Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG- LÂM- NGƯ

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi
các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Diệp Thanh
Lớp: Đại học Lâm Nghiệp K55
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị quỳnh Phương
Bộ môn: Lâm Nghiệp trồng trọt

NĂM 2017


Lời cảm ơn!
Có được bài khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
đến Chi cục Kiểm lâm, phòng Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, đặc
biệt là anh Nguyễn Thanh Tây đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ em với
những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài
động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh Quảng Bình”. Tạo điều kiện thuận lợi cho em
thu thập số liệu ngoại nghiệp cũng như tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến đề
tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫ Th.s Nguyễn Thị Quỳnh Phương
đã luôn bên cạnh, hướng dẫn củng cố kiến thức còn thiếu sót cho em trong suốt quá
trình thực tập và nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!



Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, các mặt hàng động vật hoang dã (ĐVHD)đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu sử dụng của con người, chẳng hạn như: mục đích thương mại, trưng bày,
lập vườn thú, biểu diễn xiếc, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác…Song
song với nhu cầu trên thì nguồn cung cấp đang là vấn đề quan trọng, đang được xã
hội quan tâm. Từ thực trạng đó, việc săn bắt động vật hoang dã từ rừng tự nhiên là
vấn đề bức xúc, khiến các nhà quản lý phải ngày đêm trăn trở. Săn bắt động vật
hoang dã trái phép làm giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái.
Để đáp ứng nhu cầu xã hội về ĐVHD và các sản phẩm của chúng, các doanh
nghiệp và các hộ gia đình đã đầu tư, phát triển gây nuôi các loài ĐVHD phục vụ cho
nhu cầu đời sống của con người nhằm giảm thiểu tình trạng săn bắt, bẫy và sử dụng các
loài động vật hoang dã trong tự nhiên.
Quảng Bình là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa
dạng, phong phú; đặc biệt là đa dạng về các loài động thực vật có nguồn gốc từ
rừng.Thời gian qua nạn săn bắt, mua bán, vật chuyển động vật rừng trái phép trên
địa bàn xảy ra nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thiên
nhiên.Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều vụ mua
bán, vận chuyển có tính hệ thống, liên tỉnh với khối lượng lớn động vật rừng hoang
dã.Việc gây nuôi sinh sản các loài động vật có nguồn gốc từ rừng đang được Nhà
nước khuyến khích. Một số địa phương đã hình thành trang trại gây nuôi các loài
ĐVHD như:heo rừng, nhím, đà điểu, trăn, cá sấu, kỳ đà...Nhiều mô hình đã thành
công và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, quản lý hoạt động nuôi nhốt động vật rừng rất
phức tạp do chưa có quy trình quản lý hoạt động hoặc rất khó xác định nguồn gốc
hợp pháp đối với các loài động vật nuôi nhốt.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, hoạt động gây nuôi ĐVHD đã được các
doanh nghiệp và các hộ dân phát triển từ những năm trước đây.Tuy nhiên, hoạt
động gây nuôi còn mang tính tự phát, sơ khai và nhỏ lẽ, chưa được hướng dẫn về
trình tự thủ tục cũng như kỹ thuật gây nuôi.Vì vậy, việc gây nuôi ĐVHD chưa

mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đồng thời công tác quản lý gây nuôi
ĐVHD gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Đến nay, quy mô gây nuôi đã được nhân lên và được mở rộng trên địa bàn
toàn tỉnh. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Bình thuận lợi cho việc gây
nuôi một số loài động vật hoang dã như: nhím, lợn rừng, kỳ đà vân, chồn, baba,
rùa, rắn, cầy vòi hương....Để hoạt động gây nuôi ĐVHD được phát triển, nhân rộng
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác quản lý hoạt động gây nuôi ĐVHD các ban ngành chức năng cũng như


các nhà khoa học cần nghiên cứu tạo một hành lang pháp lý, những hướng dẫn quy
trình về thủ tục gây nuôi và kỹ thuật gây nuôi các loài ĐVHD.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và các
giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình” là rất cần thiết, giúp chúng ta định hướng đề xuất các giải pháp
quản lý ĐVHD có hiệu quả, nhằm quản lý tốt và thúc đẩy hoạt động gây nuôi các
loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, tạo điều kiện cho các
hộ dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giảm áp lực săn bắt từ rừng tự nhiên.
1.2 Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá thực trạng gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh;
phân tích những thuận lợi, khó khăn, các vấn đề còn bất cập trong quản lý hoạt
động gây nuôi; phân tích vai trò của các bên liên quan và trên cơ sở hành lang pháp
lý đối với hoạt động gây nuôi ĐVHD để đề xuất các giải pháp, cho việc gây nuôi
các loài ĐVHD trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
1.3Yêu cầu của đề tài:
Thu thập số liệu đầy đủ để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động gây nuôi
các loài ĐVHD trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; làm rõ các
thuận lợi, khó khăn và các vấn đề còn bất cập trong hoạt động quản lý gây nuôi các
loài ĐVHD và đi đến đề xuất các giải pháp cho việc quản lý có hiệu quả.



Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình gây nuôi ĐVHD trên thế giới
Trên thế giới gây nuôi ĐVHD và quản lý gây nuôi ĐVHD đã hình thành từ
rất sớm, có thể nói tại nhiều nước việc chăn nuôi ĐVHD đã trở thành nghành công
nghiệp, kéo theo đó là nghành chế biến và xuất khẩu các sản phẩm của chúng.
Thành tựu nuôi hươu ở New Zealand và ứng dụng mô hình này để phát triển
trong khu vực chây Á- Thái Bình Dương như Thái Lan. Không chỉ ở New Zealand
mà còn ở Australia, Trung Quốc một số nước châu Âu, Hoa Kỳ khi số lượng các
sản phẩm từ hươu được trao đổi mua bán trên thị trường thế giới, cạnh tranh giữa
các trang trại ngày càng trở nên gay gắt, điều đó đòi hỏi phải chú ý đến việc quản
lý. Một số cách quản lý hiện nay nhằm thúc đẩy việc liên doanh nuôi Hươu thành
công [12].
Trước năm 1990, Thái Lan là nước đã hình thành nghề nuôi Heo rừng từ
nguồn Heo rừng thiên nhiên. Việc thuần hóa Heo rừng cũng bắt đầu từ những
người nông dân ở vùng gần biên giới Thái Lan – Miến Điện. Đến năm 1996, Bộ
Nông nghiệp Thái Lan đã chính thức công nhận nghề nuôi Heo rừng và phổ biến
rộng rãi quy trình nuôi loài động vật này. Và khoảng 10 năm sau đó, nghề nuôi
Heo rừng đã phổ biến khắp nơi ở Thái Lan và tạo thêm nguồn cung ứng đạm từ
động vật với lượng mỡ ít và giá thành tương đối rẻ (125 ÷ 130 Baht/kg) (tương
đương 50 ÷ 60 nghìn đồng Việt Nam). Có nhiều trang trại hiện đang gây nuôi Heo
rừng ở nước này, điển hình là các trang trại quy mô lớn như: trang trại Bán Bưng
(tỉnh Buri – Đông Bắc Thái Lan), trại Nunthaphisan (200 con), trại Iter (huyện
Châu Athanh, tỉnh Nakhon Pa Thổm), trại Heo rừng Bò Thong (huyện Bò Thong),
trai Lăm Diên,… ngoài ra Cục Kiểm lâm cũng xây dựng trại Heo rừng để nhân
giống heo cho dân.
Tại Malaysia, đến năm 2007, Nhím Đuôi ngắn được Sở Động vật hoang dã và
Công viên quốc gia (PERHILITAN) (Department of Wildlife and National Parks)
của nước này thành lập sự án 5 mô hình trang trại gây nuôi nhím. Dự án này cũng
được tài trợ từ Viện công nghệ sinh học nông nghiệp Malaysia, cùng với sự tham gia

