối khác.
- Giải các bài tập có liên quan, tính nồng độ hoặc thể tích
HX tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng, bài tập thực tiễn…
+ Thái độ:
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất,
tiến hành thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
+ Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
2. Phương pháp dạy học
Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp
các phương pháp và kĩ thuật dạy học sau:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Học theo góc, học tập hợp tác (kỹ thuật khăn trải bàn, thảo
luận nhóm).
24


- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí
nghiệm, TBDH, tranh ảnh …), SGK.
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
3. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của GV

- Sách giáo khoa, dụng cụ hoá chất để HS tiến hành thí
nghiệm theo nhóm:
+ Hóa chất: dung dịch HCl, giấy quỳ tím, bột CuO, dung
dịch NaOH, phenolphtalein, bột CaCO 3, đinh sắt, vụn đồng,
dung dịch NaCl, dd NaF, dd NaBr, dd NaI, dung dịch AgNO3.
+ Dụng cụ: 2 bộ gồm 20 ống nghiệm, 2 kẹp gỗ, 2 kẹp nhíp,
8 ống hút, 2 mặt kính.
- Đĩa hình thí nghiệm thử tính tan của HCl trong nước, tính
chất hoá học của HCl.
- Bảng tính tan, tranh sơ đồ điều chế HCl trong phòng thí
nghiệm và trong công nghiệp, phiếu học tập.
- Bảng hướng dẫn hoạt động học tập ở mỗi góc.
- Giáo án powerpoint về đáp án của các nhiệm vụ.
- Máy tính, máy chiếu.
2.2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung học trong SGK.
- Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến nội dung học.
4. Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Chuẩn bị cho việc học tập theo góc. Chuẩn bị
nghiên cứu hoạt động ở các góc.
Thờ
Hoạt động
Hoạt động
Đồ dùng,
i
của giáo viên
của học sinh
TBDH
gia
n

8’ - Ổn định tổ chức.
- Ngồi theo
- Máy
- Giới thiệu các góc nhóm.
chiếu hoặc
và nhiệm vụ cụ thể ở - Quan sát và
giấy A0
mỗi góc (3 góc).
lắng nghe.
(thể hiện
- Hướng dẫn HS
- Nghiên cứu các các nhiệm
25


×