Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty TNHH phương hà, xã hương lung huyện cẩm khê tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.39 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------

HOÀNG THỊ THANH THANH

THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG
VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI CÔNG TY TNHH
PHƢƠNG HÀ, HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÖ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------

HOÀNG THỊ THANH THANH
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG
VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI CÔNG TY TNHH
PHƢƠNG HÀ, HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÖ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

K45 – CNTY N01

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 – 2017


Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Phan Thi Hồ
̣ ng Phúc

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến
nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi
thú y, cùng các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập. Đặc biệt, cô giáo hướng dẫn TS. Phan Thị Hồng Phúc
đã chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới chú Phạm Đức Hùng - chủ trại và
tập thể cán bộ nhân viên, ban lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật và các anh, chị công
nhân viên tại trại công ty TNHH Phương Hà, xã Hương Lung, huyện Cẩm
Khê, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập
tại cơ sở.
Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã động viên,
cổ vũ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Em xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành đạt trong cuộc sống, có nhiều thành công trong giảng dạy và nghiên cứu
khoa học.
Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em
kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 18 tháng 06 năm 2017

Sinh viên

Hoàng Thị Thanh Thanh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hàm lượng axit amin thích hợp cho lợn nái chửa và nuôi con..... 11
Bảng 2.2. Lượng thức ăn cho lợn nái ngoại giai đoạn chửa ......................... 12
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn công ty TNHH Phương Hà qua
3 năm 2014 - 2016 ........................................................................ 30
Bảng 4.2. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại ................................................. 32
Bảng 4.3. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại
qua 6 tháng thực tập ...................................................................... 33
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện đỡ đẻ, phẫu thuật trên đàn lợn con .................. 37
Bảng 4.5. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp theo dõi trong thời gian
thực tập .......................................................................................... 40
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu về sinh sản của lợn nái ......................................... 41
Bảng 4.7. Lịch sát trùng trại lợn nái .............................................................. 43
Bảng 4.8. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản ................ 45
Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại ....................... 48
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại ...................... 49


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cs


:

Cộng sự

CP

:

Charoen Pokphand

NLTĐ

:

Năng lượng trao đổi

Nxb

:

Nhà xuất bản

TS

:

Tiến sĩ

TNHH


:

Trách nhiệm hữu hạn

TT

:

Thể trọng


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................. iii
Phần 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề........................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ............................................................................ 2
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ............................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện của trang trại ........................................................................... 3
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại .................................................................. 4
2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại.................................................................... 5
2.1.4. Thuận lợi, khó khăn ................................................................................ 7

2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái chửa .......................................... 8
2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái ......................... 8
2.2.3. Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản giai đoạn chửa, đẻ, nuôi con ....... 10
2.2.4. Một số bệnh hay gặp ở lợn nái sinh sản ................................................ 15
2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước .................................................. 25
2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................. 27
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................................. 28
3.1. Đối tượng ......................................................................................................... 28
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................................... 28
3.3. Nội dung thực hiện .......................................................................................... 28
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .......................................................... 28
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện ............................................................................ 28
3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 28


v

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 29
3.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 29
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 30
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn nái tại trại trong 3 năm gần đây (2014 – 2016)..... 30
4.2. Thực hiện biên pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn ...................................... 31
4.2.1. Thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản ................................. 31
4.2.2. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con ............................................. 35
4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại lợn công ty TNHH Phương Hà
trong thời gian thực tập ........................................................................................... 39
4.4. Một số chỉ tiêu về sinh sản của lợn nái........................................................... 41
4.5. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn
công ty TNHH Phương Hà..................................................................................... 42

4.5.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh ............................................. 42
4.5.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con....... 44
4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty
TNHH Phương Hà .................................................................................................. 46
4.6.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản .......................................... 46
4.6.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty TNHH
Phương Hà ....................................................................................................... 49
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 51
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 51
5.2. Đề nghị ............................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 53
I. Tiếng Việt ............................................................................................................ 53
II. Tiếng Anh ........................................................................................................... 55
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước chăn nuôi
lợn đang ngày càng phát triển, chăn nuôi lợn cung cấp một lượng lớn thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại thu nhập cho người chăn nuôi, góp
phần vào ổn định đời sống người dân. Cùng với xu hướng phát triển của xã
hội chăn nuôi lợn cũng chuyển từ loại hình chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang
chăn nuôi tập trung trang trại, từ đó đã giúp cho ngành chăn nuôi lợn đạt được
bước phát triển không ngừng cả về chất lượng và số lượng. Mặt khác, nước ta
cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn
nuôi lợn như có nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến thức ăn, sự đầu tư

