Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

quyền Phụ nữ và Ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.69 KB, 12 trang )

A. Mở bài
Hôn nhân là hiện tượng xã hội mà luôn luôn được các nhà nghiên
cứu quan tâm, tuy nhiên nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác
lập quan hệ vợ chồng, thì ly hôn cũng là một mặt trái của quan hệ hôn
nhân. Tuy vậy, nó cũng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn
nhân đã thực sự tan vỡ. Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, vì nó
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và hạnh phúc của vợ chồng, đến lợi ích
của gia đình và xã hội. Với tư cách là một mặt của quan hệ hôn nhân,
pháp luật hôn nhân và gia đình xây dựng một phần gọi là chế định hôn
nhân, nhằm điều chỉnh quan hệ nhân thân, tài sản giữa các đối tượng
muốn ly hôn và con cái họ. Hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình
nước ta từ năm 1945 đến nay quy định vấn đề ly hôn với quan điểm vừa
tôn trọng, bảo vệ quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, vừa giải
quyết lý do ly hôn bằng tình, bằng pháp luật Nhà nước kiểm soát quyền
tự do ly hôn vì lợi ích gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, sau khi ly hôn, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của vợ
chồng, nhất là quyền và lợi ích của phụ nữ, của người vợ là vấn đề cần
phải quan tâm. V.I Lênin đã từng khẳng định: “Người ta không thể là một
người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ, không đòi quyền
hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối
với giới bị áp bức, đối với phụ nữ- tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà
không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ được tự do bỏ chồng,
thì không phải ta khuyên tất cả họ bỏ chồng”. Xuất phát từ lý do đó, vấn
đề bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc ly hôn cần được làm sáng tỏ.
B. Nội dung.
I. Những vấn đề chung về quyền Phụ nữ và Ly hôn :
1.Các khái niệm về quyền phụ nữ :
a. Khái niệm quyền phụ nữ.
Trong các luật về HN&GĐ của chế độ phong kiến, chế độ tư bản
chủ nghĩa, quyền của phụ nữ không được đề cao, nếu có quy định cũng
rất hạn chế, bởi những tư tưởng lạc hậu ngự trị thời kỳ đó: “Trọng nam


khinh nữ”, “chỉ coi quan hệ hôn nhân như là những bản hợp đồng mang
tính chất hàng hoá- tiền tệ”.
Với những nhận thức đúng đắn của các nhà làm luật hiện đại về
quyền của phụ nữ, thì quyền của phụ nữ được đề cao, nhất là những
quyền về hôn nhân gia đình, biểu hiện rõ nhất bước đột phá này là bằng
những chế định pháp luật hôn nhân, pháp luật đã quy định cụ thể về việc
thực hiện và bảo đảm việc thực hiện các quyền của phụ nữ trên thực tế.
1
Khoa học pháp lý đã đưa ra nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau
về Quyền phụ nữ. khái niệm này cũng được đưa ra trong nhiều công trình
nghiên cứu khoa học của các thầy cô trực tiếp làm công tác giảng dạy
pháp luật. Vậy, Quyền phụ nữ là gì?
“Quyền phụ nữ là một khái niệm dùng để chỉ các quyền con người
của phụ nữ.
b, Bảo vệ quyền phụ nữ.
Chúng ta đều biết, việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong các cổ luật
cũng đã được đặt ra, nhưng mức độ và quy mô bảo vệ rất hạn chế, hầu
như các nhà làm luật chưa thể nhận thức được vai trò quan trọng của phụ
nữ. Với việc coi trọng và đề cao người phụ nữ, Luật HN&GĐ2000, đã đề
cao vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ, nhằm giúp phụ nữ phát triển về mọi
mặt, đóng góp công sức của mình vào xu thế phát triển chung của xã hội.
Xuất phát từ mục tiêu đó, “bảo vệ quyền con người nói chung, bảo
vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật nói riêng trước hết phải được hiểu là sự
ghi nhận các quyền con người bằng pháp luật và phải bảo đảm cho quyền
đó được thực hiện. Mặt khác, do phụ nữ là một nhóm xã hội đặc biệt, bởi
vậy, quyền phụ nữ phải được xem xét và ghi nhận dựa trên cơ sở của
những yếu tố đặc thù về giới, nghĩa là pháp luật phải ghi nhận quyền phụ
nữ dựa trên cơ sở của vấn đề bình đẳng giới”. (Trích Bùi Thị Mừng -
bảo vệ Quyền phụ nữ theo Luật HN&GĐ Việt Nam 2000, Luận văn Thạc
sĩ luật học 2003).

