Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

lan chiem dat dai bi xu phat nhu the nao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.08 KB, 2 trang )

Lấn, chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào?
Lấn chiếm là một trong những hình thức tranh chấp đất đai thường gặp nhất trong cuộc
sống. Hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm và được trình bày cụ thể trong các quy định
tại khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013. Vậy lấn chiếm đất đai là gì? Và các hình thức lấn
chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?

1. Khái niệm lấn chiếm đất đai
Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định rõ:
Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất
để mở rộng diện tích đất.
Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê
đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa
thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Xử phạt đối với các hành vi lấn chiếm đất đai
Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt các hành vi lấn chiếm
đất đai như sau:
Hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất
rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất,


đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang
bảo vệ an toàn công trình): phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Hành vi lấn, chiếm đất ở: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử
phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh
vực liên quan.
Bên cạnh đó, Pháp luật đất đai cũng quy định rõ về biện pháp khắc phục đối với hành vi
lấn chiếm đất đai bằng cách khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc trả
lại đất đã lấn, chiếm đối trong các trường hợp:


Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng
phòng hộ, đất rừng sản xuất.
Lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi
nông nghiệp không phải là đất ở.
Lấn chiếm đất ở.



×