nghiên cứu của trường đại học Putra, Kebangsaan và Mardi của Malaysia nhằm
quản lý và nâng cao năng suất, dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thịt
nhím có lượng protein tương đương với thịt bò và thịt cừu nhưng lượng chất béo
thấp hơn.Các loại acid amin có vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và
các loại acid béo khác.[13]
Cũng tại Malaysia, Perhilitan đã có 2 dự án chăn nuôi nhím thương mại hợp
tác với người dân, một dự án bắt đầu từ năm 2005 tại Negeri Sembiann với 20 đực


và 30 con cái, một dự án khác bắt ñầu từ năm 2006 tại Bangting, Selangor với 32
cá thể, tất cả các cá thể nhím ñược cấy ghép các vi mạch với mục đích nhận dạng,
cán bộ thú y cung cấp các dịch vụ tư vấn và theo dõi. Mục đích dự án là đảm bảo
số lượng lớn nhím bị giam cầm có thể đạt được thông qua hệ thống chăn nuôi và
ứng dụng các công nghệ sinh học mới nhất.[6]
Như vậy, có thể thấy việc gây nuôi ĐVHD ở nhiều nước trên thế giới đã phát
triển mạnh để đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như xuất khẩu sản phẩm một cách
rộng rãi.Việc liên doanh cũng đã được chú ý trong gây nuôi đối với một số loài
cho sản phẩm có tính cạnh tranh, nhằm hướng đến phát triển gây nuôi bền vững
và phát triển mở rộng thị trường. Việc áp dụng công nghệ nhằm quản lý và giám
sát gây nuôi đối với các loài cũng đã được chú trọng. Tất cả những thành quả đó
rất đáng để chúng ta có thể tham khảo và áp dụng một cách phù hợp cho phát triển
gây nuôi ĐVHD ở Việt Nam.
2.2 Tình hình gây nuôi các loài ĐVHD trong nước
Theo số liệu của Cục Kiểm lâm, đến nay đã có khoảng 10.000 cơ sở nuôi
động vật hoang dã đăng ký với cơ quan chức năng ở cả 63 tỉnh, thành phố với
khoảng 3 triệu con thuộc 70 loài đang được nuôi, trong đó có 4 loài chính là trăn,
cá sấu, khỉ đuôi dài và rắn các loại. Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
là hai khu vực nuôi động vật hoang dã lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 70%; tiếp
theo là đồng bằng Sông Hồng chiếm 20%. Nhìn vào con số trên, nhiều chuyên gia
bảo tồn động vật hoang dã lo ngại, cho rằng Nhà nước không nên cho phép gây

nuôi động vật hoang dã nhiều như vậy bởi nếu “mở cửa” cho các hoạt động này thì
chắc chắn số lượng các loài động vật hoang dã sẽ dần bị suy giảm trong tự nhiên
hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo kết quả điều tra “ Gây nuôi thương mại các loài ĐVHD tại Việt Nam”
của ENV, trong thời gian từ tháng 10/2014 đến tháng 7/2015 tại 26 trang trại quy
mô lớn đã đi đến kết luận rằng gây nuôi thương mại và buôn bán ĐVHD gây ảnh
hưởng đến quần thể chính các loài này trong tự nhiên và làm gia tăng mối đe dọa
về nguy cơ tuyệt chủng của chúng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy 100% cơ sở có
dấu hiệu nhập lậu ĐVHD ở những mức độ khác nhau, 100% các cơ sở cho biết
thường xuyên bổ sung các cá thể săn bắt từ tự nhiên, 89% các cơ sở cho biết không
áp dụng bất kì biện pháp nào để ngăn chặn việc giao phối cận huyết, 91% các cơ sở
cho biết có mua giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của ĐVHD từ các cơ sở
khác hoặc trực tiếp từ cán bộ kiểm lâm.[6]
Giám đốc Trung tâm giáo dục thiên nhiên Vũ Thị Quyên cho biết, vấn đề
săn bắn, buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam đã trở nên nhức nhối trong hơn


thập kỷ qua. Mỗi ngày có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cá thể động vật quý
hiếm bị săn bắn và buôn bán trái phép, khiến các loài động vật hoang dã đang phải
đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.Thực tế, nếu xem xét các loài đang bị buôn bán
hiện nay, chúng ta thấy rằng số lượng các loài động vật hoang dã có thể gây nuôi
thành công là rất ít.Ví dụ tê tê khó có thể sống trong điều kiện nuôi nhốt hoặc việc
gây nuôi các loài rùa mai cứng, chi phí cao hơn nhiều so với giá trị thực tế của
chúng trên thị trường.
Tuy nhiên, một số người ủng hộ các hoạt động gây nuôi lại tin rằng việc gây
nuôi sinh sản động vật hoang dã là một trong những biện pháp nhằm bảo tồn nguồn
gen, đồng thời giảm áp lực lên việc khai thác, săn bắn động vật hoang dã ngoài tự
nhiên, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Đại diện chủ nuôi động vật hoang dã tỉnh Quảng Ninh cho biết các loài động vật
được ưu tiên gây nuôi là các loài có thể sinh sản và sống sót tốt trong điều kiện nuôi

nhốt, có thời gian tăng trưởng hợp lý và có giá trị kinh tế cao. Đơn cử như cá sấu, ba
ba trơn, trăn, rắn... có thể được gây nuôi sinh sản với số lượng lớn và thu được lợi
nhuận khá cao.
Đại diện WCS cũng cho rằng, về mặt lý thuyết, động vật gây nuôi có thể thay
thế cho động vật hoang dã nhưng đòi hòi phải có sự kiểm soát chặt chẽ và nâng cao
hiểu biết về những tác động của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Thực tế cho
thấy nhiều trang trại gây nuôi do chạy theo lợi nhuận đã không ngần ngại bổ sung
thêm các cá thể động vật hoang dã từ tự nhiên vào số lượng động vật gây nuôi. Hơn
nữa, nếu việc gây nuôi thu lãi sẽ khuyến khích những người khác làm theo. Tại đây
sẽ hình thành ngành công nghiệp gây nuôi động vật hoang dã và kết quả là số lượng
quần thể động vật hoang dã trong tự nhiên càng bị gây áp lực lớn.
Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam Đặng Huy Huỳnh cho biết, ở nhiều nước
trên thế giới, chăn nuôi động vật hoang dã đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa thật
sự, mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, việc nhân nuôi các loài động vật
hoang dã tại nước ta đến nay còn mang tính tự phát, chưa thực hiện đúng hướng dẫn,
hình thức nuôi nhốt chưa phù hợp và không đáp ứng yêu cầu an toàn dịch bệnh,
chuồng trại. Vì vậy, các cơ quan quản lý nên hướng dẫn quy trình cụ thể, quy định
các danh mục được phép gây nuôi, kinh doanh và góp phần vào mục tiêu bảo tồn.
Tuy nhiên, theo GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học
Việt Nam, so với các nước, việc gây nuôi ĐVHD ở nước ta còn mang tính tự phát,
nhỏ lẻ, chưa phải là ngành sản xuất hàng hóa để có thể trở thành một ngành kinh tế
nông nghiệp mũi nhọn, kết hợp gây nuôi, kinh doanh, bảo tồn với du lịch như các
nước châu Âu (Nga, Đức, Hungari, Bungari, Ba Lan, Pháp), các nước Đông Nam


Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar), các nước Đông Phi... Chưa thực
hiện đúng hướng dẫn, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước.
Phương pháp nuôi đơn giản, chủ yếu là nuôi nhốt, chưa phù hợp với điều
kiện sinh thái nhiệt đới, chưa chủ động nguồn thức ăn cho động vật nuôi, chưa có
biện pháp phòng và chữa bệnh, chưa kết hợp với kỹ thuật công nghệ sinh học trong

nhân nuôi, sinh sản cũng như vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn trong nhân
nuôi, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sinh lý, sinh thái của vật nuôi. Nhà khoa
học còn đứng ngoài khá nhiều thay vì cùng vào cuộc.
Nuôi ĐVHD ở Việt Nam còn mang tính phong trào, mấy năm trước rộ lên
phong trào nuôi heo rừng, rồi nuôi nhím. Thu nhập những người khai phá bao giờ
cũng rất cao, lên đến hàng tỷ đồng/năm, nhưng chủ yếu nhờ bán con giống.Sự thiếu
hiểu biết về kiến thức nền như sinh học, sinh thái học, kỹ thuật nuôi, biện pháp phòng
chữa bệnh, kể cả những quy định của pháp luật khiến người nuôi thường gặp rủi ro.
Việc tổ chức gây nuôi một số loài ĐVHD có giá trị bảo tồn và các loài có
giá trị kinh tế đang bị giảm sút về số lượng ở Việt Nam là việc làm cần thiết, dựa
trên nguyên tắc nhân nuôi ĐVHD gắn với việc bảo tồn nguồn gen, không làm suy
giảm số lượng các loài ĐVHD có giá trị kinh tế, các loài đang bị đe dọa, mà còn
tạo điều kiện cho số lượng của các loài ĐVHD phát triển qua nhiều thế hệ để phục
hồi lại số lượng một số loài hiện nay có nguy cơ tuyệt chủng.
Vấn đề này cần được đặt ra dưới nhiều hình thức như nhân nuôi ở các trạm cứu
hộ động vật, các trang trại, hộ gia đình, khu du lịch sinh thái... Nhờ đó, nguồn tài
nguyên ĐVHD mới có khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội và phục vụ việc bảo tồn quỹ
gen hoang dã.
2.3 Hoạt động quản lý động vật hoang dã trên cả nước
Trong thời gian qua, ở địa bàn một số tỉnh, thành trên cả nước đã có quy định
về thủ tục nuôi nhốt ĐVHD như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Gia Lai, Thừa
Thiên Huế….Để tìm hiểu hoạt động quản lý ĐVHD trên địa bàn các tỉnh trong
nước, tôi lấy một ví dụ điển hình ở tỉnh Gia Lai về công tác quản lý ĐVHD như sau:
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành quy định về quản lý và điều kiện trại nuôi
sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh, kèm theo Quyết
định số: 05 /2010/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2010 của UBND tỉnh Gia Lai,
quy định:
Trách nhiệm quản lý, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi
sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã.
1. Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa



cháy rừng số 2 đơn vị phụ trách địa bàn thành phố Pleiku (sau đây gọi chung là Hạt
Kiểm lâm) có trách nhiệm:
a. Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn, kiểm tra xác nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi
sinh sản, trại nuôi sinh trưởng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý chuyển
Chi cục Kiểm lâm tỉnh thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
b. Quản lý, kiểm tra, xác nhận việc cập nhật biến động số lượng cá thể động
vật hoang dã của các chủ trại nuôi đã được Chi cục Kiểm lâm cấp sổ theo dõi; tổng
hợp báo cáo tình hình quản lý trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật
hoang dã trên địa bàn quản lý theo quy định.
2. Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm:
a. Thẩm định hồ sơ đã được Hạt Kiểm lâm kiểm tra, xác nhận, xét cấp hoặc
đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng:
động vật hoang dã theo đúng quy định.
b. Hướng dẫn, quản lý, kiểm tra và cấp sổ theo dõi biến động số lượng cá thể
động vật hoang dã của các trại nuôi; tổng hợp báo cáo tình hình quản lý trại nuôi
sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.
3. Trình tự, thủ tục, thời hạn thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại
nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã:
- Chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký trại nuôi
sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã của tổ chức, cá nhân. Hạt Kiểm
lâm phải tiến hành kiểm tra, xác nhận; đồng thời, gửi hồ sơ đã kiểm tra báo cáo
Chi cục Kiểm lâm. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo lý do từ
chối tiếp nhận cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ đề nghị đăng ký.
- Chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký của chủ
trại nuôi đã được Hạt Kiểm lâm kiểm tra, xác nhận. Chi cục Kiểm lâm phải tiến
hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi hoặc gửi hồ sơ
đã thẩm định cho cơ quan quản lý CITES Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận
(Nếu động vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES). Trường hợp

từ chối tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận cho tổ chức, cá nhân
có hồ sơ đề nghị đăng ký.
Thủ tục, hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật
hoang dã.
1. Động vật hoang dã thông thường phải bảo đảm các loại giấy tờ sau:
a. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp.


b. Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y của cơ quan có thẩm quyền cấp.
c. Giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm
quyền cấp.
d. Giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng ĐVHD thông
thường.
đ. Biên bản kiểm tra kèm bảng kê ĐVHD thông thường của Hạt Kiểm lâm sở
tại.
e. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp.
g. Trường hợp động vật có nguồn gốc nhập khẩu (không phân bố tại Việt
Nam) phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan khoa học CITES Việt Nam là việc
nuôi loài đó không ảnh hưởng tới các loài động vật khác và hệ sinh thái trong nước.
2. Động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; ngoài các loại giấy tờ nêu tại
khoản 1, Điều này, còn phải bảo đảm các loại giấy tờ sau:
a. Động vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES:
Đăng ký với Chi cục Kiểm lâm để thẩm định và gửi hồ sơ đã thẩm định cho cơ
quan quản lý CITES Việt nam xem xét.
b. Động vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III của Công ước
CITES và Nhóm IIB theo quy định của pháp luật Việt Nam: Đăng ký với Hạt kiểm
lâm để được hướng dẫn kiểm tra, xác nhận và chuyển hồ sơ về Chi cục Kiểm lâm
thẩm định.
Thủ tục vận chuyển ĐVHD của trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng:
Tổ chức, cá nhân phải lập thủ tục theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TTBNNPTNT ngày 04/1/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định

hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; các văn bản pháp luật có
liên quan.
Trường hợp vận chuyển động vật hoang dã là các loài thú dữ như hổ, gấu,
báo…; ngoài các thủ tục theo quy định, động vật phải được nhốt trong các loại
dụng cụ chuyên dùng (lồng, chuồng…) làm bằng vật liệu chắc chắn, tuyệt đối
không để động vật thoát ra ngoài đe dọa tính mạng, sức khỏe của con người.
Kiểm tra, xử lý vi phạm và kinh phí thực hiện:
1. Các cơ quan Kiểm lâm, Công an, Quản lý thị trường, Kiểm dịch động vật,
Bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật trong hoạt động nuôi, vận


chuyển động vật hoang dã quy định tại Quy định này và các văn bản pháp luật có
liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về nuôi, vận chuyển
động vật hoang dã thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm
hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật hiện hành.
3. Kinh phí cho hoạt động quản lý động vật hoang dã thực hiện theo Thông
tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính “Về hướng dẫn việc quản
lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu
gian lận thương mại, hàng giả và Thông tư số 13/2009/TT-BNN ngày 12/3/2009
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “ Hướng dẫn một số quy định quản
lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn lậu, gian
lận thương mại trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Điều kiện trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã:
1. Chuồng, trại nuôi phù hợp với đặc tính của loài nuôi và theo quy định hiện
hành.
2. Bảo đảm an toàn cho người nuôi và người dân trong vùng, bảo đảm an
toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

3. Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản,
nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
4. Chủ trại nuôi phải cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về các hậu quả của
hoạt động nuôi động vật hoang dã gây ra.
Điều kiện trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã là các
loài thú dữ.
Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã là các loài thú
dữ; ngoài các điều kiện quy định trên, phải có chuồng nuôi và hàng rào kiên cố,
bảo đảm an toàn tuyệt đối không để động vật thoát ra ngoài. Nếu nuôi để phục vụ
tham quan du lịch, phải có nhân viên kỹ thuật hướng dẫn, đảm bảo an toàn tuyệt
đối tính mạng, sức khỏe cho khách tham quan.
Trường hợp động vật thoát khỏi nơi nuôi, chủ nuôi phải áp dụng ngay các
biện pháp ngăn chặn; đồng thời, báo ngay cho Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc (Đội
Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng số 02 nếu trại nuôi trên địa bàn
thành phố Pleiku), chính quyền địa phương, cơ quan Công an hoặc cơ quan, đơn vị
có liên quan để kịp thời xử lý [13]


2.4. Tình hình động vật hoang dã tại địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.4.1 Một số nét về tình hình động vật hoang dã tại Quảng Bình.
Bức tranh đa dạng sinh học các khu hệ động vật của Quảng Bình cũng đặc sắc
không kém so với các khu hệ thực vật.Trước hết và nổi bật nhất là các loài thú lớn.
Nếu Vụ Quang, Hà Tĩnh là nơi phát hiện ra sao la (Pseudorys nghetinhensis), một
trong ba loài thú lớn đặc hữu của Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên trong thập
niên cuối cùng của thế kỷ XX, thì Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học
Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn
gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng núi đá vôi
(Karst) Phong Nha - Kẻ Bàng.
Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài
cá... có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà

Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ... [8]
Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 549.540 ha, trong đó rừng tự nhiên
456.536 ha, rừng trồng 93.003 ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích
không có rừng 70.640 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138
họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim,
gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác.Quảng Bình là một
trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là
31triệu m3 [8]
Theo số liệu tổng hợp, thu nhập, thành phần động vật Quảng Bình bao gồm:
1.977 loài (327 họ, 65 bộ) của 6 lớp động vật nổi bật. Trong đó, côn trùng: 1.045
loài (142 họ, 18 bộ); cá xương: 278 loài (74 họ, 17 bộ); ếch nhái: 38 loài (6 họ,
thuộc bộ không đuôi); bò sát: 78 loài (17 họ, 2 bộ); chim: 362 loài (56 họ, 15 bộ);
thú: 176 loài (32 họ, 12 bộ). Phong Nha – Kẻ Bàng còn có một thảm động thực vật
phong phú và đa dạng.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là trung tâm đa dạng động vật nổi
tiếng của Việt Nam cũng như trên thế giới. Thống kê cho thấy thành phần loài các
nhóm động vật ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng rất phong phú, đa dạng và
chiếm tỷ lệ khá lớn (từ 47-100%) so với số loài đã phát hiện ở khu vực Bắc Trường
Sơn. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thực vật mà còn là nơi ở, ăn và cư
trú an toàn cho các loài động vật. Thống kê bước đầu có 1.074 loài động vật xương
sống thuộc 338 giống với 134 họ, 43 bộ và 352 loài động vật không xương sống,
trong đó ngành thân mềm có 10 loài thuộc 8 chi, 6 họ và ngành chân khớp 292 loài
thuộc 5 lớp. Trong hệ động vật ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có 68 loài


được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam (1994), 44 loài được ưu tiên bảo vệ mức độ
toàn cầu và được ghi trong Sách đỏ các loài động vật có nguy cơ đe dọa của Liên
minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN, 1997). Sự đa dạng về hệ động vật ở
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thể hiện ở đa dạng nhóm thú, nhóm chim,

nhóm bò sát và lưỡng cư, nhóm cá và cả nhóm bướm.[9]
Cập nhật, thống kê bổ sung thêm 16 loài thực vật và 107 loài động vật (đến
nay có 2.951 loài thực vật, 1.394 loài động vật). Trong số các loài động vật có
xương sống đã ghi nhận 154 loài động vật có vú, trong đó có 46 loài được ghi
trong Sách Đỏ Việt Nam, 55 loài được ghi trong Sách Đỏ IUCN 2016, 38 loài có
tên trong Nghị định 32-2006/NĐ-CP, 26 loài thuộc danh mục Nghị định 160.
Thực hiện khảo sát đánh giá vùng trắng: trong năm 2016 BQL VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng đã tiến hành 03 đợt điều tra, khảo sát vùng trắng để đánh giá tiềm
năng tài nguyên thiên nhiên. Kết quả đã ghi nhận sự hiện diện của 92 loài thực vật
bậc cao thuộc 75 chi, 45 họ. Họ thực vật chiếm ưu thế về loài nhất là Phong lan
(Orchidaceae) với 18 loài; họ Cau dừa (Arecaceae) và họ Xoan (Meliaceae) có 6
loài; họ Thầu dầu có 4 loài. Ghi nhận 9 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007 (6
loài ở tình trạng Sẽ nguy cấp-VU; 3 loài Nguy cấp-EN); có 4 loài được liệt kê vào
nhóm IIA trong Nghị định 32/CP của Thủ tướng Chính phủ. Bổ sung 2 loài thực
vật mới là: Trân châu ba lá (Lysimachia insignis), Lan Hoàng thảo long nhãn
(Dendrobium fimbriatum) đưa vào “Danh mục các loài thực vật bậc cao của VQG
Phong Nha - Kẻ Bàng”. Ghi nận sự có mặt của một số loài động vật: Khỉ vàng,
Voọc Hà Tĩnh, Vượn Siki, Gà rừng, chim Khướu, Chồn bay và một số loài Bò sát,
Lưỡng cư trên các hệ thống sông suối.
Các cuộc khảo sát khác cũng ghi nhận 63 đàn Vượn Siki (Nomacus siki) với
160 cá thể, 81 đàn Chà vá Chân nâu ( Pygathrix nemaeus) với 319 cá thể, 32 đàn
Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis) với 111 cá thể. Việc ghi nhận chủ yếu
thông qua dấu vết, tiếng kêu và quan sát trực tiếp.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi ghi nhận nhiều loại thú, gồm:
Hổ (Panthera Tigris), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Mang lớn (Muntiacus
vuquangensis), Chó hoang Châu Á (Cuon alpinus), Bò tót (Bos frontalis), Sao la
(Pseudoryx nghetinhensis), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Sóc bay đen trắng
(Hylopetes alboniger). Tuy nhiên, các cuộc khảo sát thực địa ghi nhận có sự xuất
hiện Mang lớn, Gấu, Bò tót và không ghi nhận Hổ, Chó Châu Á mà chỉ thông tin
từ cộng đồng.[1]

