Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

hoi dap tinh huong ve lap va trinh bay bao cao tai chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.83 KB, 2 trang )

Hỏi và Đáp một số tình huống về lập và trình bày báo cáo tài chính theo
Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 202/2014/TT-BTC, Thông tư
53/2016/TT-BTC
Câu hỏi 1: Có được tái phân loại các khoản tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn gốc trên 3
tháng nhưng có kỳ hạn còn lại không quá 3 tháng thành tương đương tiền không?
Trả lời: Khoản tương đương tiền phải là khoản có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng,
không tính đến kỳ hạn còn lại. Khoản tương đương tiền được phân loại ngay từ
đầu, không tái phân loại một khoản đầu tư ngăn hạn thành tương đương tiền
Câu hỏi 2: Việc xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư 200 là khá phức
tạp. Có cách nào để thực hiện đơn giản hơn không?
Trả lời: Sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày
21/3/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư 200 thì doanh nghiệp được phép lựa chọn tỷ
giá theo hướng linh hoạt. Theo đó, doanh nghiệp được lựa chọn tỷ giá giao dịch
thực tế để ghi nhận các giao dịch bằng ngoại tệ theo Thông tư 200 hoặc sử dụng 1
loại tỷ giá duy nhất theo thông tư 53 nếu không làm ảnh hưởng trọng yếu đến
BCTC
Câu hỏi 3: Một số phần mềm không sử dụng tỷ giá ghi sổ mà sử dụng tỷ giá thực
tế cho bên Có TK tiền, TK phải thu; Bên Nợ TK phải trả. Điều này có phù hợp
không?
Trả lời: Thông tư 53 đã cho phép áp dụng tỷ giá thực tế để ghi vào bên Có TK tiền,
TK phải thu; Bên Nợ TK phải trả. Cuối kỳ, sau khi đánh giá lại số dư nguyên tệ
trên các TK, căn cứ vào chênh lệch tỷ giá giữa bên Có và bên nợ các TK tiền, phải
thu, phải trả ghi nhận một lần vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.
Câu hỏi 4: Khi nhập khẩu tài sản, cơ quan Hải quan sẽ thông báo tỷ giá và thường
khác biệt só với tỷ giá của ngân hàng thương mại. Vậy giá trị tài sản được tính
theo tỷ giá hải quan công bố hay ngân hàng thương mại?
Trả lời: Giá gốc hàng nhập khẩu gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp.
Hải quan chỉ công bố tỷ giá để phục vụ việc tính thuế và các khoản thuế phải nộp
này chỉ là một trong những yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc. Do vậy không thể
áp tỷ giá Hải quan cho bộ phận giá mua. Mặt khác thời điểm ghi nhận tài sản có



thể không phải là thời điểm thông quan nên không thể lấy tỷ giá Hải quan để quy
đổi khi ghi nhận tài sản
Câu hỏi 5: Trường hợp nào chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào chỉ tiêu “Chênh
lệch tỷ giá hối đoái – Mã số 417 của Bảng cân đối kế toán? Trường hợp nào được
vốn hóa chênh lệch tỷ giá như đối với chi phí đi vay?
Trả lời: Chênh lệch tỷ giá không được vốn hóa như chi phí đi vay. Các trường hợp
chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào BCĐKT gồm:
– Do chuyển đổi BCTC lập bằng đồng tiền khác VND sang BCTC bằng VND;
– Do được Thủ tướng chính phủ cho phép;
– Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp an
ninh, quốc phòng.
Câu hỏi 6: Nếu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh lớn thì có được treo trên TK
242 để phân bổ dần không?
Trả lời: Khoản lỗ cần được ghi nhận trực tiếp là chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh. Việc ghi nhận một khoản tổn thất là một tài sản (chi phí trả trước
dài hạn) không phù hợp với bản chất tài chính và nguyên lý kế toán.
Lưu ý một số trường hợp được treo lỗ tỷ giá trên BCĐKT thì phải phân bổ trực
tiếp từ TK 413 sang TK 635, không được làm bút toán Nợ 242/Có 413



×