của nhà nước…
Để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi lợn ở nước ta, chăn nuôi lợn nái
là một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công
trong ngành chăn nuôi lợn. Đặc biệt là trong việc chăn nuôi lợn nái ở nước ta
để có đàn con nuôi thịt sinh trưởng và phát triển tốt, cho tỷ lệ nạc cao, và đây
cũng chính là mắt xích quan trọng để tăng nhanh đàn lợn cả về số lượng và
chất lượng.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự
giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, em đã thực hiện chuyên
đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn
nái sinh sản tại Công ty TNHH Phương Hà, xã Hương Lung, huyện Cẩm
Khê, tỉnh Phú Thọ”.


2
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề
- Nắm được quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản.
- Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và
cách cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai, nuôi con.
- Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và biện pháp
phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
- Rèn luyện tay nghề nâng cao hiểu biết kinh nghiệm thực tế.
- Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Công ty TNHH Phương Hà, xã
Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi.
- Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn nái sinh sản và áp dụng được

quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện của trang trại
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Phương Hà thuộc
địa bàn xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Vị trí địa lý của
huyện được xác định như sau:
- Phía Đông giáp huyện Thanh Ba với ranh giới là dòng sông Thao
quanh năm nước đỏ phù sa.
- Phía Tây giáp huyện Yên Lập với ranh giới là dãy núi vòng cung
thuộc dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Phía Nam giáp huyện Tam Nông, ranh giới là dòng sông Bứa chảy từ
Tây sang Đông đổ ra sông Thao.
- Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa, ranh giới là ngòi Giành - một chi lưu
nhỏ của dòng sông Thao.
Huyện có 31 đơn vị hành chính. Dân số huyện Cẩm Khê gần 13 vạn
người, tổng diện tích tự nhiên là 234.55 km².
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Theo phân vùng của Nha khí tượng thuỷ văn thành phố, trại lợn của
công ty TNHH Phương Hà nằm trong vùng có khí hậu đặc trưng của khu vực
đó là nóng ẩm vào mùa hè, có mùa đông lạnh, mưa nhiều điển hình của kiểu
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành
lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc
tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp.

Khí hậu vùng này thích hợp cho thực vật nhiệt đới như chè, thuốc lá, hồi. Tuy


4
nhiên, thời tiết khu vực này hay nhiễu động trong năm gây ra những khó khăn
đáng kể, nhất là vào các thời kỳ chuyển tiếp.
Nhiệt độ trung bình: 23ºC, ẩm độ trung bình: 85 - 87%.
Tổng lượng mưa: 1.800 mm.
+ Mùa mưa: nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Mùa khô: thời tiết khô, rét, ít mưa.
2.1.1.3. Kinh tế xã hội
Cẩm Khê có lợi thế nhiều hồ, đầm lớn và đồng chiêm trũng với diện
tích mặt nước là 3.370 ha và diện tích trồng lúa một vụ là 1.900 ha. Rất thuận
lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Bởi vậy mà nhiều tôm, cá và thuỷ sản khác. Nghề
cá nuôi ở Cẩm Khê xuất hiện từ rất sớm. Với sản lượng 2.200 tấn cá hàng
năm, cá Cẩm Khê không chỉ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh mà còn có mặt ở các
tỉnh, thành phố khác.
Cẩm Khê đã có đề án phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó, người
chăn nuôi được hỗ trợ về giống, vốn và kỹ thuật. Đề án đã tạo nên phong trào
nuôi trồng thủy sản rộng khắp. Đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của
huyện đã đạt 1.609 ha. Nghề nuôi cá lồng cũng bước đầu phát triển. Ngoài
những loại cá truyền thống như trôi, mè, chép... đã xuất hiện một số giống có
năng suất, chất lượng cao như tôm càng xanh, rô phi đơn tính, chép lai ba
máu... Nghề nuôi ba ba cũng hình thành và đang mở rộng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Trại chăn nuôi được xây dựng từ năm 2009 trại đi vào sản xuất được 8
năm, song hàng năm sản xuất của trại đều gia tăng, đời sống của cán bộ công
nhân viên được cải thiện, trại chăn nuôi có ban lãnh đạo là những người đam
mê, giàu nghị lực và tâm huyết đối với nghề chăn nuôi. Đặc biệt trại chăn nuôi
đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn,

kinh nghiệm, thực tiễn và yêu nghề. Trại có 32 cán bộ nhân viên trong đó:


