Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.02 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÙNG THỊ THỦY DUYÊN

ĐỊNH TỘI DANH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số

: 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Xuân Nam
Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đình Nhã
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thanh Dương
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện khoa học xã hội 13 giờ 30 phút, ngày 12 tháng 10
năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội.



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Định tội danh là một vấn đề phức tạp trong khoa học pháp lý hình
sự. Quá trình giải quyết vụ án hình sự cần đảm bảo tính khách quan, khoa
học và chính xác. Định tội danh là yếu tố đảm bảo việc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội đúng theo các điều khoản tương ứng
của Bộ luật hình sự (BLHS), không để lọt tội phạm, không làm oan người
vô tội. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà công cuộc Cải cách tư pháp đã và
đang được triển khai thực hiện trong hệ thống các cơ quan tư pháp theo tinh
thần của Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị “về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020”, thì việc định tội danh đúng càng trở nên bức thiết
nhằm phục vụ hiệu quả cho tiến trình cải cách tư pháp và đảm bảo quyền
con người trong tố tụng hình sự.
Định tội danh đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu quy định tại
Chương XIV của BLHS là quá trình rất phức tạp và khó khăn bởi các tội
phạm này đều liên quan đến quan hệ sở hữu và nhằm mục đích chiếm đoạt
tài sản. Do vậy, để xác định được người phạm tội vi phạm quy định nào
trong số các tội phạm này, cần phải căn cứ vào hành vi khách quan của
người phạm tội, thời điểm người phạm tội nảy sinh ý định chiếm đoạt tài
sản cũng như thời điểm họ thực hiện hành vi chiếm đoạt. Việc xác định sai
thời điểm cũng như nhận định không đúng, không chính xác về thời điểm
phát sinh ý thức chiếm đoạt của người phạm tội sẽ dẫn đến việc định tội
danh không đúng, không truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, làm
hạn chế mục đích mà BLHS khi ban hành hướng đến. Trong trường hợp
này, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những ví dụ điển hình. Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản không phải là hành vi mới, tuy nhiên để định tội
danh đúng đối với người phạm tội cần phải xác định thật chính xác thời

1



điểm phát sinh ý thức chiếm đoạt của người phạm tội, tránh trường hợp
định nhầm tội danh, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người
phạm tội.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất của
cả nước, nơi tập trung một lượng lớn dân nhập cư từ khắp các tỉnh thành
sinh sống, học tập và làm việc nên là địa phương dẫn đầu cả nước về tốc độ
tăng trưởng kinh tế với tổng thu ngân sách cũng như thu nhập bình quân
đầu người ở mức cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và các thành
tựu mà Thành phố đã đạt được thì vấn đề đáng báo động nhất là tình hình
tội phạm không ngừng gia tăng, đặc biệt là các tội xâm phạm sở hữu, trong
đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ thực tiễn công tác khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh trong những năm qua cho thấy về cơ bản việc định tội danh
được thực hiện tương đối chính xác. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp
giữa Cơ quan điều tra (CQĐT), Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) và Tòa
án nhân dân (TAND) trong quá trình giải quyết vụ án xuất hiện quan điểm
khác nhau về định tội danh dẫn đến có vụ án phải trả hồ sơ nhiều lần, kéo
dài thời gian giải quyết và ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau. Thực
trạng trên đặt ra yêu cầu phải có sự nghiên cứu, đánh giá một cách toàn
diện cả về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động định tội danh tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế,
hướng đến việc nâng cao chất lượng định tội danh tội phạm này trong thực
tiễn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí
Minh" làm Luận văn thạc sĩ nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn
đấu tranh chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.