Khu vực Động Châu- Khe Nước Trong là vùng đa dạng trọng điểm chỉ đứng
sau khu vực Phong Nha- Kẻ Bàng. Khu vực này có gần 20.000ha (thuộc xã Kim


Thủy, huyện Lệ Thủy), được ví như một mái nhà xanh chở che cho hàng vạn cư
dân sinh sống ở lưu vực sông Kiến Giang và Long Đại. Nơi đây, có một khu hệ
động thực vật cực kỳ phong phú, với khá lớn sinh cảnh vùng đất thấp đã được Tổ
chức Bảo tồn Chim quốc tế xác định là một vùng chim quan trọng trong vùng chim
đặc hữu đất thấp miền Trung. Qua điều tra khu hệ thực vật tại Động Châu, nhóm
chuyên gia thực vật của Viện Điều tra quy hoạch rừng đã thống kê được 987 loài,
539 chi thuộc 141 họ trong năm ngành thực vật bậc cao. Trong số các loài được
ghi nhận có 54 loài thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và Sách
đỏ Thế giới (IUCN 2009). Bên cạnh đó, các chuyên gia thống kê được 241 loài
động vật có xương sống thuộc 77 họ và 21 bộ trong khu vực nghiên cứu….
Thời gian gần đây, Động Châu - khe Nước Trong được giới khoa học nhắc
đến nhiều hơn khi phát hiện sự phân bố của loài Sao la và nhiều loài thú quý hiếm
khác. Ở khu vực rừng này, các nhà khoa học ghi nhận có 26 loài thuộc nhóm thú
quý hiếm, trong đó, có nhiều loài nằm trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới.
Bên cạnh đó, đã phát hiện và ghi nhận có 61 đàn Vượn đen má trắng siki ở chín
tiểu khu của vùng rừng khe Nước Trong. Các chuyên gia bước đầu nhận xét, rừng
Động Châu - khe Nước Trong có số lượng đàn và cá thể Vượn đen má trắng siki
nhiều nhất so với các khu vực khác trong vùng Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở quan sát
dọc đường Hồ Chí Minh nhánh phía Tây, đoạn qua khu vực này, các chuyên gia đã
ghi nhận được 9 đàn Chà vá chân nâu với số lượng từ 98 đến 108 cá thể. Kết quả
trên cho thấy, giá trị đa dạng sinh học đặc biệt ở khu vực này. [10]
Ngoài các loài động vật đặc hữu của tỉnh, trong các hệ sinh thái Quảng Bình
còn gặp những loài, phụ loài đặc hữu cho cả khu vực Đông Dương, thậm chí cả
vùng Đông Nam Á như sao la, voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là voọc ngũ sắc).
Theo Hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì hiện nay có hơn
10% loài cá, 25% loài ếch nhái, 25% loài bò sát, 11% loài chim và 25% loài thú

được liệt vào những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, các hệ sinh
thái ở Quảng Bình vẫn là nơi ẩn chứa nhiều loài động vật quý hiếm, loài mới cho
khoa học.
Với nguồn tài nguyên động vật phong phú trên, con người đã tác động ngày
càng cạn kiệt.Vì vậy việc tổ chức bảo tồn các loài ĐVHD là rất quan trọng, đặc
biệt là các loài quý hiếm. Bên cạnh việc bảo tồn thì việc gây nuôi cũng là vấn đề
cần thiết và nó đã thu hút nhiều tổ chức, hộ gia đình tham gia. Từ những hoạt động
đó, ngành chức năng phải có những giải pháp quản lý hữu hiệu để điều tiết các
hoạt động theo hướng phát triển bền vững
2.4.2 Công tác quản lý, buôn bán ĐVHD trên địa bàn tỉnh Quảng Bình


Qua số liệu thu thập được, từ tháng 12/2015- 12/2016 trên địa bàn tỉnh cơ quan
Kiểm lâm đã lập biên bản và xử lý 48 vụ vi phạm về ĐVHD, tịch thu tang vật 80 con,
tổng số 184 kg ĐVHD.Tịch thu nhiều tang vật, phương tiện sử dụng trái phép.
Trong năm 2016, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Ban quản lý Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tiếp tục tăng cường công tác thực thi pháp luật,
tuần tra bảo vệ rừng tại các địa bàn xung yếu và vùng biên giới, khu vực tiếp giáp
với Vườn Quốc gia; triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những
hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng như khai thác lâm sản trái phép, săn bắn, bẫy
bắt, vận chuyển động vật hoang dã. Theo đó, tài nguyên rừng được bảo vệ tốt,
không có các điểm nóng về khai thác lâm sản trên địa bàn; tình trạng săn bắn, bẩy
bắt động vật rừng, xâm hại hệ động, thực vật VQG đã được phát hiện, ngăn chặn
và xử lý kịp thời, số vụ vi phạm lâm luật giảm mạnh so với năm 2015; đường dây
buôn bán, vận chuyển động vật rừng trên đường 20 và đường HCM nhánh Tây,
đoạn qua Vườn quốc gia bị triệt phá hoàn toàn.
Ban quản lý VQG đã tập trung chỉ đạo thay đổi phương pháp, cách thức tuần
tra bảo vệ rừng đảm bảo bí mật, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm
hại rừng VQG nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng; lập các Tổ chốt
tại các khu vực xung yếu để kịp thời phát hiện và ngăn chặn xử lý những hành vi

xâm hại làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng; xây dựng kế hoạch tuần tra định kỳ
hàng tháng và thiết lập mạng lưới tuần tra cố định tại các Trạm Kiểm lâm.
Nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, Ban quản lý Vườn
luôn chú trọng tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng và cấp uỷ, chính
quyền địa phương trên địa bàn; Thực hiện tốt các quy chế phối hợp quản lý bảo vệ
rừng đã ký kết, điều chỉnh bổ sung và thực hiện chương trình hành động giảm thiểu
vi phạm pháp luật với UBND các xã vùng đệm xung yếu; phối hợp với lực lượng
chức năng kiểm tra rừng dọc tuyến biên giới Việt - Lào, khu vực tiếp giáp VQG.
Thành lập 21 nhóm bảo tồn thôn bản trên địa bàn 09 xã vùng đệm, tổ chức ký hợp
đồng bảo vệ rừng với 28 tổ bảo vệ rừng thôn bản, 01 tổ bảo vệ rừng Đồn biên
phòng và 70 cá nhân chuyên trách và triển khai thực hiện. Ngoài ra, Ban quản lý
Vườn đã phối hợp với Dự án Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, Dự án rừng đặc dụng
Phong Nha tổ chức tuyên truyền bảo vệ rừng, bảo vệ ĐDSH và PCCCR tại 10 xã; tập
huấn kỹ năng giáo dục bảo tồn, các hoạt động ngoại khoá tại các trường học trong vùng
đệm, đồng thời hỗ trợ và chuyển giao các mô hình phát triển cộng đồng vùng đệm
nhằm giảm áp lực lên tài nguyên Di sản.
Tính đến hết tháng 11/2016, đã tổ chức được 1.863 đợt tuần tra bảo vệ rừng,
tháo gỡ 49 lán trại (giảm 30% so với cùng kỳ), tháo gỡ 1.770 sợi dây bẫy (giảm 47%