5
Lao động gián tiếp có 6 người
+ Giám đốc công ty: 1
+ Một kế toán: 1
+ Làm vườn, nấu ăn: 2
+ Bảo vệ: 2
Lao động trực tiếp có 26 người
+ 2 kỹ sư chăn nuôi
+ 24 công nhân
2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại
- Hệ thống chuồng trại
Khu vực sản xuất của trung tâm được đặt trên một khu vực cao, dễ
thoát nước và được tách biệt với khu điều hành, khu dân cư xung quanh.
Xung quanh trại có hàng rào bảo vệ, cổng vào và nơi sản xuất có hố sát trùng
để ngăn ngừa dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào. Chuồng nuôi được xây
dựng theo hướng Đông Nam đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa
đông và xây dựng theo kiểu mái chuồng xuôi tránh hiện tượng ứ đọng nước,
có 3 chuồng đẻ mỗi chuồng có 120 ô chuồng, 1 chuồng bầu có 1056 ô
chuồng, 4 chuồng cách li với 40 con/chuồng và 1 chuồng đực với 20 ô
chuồng, mỗi chuồng đều có lối đi ở giữa.
Các ô chuồng thường được thiết kế theo kiểu sàn bằng bê tông. Các
chuồng nuôi đều được lắp đặt điện chiếu sáng, hệ thống dẫn nước tự động,
mùa hè có hệ thống làm mát bằng quạt điện và vòi phun nước trên mái. Mùa
đông có hệ thống bóng đèn hồng ngoại.
Tổng diện tích của trang trại là 5 ha, trong đó 2,5 ha dùng để chăn nuôi,
1 ha là ao cá, còn lại là diện tích xây dựng công trình xung quanh trang trại
gồm nhà điều hành và các công trình phụ trợ khác.



6
- Hệ thống nước sạch được lấy từ suối đầu nguồn về bể lớn rồi được xử
lý bằng chlorine với nồng độ khoảng 3 - 5 ppm. Sau đó nước được đưa tới các
ô chuồng đảm bảo cho việc cung cấp nước uống tự động cho lợn. Nước tắm
cho lợn và rửa chuồng hàng ngày được bơm trực tiếp từ bể chứa. Trại chăn
nuôi được Sở khoa học công nghệ, Sở tài nguyên môi trường hỗ trợ kỹ thuật
cũng như kinh phí trong công tác xử lý chất thải.
- Hệ thống điện được dẫn từ trạm biến áp 110 kV của trại đầu tư, phục
vụ cho chăn nuôi và cho bà con thôn lân cận có nhu cầu sử dụng điện. Ngoài
ra trại còn chuẩn bị máy phát điện dự phòng.
- Các cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ khác
Nằm trong khu vực sản xuất của trại là phòng làm việc của cán bộ kỹ
thuật, một nhà kho và phòng trực của cán bộ công nhân viên. Trong phòng kỹ
thuật được trang bị tương đối đầy đủ dụng cụ chăn nuôi thú y thông dụng
như: xilanh, panh, dao mổ, kim tiêm, kìm bấm số tai, kìm cắt đuôi, kìm bấm
nanh, bình phun thuốc sát trùng, tủ thuốc thú y và tủ lạnh đựng vắc xin. Trong
khu vực sản xuất, trại có một phòng khai thác, pha chế và bảo quản tinh dịch
lợn đực giống.
Nhà kho là nơi chứa thức ăn hàng ngày cho lợn, kho cám chứa thức ăn
đủ cho 10 ngày, sức chứa 28 tấn. Trại xây dựng 6 bể chứa nước cùng 4 máy
bơm nước phục vụ cho cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt.
Ngoài cơ sở vật chất trên, trại còn chú trọng củng cố bếp ăn, nhà vệ
sinh để phục vụ sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên trong trại.
- Nhiệm vụ chính của trại chăn nuôi
Là cơ sở sản xuất lợn giống cho các trại gia công của công ty chăn nuôi
Charoen Pokphand (CP), trại được giao nhiệm vụ nuôi giữ, nhân giống đàn
lợn ông bà giống, để tạo ra đàn bố mẹ có chất lượng tốt cung cấp cho người
chăn nuôi, nhằm tăng dần số lợn trong khu vực.



