Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ THỊ VÂN ANH

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NÔNG,
THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ THỊ VÂN ANH

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NÔNG,
THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đƣờng Nguyễn Hƣng



Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Ngô Thị Vân Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 3
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA
CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................. 9
1.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .... 9
1.2. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................. 15
1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh mang tính cá
biệt ................................................................................................................... 15
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh mang tính

tổng hợp ........................................................................................................... 16
1.3. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .............................. 19
1.3.1. Ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp............................................................................................. 20
1.3.2. Ảnh hƣởng của tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh ...................................................................................... 24
1.3.3. Ảnh hƣởng của quy mô của doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh ....................................................................................................... 25
1.3.4. Ảnh hƣởng của tỷ trọng tài sản cố định đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh ....................................................................................................... 26


1.3.5. Ảnh hƣởng của vòng quay tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh ............................................................................................................... 27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 28
CHƢƠNG

2.THỰC

TRẠNG

HIỆU

QUẢ

KINH

DOANH


CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN NGHIÊN CỨU .................................................................................. 29
2.1. TÔNG QUAN NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN ........................................ 29
2.1.1. Các khu vực nuôi trồng lớn trên thế giới ...................................... 30
2.1.2. Tình hình sản xuất, nuôi trồng ở Việt Nam .................................. 32
2.1.3. Nguồn nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản .............................. 34
2.1.4. Các vùng hoạt động thủy sản mạnh trong nƣớc ........................... 39
2.1.5. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn trong nƣớc.................. 40
2.2. THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ CỦA NGÀNH ............................................. 41
2.2.1. Thị trƣờng tiêu thụ nội địa ............................................................ 41
2.2.2. Thị trƣờng tiêu thụ xuất khẩu ....................................................... 42
2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...................................................................... 50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 62
CHƢƠNG 3.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƢỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁCDOANH
NGHIỆP NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................. 63
3.1. ĐO LƢỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................... 63
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 64


3.2.1. Các giả thuyết về mối quan hệ của các yếu tố tài chính và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ........................................................... 64
3.2.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................... 67

3.2.3. Mô tả các biến trong mô hình ....................................................... 69
3.2.4. Chọn mẫu ...................................................................................... 70
3.2.5. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng và kiểm định mô hình nghiên cứu......... 70
3.3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 71
3.3.1. Mô tả thống kê các biến ................................................................ 71
3.3.2. Mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến trong mô hình ................. 73
3.3.3. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình nghiên cứu ....................................... 75
3.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG CỦA MÔ HÌNH ..................... 95
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 99
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
NÔNG, THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM .................................................................................. 100
4.1. PHÁT TRIỂN CÁC KÊNH HUY ĐỘNG VỐN KHÁC ....................... 100
4.2. NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH VÀ ĐẨY MẠNH UY TÍN
CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................... 102
KẾT LUẬN ................................................................................................... 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang


2.1.

Tổng hợp xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012

44

2.2.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ của các doanh nghiệp

56

niêm yết trong ngành (%)
2.3.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản của các doanh nghiệp

57

niêm yết trong ngành (%)
3.1.

Mô tả các biến

69

3.2.

Mô tả thống kê các biến


72

3.3.

Mô tả hệ số tƣơng quan

73


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

2.1.

Đồ thị các khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới

30

2.2.

Đồ thị các khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới (%)

30


2.3.

Đồ thị các quốc gia nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới

31

2.4.

Sản lƣợng thủy sản Việt Nam qua các năm

32

2.5.

Tỷ lệ các tỉnh nuôi cá tra lớn trên cả nƣớc

37

2.6.

Tỷ lệ diện tích nuôi cá tra doanh nghiệp tự đầu tƣ tại một số tỉnh

37

2.7.

Đồ thị xuất khẩu thủy sản của các vùng

39


2.8.

Top 10 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn

41

nhất (dữ liệu thu thập năm 2012)
2.9.

Xuất khẩu thủy sản qua các năm

42

2.10.

Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2012

45

2.11.

Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 10 tháng

46

đầu năm 2013
2.12.

Thị trƣờng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2012


47

2.13.

Thị trƣờng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 10 tháng đầu

47

năm 2013
2.14.

Giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc từ năm 2003 đến

48

năm 2013
2.15.

Biểu đồ chuỗi giá trị ngành nuôi trồng thủy sản

51

2.16.

Doanh thu thuần bình quân giai đoạn 2008 – 2013 của các

51

doanh nghiệp niêm yết

2.17.

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu doanh thu thuần của một số doanh
nghiệp niêm yết

52


2.18.

Biểu đồ so sánh tổng tài sản bình quân của một số doanh

54

nghiệp niêm yết
2.19.

So sánh tỷ lệ nợ của các nhóm ngành tại Việt Nam

54

2.20.