so với cùng kỳ), đẩy đuổi 439 lượt người vào rừng và có ý định vào rừng trái phép
(giảm 46,6% so với cùng kỳ); lập hồ sơ và ra Quyết định xử lý 172 vụ vi phạm
(giảm 20% so với cùng kỳ), trong đó 80 vụ xử lý hành chính, 90 vụ không có người
nhận, 01 vụ khởi tố hình sự và 01 vụ chuyển cơ quan CSĐT ra Quyết định khởi tố.
Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và xử lý tài sản tịch thu sung công quỹ
Nhà nước là 516.935.000 đồng (giảm 56% so với cùng kỳ). [1]
Trong năm 2016, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã tiếp nhận, chăm sóc
và cứu hộ 89 cá thể động vật hoang dã, trong đó: Năm 2015 chuyển sang 53 cá thể,
tiếp nhận mới 36 cá thể; thả về môi trường tự nhiên 56 cá thể; không thành công 07 cá
thể; Hiện tại, đơn vị đang cứu hộ 26 cá thể; tiếp nhận chăm sóc và cứu hộ 378kg

phong lan rừng tại Vườn thực vật; thu thập 8.000 hạt giống thuộc 23 loài và sản xuất
được trên 4.500 cây giống thuộc 20 loài cây bản địa trong khu vực VQG Phong Nha Kẻ Bàng. Hiện nay các loài cây giống này đang được tiến hành chăm sóc và theo dõi.
Đặc biệt là ban hành Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND về Quy chế cứu hộ động vật
hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.[1]
Các dự án về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài được các tổ chức trong
và ngoài nước quan tâm đầu tư hỗ trợ. Trong thời gian qua đã thực hiện Dự án bảo
tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Khu vực Vườn quốc gia
Phong Nha – Kẻ Bàng; Dự án thí điểm “Hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật
nhằm làm giảm nạn buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã trên và qua địa bàn
tỉnh Quảng Bình”,Dự án triển khai tại vùng núi Trường Sơn nằm giữa biên giới
Lào và Việt Nam, là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật được xếp hạng bảo tồn
toàn cầu như như hổ, voi châu Á và một số loài động vật đặc hữu không có ở bất kì
nơi nào khác trên thế giới như Sao la. Đây cũng là “vùng nóng” của các hoạt động
buôn bán, trung chuyển động vật hoang dã trái phép ở Việt Nam. Động vật thường
bị săn bắt từ nước láng giềng Lào và Campuchia rồi trung chuyển qua địa bàn
Quảng Bình ra các tỉnh phía bắc và sang Trung Quốc để tiêu thụ. Mục đích sử
dụng các loài ĐVHD và các sản phẩm của chúng chủ yếu là làm thuốc, thú nuôi
trong gia đình hoặc làm đồ trang trí cho những gia đình giàu có.
2.4.3. Quy trình chăm sóc, sinh trưởng phát triển một số loài ĐVHD được gây
nuôi phổ biến
* Lợn rừng (Sus scrofa)
+ Hình thức nuôi: nuôi nhốt hoặc nuôi bán hoang dã.
+ Chăm sóc: Chuồng nuôi xây có mái che vàcó nơi tránh mưa nắng tránh rét
vào mùa lạnh (vì heo rừng ít mỡ nên chịu lạnh kém), có sân chơi
choheo.Diệntíchchuồngcàngrộngcàngtốt. Cho ăn:Nuôi lấy thịt ngày 1 lần, heo sinh


sản ngày 2 lần , đảm bảo có đủ nước sạch cho heo uống.Thức ăn gồm thức ăn tinh
(cám gạo, ngô) vàchấtsơ(rauxanh,thâncâychuối.
+ Sinh trưởng phát triển: đây là loài được chăn nuôi phổ biến và lâu đời. đối

với heo thịt thời gian khoảng 1 năm có thể xuất chuồng, heo giống khoảng 6 tháng
đã có thể xuất đi nơi khác làm giống. Một năm có thể heo mẹ đẻ tù 2-3 lứa, mỗi
lứa từ 7-12 con. Đối với heo con mới tách bầy sức khỏe còn yếu nên dễ mắc một
số bệnh về đường ruột và hô hấp.
* Nhím (Hystrix brachyuran)
+ Hình thức nuôi: nuôi nhốt hoàn toàn, diện tích nuôi hẹp.
+ Chăm sóc: Chuồng xây theo hàng ở trong nhà, kích thước dài, rộng, cao
khoảng 1 m vuông (nuôi 1 cặp ), nền dốc 5 độ để thoát nước.Thức ăn là các loại rau
củ quả ngũ cốc và có thể có khoáng chất, ngày cho ăn 2 dến 3 lần (không cho ăn ñồ
thiu thối ). Làm vệ sinh chuồng trại và tắm cho Nhím hàng ngày.
+ Sinh trưởng phát triển: sinh trưởng tốt trong điều kiện nuôi nhốt diện tích
hẹp, thức ăn đầy đủ về chất và số lượng. Nhím thịt nuôi khoảng 1 năm, trọng lượng
tố đa 18kg/con , nhím sinh sản từ 1-1,5 năm. Trung bình năm 2 lứa, mỗil ứa từ 1-2
con, có thể cao nhất lứa 4 con.
* Dúi (Rhizomys pruinosus)
+ Hình thức nuôi: nuôi nhốt hoàn toàn
+ Chăm sóc: Chuồng nuôi là chuồng xây nền cứng do dúi đào hang giỏi, cần
làm hang nhân tạo cho dúi chui ra vào.Cho ăn các loài rau củ quả tươi, không bị
thối, cho ăn hàng ngày, không theo bữa.Dọn vệ sinh vài ngày một lần.
+ Sinh trưởng và phát triển: dúi là ĐVHD mới được thuần hóa, sức đề kháng
mạn, ít dịch bệnh tuy nhiên dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như kí sinh trùng
ngoài da, bệnh đường ruột. mỗi năm dúi đẻ từ 2-4 lứa. mỗi lứa tù 2-5 con.
* Cầy vòi hương (Paradoxurus Hermaphroditus)
+ Hình thức nuôi: nuôi nhốt hoàn toàn
+ Chăm sóc: Chuồng có thể rộng hoặc hẹp tùy điều kiện và phải thoáng khí.
Nuôi chung khi chuồng rộng, thường nhốt chung theo cặp. Thức ăn là cácoa ạitr ái
cây có thể cho ăn thêm động vật như chuột, kì nhông, thịt heo, gà…
+ Sinh trưởng và phát triển: có khả năng sinh trưởng rất nhanh, sinh sản
quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 10,11,12 hàng năm. Đẻ mỗi lứa từ
2-4 con.