7
2.1.4. Thuận lợi, khó khăn
2.1.4.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ đúng đắn của
các ngành các cấp liên quan như: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Trung tâm khuyến nông, Công ty vật tư nông nghiệp, Chi cục thú y tỉnh, Sở
Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Phú Thọ giúp đỡ và tạo
điều kiện cho trại chăn nuôi phát triển.
- Ban lãnh đạo trại có năng lực, trình độ cao, nhiệt tình. Cán bộ kỹ thuật
giỏi, công nhân lao động, năng động, có tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm
cao. Toàn bộ cán bộ công nhân viên của trại là 1 tập thể đoàn kết có ý thức
trách nhiệm cao và lòng yêu nghề.
- Ban lãnh đạo trại thường xuyên quan tâm, chú ý đến phát triển sản
xuất và nâng cao đời sống cho cán bộ, nhân viên.
2.1.4.2. Khó khăn
Trại chăn nuôi nằm trên địa bàn hiểm trở, thời tiết diễn biến phức tạp,
thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại, nguy cơ hạn hán, thiên tai, dịch bệnh có
thể xảy ra trên diện rộng, nên khâu phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn,
không triệt để, chi phí phòng ngừa và chữa bệnh tăng, ảnh hưởng tới giá thành
chăn nuôi.
- Do đặc điểm sản xuất của ngành chăn nuôi lợn là ngành có chu kỳ sản
xuất dài, tốc độ quay vòng vốn chậm nên lâu thu hồi vốn, mặt khác để đầu tư
cho một chu kỳ sản xuất đòi hỏi một lượng vốn tương đối lớn.
- Do nguồn nước có nhiều đá vôi, đây cũng là nguyên nhân không nhỏ
gây ảnh hưởng cho sức khỏe của đàn lợn.
- Cơ sở vật chất đã được sử dụng lâu năm nên một số bị xuống cấp tốn
nhiều chi phí cho việc sản xuất.



8
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái chửa
Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [14]: Thời gian chửa của lợn trung
bình là 114 ngày, dao động trong vòng từ 111 ngày đến 118 ngày chia làm hai
giai đoạn:
+ Giai đoạn chửa kỳ I: Từ lúc phối giống có chửa đến ngày chửa thứ
84. Bào thai phát triển chậm, chỉ chiếm 1/4 khối lượng lợn con sơ sinh.
+ Giai đoạn chửa kỳ II: Từ ngày 84 đến khi đẻ, bào thai lớn nhanh
chiếm 3/4 trọng lượng sơ sinh.
Mỗi giai đoạn này đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc là khác nhau. Đặc biệt chú
ý trong 2 tuần cuối (100 - 114 ngày) dinh dưỡng và chăm sóc phải thật hợp lý.
Đây là thời kỳ lợn mẹ cần nhiều chất dinh dưỡng nhất cho sự phát triển của
bào thai. Tuy nhiên thể tích bào thai lớn làm giảm lượng thức ăn thu nhận, vì
vậy cần phải cho nái ăn nhiều bữa và đảm bảo chất dinh dưỡng. Trong thời kỳ
mang thai tính thèm ăn của nái bị giảm xuống, để khắc phục điều này cần chế
biến và bảo quản thức ăn thật tốt, kích thích tính ngon miệng cho nái thu nhận
thức ăn cao. Giai đoạn này lợn mẹ cần sự yên tĩnh, những tác động kích thích
từ bên ngoài dễ dẫn đến hiện tượng đẻ non hay xáo trộn sinh lý lợn mẹ, gây
khó khăn khi đẻ.
Khi thai đã thành thục sẽ được cơ thể mẹ đẩy ra ngoài (trong khoảng
113 - 116 ngày), lợn thường đẻ vào ban đêm, thời gian đẻ trung bình từ 2 - 6
giờ. Nếu sức khoẻ của lợn mẹ và các thai bình thường thì không cần can thiệp
nhiều trong khi lợn đẻ.
2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
2.2.2.1. Số con sơ sinh còn sống đến 24h/ lứa đẻ
Lợn con mới sinh có thể chia thành 3 dạng dưới đây:



