Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Chuyên đề: Phương pháp Bàn tay nặn bột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.53 KB, 14 trang )


I.Sử dụng PP BTNB trong dạy học môn THXH ,
môn Khoa học ở trường tiểu học .
1. PP BTNB là gì ?
- PP BTNB là PP chú trọng tới việc hình
thành kiến thức cho hs bằng các tiến trình
tìm tòi nghiên cứu thông qua tiến hành : Thí
nghiệm , quan sát , nghiên cứu tài liệu hay
điều tra ...để chính các em tìm ra câu trả lời
cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống
- Với một vấn đề cần giải quyết , HS có thể
đặt ra các câu hỏi , giả thuyết từ những hiểu
biết ban đầu , tiến hành quan sát , thí nghiệm
nghiên cứu ... để kiểm chứng và đưa ra các
kết luận phù hợp thông qua thảo luận , so
sánh , phân tích tổng hợp kiến thức


2.Các nguyên tắc cơ bản của dạy học theo PP
BTNB :
- Trong dạy học theo PP BTNB , hs quan sát
tiến hành làm thực nghiệm .. để khám phá tìm
hiểu một đối tượng của thế giới thực gần gũi
- Trong quá trình thực nghiệm hs sẽ phân
tích suy luận thảo luân chung và tranh luận
với bạn và gv về những ý tưởng hay kết quả
thực nghiệm , từ đó các em sẽ xây dựng kiến
thức cho mình
- Mục đích quan trọng của thực nghiệm là
giúp hs tiếp cận dần với tri thức khoa học , có
kỹ năng thực hành và củng cố kỹ năng diễn


đạt theo cả hai hình thức ngôn ngữ Nói – Viết


- Các hoạt đọng mà GV đưa ra phải được tổ chức
sao cho đảm bảo mức độ tiến bộ dần trong học
tập của HS . Việc xây dựng các hoạt động này
trên cơ sở chương trình , SGK nhưng cũng để
cho hs có sự tự chủ , độc lập , sáng tạo
- Mỗi hs phải có một cuốn vở ghi chép khoa học
ghi lại ý kiến cá nhân , ý kiến thảo luận , kết luận
, .. và được trình bày theo ngôn ngữ của chính
HS
- Gia đình , công đồng khuyến khích ủng hộ và
tham gia vào các hoạt động trên lớp học
- Các nhà khoa học được huy động tham gia giúp
đỡ các hoạt động của lớp học theo khả năng
chuyên môn của mình


3. Ưu điểm của PP BTNB :
- Hs là người chủ động trong các hoạt động
học tập , tự xây dụng kiến thức thông qua
khám phá , thử nghiệm , thảo luận , hợp tác
với bạn , dưới sự định hướng giúp đỡ của
gv . Từ đó hs nắm vững kiến thức , phát triển
năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo ; phát
triển năng lực quan sát , thực hành ; kỹ năng
làm việc hợp tác theo nhóm... . Góp phần
phát triển năng lực tự học của hs
- Rèn kỹ năng diễn đạt qua ngôn ngữ nói và

viết . Giúp hs phát triển khả năng diễn đạt ,
ngôn ngữ khoa học


4. Khó khăn hạn chế của PP BTNB :
- Do hs chiếm lĩnh kiến thức thông qua
việc tìm tòi , khám phá của bản thân , trong
đó hs suy nghĩ đưa ra những ý kiến của bản
thân , phải quan sát thực hành , phải trao đổi
thảo luận ....có thể những hoạt động cần thức
hiện vài lần nên khi áp dụng pp này trong dạy
học thường mất nhiều thời gian
- Trong quá trình tìm tòi kiến thức , có
những vấn đề, tình huống nảy sinh hs cũng
có thể có những câu hỏi mà gv chưa thể trả
lời ngay

II . Một số vấn đề về sử dụng PP BTNB
trong dạy học môn TNXH , môn Khoa
học ở trường tiểu học .


1. Một số đặc điểm tâm sinh lý và vấn đề sử dụng PP BTNB
trong dạy học .
- Hs Tiểu học đặc biệt ở các lớp đầu cấp thường tư duy dựa
vào những tính chất , dấu hiệu trực quan cụ thể của đối
tượng
- HS cuối cấp Tiểu học có thể suy luận vói các biểu tượng
không liên quan tới những sự vật, hiện tượng cụ thể . Khi
khái quát để hình thành khái niệm , các em dần thoát khỏi sự

chi phối mạnh của những dấu hiệu trực quan và ngày càng
dựa nhiều hơn vào những dấu hiệu phản ánh mối quan hệ
bản chất giữa các sự vật và hiện tượng được hình thành
trong quá trình học tập .
- Hs Tiểu học tìm tòi chủ yếu để xem điều gì xảy ra hơn là
bắt đầu xem xét các khả năng và kiểm tra sự phù hợp của
chúng .
- Hs Tiểu học ( Đặc biệt là hs nhỏ ) chủ yếu tư duy với các
biểu tượng gắn với các sự vật , hiện tượng cụ thể . Các em
có thể suy nghĩ logic nhưng phụ thuộc vào thông tin có từ
các giác quan
- Khi quan sát , làm thí nghiệm , Hs Tiểu học có xu hướng mô
tả hơn là giải thích kết quả tìm được của mình .