* Rắn ( rắn hổ mang, rắn ráo trâu, rắn sọc dưa)
+ Hình thức nuôi: nuôi nhốt hoàn toàn, có thể nuôi trong chuồng lưới xung
quanh. Có thể nuôi chung hoặc nuôi riêng , rắn hổ mang bắt buộc phải nuôi riêng.
+ Chăm sóc: Cho ăn các loài động vật nhỏ như cóc, nhái, chuột. cho ăn 3
ngày một lần, có thể ép ăn nhiều để tăng nhanh trọng lượng. Dọn vệ sinh một tuần
một lần.
+ Sinh trưởng và phát triển: là động vật ăn tạp, sinh trưởng và phát triên
nhanh, nuôi 6-8 tháng có thể đạt trọng lượng 1-1.2 kg, một năm có thể xuất
chuồng. Trừng được ấp trong cát nở ra tiến hành nuôi nhốt riêng, 1 năm có thể sinh
sản.
* Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis)
+ Hình thức nuôi: nuôi ở hồ nước có xây tường chắn cao khoảng 1m đến 1.5m.
+ Chăm sóc: trên bờ có nơi để cá sấu phơi nắng, đẻ trứng. Tách con lớn, con
nhỏ nuôi riêng. Thức ăn là các loại cá, động vật như gà, vịt, ngan, nội tạng gia súc,
ếch nhái… Chú ý điều chỉnh nhiệt độ nước vào mùa hè để cá sấu không bị sốc
nhiệt.
+ Sinh trưởng và phát triển: sinh trưởng và phát triển tốt, ít mắc bệnh. Thời gian
nuôi 3-4 năm. Con giống chủ yếu được dẫn giống từ địa phương khác về nuôi. Là
loài nguy hiểm nên cần có tường rào cao, vây kín để cá sấu không


Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động gây nuôi ĐVHD và công tác quản lý
ĐVHD trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện tìm hiểu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
3.3.2. Đánh giá hiện trạng các loài động vật hoang dã được gây nuôi trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.
Quy mô gây nuôi ĐVHD tên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quy trình chăm sóc, sinh trưởng phát triển một số loài ĐVHD được gây
nuôi phổ biến
Đánh giá hiệu quả của gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh
Thuận lợi, khó khăn của các chủ cơ sở trong quá trình gây nuôi ĐVHD
3.3.3. Hiện trạng công tác quản lý của cơ quan chức năng
Các văn bản pháp luật quy định công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã
Cách thức, phương thức, biện pháp quản lý đang được áp dụng
Những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề bất cập trong công tác quản lý
hoạt động gây nuôi động vật hoang dã
Vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý
3.3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý việc gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp liên quan đến nội dung
nghiên cứu (Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, bản đồ, văn bản/chính sách có liên
quan...) ở thư viện, internet và từ các cơ quan như Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm
lâm...Đây là những cơ sở dữ liệu ban đầu và là nguồn thông tin định hướng cho
việc nghiên cứu đề tài.


3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là phương pháp phỏng vấn các già làng,
trưởng bản, những người có kinh nghiệm trong cộng đồng để tìm hiểu kiến thức
bản địa về các loài động vật hoang dã.

Phỏng vấn các cán bộ Khuyến nông viên cơ sở, Chủ nhiệm câu lạc bộ
Khuyến nông để biết tình hình gây nuôi động vật hoang dã ở địa phương.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ‎ý kiến và tranh thủ sự giúp đỡ của các
chuyên gia động vật, Lâm sinh học, kinh tế xã hội, văn hóa dân tộc, các cán bộ
quản lý và người dân có kinh nghiệm để đánh giá thực trạng việc gây nuôi và công
tác quản lý của các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
sát với tình hình thực tế của địa phương; bổ sung và hoàn thiện những giải pháp đã
được hình thành sau khi phân tích tài liệu ngoại nghiệp.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng exel để phân tích, xử ly các số liệu thô đã thu thập được thành số liệu
chuẩn, phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài.


Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Bình nằm ở vùng sinh thái Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý từ 16055’
đến 18005’ vĩ độ Bắc, 105037’ đến 106059’ kinh độ Đông. Có các trục đường giao
thông lớn Quốc gia chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có cửa khẩu Quốc gia Cha
Lo, cửa khẩu Cà Roòng [5].

Hình 4.1.Bản đồ vị trí tỉnh Quảng Bình
Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh.
Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị.
Phía Tây giáp nước CHDCND Lào.
Phía Đông giáp biển Đông.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm chung của địa hình Quảng Bình là hẹp, nơi hẹp nhất (tại thành
phố Đồng Hới) theo chiều Đông - Tây dưới 50km, thấp dần không đều từ phía

Tây sang phía Đông nhưng không theo tuyến tính. Vùng đồng bằng, vùng cửa
sông có khi chỉ cao hơn mặt nước biển 2 - 3m, có nơi thấp hơn mực nước biển,
trong khi đó dải cồn cát ven biển lại cao hơn, thậm chí cao tới 40 - 50m.


Cùng với sự phân hoá địa hình theo hướng Tây - Đông, địa hình theo
hướng Tây - Nam cũng phân dị rõ rệt.
Các dạng địa hình thấp dần từ Tây đến Đông, từ Bắc vào Nam. Từ Bắc
Quảng Bình là dãy Hoành Sơn với vùng núi Minh Hóa cao 2.000m, đến Quảng
Ninh núi cao nhất chỉ có 1.257m. Sự phân hoá địa hình Quảng Bình theo hướng
Đông - Tây và Bắc - Nam, nhất là sự phân hoá theo độ cao và hướng núi Á vĩ
tuyến đã trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố vật chất và năng lượng, ảnh hưởng
trực tiếp đến chế độ khí hậu (nhiệt ẩm), sự phân hóa lớp thực bì, tạo nên sự đa
dạng sinh thái đặc sắc của Quảng Bình.[5]
4.1.1.3. Khí hậu
Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, luôn bị tác động
bởi khí hậu của phía Bắc, phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng IX đến tháng III năm sau. Lượng mưa trung bình từ
1.600 - 2.800 mm/năm, thời gian mưa tập trung vào các tháng IX, X, XI. Mùa
khô từ tháng IV đến tháng VIII với nhiệt độ trung bình 24 - 250C, ba tháng có
nhiệt độ cao nhất là các tháng VI, VII, VIII. Nhiệt độ tối cao nhất tuyệt đối lên
đến 41,60C (trạm Tuyên Hóa, V/1992), 40,6 0C (trạm Ba Đồn, VII/1998), 40,7 0C
(trạm Đồng Hới, IV/1980); nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 5,0 0C (trạm Tuyên
Hóa, XII/1999), 7,6 0C (trạm Ba Đồn, XII/1975) và 7,8 0C (trạm Đồng Hới,
XII/1975).
Nhiệt độ trung bình năm của Quảng Bình tăng dần từ Bắc vào Nam, từ
Tây sang Đông. Cân bằng bức xạ đạt 70 - 80 kcal/cm2. Số giờ nắng bình quân
năm khoảng 1.700 - 2.000 giờ. [5]
4.1.1.4. Thủy văn
Do lãnh thổ Quảng Bình hẹp về bề ngang, độ dốc lớn nên sông ngòi thường

ngắn, dốc, có hiện tượng đào lòng mạnh chảy theo hướng từ Tây sang Đông.
Lượng dòng chảy trong năm tương đối phong phú với mô đun dòng chảy trung
bình là 57 lít/s/km2 (tương đương 4 tỷ m3 năm). Thủy chế cũng theo 2 mùa rõ rệt,
tương ứng với mùa mưa và khô. Trong mùa mưa, ở vùng đồi núi, sông suối có khả
năng tập trung nước rất nhanh, nhưng lũ không kéo dài do khả năng thoát nước tốt.
Quảng Bình có mạng lưới thuỷ văn khá dày, có tiềm năng lớn về thuỷ điện,
thuỷ lợi, thuỷ sản và giao thông vận tải.
Mật độ sông suối Quảng Bình đạt khoảng 0,6 - 1,85 km/km2 (Mật độ sông
ngòi trung bình toàn quốc là 0,82 km/km2). Mạng lưới sông suối phân bố không
đều, mật độ sông suối có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông. Vùng núi mật độ