Đồ thị so sánh tỷ lệ bình quân nợ ngắn hạn/ tổng tài sản,
bình quân nợ dài hạn/ tổng tài sản của một số doanh nghiệp
niêm yết trong
ROA bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trong giai

58


2.21.

59

đoạn nghiên cứu (%)
2.22.

ROE bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trong giai

60

đoạn nghiên cứu (%)
2.23.

Lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp niêm yết qua 3

61

năm (2011 – 2012 – 2013)
3.1.

Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dƣ

80

(đối với mô hình ROA)
3.2.

Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dƣ
(đối với mô hình ROE)


91


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả là vấn đề cơ bản trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của một
hình thái kinh tế xã hội. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế khi tiến hành
sản xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu cùng với nâng
cao năng suất và chất lƣợng. Có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các yếu tố tài chính. Trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và Việt Nam đã gia nhập tổ chức thƣơng
mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp trong nƣớc, đặc biệt là các doanh
nghiệp ngành nông, thủy sản đã có cơ hội cạnh tranh bình đẳng. Bên cạnh đó,
với sự thay đổi to lớn về môi trƣờng kinh doanh có thể đồng thời tạo ra
nhữngthách thức rất lớn đối với việc phát triển trong điều kiện cạnh tranh nhƣ
hiện nay.
Hiện nay, ngành nông, thủy sản là một trong những ngành đứng đầu về
tỷ trọng xuất khẩu, và cũng là một trong những ngành tạo ra lƣợng công ăn
việc làm lớn cho ngƣời lao động, nên những tác động đến các doanh nghiệp
trong ngành sẽ ảnh hƣởng ít nhiều đến nền kinh tế nói chung và chính sách an
sinh xã hội nói riêng. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện
nay, việc nghiên cứu các yếu tố tài chính ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt đƣợc những yêu cầu, cách thức
để nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực
cạnh tranh, phát huy đƣợc những khả năng của mình, đóng góp nhiều hơn vào
sự phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc.
Xuất phát từ tầm quan trọng cũng nhƣ tính cấp bách của vấn đề hiệu

quả hoạt động kinh doanh và sự cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố tác động
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong ngành nông, thủy sản, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh


2

hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Kiểm định mô hình nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các yếu tố tài chính
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy
sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
- Từ kết quả kiểm định của mô hình rút ra kết luận về sự ảnh hƣởng của
các yếu tố đó đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành
nông, thủy sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, qua đó đề
xuất các kiến nghị.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Các doanh nghiệp trong ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu: báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán từ năm 2008 đến
năm 2013 của 25 doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam. Số liệu đƣợc tác giả thu thập từ website của Công ty
chứng khoán ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng vpbs.com.vn và Công ty cổ
phần chứng khoán FPT fpts.com.vn.

- Phƣơng pháp thực hiện: trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phƣơng
pháp định lƣợng, sử dụng công cụ kinh tế lƣợng hồi quy để thực hiện ƣớc
lƣợng, kiểm định mô hình và từ đó xác định đƣợc các yếu tố tài chính tác
động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành nông, thủy


3

sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.Tác giả sử dụng phần
mềm Eviews 8 để xử lý dữ liệu.
5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm có 4 chƣơng:
- Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về sự ảnh hƣởng của các yếu tố tài
chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong
giai đoạn nghiên cứu
- Chƣơng 3: Phân tích các yếu tố tài chính ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoản Việt Nam
- Chƣơng 4: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế gắn liền với
nền sản xuất hàng hóa, khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh luôn
mong muốn thu đƣợc lợi ích cao nhất, đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên,
hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phức tạp, hiểu chính
xác về hiệu quả hoạt động kinh doanh và vận dụng vào thực tiễn là một vấn
đề không đơn giản. Hiện nay có nhiều nghiên cứu trong nƣớc đã nghiên cứu

bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp có
thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Trong nghiên cứu “Các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động của các
công ty niêm yết trên sàn HOSE” của tác giả Nguyễn Văn Duy [19]đã tập