2



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Theo nghiên cứu của tác giả, trong những năm qua, có khá nhiều
công trình khoa học, bài viết, đề tài đề cập và có liên quan đến tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình
luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm - quyển 1, NXB Hồng Đức, Hội
Luật gia Việt Nam.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật hình sự Việt
Nam - tập 2, NXB Công an nhân dân.
Chỉ dẫn các Điều và Văn bản Bộ luật Hình sự Việt Nam (năm 19992014), Sách chuyên khảo, NXB Hồng Đức.
Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Các tội
xâm phạm sở hữu, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt
Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt,
Sách chuyên khảo, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Sách
chuyên khảo, NXB Khoa học xã hội, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đức Mai (2013), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) - Phần các tội phạm, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
Mai Bộ (2007), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tạp chí Tòa án nhân
dân (số 12), tr.6. Nguyễn Thị Phương Thảo (2012), “Bàn về yếu tố “chiếm
đoạt tài sản” trong các tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “lừa
đảo chiếm đoạt tài sản””, Tạp chí kiểm sát, (số 09), tr.52.
Lê Tiến Hải (2013), Hoạt động của lực lượng cảnh sát Điều tra tội
phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Gia Lai trong điều tra tội lừa đảo


3


chiếm đoạt tài sản, Luận văn Thạc sĩ luật học,Trường Đại học Cảnh sát
nhân dân.
Nguyễn Thị Thùy Liên (2016), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong
pháp luật Hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học,Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Những công trình khoa học, bài viết nói trên đều có giá trị khoa học
và thực tiễn cao. Nhiều công trình đã nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về
vấn đề tội danh hoặc các dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động
định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như thực trạng
định tội danh đối với tội phạm này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động định tội danh tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống loại tội phạm này. Vì vậy, trên phương diện lý luận và thực
tiễn, việc nghiên cứu đề tài: "Định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh"
không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích các
quy định của pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thực
tiễn định tội danh đối với tội phạm này tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong
việc định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, góp phần nâng cao
hiệu quả đấu tranh chống tội phạm này trong thực tiễn.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, trong quá
trình nghiên cứu đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về định tội danh nói chung và

định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.

4


+ Phân tích, đánh giá các quy định của BLHS về các dấu hiệu pháp
lý đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
+ Đánh giá thực tiễn định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đề xuất các giải pháp nhằm góp
phần hoàn thiện quy định của BLHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cũng
như nâng cao
chất lượng hoạt động định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm khoa học
và quy định của BLHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như thực tiễn hoạt
động định tội danh đối với loại tội này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động định tội
danh của Tòa án trong quá trình xét xử vụ án hình sự liên quan đến hành vi
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời
gian từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2017.
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin với phép biện chứng duy vật và tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước, Pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh
phòng chống tội phạm, về chính sách hình sự đối với tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài,
tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp
so sánh, phân tích, phương pháp tổng hợp, khảo sát, thống kê hình sự…
nhằm làm rõ những nội dung cơ bản của đề tài.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở
lý luận liên quan đến các quy định của pháp luật hình sự về định tội danh
và định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

5


Về thực tiễn: Bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận, luận văn sẽ
góp phần củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động định tội danh tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản trên cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng. Bên cạnh đó, luận văn còn có thể trở thành nguồn
tư liệu quý báu, tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho cán bộ tham gia công
tác giảng dạy, học tập cũng như cán bộ công tác thực tiễn về vấn đề định
tội danh nói chung và định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
nói riêng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu gồm ba chương. Cụ thể như sau:
Chương 1. Những vấn đề ý luận về định tội danh tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản
Chương 2. Định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3. Các giải pháp bảo đảm định tội đúng tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản

6


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH
TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động định tội danh
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm định tội danh
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về định tội danh, mỗi một quan
điểm đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, nhưng điểm thống nhất ở
các quan điểm trên về bản chất của hoạt động định tội danh đều cho rằng
đây là hoạt động chỉ được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền nhằm
xác định sự phù hợp giữa hành vi người phạm tội thực hiện với quy định
của BLHS. Do vậy, trên cơ sở nhận thức khác nhau về định tội danh, dưới
góc độ quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng: “Định tội danh là hoạt động
nhận thức có tính logic, hoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thể có
thẩm quyền tiến hành tố tụng được thực hiện trên cơ sở pháp luật hình sự
và pháp luật TTHS nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành
vi nguy hiểm cho xã hội do người phạm tội thực hiện với các dấu hiệu
tương ứng trong quy định của BLHS để từ đó ban hành văn bản áp dụng
pháp luật thích hợp”.
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm về định tội danh, có thể rút ra
những đặc điểm cơ bản của định tội danh như sau:
Thứ nhất, về chủ thể;
Thứ hai, về căn cứ;
Thứ ba, về bản chất;
Thứ tư, về mục đích.
1.1.2. Ý nghĩa của định tội danh
Thứ nhất, định tội danh đúng là cơ sở quan trọng đảm bảo cho các hoạt
động tố tụng diễn ra thuận lợi, tránh tình trạng oan, sai làm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cũng như

