Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đất ở các khu vực công nghiệp và đô thị bị ô nhiễm như thế nào? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.04 KB, 3 trang )

Đất ở các khu vực công nghiệp và đô thị bị ô nhiễm như
thế nào?
Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến các
tính chất vật lý và hoá học của đất. Những tác động về vật lý như
xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ cấu trúc đất do các hoạt động xây
dựng, sản xuất và khai thác mỏ. Các chất thải rắn, lỏng và khí đều
có tác động đến đất. Các chất thải có thể được tích luỹ trong đất
trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường.
Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm:
Chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá
học và hữu cơ.
 Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thuỷ tinh, ống nhựa, dây
cáp, bê tông, trong đất rất khó bị phân huỷ.
 Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Chì,
Kẽm, Đồng, Ni ken, Cadimi thường có nhiều ở các khu
khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích luỹ
trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước
uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
 Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy
nhiệt điện, các khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy
điện nguyên tử, có khả năng tích luỹ cao trong các loại đất
giàu khoáng sét và chất mùn.
 Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy
rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ,
công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá
chất. Nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh thành
phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước
tưới trong sản xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.
Dù rộng hay hẹp, vai trò của các vùng đất ngập nước hầu như đều
giống nhau, đó là cung cấp cho con người nhiên liệu, thức ăn, là
nơi giải trí, là nơi lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Đất ngập nước


là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người
gần 2/3 sản lượng đánh bắt cá, là nơi cung cấp lúa gạo nuôi sống
gần 3 tỷ người. Đất ngập nước cũng đóng một vai trò quan trọng
trong sự sống còn của các loài chim.
Để bảo tồn các vùng đất ngập nước, năm 1971, Công ước
RAMSAR đã ra đời (Iran). Đây là công ước quốc tế về bảo tồn
sớm nhất thế giới, nhiều thành quả quan trọng về việc bảo tồn các
vùng đất ngập nước đã được ghi nhận. RAMSAR bắt buộc 92
nước thành viên của mình phân khu và bảo vệ các vùng đất ngập
nước có tầm quan trọng quốc tế và thúc đẩy việc "sử dụng hợp lý"
các vùng này. Mới đây, gần 800 khu đã được đưa vào danh sách
bảo tồn.

×