4

trung nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính lên các chỉ số đánh giá hiệu
quả hoạt động nhƣ ROE, ROA, TOBIN’S Q. Nghiên cứu sử dụng phƣơng
pháp định lƣợng, hồi quy với các biến phụ thuộc là ROA, ROE, tỷ số M/B,
Tobin’s Q trong khi các biến độc lập là tăng trƣởng Growth, quy mô Firm
Size, nợ/vốn chủ sở hữu, tổng nợ/tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Với chỉ tiêu M/B thì cán cân tài chính ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt
động của các công ty qua biến tổng nợ/tổng tài sản, bên cạnh đó biến quy mô
FIRM_SIZE cũng ảnh hƣởng tới tiêu chí M/B theo tỷ lệ thuận.
- Với chỉ tiêu ROE thì biến cán cân tài chính nợ/vốn chủ sở hữu có tác
động tỷ lệ nghịch lên ROE, điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế. Ngoài ra
các biến khác không có ảnh hƣởng gì tới chỉ tiêu ROE.
- Với chỉ tiêu ROA thì biến cán cân tài chính tổng nợ/tổng tài sản có tác
động tỷ lệ nghịch lên ROA, ngoài ra các biến khác không có tác động tới chỉ
tiêu ROA.
- Cuối cùng là biến Tobin’s Q cũng nhƣ chỉ tiêu M/B, cán cân thƣơng
mại tổng nợ/tổng tài sản tác động tỷ lệ nghịch và biến quy mô Firm Size cũng
có tác động tỷ lệ thuận lên chỉ tiêu Tobin’s Q.
Từ đó kết quả nghiên cứu đã cho thấy tăng trƣởng Growth của các công
ty dƣờng nhƣ không ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động của công ty mà chính
cán cân tài chính là nguyên nhân chính ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động của
các công ty, tiếp đó là quy mô của các công ty cũng là một trong những

nguyên nhân làm thay đổi hiệu quả hoạt động của các công ty.
Một nghiên cứu khác của tác giả Võ Đức Nghiêm, thực hiện năm 2013
về “Phân tích hiệu quả hoạt động của các công ty ngành dược trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”[5] đã xem xét, nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến
hiệu quả hoạt động của các công ty ngành dƣợc niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 - 2011. Tác giảsử dụng


5

công cụ kinh tế lƣợng hồi quy để kiểm định mô hình, các biến đƣợc đƣa ra
bao gồm:
- Biến phụ thuộc: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROA)
- Các biến độc lập: tỷ trọng tài sản cố định (X1), số vòng quay hàng tồn
kho (X2), số vòng quay nợ phải thu (X3), tỷ suất nợ (X4), tỷ lệ lãi gộp (X5),
tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
(X6), loại hình của doanh nghiệp (D1).
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả
hoạt động của các công ty trong ngành:
- Nhân tố ảnh hƣởng quan trọng nhất là tỷ lệ lãi gộp, có mối quan hệ tỷ
lệ thuận với ROA, nghĩa là doanh nghiệp càng tăng tỷ suất lãi trên một đơn vị
sản phẩm thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
- Nhân tố tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên
doanh thu thuần có quan hệ nghịch chiều với ROA, nghĩa là càng giảm chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh càng
cao.
- Nhân tố ảnh hƣởng tiếp theo đến ROA là nhân tố tỷ suất nợ, nhân tố
này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với ROA, tức là doanh nghiệp có tỷ suất nợ
càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.
- Tỷ trọng tài sản cố định có quan hệ tỷ lệ thuận với ROA, nhƣ vậy các

công ty trong ngành càng đầu tƣ tài sản cố định thì hiệu quả kinh doanh càng
cao.
- Số vòng quay nợ phải thu có quan hệ tỷ lệ thuận với ROA, nhƣ vậy
càng thu tiền nhanh bao nhiêu thì hiệu quả kinh doanh càng cao bấy nhiêu. Số
vòng quay hàng tồn kho có quan hệ tỷ lệ nghịch với ROA.
Trong nghiên cứu “Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí


6

Minh”[8] của tác giả Lê Thị Diễm Thúy thực hiện năm 2011 đã nghiên cứu
sự tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng
thời cũng nghiên cứu sự tác động của biến: cơ hội tăng trƣởng, quy mô của
doanh nghiệp và tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản đến hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã đƣa ra một số giả thuyết nhƣ sau:
- Khi tỷ lệ nợ vay thấp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tƣơng
quan thuận (+) với tỷ lệ nợ vay. Khi mức tỷ lệ nợ vay quá cao, hiệu quả hoạt
động sẽ có tƣơng quan nghịch (-) với tỷ lệ nợ vay.
- Cơ hội tăng trƣởng của doanh nghiệp dự tính sẽ có tƣơng quan thuận
(+) đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
- Quy mô của doanh nghiệp có tƣơng quan thuận (+) đến hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp.
- Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của doanh nghiệp dự tính sẽ có
tƣơng quan thuận (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Sở hữu nhà nƣớc trong các doanh nghiệp là một đặc điểm riêng của
các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, và
chƣa có lý thuyết nào đề cập đến quan hệ giữa tỷ lệ vốn nhà nƣớc với cơ cấu
vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Sở hữu nhả nƣớc là biến giả, biến

này có giá trị là 1 nếu là doanh nghiệp nhà nƣớc theo luật doanh nghiệp năm
2005 (có tỷ lệ vốn nhà nƣớc chiếm từ 51% trở lên), ngƣợc lại thì có giá trị là
0. Theo tác giả, tỷ lệ vốn của nhà nƣớc trong doanh nghiệp có tƣơng quan
thuận (+) với đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến Lợi nhuận là giá trị trung
bình của ROA và ROE để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu sử dụng số liệu của 50 công ty phi tài chính đang niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh tính đến thời điểm tháng 9