7



bản thân người phạm tội, đồng thời tạo tiền đề pháp lý quan trọng đảm bảo cho
việc phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như cá thể hóa hình phạt.
Thứ hai, định tội danh đúng là thể hiện tính nghiêm minh của luật
pháp, góp phần xây dựng lòng tin của nhân dân vào Nhà nước; định tội
danh đúng thể hiện hoạt động có hiệu quả của các cơ quan này, qua đó góp
phần nâng cao uy tín, chất lượng hoạt động tố tụng và đảm bảo pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
Thứ ba, định tội danh đúng là cơ sở quan trọng đảm bảo cho việc áp
dụng các quy định của pháp luật TTHS.
Thứ tư, định tội danh đúng góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả
công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm thông qua việc ghi nhận và xác
định chính xác về tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội,…. Mặt
khác, định tội danh đúng cũng góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh
phòng, chống Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng và tội phạm xâm
phạm sở hữu nói chung.
1.2. Lý luận về định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.2.1. Đặc điểm và ý nghĩa của định tội danh tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản
Định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là dạng
hoạt động của nhận thức, là quá trình áp dụng pháp luật của các chủ thể
có thẩm quyền nhằm xác định sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã
hội đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành cụ thể của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 BLHS, xác định chính xác
người thực hiện hành vi có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không
để buộc người đó phải gánh chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với tính
chất, mức độ của hành vi mà mình đã thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để
xác định các đặc điểm cụ thể của hoạt động định tội danh đối với tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.


8


Từ khái niệm nêu trên, có thể rút ra các đặc điểm của định tội danh
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Một là, định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hoạt động có
tính logic, bởi vì đây là quá trình cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt
động cần thiết để tìm kiếm, so sánh, đối chiếu sự phù hợp giữa hành vi với
các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể được quy định tại Điều 139 BLHS với
mục đích tìm ra điểm tương đồng, trên cơ sở đó kết luận hành vi có phải tội
phạm hay không, là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay là tội phạm khác.
Hai là, định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hoạt động áp
dụng pháp luật được tiến hành bởi các chủ thể tiến hành tố tụng như
CQĐT, VKSND, TAND và một số chủ thể có thẩm quyền khác theo quy
định của pháp luật TTHS. Đây là những chủ thể đã được trang bị vốn kiến
thức nhất định về pháp luật, được sử dụng tất cả các công cụ cần thiết cũng
như các biện pháp nghiệp vụ mà pháp luật cho phép nhằm xác định sự
tương thích giữa hành vi phạm tội với dấu hiệu cấu thành của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, trên cơ sở đó đảm bảo cho việc định tội danh được
chính xác.
Ba là, định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một dạng của
hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, được tiến hành theo các
bước nhất định.
Ý nghĩa của định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Là tiền đề
cho việc quyết định hình phạt đảm bảo tính chính xác, là cơ sở để áp dụng
đúng các quy định tố tụng hình sự, đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình
sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm hay làm
oan người vô tội; định tội danh đúng sẽ giúp cho việc điều tra, xử lý tội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sản có căn cứ, từ đó góp phần quan trọng
vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

nói riêng và các tội xâm phạm sở hữu nói chung và ngược lại.
1.2.2. Nội dung của định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

9


Xác định hành vi phạm tội.
Nhận thức các yếu tố của cấu thành tội phạm.
Tìm ra sự tương thích giữa hành vi phạm tội và các yếu tố cấu thành
tội phạm.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động định
tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Sự hoàn thiện của pháp luật; năng lực của chủ thể có thẩm quyền
trong việc định tội danh; hoạt động đảm bảo áp dụng pháp luật và công tác
kiểm tra, giám sát hoạt động định tội danh.
1.3. Các yếu tố tác động đến định tội danh tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản
Các yếu tố tác động đến định tội danh nói chung và định tội danh
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng là tổng hợp các quy định của pháp
luật hình sự và pháp luật TTHS nhằm đảm bảo cho việc xác định chính xác
hành vi của người phạm tội thỏa mãn cấu thành tội phạm quy định tại điều,
khoản, điểm nào của BLHS, là cách thức các chủ thể lựa chọn các quy
phạm tương ứng để điều chỉnh hành vi cũng như các quy định của pháp
luật TTHS về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử cần áp dụng
để việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội được tiến hành
nhanh chóng, chính xác, khách quan.
1.3.1. Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.3.1.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu về
tài sản. Đây là điểm khác biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một