9

Loại thai non: Là loại thai phát triển không hoàn toàn, chết trong thời
gian có chửa và trước khi sinh ra.
Loại thai gỗ: Là loại thai chết trong tử cung lợn mẹ lúc 25 - 90 ngày
tuổi. Dịch thai và tất cả các dịch trong tế bào tổ chức bào thai được cơ thể mẹ
hấp thụ qua niêm mạc tử cung, các tổ chức khác của thai rắn lại, thể tích co
nhỏ thành cục màu nâu đen, cứng.
Loại đẻ ra còn sống: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, những lợn con
không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, không phát dục hoàn toàn,
dị dạng... thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, một số lợn con mới sinh chưa nhanh
nhẹn dễ bị lợn mẹ đè chết.
Số con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ là nguyên nhân làm
giảm số lượng lợn con sơ sinh sống đến 24 giờ/ lứa.
2.2.2.2. Số con cai sữa/ nái/ năm
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20] hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh
sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/ nái/ năm. Các nhà nghiên cứu tập
trung vào vấn đề lợn con chết từ sơ sinh đến cai sữa đã thống kê khoảng 3 5% số lợn con chết khi sơ sinh, bao gồm: Lợn chết do lợn mẹ đẻ khó và lợn
con chết trong giai đoạn chửa kỳ cuối. Các nguyên nhân chủ yếu lợn con chết
trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa là bị lợn mẹ đè và không bú được chiếm
50%, nhiễm khuẩn 11,1%, dinh dưỡng kém 8%, di truyền 4,5%, các nguyên
nhân khác 26,4%. Do đó, cùng với việc cải tạo điều kiện nuôi dưỡng, chăm
sóc, tích cực kiểm tra thành tích sinh sản của lợn nái thì khả năng truyền
giống của lợn đực rất cần thiết, có ý nghĩa trong công tác giống và thực tiễn
sản xuất.


10
2.2.3. Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản giai đoạn chửa, đẻ, nuôi con
2.2.3.1. Chế độ dinh dưỡng

Yếu tố quan trọng đối với lợn nái mang thai và nuôi con là phải cung cấp
đầy đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết để có hiệu quả sinh sản cao.
* Nhu cầu năng lượng
Năng lượng không thể thiếu được cho cơ thể mẹ duy trì nuôi thai, tiết
sữa, nuôi con. Nhu cầu năng lượng khác nhau tùy thuộc tùng giai đoạn. Cần
phải đủ nhu cầu về năng lượng cho lợn nái, tránh cung cấp thừa gây lãng phí
thức ăn, giảm giá thành sản phẩm. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh lý bình
thường của con vật. Năng lượng được cung cấp dưới hai dạng: gluxit chiếm
70 - 80 %, lipit 10 - 13% tổng số năng lượng cung cấp.
* Ảnh hưởng của khoáng chất
Trong cơ thể lợn khoáng chất chứa 3% trong đó có tới 75% là canxi và
photpho, xấp xỉ 25% là natri và kali, cũng có một lượng nhỏ magie, sắt, kẽm,
đồng, các nguyên tố khác ở dạng dấu vết. Ví dụ canxi làm ngăn trở việc hấp
thu kẽm gây hiện tượng rối loạn ở da, gây sừng hóa.
* Nhu cầu về protein
Protein là thành phần quan trọng trong khẩu phần thức ăn cung cấp cho
lợn, là thành phần không thể thay thế được cần thiết trước tiên cho mọi hoạt
động trao đổi chất trong cơ thể và tham gia cấu tạo nên các mô trong cơ thể.
Do protein tham gia vào cấu tạo hoạt động trao đổi chất nên hàng ngày luôn
có một lượng nhất định protein mất đi. Do đó protein được cung cấp để bù
đắp lại phần mất đi và một phần khác xây dựng lên các tế bào mới, tạo sản
phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên việc cung cấp protein phải đảm bảo đủ về số
lượng và cân đối về các thành phần axit amin không thay thế: lyzine,
methionine, histidin, cystein, tryptophan... hay chính sác hơn nhu cầu về
protein của lợn chính là nhu cầu về axit amin. Ngoài ra thức ăn phải có giá trị


11
sinh học cao, dễ tiêu hóa, hấp thu. Để đáp ứng tốt các nhu cầu trên cần cho
lợn ăn bằng nhiều loại thức ăn.

Bảng 2.1. Hàm lƣợng axit amin thích hợp cho lợn nái chửa và nuôi con
Loại axit amin

Tỷ lệ % protein
Lợn nái chửa
3,5

Lợn nái nuôi con
3,8

Treonin
Met + xys

2,8
2,5

2,6
2,5

Tryptophan

0,8

0,8

Histidin
Lơxin

2,1
7,6


1,9
6,4

Izoloxin
Valin

3,7
4,4

4,5
4,6

Lizin

Tyroxin phenilalanin
6,3
Nguồn: Võ Trọng Hốt, (2000) [11]

6,3

* Ảnh hưởng của vitamin
Vitamin cần cho sự chuyển hóa bình thường của mô bào, cho sức khỏe,
sinh trưởng và duy trì. Một số vitamin lợn có thể tự tổng hợp để đáp ứng nhu
cầu như vitamin B12. Một số vitamin lợn hay thiếu cần phải bổ sung (A, D,
E). Nếu bổ sung không đúng, thừa hoặc thiếu đều không tốt.
- Thiếu vitamin A: Lợn con chậm lớn, da khô, mắt kém, lợn nái mang
thai dễ xảy thai, đẻ non...
- Thiếu vitamin D: Thai kém phát triển, dễ bị liệt chân trước và sau
khi đẻ.