2 . Chương trình ,SGK TN& XH , Khoa học ở Tiểu học .
- Chương trình đã tích hợp cac nội dung của khoa
học tự nhiên , khoa học xã hội với khoa học về sức
khỏe . Nội dung chương trình được lựa chọn thiết
thực , gần gũi và có ý nghĩa với hs
- Chương trình chú trọng việc hình thành và phát
triển các kỹ năng trong học tập khoa học như : quan
sát , dự đoán , giải thích các sự vật , hiện tượng tụ
nhiên đơn giản và kỹ năng vận dụng kiến thức đã
học vào cuộc sống .
- Trong SGK các kết quả quan sát , thí nghiệm , kết
luận không được cung cấp sẵn . Vì vậy hs phải tích
cực hoạt động ; quan sát ; làm thí nghiệm ; suy nghĩ
về những thông tin nhận được ; thảo luận ; trao
đổi...để có thể rút ra các kết luận



III.Các bước của tiến trình dạy học môn
TNXH , môn Khoa học ở trường tiểu
học theo PP BTNB
• Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát
và nêu vấn đề
• Bước 2 : Làm bộc lộ biểu tượng ban
đầu của hs
• Bước 3 : Đề xuất câu hỏi ( dự đoán /
giả thuyết ) và phương án tìm tòi
• Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi .
• Bước 5 : Kết luận kiến thức


IV. Sử dụng vở ghi chép khoa học của HS trong PP
BTNB :
1.Vai trò của vở ghi chép .
• Vở ghi lại những suy nghĩ , khám phá của hs ; thể
hiện sự tiến bộ của hs qua một quá trình . Sử dụng
vở giúp phát triển tư duy cũng như khả năng ngôn
ngữ của hs . Vở giúp hs ghi lại những phân tích , so
sánh , suy luận ... trong quá trình tìm tòi kiến thức ,
giúp các em tự đánh giá .
• Vở là công cụ giúp gv liên lạc với gia đình , giúp phụ
huynh biết được con em họ đang học gì .
• Vở giúp gv biết được những điểm mạnh cũng như
những hạn chế của hs về sự phát triển của hs và có
những tác động thích hợp



2.Cấu trúc nội dung vở ghi chép khoa
học của HS :
• Phần ghi chép cá nhân : Ghi lại
những điều mình nghĩ , mình hiểu
như những dự đoán , những điều
quan sát được , những kết luận
• Phần ghi chép chung : ghi kết quả
thảo luận của nhóm , kết luận về giả
thuyết chung của cả lớp , kết quả do
cả lớp cùng xây dựng .


V ) Tiến trình sư phạm của các hoạt động nghiên cứu
khoa học theo các bước của PP BTNB :
1. Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn
đề :
- Nhiệm vụ của hs : Quan sát ; thực hiện thí nghiệm
( Làm xuất hiện tình huống )
- Vai trò của gv : Chuẩn bị một tình huống có liên
quan đến vấn đề khoa học đặt ra .
2. Bước 2 : Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của hs .
- Nhiệm vụ của hs : + Đặt ra các câu hỏi
+ Trình bày các ý tưởng của mình ,
đối chiếu với các bạn khác( hs ghi vào vở biểu
tượng ban đầu của mình )
-Vai trò của gv : + Kiểm soát lời nói , cấu trúc câu
hỏi , chính xác hóa từ vựng của hs .
+ Chính xác hóa các ý tưởng của hs ,
tổ chức đối chiếu các biểu tượng ban đầu của hs .



3. Bước 3: Đề xuất câu hỏi ( Dự đoán / giả thuyết ) và phương án tìm tòi .
- Nhiệm vụ của hs : + Bắt đầu những vấn đề khoa học được xác định , nêu
câu hỏi ( Xây dụng dự đoán / giả thuyết ) – ( hs : sử dụng vở )
+ Hình dung có thể tìm câu trả lời : - Thí nghiệm
( Ghi vở )
- Quan sát
+ Kiểm chứng các dự đoán / giả thuyết bằng cách : * Điều tra .
* Nghiên cứu tài liệu
- Vai trò của gv : + Giúp hs hình thành các vấn đề khoa học và tiếp theo là
đưa ra các dự đoán / giả thuyết khoa học ( chú ý làm rõ và quan tâm
đến sự khác biệt giữa các ý kiến )
+ Tổ chức việc đối chiếu các ý kiến sau một thời gian đủ để hs có thể
suy nghĩ .
+ Khẳng định lại các ý kiến về phương pháp tìm tòi mà hs đề xuất .
4. Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi .
- Nhiệm vụ của hs : + Tìm tòi câu trả lời , kiểm chứng các dự đoán / giả
thuyết bằng một hoặc một số phương pháp đã hình dung ở trên ( thí
nghiệm , quan sát , điều tra , nghiên cứu tài liệu )
+ Thu nhận các kết quả và ghi chép lại để trình bày .
- Vai trò của gv : + Tập hợp các điều kiện về thí nghiệm , tài liệu ...nhằm
kiểm chứng các ý tưởng được đề xuất .
+ Giúp hs phương pháp trình bày kết quả .


5 . Bước 5 : Kết luận kiến thức .
- Nhiệm vụ của hs : Kiểm tra lại tính hợp lý của
các giả thuyết :
+ Nếu giả thuyết sai , quay lại bước 2.

+ Nếu giả thuyết đúng : Kết luận và ghi lại
chúng .
- Vai trò của gv : + Động viên hs và yêu cầu bắt
đầu lại tiến trình nghiên cứu .(nếu giả thuyết sai)
+ Giúp hs hình thành kết luận .
----------------------------------------------------------------



×