số tội xâm phạm sở hữu khác xâm hại đồng thời nhiều khách thể khác nhau
như tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản… vì các tội này ngoài xâm phạm quan hệ sở hữu, người phạm tội còn
nhắm đến khách thể quan trọng khác đó là quyền được bảo vệ về tính
mạng, sức khỏe của người bị hại.

10


1.3.1.2. Mặt khách quan của tội phạm.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có cấu thành tội phạm vật chất.
Những yếu tố thuộc mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có
dấu hiệu sau:
Thứ nhất, dấu hiệu hành vi khách quan: Theo quy định của BLHS
hiện hành, hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
thể hiện thông qua hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối.
Thứ hai, dấu hiệu hậu quả của tội phạm: Hậu quả nguy hiểm cho
xã hội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định thông qua giá trị
thực của tài sản bị chiếm đoạt, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác định hành vi của người phạm tội thuộc cấu thành cơ bản hay cấu thành
tăng nặng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mặc dù có cấu thành tội phạm
vật chất nhưng hậu quả không phải trong mọi trường hợp đều là yếu tố bắt
buộc để định tội, có những trường hợp mặc dù hậu quả chưa xảy ra nhưng
vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Đó là những trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt được
quy định tại Điểm a Khoản 3 hoặc Điểm a Khoản 4 Điều 139 BLHS năm
1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).
Thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu
quả: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là nguyên nhân làm phát sinh
thiệt hại về tài sản và phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian.

1.3.1.3. Chủ thể của tội phạm
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể thực hiện tội phạm
được xác định là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đầy đủ khả
năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.
1.3.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với thể hiện do lỗi
cố ý trực tiếp với mục đích chiếm đoạt tài sản, người phạm tội nhận thức
được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội và biết hậu quả của hành

11


vi là gây thiệt hại về tài sản, làm mất quyền sở hữu của chủ tài sản nhưng
vẫn thực hiện, vì thế họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này,
người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa
dối đã có ý thức chiếm đoạt được tài sản của người khác.
1.3.2. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội
phạm khác
1.3.2.1. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS)
Hai tội này khác nhau cơ bản ở việc sử dụng thủ đoạn gian dối:
Người phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dựa vào lòng tin do hành vi
gian dối tạo ra, còn người phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
dựa vào lòng tin sẵn có của người có tài sản.
1.3.2.2. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lừa dối
khách hàng (Điều 162 BLHS)
Giữa hai điều luật có những điểm khác nhau về khách thể, mặt
khách quan, hậu quả của tội phạm như:
- Về mặt khách thể: Khách thể mà tội phạm này tác động là quan
hệ sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức và đối tượng tác động của tội phạm

này có thể là bất kỳ loại tài sản nào được phép chuyển dịch trong giao lưu
dân sự (bao gồm cả động sản và bất động sản). Trong khi đó, tội lừa dối
khách hàng xâm hại đến khách thể là trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trật tự
quản lý thị trường của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của khách
hàng (người mua).
- Về mặt khách quan của tội phạm: Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, hành vi dùng thủ đoạn gian dối có thể diễn ra trong bất kỳ lĩnh vực
nào, người phạm tội sử dụng mọi phương pháp để che giấu bằng cách đưa
ra những thông tin sai sự thật nhằm đánh lừa người có tài sản, làm họ tin
tưởng đó là sự thật và giao tài sản cho người phạm tội, còn đối với tội lừa
dối khách hàng, mặc dù người phạm tội có hành vi dùng thủ đoạn gian dối