- Thiếu vitamin E: Lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn không
động dục hoặc chậm động dục.
2.2.3.2. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa
* Dinh dưỡng lợn nái có chửa


12
Theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [28]: Cần cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng cho lợn nái có chửa để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của bào thai,
nhu cầu duy trì của bản thân lợn mẹ và tích lũy một phần cho sự tiết sữa nuôi
con sau này. Riêng đối với lợn nái tơ còn cần thêm dinh dưỡng cho bản thân
để tiếp tục lớn thêm nữa. Mức ăn cụ thể cho lợn nái ngoại như bảng sau:
Bảng 2.2. Lƣợng thức ăn cho lợn nái ngoại giai đoạn chửa
(kg thức ăn/ nái/ ngày)
Giai đoạn
Từ phối giống đến 21 ngày
Từ 22 – 84 ngày sau phối giống
Từ 84 - 110 ngày sau phối giống
Từ 111 – 112 ngày sau phối giống
Ngày 113 sau phối giống
Ngày cắn ổ đẻ
Nước uống

Thể trạng lợn nái
Nái bình
Nái gầy
Nái béo
thƣờng
2,5
2,0

1,5+ Rau xanh
2,5
2,0
1,5+ Rau xanh
3,0
2,5
2,5
2,0
2,0
2,0
1,5
1,5
1,5
0 - 0,5
0 – 0,5
0 – 0,5

Tự do
Tự do
Tự do
- Nhu cầu dinh dưỡng của lợn chửa: Đạm thô 13%, NLTĐ 2900

kcal/kg thức ăn.
- Số bữa cho ăn/ ngày: Ngày cho ăn 2 bữa, cho ăn thức ăn tinh trước, ăn
thức ăn rau xanh sau (nếu có).
- Vào mùa đông những ngày nhiệt độ dưới 15ºC, lợn nái cần cho ăn
thêm 0,2 - 0,3 kg/con/ngày để bù phần năng lượng mất đi do chống rét.
- Không được cho lợn nái chửa ăn thức ăn ẩm mốc, khô dầu bông, lá đu
đủ do dễ gây sảy thai.
- Trước khi đẻ 1 tuần cần giảm lượng thức ăn để phòng thức ăn chèn ép

thai, bệnh sưng vú do căng sữa sau khi đẻ.


13
* Chăm sóc lợn nái chửa
Theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [28], kỹ thuật chăm sóc, quản lý lợn
nái có chửa nhằm phòng sảy thai, làm tốt công tác bảo vệ thai, làm cho thai
sinh trưởng phát dục bình thường.
+ Vận động: Thời gian vận động hợp lý là 1 – 2 lần/ngày với 60 – 90
phút/lần. Lợn nái chửa kỳ II thì hạn chế vận động, trước khi đẻ 1 tuần chỉ cho
đi lại trong sân chơi. Khi thời tiết xấu và những nơi có địa hình không bằng
phẳng thì không cho lợn vận động.
+ Tắm chải: Có tác dụng làm sạch da, thông lỗ chân lông để tăng cường
trao đổi chất, gây cảm giác dễ chịu, lợn thoải mái giúp kích thích tính thèm ăn
và phòng chống bệnh ký sinh trùng ngoài da. Tắm chải cần tiến hành hàng
ngày, đặc biết trong mùa hè, những ngày thời tiết nóng bức.
+ Chuồng trại: Phải đảm bảo vệ sinh thú y, khô ráo, thoáng mát về mùa
hè, ấm áp về mùa đông. Chửa kỳ I mỗi lô 3 – 5 con, chửa kỳ II mỗi con 1 lô.
2.2.3.3. Chăm sóc lợn nái đẻ
+ Quy trình dinh dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20]: Thức ăn dùng cho lợn nái đẻ
phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn
nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó,
hoặc ép thai chết ngạt. Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng
sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với
những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức
ăn, đẻ trước 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức
khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng
cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Những ngày lợn đẻ phải
căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ

dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh


14
(0,5kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ
có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn
cháo loãng. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột
ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần
chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn
cho lợn nái.
+ Quy trình chăm sóc
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20] việc chăm sóc lợn nái mẹ có
vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn
mẹ và lợn con. Cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát
bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện
các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10
-15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô
chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu
chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu
độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ
1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân
bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm
hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp
xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho
lợn nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng chửa sang chuồng đẻ để lợn
quen dần với chuồng mới.
Theo Hoàng Thị Phi Phượng và cs (2013) [21]: Lợn con sau khi đẻ nên
sử dụng bột mistral để làm khô cơ thể giúp lợn con không bị lạnh, làm sạch và
nhanh khô cuống rốn đề phòng nhiễm trùng rốn. Lợn con nhanh cứng cáp sau
khi sinh, dễ dàng tiếp xúc với vú mẹ và sớm được bú sữa đầu. Đó chính là

nguồn năng lượng cũng như tăng khả năng miễn dịch từ mẹ truyền cho con. Sử


15
dụng bột mistral ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể ngay từ khi mới sinh
ra, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và viêm da, tỷ lệ hao hụt của lợn con thấp.
Theo Nguyễn Văn Trí (2008) [25] nếu lợn nái đẻ bọc thì phải xé bọc
ngay, lấy nhanh hết dịch ở miệng và mũi, dùng vải mềm lau sạch mũi miệng
cho lợn con. Nếu lợn con đẻ ra mà bị ngạt thì hà hơi vào mồm lợn con, nâng 2
chân trước lên xuống trong 5 phút lợn con sẽ sống và khỏe dần.
2.2.4. Một số bệnh hay gặp ở lợn nái sinh sản
2.2.4.1. Bệnh sót nhau
Trong quá trình sinh đẻ bình thường của lợn mẹ, sau khi sổ thai 10- 60
phút thì nhau thai sẽ ra ngoài. Nếu quá thời gian trung bình kể trên mà nhau
thai không được đẩy ra ngoài thì được gọi là sót nhau.
* Nguyên nhân: Theo Văn Lệ Hằng và cs (2009) [8] bệnh sát nhau có
thể do nhiều nguyên nhân.
+ Giai đoạn chửa nhất là thời gian cuối lợn không được vận động thích
hợp, dẫn đến cơ tử cung bị liệt, khi đẻ tử cung co bóp yếu, không đẩy được
nhau và thai ra.
+ Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau đẻ nhau không ra hết.
+ Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị
đứt và sót lại. Tử cung co bóp kém không đẩy được nhau thai ra được.
+ Lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức, lợn mẹ quá gầy hoặc quá béo.
+ Khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là canxi.
+ Tất cả những ca đẻ khó → ảnh hưởng đến quá trình co bóp của tử
cung → giảm sức rặn của con mẹ.
+ Nhau mẹ và nhau con dính lại với nhau do con vật mắc các bệnh
truyền nhiễm đặc biệt bệnh Brucellosis (sẩy thai truyền nhiễm), hoặc do cấu
tạo của nhau làm cho nhau mẹ và nhau con liên kết chặt chẽ.



16
* Triệu chứng: Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2014) [13] căn cứ vào mức
độ sát nhau người ta chia ra làm 3 loại:
+ Sát nhau hoàn toàn: Toàn bộ nhau thai còn dính trên niêm mạc tử
cung của con mẹ.
+ Sát nhau không hoàn toàn: Phía sừng tử cung không chứa nhau thai ở
gia súc đơn thai, chứa ít thai ở gia súc đa thai thì nhau thai đã tách ra khỏi niêm
mạc tử cung của con mẹ. Phía còn lại nhau thai còn dính chặt trong tử cung.
+ Sát nhau từng phần: Phần lớn màng nhau đã tách khỏi niêm mạc tử
cung, chỉ một phần màng nhung hoặc núm nhau con còn dính với niêm mạc
tử cung của con mẹ.
Biểu hiện triệu chứng khi lợn nái bị sót nhau: Con vật đứng nằm không
yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu. Để dễ phát
hiện có sót nhau hay không khi đỡ đẻ cho lợn người ta thường gom toàn bộ
nhau lại cho đến khi lợn đẻ xong, đếm số nhau ra và số lợn con sẽ phát hiện
lợn có sót nhau hay không.
* Điều trị: Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [23]
can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, không để quá muộn sẽ gây
ra viêm tử cung, can thiệp đúng kỹ thuật, không quá mạnh tay, tránh những
tổn thương. Tiêm oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn
sót lại đẩy ra ngoài hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để
rửa tử cung trong ba ngày liên tục.
* Biện pháp khắc phục
- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng nhu
cầu chuồng trại, vận động, thức ăn và dinh dưỡng.
- Can thiệp kịp thời (ngay khi phát hiện ra lợn mẹ có những dấu hiệu
bệnh, không để quá muộn), đúng kỹ thuật (không quá mạnh tay → tránh
những tổn thương → sót nhau).