sông suối đạt 1km/km2, vùng ven biển từ 0,45 - 0,5 km/km2. Lãnh thổ Quảng Bình
có 5 lưu vực sông chính, diện tích lưu vực 7.980km2, tổng chiều dài 343km và đều
đổ ra biển Đông. Tính từ Bắc vào Nam có các lưu vực: sông Roòn, sông Gianh,
sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Trong đó, sông lớn nhất là sông Gianh
có chiều dài 158km, diện tích lưu vực 4.680km2; sông Nhật Lệ có 2.650km2 diện
tích lưu vực; cả 2 lưu vực sông này chiếm 92% tổng diện tích toàn lưu vực (trong
đó sông Gianh chiếm 58,6%, sông Nhật Lệ chiếm 33,2%). Đặc điểm hình thái sông
ngòi tỉnh Quảng Bình được mô tả ở bảng 8.4.
Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái sông ngòi tỉnh Quảng Bình
Độ
Độ
Diện cao
Mật độ
dốc
Lưu
tích
Chiều
bình sông suối bình

lượng
Lượng
dài
quân
lưu quân
bình
dòng
nước cấp
lưu
lưu
quân
chảy
Wo(106m3)
(km) vực
vực
vực Qo(m3/s)
(km2)
(km/km2)
(m)
(m)

STT

Tên
sông

1

Sông
Roòn


30

261

138

0,88

17,2

19,3

607,6

2

Sông
Gianh

158

4.680

360

1,04

19,2


346,4

10.895,0

3

Sông
Lý Hoà

22

177

130

0,70

15

10,14

318,0

4

Sông
Dinh

37


212

203

0,93

16

12,15

382,0

5

Sông
Nhật Lệ

96

2.650

234

0,84

20,7

151,73

4.772,0


343

7.980

539,72

16.974,6

Cộng

0,8  1,1

( Nguồn: Sở khoa học Công nghệ Quảng Bình.)
Đặc điểm nổi bật của chế độ mưa và dòng chảy ở Quảng Bình là đường
phân phối dòng chảy trong năm có hai đỉnh rõ rệt. Đỉnh chính xuất hiện vào tháng
IX, X; đỉnh phụ tiểu mãn xuất hiện vào tháng V, VI. Mùa lũ tập trung vào các
tháng X, XI, XII và chiếm 60 - 80% tổng lượng dòng chảy cả năm. Vào mùa này,
sông ngòi thường có lũ đột ngột gây úng lụt trầm trọng vùng cửa sông. Trong mùa
khô, nhiều đoạn sông bị cạn dòng và vùng cửa sông bị thủy triều tăng cường xâm
nhập mặn vào đất liền. Dòng chảy kiệt kéo dài trung bình 8 - 9 tháng, dài nhất là
10 tháng, ngắn nhất là 7 tháng. Trong mùa kiệt vẫn có mưa và lũ tiểu mãn, tháng lũ
tiểu mãn chiếm 1,72 - 5,75% lượng dòng chảy năm.


Dòng chảy lũ trên các sông của Quảng Bình chiếm phần lớn lượng dòng
chảy trong năm, vì vậy dòng chảy lũ là đặc trưng quan trọng trong chế độ thuỷ văn
tỉnh Quảng Bình.
Dòng chảy cạn, ở Quảng Bình ngoài lượng nước ngầm gia nhập dòng chảy
sông còn phải tính đến lượng mưa, đặc biệt là mưa tiểu mãn. Những tháng chuyển

tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn lượng mưa còn khá lớn, xấp xỉ 100mm. Thời kỳ chuyển
tiếp từ mùa cạn sang mùa lũ lượng mưa đạt khoảng 100 - 300mm. Độ dài mùa cạn
của các sông suối trong tỉnh trung bình 8 - 9 tháng, dài nhất là 10 tháng, ngắn nhất là
7 tháng. Lượng dòng chảy mùa cạn chiếm 21 - 39% tổng lượng mưa năm. Tổng
lượng 3 tháng nhỏ nhất chiếm khoảng 4 - 6% so với tổng lượng dòng chảy năm.[5]
4.1.1.5. Tài nguyên đất
Toàn tỉnh hiện có 620.181,41 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 456.536,88 ha
đất rừng tự nhiên. Quỹ đất tự nhiên của tỉnh có 806.527 ha, trong đó đã sử dụng
769.831 ha (95% diện tích tự nhiên), đất chưa sử dụng 36.696 ha (5% diện tích tự
nhiên). Trong số 769.831 ha đất đã sử dụng, đất nông nghiệp chiếm 10%, đất lâm
nghiệp 82%, đất chuyên dùng là 3,37% còn lại là đất khác.
Tài nguyên đất được chia làm 2 hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ
pheralit ở vùng đồi, núi với 15 loại và các nhóm chính như nhóm đất cát, đất phù sa
và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên,
chủ yếu địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% diện tích và đất phù sa chiếm
2,8%.
4.1.1.6. Tài nguyên biển và khoáng sản
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông với 5 cửa sông, trong đó có hai
cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La. Vịnh Hòn La có diện
tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 m và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn
La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3 - 5 vạn tấn vào cảng mà không cần
nạo vét; trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây
dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu .
Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm...
và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá granit...
Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công
nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng Bang
(Lệ Thuỷ) nhiệt độ nước lên tới 1050C, nguồn nước có áp lực và lưu lượng khá lớn
(3,54 l/s). Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp
khai thác và chế tác vàng.



Các khoáng sản kim loại và phi khoáng khác có mỏ than đá antraxit ở huyện
Minh Hoá; than bùn ở huyện Quảng Trạch, Lệ Thuỷ, Bố Trạch, là nguồn nguyên
liệu phục vụ sản xuất phân vi sinh.[5]
4.1.1.7. Tài nguyên rừng
Tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích tự nhiên là 806.527 ha, trong đó đất có
rừng 549.540,15ha (bao gồm 456.536,88 ha rừng tự nhiên, 93.003,27 ha rừng
trồng); đất chưa có rừng 70.640,86 ha, độ che phủ đạt 66,97%. Là tỉnh nằm ở khu
vực Bắc Trung Bộ có diện tích rừng và đất lâm nghiệp tương đối lớn so với cả nuớc
.

Hình 4.2: Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Quảng Bình
Tài nguyên động, thực vật:Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học
Bắc Trường Sơn có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn
gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong
Nha - Kẻ Bàng.
Về động vật: Ngoại trừ Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và một số
điểm nhỏ lẻ không đáng kể khác thì công tác điều tra động vật rừng tại tỉnh Quảng
Bình từ trước đến nay hầu như chưa được triển khai. Tuy nhiên qua kết quả điều
tra tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là khu vực rừng tự nhiên khá lớn nằm
ở vùng trung tâm của tỉnh, nối liền các vùng rừng tự nhiên tập trung khác trong
tỉnh và nước bạn Lào. Do vậy có thể coi hệ động vật rừng Phong Nha - Kẻ Bàng là
đặc trưng cho khu hệ động vật rừng chung của tỉnh .
Thống kê bước đầu có 1.074 loài động vật xương sống thuộc 338 giống với
134 họ, 43 bộ và 352 loài động vật không xương sống, trong đó ngành thân mềm


×