2. Các khái niệm về ly hôn:
a. Khái niệm ly hôn:
Khái niệm ly hôn được quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000: “Ly hôn là chấm đứt quan hệ hôn nhân do Tòa án
công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoắc của
cả hai vợ chồng.”
b. Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
2000.
* Căn cứ ly hôn do một bên vợ hoặc chồng nộp đơn xin ly hôn:
- Điều 89. Luật hôn nhân gia đình - Căn cứ cho ly hôn: “ 1. Tòa án
xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng,đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án
quyết định cho ly hôn. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị
Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”
- Nghị quyết 02/2000/NQ -HĐTP ngày 23-12-2000 của Tòa án
nhân dân tối cao có một số qui định nhằm làm rõ cụm từ “tình trạng trầm
trọng,đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt
được”. Được coi là tình trạng trầm trọng của vợ chồng khi: Vợ chồng
2
không thương yêu, quí trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như: Người nào chỉ
biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống
ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan tổ chức,
đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần; Vợ chồng luôn có hành vi ngược
đãi, hành hạ nhau như: Thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác
xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con
thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải
nhiều lần; Vợ chồng không chung thủy với nhau như: Có quan hệ ngoại
tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ
hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan
hệ ngoại tình. Để có những cơ sở nhận định đời sống chung của vợ

chồng không thể kéo dài được thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của
vợ chồng đã đến mức trầm trọng như đã phân tích ở trên. Nếu thực tế cho
thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ
ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục
có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận
định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được. Mục
đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng;
không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng
danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau
phát triển về mọi mặt.
- Khoản 2 Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định
căn cứ thứ hai: để tòa án giải quyết việc ly hôn: “Trong trường hợp vợ
hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì tòa án
giải quyết cho ly hôn”. Trong thực tiễn xét xử các án kiện ly hôn nhiều
năm qua ở nước ta, khi chưa có Bộ luật dân sự năm 1995 tòa án vẫn giải
quyết ly hôn theo yêu cầu của đương sự khi vợ, chồng của họ đã bị tuyên
bố mất tích”.Khi Tòa án giải quyết cho ly hôn với người bị tuyên bố mất
tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lí tài sản của người bị tuyên bố mất
tích theo đúng qui định tại Điều 89 Bộ luật dân sự 1995.
* Trường hợp thuận tình ly hôn
- Điều 90.Thuận tình ly hôn: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu
cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành, nếu xét thấy hai bên thật
sự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly
hôn và sự thỏa thuận về tài sản và trên cơ sở bảo đảm quyền lợi ích chính
đáng của vợ và con; nếu không thỏa thuận được hoặc tuy có thỏa thuận
nhưng không bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của vợ và con thì Tòa án
quyết định” Như vậy, việc pháp luật qui định và công nhận sự thuận tình
ly hôn của hai vợ chồng là nhằm giải quyết và chấm dứt những mâu

thuẫn, xung đột trầm trọng trong cuộc sống vợ chồng mà từ đó, mục đích
3
của hôn nhân không đạt được, ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái và
các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, vợ chồng không thể xin ly
hôn một cách tùy tiện,vô trách nhiệm mà phải phù hợp với yêu cầu của
pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội trên cơ sở cân nhắc đến lợi ích
chung của gia đình con cái.Cũng theo Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000, trong việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện của
cả hai vợ chồng, đòi hỏi vợ chồng còn phải có sự thỏa thuận với nhau về
việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành
niên trên cơ sở bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của vợ và con; nếu vợ
chồng không thể thỏa thuận được, hoặc tuy có thỏa thuận được, hoặc tuy
có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của vợ và
con thì Tòa án quyết định.Bên cạnh những trường hợp vợ chồng thuận
tình ly hôn, còn có nhiều trường hợp việc ly hôn chỉ xuất phát từ ý chí
của một bên vợ chồng mà không có sự thuận tình của bên kia vì những lí
do khác nhau: do không nhận thức được mâu thuẫn vợ chồng đã sâu sắc,
trầm trọng, quan hệ hôn nhân đã tan vỡ hoặc có thể nhận thức được
nhưng vẫn không muốn ly hôn vì động cơ nào đó như quyền lợi con cái
…Theo qui định tại Điều 91, khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu xin ly
hôn mà hòa giải tại Tòa án không thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly
hôn.Về nguyên tắc Tòa án chỉ xét xử cho ly hôn nếu xét thấy quan hệ vợ
chồng đã ở vào “tình trạng trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài,
mục đích của hôn nhân không đạt được”. Như vậy, xét về bản chất giải
quyết việc ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn hoặc mội bên vợ
chồng yêu cầu là giống nhau.
II. Vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong việc ly hôn:
1. Nguyên nhân của việc bảo vệ Quyền của phụ nữ trong việc ly
hôn.
Thứ nhất, với những tư tưởng lạc hậu về hôn nhân và gia đình, về