12


để chiếm đoạt tài sản nhưng hành vi gian dối này chỉ diễn ra trong lĩnh vực
mua bán đơn thuần, người phạm tội thực hiện hành vi cân, đong, đo, đếm,
tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt
hại nghiêm trọng cho khách hàng.
- Về hậu quả của tội phạm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội
phạm có cấu thành vật chất, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài
sản chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu giá trị tài sản bị chiếm
đoạt từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng có kèm theo
một số yếu tố khác: Gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi chiếm đoạt; hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm. Trong khi đó, người phạm tội bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội lừa dối khách hàng nếu hành vi lừa dối của họ
gây ra hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng, không căn cứ giá trị tài sản bị
thiệt hại là bao nhiêu. Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu
thành tội phạm trong tội lừa dối khách hàng, hậu quả đó có thể là những

thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất
1.3.2.3. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội đánh bạc
(Điều 248 BLHS)
Để phân biệt hai loại tội phạm này cần phải dựa trên các căn cứ
pháp lý sau:
- Về khách thể: Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là
quan hệ sở hữu về tài sản. Ngoài ra nó còn tác động xấu đến trật tự an toàn
xã hội. Khách thể của tội đánh bạc là trật tự công cộng.
- Về hành vi khách quan: Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
hành vi khách quan là những hành vi dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra thông
tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật và chiếm đoạt
tài sản của người. Thủ đoạn gian dối phải có trước hoặc đi liền với hành vi
chiếm đoạt tài sản. Ở tội đánh bạc không quy định có "thủ đoạn gian dối"
nhưng có thể họ sẽ sử dụng những mưu mẹo, gian dối để giành phần thắng

13


nhưng những mưu mẹo đó phải phát sinh trong quá trình chơi hoặc cũng có
thể có sự chuẩn bị từ trước những sự chuẩn bị đó không có ý nghĩa quyết
định được việc thắng thua mà nó chỉ làm ảnh hưởng phần nào đến kết quả
đánh bạc.
Kết luận Chương 1
Định tội danh đối với các tội phạm xâm phạm quan hệ sở hữu quy
định tại Chương XIV của BLHS rất phức tạp và khó khăn, rất nhiều tội
phạm liên quan đến quan hệ sở hữu là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Do vậy, để xác định được người phạm tội vi phạm quy định nào trong
chương các tội xâm phạm sở hữu, cần phải căn cứ vào hành vi khách quan
của người phạm tội, thời điểm người phạm tội nảy sinh ý định chiếm đoạt
tài sản cũng như thời điểm họ thực hiện hành vi chiếm đoạt. Việc xác định

sai thời điểm cũng như nhận định không đúng, không khách quan về thời
điểm phát sinh ý thức này của người phạm tội sẽ dẫn đến việc định tội danh
không đúng, không truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, làm hạn
chế mục đích mà BLHS khi ban hành hướng đến. Trong trường hợp này,
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những ví dụ điển hình. Chương
1 của luận văn đã làm rõ những nội dung lý luận và quy định của pháp luật
về định tội danh nói chung, đặc biệt là định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản. Đây là những lý luận cơ bản phục vụ cho việc làm rõ thực trạng
công tác định tội danh được trình bày trong chương 2 của luận văn.

14


Chương 2
ĐỊNH TỘI DANH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát tình hình xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Theo báo cáo kết quả công tác của VKSND Thành phố Hồ Chí
Minh, từ 2013 đến 06 tháng đầu năm 2017, tình hình tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản diễn ra khá phổ biến ở tất cả các quận, huyện và trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội với phương thức, thủ đoạn ngày càng
tinh vi, phức tạp, giá trị tài sản bị chiếm đoạt ngày càng lớn.
Trong khoảng thời gian 5 năm, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, CQĐT đã khởi tố 1.244 vụ án với 1.650 bị can; VKSND đã truy tố
1.054 vụ án với 1.551 bị can; TAND đã xét xử 1.490 vụ án với 1.733 bị cáo
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản [Xem Bảng 2.1 - Phần phụ lục]. Như
vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 276 vụ/366 bị can bị khởi tố về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản. Số lượng bị can trung bình ở mỗi vụ án không tới 2
người. Điều này thể hiện số lượng người thực hiện hành vi lừa đảo trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh thường ít, do đó, người phạm tội thường thực
hiện hành vi một cách độc lập. Bên cạnh đó, số lượng vụ án và số lượng bị
cáo bị khởi tố về tội này qua các năm có xu hướng biến động, tăng giảm
không đều qua các năm
2.2. Thực tiễn định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo
cấu thành cơ bản
2.2.1. Định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo cấu
thành cơ bản
2.2.1.1. Kết quả đạt được
Tổng số lượng các vụ án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được
phát hiện và xử lý chiếm tỉ lệ rất cao; hoạt động kiểm sát được tiến hành
ngay từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố đảm bảo

