Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Vo Co Quyen Nuoi Con Sau Ly Hon Khi Chong Ngoai Tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.15 KB, 2 trang )

VỢ CÓ QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN KHI CHỒNG NGOẠI TÌNH?
Câu hỏi pháp luật: Cho em hỏi em và chồng em ly hôn thuận tình, anh chồng làm đơn em
kêu anh đưa em ký nhưng anh ta tự nộp đơn phương ly hôn. Hai vợ chồng em có 2 con, bé gái
33 tháng và bé trai 13 tháng. Toà thụ lý ngày 19/6/2011. Chồng em quan hệ với xã hội đen,
cặp bồ với người con gái khác. Anh là Công an nhưng lấy tiền Nhà nước đi ăn chơi và hiện tại
bị đình chỉ công tác. Trong đơn anh giành quyền nuôi 2 con và em cũng vậy.
Cho em hỏi 3 tháng nữa bé gái em tròn 3 tuổi rồi, Em có còn khả năng nuôi được 2 con không?
Em làm Thư ký văn phòng 8 triệu/tháng, có nhà mẹ ruột. Vợ chồng em không có tài sản chung.
Cho em hỏi phần thắng của em cao không? Chuyện chồng em có mối quan hệ bên ngoài ai
cũng biết nhưng em không có bằng chứng. Vậy em phải chứng minh những điều kiện gì
trước tòa để yêu cầu quyền lợi của mình?
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường
hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Thứ nhất, về quyền nuôi con sau ly hôn
Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và
các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly
hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một
bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì
phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ
điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa
thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo quy định trên, vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, trường hợp
không thỏa thuận được thì khi có yêu cầu Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định trên để giải
quyết.
- Thứ hai, về các chứng cứ, chứng minh việc chồng bạn chung sống như vợ chồng với


người khác


Tại Điểm d Khoản 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có quy
định như sau:
d. Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Theo quy định trên, khi nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và
gia đình và thuộc 1 trong các trường hợp trên.
Việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại
Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế
độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn. Cụ thể:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có
chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là
đang có chồng hoặc đang có vợ;…”
Thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này sẽ do Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã lập biên
bản vi phạm hành chính (Điểm b Khoản 2 Điều 65 Nghị định 110/2013/NĐ-CP).



×