17
- Tiêm oxytoxin dưới da để kích thích co bóp cơ trơn tử cung đẩy nhau
ra hết.
- Sau khi nhau ra, dùng thuốc tím nồng độ 0,1% hoặc nước muối 0,9%
để rửa tử cung trong ba ngày liên tục.
2.2.4.2. Hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA)
Theo trung tâm Chẩn đoán và cố vấn thú y (2010) [27] hội chứng viêm
tử cung - viêm vú - mất sữa (MMA - Mastitis - Metritis - Agalactia) là một
hội chứng phức hợp các căn nguyên bệnh trên lợn nái, bệnh thường xảy ra
trong giai đoạn lợn nái trước và sau khi đẻ. Hội chứng này nằm trong nhóm
bệnh do quản lý, bởi vậy, ta hoàn toàn có thể khống chế được.
Theo Nguyễn Thị Hồng Minh và cs (2013) [17], triệu chứng lâm sàng
và điển hình của lợn nái mắc hội chứng MMA là: sốt, kém ăn, mệt mỏi, dịch
viêm tử cung, không cho con bú, viêm sưng vú... Số lượng hồng cầu, thể tích
hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố và huyết sắc tố trong 1 hồng cầu của lợn mắc
hội chứng MMA đều cao hơn các chỉ tiêu ở lợn bình thường.
Bệnh viêm vú trên lợn nái
* Nguyên nhân:
Lợn nái bị nhiễm khuẩn: Trường hợp này, lợn nái có thể bị một số vi
khuẩn xâm nhập trong núm vú gây viêm vú: E.coli, Staphylococcus,
Streptococcus, Pseunomonas,...
Lợn nái thiếu dinh dưỡng: Trường hợp này hay gặp vào mùa nóng, lợn
nái kém ăn trong khi nhu cầu dinh dưỡng trong lúc này đang cần rất cao để
sản sinh ra sữa nuôi con. Điều này dẫn đến lợn nái kém sữa, mất sữa.
Lợn nái bị phù tuyến vú: Nguyên nhân là do lợn nái ăn nhiều trước khi
đẻ, lợn nái uống ít nước dẫn đến bị táo bón, hay cũng có thể do lợn nái bị
stress. Lợn nái bị dịch phù tích lại trong mô bào tuyến vú, dẫn đến các bầu vú
cứng, lợn nái cảm thấy khó chịu (nhưng không cảm thấy đau) do sức ép của



18
dịch phù. Lợn nái có tuyến vú kém phát triển: Nguyên nhân có thể do di
truyền, do hormone, do thiếu dinh dưỡng, độc tố nấm mốc,... có thể dẫn đến
tuyến vú của lợn nái kém phát triển, gây thiếu sữa, mất sữa.
* Triệu chứng
Lê Hồng Mận (2002) [16] cho biết, bình thường bệnh viêm vú xảy ra
ngay sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 5 - 7 ngày có khi đến một tháng. Viêm vú
thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú. Vú
có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng ấn vào lợn nái có phản ứng
đau. Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 - 42ºC kéo dài
trong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú
xuống sàn, ít cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la chạy vòng quanh lợn mẹ
đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy tọp, tỷ lệ chết cao 30 - 100%. Vắt sữa ở
những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có những cặn hoặc cục sữa vón
lại, xuất hiện những mảnh cazein màu vàng, xanh lợn cợn, đôi khi có máu.
* Hậu quả của bệnh viêm vú
Khi lợn nái bị viêm vú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa, từ đó
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ.
- Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [15] bệnh viêm tử
cung và viêm vú là hai nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm, mất sữa ở lợn
nái nuôi con.
- Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2] mất sữa sau khi đẻ là do kế phát
từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Do khi bị viêm cơ thể thường sốt cao liên
tục 2 - 3 ngày, nước trong máu và trong mô bào bị giảm ảnh hưởng đến quá
trình trao đổi chất, nhất là quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong đường tiêu
hóa bị giảm dần dẫn đến mất sữa, khả năng phục hồi chức năng tiết sữa sẽ bị
hạn chế thường xảy ra ở lứa đẻ tiếp theo.



×