15


việc xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được tiến hành khẩn
trương, khách quan, toàn diện; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử được bảo
đảm và giải quyết dứt điểm, triệt để tội phạm.
Trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 06 tháng đầu năm 2017,
các cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp của Thành phố Hồ Chí Minh đã truy
tố 275 vụ/382 bị can và đã xét xử 337 vụ/301 bị cáo về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Qua khảo sát, tìm hiểu khoảng 100 vụ án về tội Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản do Tòa án hai cấp của Thành phố Hồ Chí Minh xét xử trong 5
năm qua (trong đó có khoảng 60 vụ án có kháng cáo, kháng nghị đã xử
phúc thẩm), tác giả nhận thấy rằng, trong quá trình truy tố và xét xử, đa số
các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều đã được cơ quan tiến hành tố tụng
của Thành phố định tội danh đúng. Trong 60 vụ án có kháng cáo, kháng
nghị đã xử phúc thẩm được khảo sát, có 06 vụ (tỉ lệ 10%) cấp phúc thẩm
sửa bản án sơ thẩm nhưng không sửa phần tội danh mà sửa phần áp dụng

hình phạt từ hình phạt tù sang phạt tù cho hưởng án treo.
2.2.1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong định tội danh theo cấu
thành cơ bản
Từ thực tiễn hoạt động định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua cho
thấy, quá trình giải quyết loại tội phạm này đã bộc lộ không ít những khó
khăn, vướng mắc. Cụ thể như sau:
- Về xác định thời điểm xuất hiện ý thức chiếm đoạt tài sản đối với
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- Khó xác định đối tượng phạm tội, thời điểm thực hiện hành vi
phạm tội
2.2.2. Thực tiễn định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo
cấu thành tăng nặng
2.2.2.1. Kết quả đạt được

16


Như đã trình bày ở phần trên, trong khoảng thời gian từ năm 2013
đến 06 tháng đầu năm 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh, TAND hai cấp đã
đưa ra xét xử 1244 vụ/1650 bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
trong đó 03trường hợp TA tuyên không phạm tội; số bị cáo bị xử phạt cải
tạo không giam giữ là 14 (chiếm tỉ lệ 0,72%); dưới 03 năm tù là 591 (chiếm
tỉ lệ 30,57%); từ 03 đến 07 năm tù là 1194 (chiếm tỉ lệ 61,77%); từ 07 đến
15 năm tù là 64 (chiếm tỉ lệ 3,31%), trên 15 năm tù là: 11 (chiếm tỉ lệ
0,57%), Chung thân là 11 (chiếm tỉ lệ 0,57%); cho hưởng án treo là 82
(chiếm tỉ lệ 4,24%)-[Xem Bảng 2.4 - phần Phụ lục].
Như vậy có thể nói thực trạng định tội danh đối với tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tăng nặng ở Thành phố Hồ Chí Minh
trong những năm vừa qua được thực hiện tương đối tốt.

2.2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong việc định tội danh theo
cấu thành tăng nặng
Thứ nhất, về giải thích và áp dụng pháp luật
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình giải quyết các vụ án lừa
đảo chiếm đoạt tài sản cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi tiến hành
hoạt động định tội danh theo cấu thành tăng nặng đối với tình tiết “lợi dụng
chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” thuộc khoản 2
Điều 139 BLHS. Tuy nhiên, khi xem xét tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 280 BLHS có quy định
“Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người
khác…” thấy rằng chủ thể thực hiện tội phạm là chủ thể đặc biệt (có chức
vụ, quyền hạn) và đều phải có hành vi gian dối và mục đích chiếm đoạt tài
sản của người khác. Do đó, trong thực tiễn xảy ra trường hợp người phạm
tội thực hiện hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản mà đều có tình tiết lợi
dụng chức vụ, quyền hạn thì rất khó xác định khi nào xử lý theo tình tiết
định khung quy định tại khoản 2 Điều 139 BLHS và khi nào thuộc về dấu
hiệu định tội quy định tại Điều 280 BLHS.