vấn đề giới, vẫn còn hiển hiện trong cuộc sống gia đình thời hiện đại.
Điều này, đòi hỏi chúng ta phải loại bỏ triệt để nó ra khỏi đời sống xã hội,
điều đầu tiên chúng ta phải làm là định hướng lại những tư tưởng của xã
hội về vấn đề giới, về hôn nhân gia đình- chính là tồn tại xã hội, bởi đây
là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng về giới, dẫn đến bạo lực gia
đình và mâu thuẫn gia đình nảy sinh, ly hôn là điều không thể tránh khỏi.
Nhưng vấn đề ly hôn xảy ra, nạn nhân phải hứng chịu hậu quả không ai
khác là phụ nữ. Như vậy, trước hết bảo vệ quyền của phụ nữ trong giải
quyết ly hôn, phải xuất phát từ việc khắc phục những tổn thương mà
người phụ nữ phải hứng chịu.
Thứ hai, sau khi ly hôn, vấn đề ổn định cuộc sống là một bài toán
nan giải đặt ra với các cặp vợ chồng, nhất là đối với người phụ nữ, vì họ
là bộ phận đặc biệt của xã hội, khả năng tự lập không thể cao bằng những
4
người đàn ông, họ rất dễ nhạy cảm về những hoàn cảnh khách quan và
chủ quan của gia đình và xã hội. Theo báo cáo công tác xét xử của
TANDTP Hà Nội năm 2003, toàn ngành đã thụ lý 3936 vụ án hôn nhân
và gia đình và đã giải quyết 3803 vụ, đạt tỷ lệ 96,6%, (số liệu cụ thể trong
bảo vệ Quyền phụ nữ theo Luật HN&GĐ Việt Nam2000- Bùi Thị Mừng)
Như vậy, có thể nói, thành công trong công tác xét xử cũng có sự đóng
góp của Luật HN&GĐ. Theo đó, những bản án thấu tình đạt lý, bảo vệ
quyền lợi cho người phụ nữ, sẽ giúp họ tự tin trước cuộc sống, tin tưởng
rằng pháp luật luôn bên cạnh họ, bảo vệ quyền lợi cho họ.
Thứ ba, trên thực tế, vấn đề tài sản và xác định tài sản khi có tranh
chấp xảy ra là vấn đề hết sức phức tạp, nhất là đối với việc xác định tài
sản của vợ chồng khi ly hôn, theo đó, một mặt chúng ta vừa phải bảo đảm
quyền của người chồng, mặt khác vừa phải bảo vệ quyền của phụ nữ-
nhóm quan hệ xã hội đặc biệt. Nếu việc xác định tài sản chung của vợ
chồng không chính xác là nguyên nhân dẫn đến cách giải quyết không
đúng, không bảo vệ được quyền lợi của các đương sự, nhất là đối với

người phụ nữ- đối tượng luôn được hưởng sự quan tâm từ phía Nhà nước,
gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, vấn đề xác định công sức đóng góp cho
các bên khi giải quyết việc ly hôn cũng là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng
đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Do vậy, Luật HN&GĐ2000 cũng
có quy định nguyên tắc chia tài sản chung “căn cứ vào công sức đóng
góp”, nhằm thực hiện việc bảo vệ tốt quyền lợi của phụ nữ.
Như vậy, nguyên nhân tiếp theo của việc bảo vệ quyền của phụ nữ
trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn là nhằm tạo ra sự hoàn
thiện của pháp luật về chế định HN&GĐ, từ đó, tạo ra cơ sở pháp lý cho
người phụ nữ có thể tham gia tốt các lĩnh vực của xã hội, nhằm hoàn
thiện bản thân để có thể đối mặt với vấn đề ly hôn đang diễn biến phức
tạp- một trong những mặt trái của hôn nhân, tiềm ẩn trong chính cuộc
sống của người phụ nữ, cũng như là để bảo vệ người phụ nữ khỏi những
tệ nạn xã hội khi hôn nhân chấm dứt và người phụ nữ phải tự mình bươn
trải cho cuộc sống của mình.
Thứ tư, Luật HN&GĐ2000 có quy định: trong trường hợp vợ
chồng ly hôn, việc nuôi con do hai bên tự quyết định theo thỏa thuận,
trong trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
Nếu sau khi ly hôn, mà giao con cho người vợ nuôi, thì bên còn lại (người
chồng) có nghĩa vụ cấp dưỡng. Với quy định này của pháp luật, pháp luật
đã bảo vệ quyền lợi của phụ nữ đối với thiên chức làm mẹ của họ. Như
vậy, một nguyên nhân nữa của việc bảo vệ là phải bảo đảm thiên chức
làm mẹ của người phụ nữ, bởi vì, người phụ nữ luôn là đối tượng có đời
sống nội tâm sâu sắc, hiểu biết tâm tư, nguyện vọng của các con hơn ai
hết, do vậy, việc giao con cho người phụ nữ chăm sóc, nuôi dưỡng một
mặt, đảm bảo quyền của phụ nữ, mặt khác cũng bảo đảm sự phát triển
bình thường về tâm sinh lý các con.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×