17


Thứ hai, về công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành điều tra,
truy tố, xét xử
Thực tiễn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự
còn có những lập luận và nhận định nhầm lẫn giữa các hành vi trong nhóm
xâm phạm sở hữu dẫn đến sự không thống nhất về nhận thức của các cơ
quan tiến hành tố tụng về việc áp dụng pháp luật để định tội, phải tổ chức
họp liên ngành, làm thời hạn giải quyết vụ án bị kéo dài.
2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong thực
tiễn định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh
Theo nghiên cứu của tác giả, chất lượng định tội danh đối với tội
phạm này còn nhiều bất cập là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan;
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan.
Kết luận Chương 2
Qua nghiên cứu, làm rõ thực trạng định tội danh đối với tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở các
báo cáo thống kê công tác điều tra, truy tố, xét xử và các hồ sơ vụ án cụ thể
cho thấy, mặc dù cơ quan tiến hành tố tụng cũng nắm được những vấn đề
lý luận trên và thực hiện tương đối tốt hoạt động này nhưng qua nghiên cứu
thực tiễn nhận thấy còn có trường hợp hành vi phạm vào tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản nhưng cơ quan có thẩm quyền lại khởi tố, điều tra, truy tố và
xét xử người phạm tội về tội khác hoặc hành vi không phạm tội lại bị coi là
tội phạm vẫn còn xảy ra. Thực trạng trên gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng,
tác động rất xấu đến trật tự an toàn xã hội, gây ra dư luận xấu, làm mất lòng
tin của nhân dân vào hoạt động của các cơ quan tư pháp. Từ đó, các cơ
quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ định tội danh trên thực tiễn cũng rất
quan tâm, đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này, nhưng nó
vẫn chưa chấm dứt và nhiều lúc diễn biến rất phức tạp, gây sự hoài nghi về

18


trình độ, năng lực, sự khách quan, thận trọng và công tâm trong sử dụng
quyền lực Nhà nước của các chủ thể tiến hành tố tụng. Thực trạng trên đã
ảnh hưởng đến việc thực hiện cải cách tư pháp hiện nay.
Vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng định tội danh đối với tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các vụ án cụ thể là vấn đề cần thiết để
có sự đánh giá toàn diện và chính xác, qua đó rút ra được những nguyên

nhân và tìm những giải pháp khắc phục được trình bày trong Chương 3 của
luận văn.

19


Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI DANH ĐÚNG
TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm bảo đảm định tội danh
đúng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
3.1.1. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật hình sự về tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện quy định
của BLHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sau:
Thứ nhất, đề nghị nâng mức khởi điểm của tội “Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản” lên mức cùng mức 4.000.000 đồng như tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản để khi xử lý đối với các trường hợp chiếm đoạt tài sản có
giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng tránh xảy ra oan, sai
Thứ hai, hoàn thiện một số quy định của pháp luật hình sự có liên
quan đảm bảo cho việc định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đúng
người, đúng tội như Điều 162 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung 2009 (Điều 198
BLHS 2015); Điều 156, 157 và 158 BLHS sửa đổi, bổ sung 2009 (Điều
192, Điều 193, Điều 195 BLHS 2015); Điều 248 BLHS sửa đổi, bổ sung
2009 (Điều 321 BLHS 2015), các tội lạm dụng chức vụ quyền hạn.
Thứ ba, không cần thiết phải quy định tình tiết “dùng thủ đoạn xảo
quyệt” được quy định là tình tiết định khung tăng nặng tại Điểm e Khoản 2
Điều 174 BLHS năm 2015.
Thứ tư, hoàn thiện các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản đối với một số hình thức mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc

tế như tội: Lừa đảo qua mạng internet, lừa đảo thông qua hình thức bán
hàng đa cấp; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức làm hồ sơ
khống chiếm tiền hoàn thuế giá trị gia tăng.
3.1.2. Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản

20


Cần ban hành thông tư hướng dẫn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
để tránh trường hợp hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế cũng như tránh
nhầm lẫn với các tội phạm khác cùng chương, đặc biệt là tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Để đảm bảo cho BLHS năm 2015 có thể được áp dụng ngay thì
cần có hướng dẫn về các tài sản được coi là di vật, kỷ vật thuộc đối tượng
của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có khác biệt so với tài sản là cổ vật, di vật
theo quy định của luật Di sản văn hóa năm 2013 hay không.
3.2. Các giải pháp khác nhằm bảo đảm định tội danh đúng tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản
3.2.1. Nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ
pháp luật của đội ngũ cán bộ định tội danh
Thứ nhất, nâng cao năng lực đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên
và Thẩm phán trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Thứ hai, nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp.
Thứ ba, bồi dưỡng và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và kiến thức pháp luật.
Thứ tư, bổ sung đủ số lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm
phán nhằm tránh quá tải trong quá trình làm việc.
3.2.2. Tăng cường tổng kết thực tiễn của các cơ quan tiến hành
tố tụng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thứ nhất, Bộ công an, VKSND tối cao, TAND tối cao cần tổng kết
kinh nghiệm trong giải quyết án hình sự có tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, TAND tối cao cần tập trung xây dựng hệ thống án lệ đối
với các vụ án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên cơ sở tổng kết kinh
nghiệm của TAND các cấp.
3.2.3.Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và xử lý thông tin

21


Cơ quan Công an cần nâng cao chất lượng tiếp nhận thông tin từ
đường dây nóng để mọi người dân có thể cung cấp thông tin khi có tội
phạm xảy ra.
Đồng thời phải có nhiều hình thức mới để thu nhận thông tin của
nhân dân.
Nghiên cứu triển khai trung tâm tiếp nhận xử lý tin báo để có thể
kết nối rộng và xử lý nhanh khi có tội phạm xảy ra.
3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh, xử lý tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống với tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một yêu cầu cấp bách.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận về định tội danh tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản ở Chương 1 và kết quả đánh giá thực trạng hoạt động
định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí
Minh trong những năm vừa qua, Chương 3 của luận văn đã đề xuất một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo đảm thống nhất về mặt nhận thức
pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng mà trực tiếp là Điều tra viên,
Kiểm sát viên, Thẩm phán từ đó việc định tội được đúng tội danh ngay từ
khi khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử loại tội phạm này. Mặt khác, trọng

tâm của Chương 3 là tập trung đề xuất một số giải pháp mang tính toàn
diện có liên quan trực tiếp đến hoạt động định tội danh và đi sâu phân tích
giải pháp liên quan đến việc nâng cao năng lực trình độ nghiệp vụ của Điều
tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán định tội danh đúng tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Các kiến nghị, giải pháp do luận văn đề xuất vừa có cơ sở lý luận
và có tính thực tiễn do đó có tính khả thi cao nên đề nghị được áp dụng vào
thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử sẽ góp phần định tội danh đúng tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.

22


KẾT LUẬN
1. Trước tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, việc định tội danh chính xác đối
với hành vi nguy hiểm cho xã hội là rất quan trọng. Bởi vì, việc định tội
danh đúng sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố và
xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và việc áp dụng hình phạt sẽ
phát huy được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công
dân có ích cho xã hội.
2. Thời gian qua, các cơ quan tiến hành tố tụng tại Thành phố Hồ
Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc áp dụng tương đối
thống nhất, đầy đủ, chính xác các quy định của BLHS trong việc định tội
danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bảo đảm việc giải quyết các vụ
án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy vậy, hoạt động định tội danh
đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
đôi khi còn gặp một số vướng mắc nhất định, còn xảy ra tình trạng nhầm
lẫn giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các tội phạm xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt khác. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến

chất lượng của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Nguyên nhân chủ
yếu của thực trạng này là do tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một loại tội
phạm phức tạp, được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khác
nhau, trong khi đó một số quy định của BLHS, với tư cách là căn cứ pháp
lý cho việc định tội danh đối với tội phạm này còn có những điểm chưa phù
hợp với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội, nhất là các quan hệ xã hội
trong lĩnh vực sở hữu, đồng thời chưa đáp ứng được lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi quyền sở hữu bị xâm phạm.
3. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã phân tích, làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về định tội danh nói chung và định tội danh
đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng; khảo sát, đánh giá thực tiễn

23


×