7

năm 2008. Tất cả số liệu tài chính của 50 công ty đƣợc lấy từ báo cáo tài
chính của các công ty này từ website của các công ty chứng khoán. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bị tác động bởi cơ
cấu vốn. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tƣơng quan nghịch với cơ
cấu vốn khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu lớn hơn 1,812. Khi tỷ lệ này dƣới 1,812
thì kết quả ngƣợc lại. Tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc có tác động ngƣợc chiều đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Một nghiên cứu khác đƣợc nghiên cứu đối với thị trƣờng Malaysia có
nhiều nét tƣơng đồng với thị trƣờng tại Việt Nam. Nghiên cứu của Ahmad,
Abdullah & Roslan đƣợc thực hiện năm 2012[9] đã tìm hiểu tác động của cấu
trúc vốn với chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phân tích mối
quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Malaysia, đƣợc đo
bằng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE) với các khoản nợ ngắn hạn (STD), nợ dài hạn (LTD) và
tổng nợ (TD). Số lƣợng mẫu của nghiên cứu là 58 doanh nghiệp niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoán Malaysia, các doanh nghiệp này thuộc 2 lĩnh vực lớn
nhất là sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp, dữ liệu tài chính đƣợc thu thập từ
báo cáo tài chính; thời gian nghiên cứu 6 năm, từ năm 2005 đến năm 2010,

tổng số các quan sát của nghiên cứu là 358 quan sát.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, đối với chỉ tiêu ROE: nếu chỉ xét nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn, tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động ngƣợc chiều, tỷ lệ nợ
dài hạn có tác động thuận chiều; trong trƣờng hợp chỉ xét tổng nợ trên tổng tài
sản thì yếu tố này có tác động ngƣợc chiều lên ROE. Đối với chỉ tiêu ROA: tỷ
lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản hoặc tổng nợ trên tổng tài sản đều có tác động
thuận chiều, đồng thời yếu tố tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản không tác động
tới ROA.


8

Từ những phân tích trên cho thấy, đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt
động kinh doanh không phải là đề tài mới mẻ, tuy nhiên chƣa có một đề tài
nghiên cứu nào đề cập, phân tích một cách đầy đủ, chi tiết về các yếu tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các yếu tố tài chính của
các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam. Xuất phát từ hạn chế đã nêu nên việc nghiên cứu đề
tài là hoàn toàn cần thiết.


9

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC
YẾU TỐ TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Trong bất cứ hoạt động nào, con ngƣời cũng luôn mong muốn thu đƣợc

lợi ích cao nhất. Tuy nhiên, khi thực hiện các hoạt động đó con ngƣời không
thể sử dụng tùy tiện, thoải mái các nguồn lực mà luôn bị ràng buộc bởi sự giới
hạn nên lợi ích thu đƣợc từ các hoạt động luôn phải đƣợc cân nhắc, so sánh
với các nguồn lực đã bỏ ra. Vì thế, khi đánh giá một hoạt động nói chung
cũng nhƣ hoạt động kinh doanh nói riêng, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc
xem xét kết quả thu đƣợc mà phải xem xét mối quan hệ giữa kết quả thu đƣợc
với các chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động đó. Đây cũng chính là vấn đề
hiệu quả, là mối quan tâm lớn nhất của con ngƣời khi thực hiện bất cứ hoạt
động nào. Trong kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh là mối quan tâm
hàng đầu của tất cả các nhà kinh tế. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một
phạm trù kinh tế phức tạp, việc hiểu và đánh giá đúng hiệu quả hoạt động
kinh doanh không phải là việc làm đơn giản. Tùy thuộc vào góc độ nghiên
cứu, quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các nhà nghiên cứu
cũng có những sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, các quan điểm nghiên cứu
đều thống nhất cho rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh trƣớc hết là chỉ tiêu
phản ánh trình độ sử dụng hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt đƣợc
kết quả hữu ích cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Sau nữa, hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp phải đƣợc xem xét một cách toàn diện,
gắn chặt với hiệu quả xã hội.
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Tạo: “Hiệu quả kinh doanh
không chỉ là sự so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận đƣợc ở đầu ra;


10

hiệu quả kinh doanh đƣợc hiểu trƣớc tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu
không đạt đƣợc mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu
ta cần phải sử dụng nguồn lực nhƣ thế nào” [20, tr10]. Theo ông, hiệu quả
kinh doanh phải gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp,
không thể nói doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nếu các mục tiêu đặt ra

không thực hiện đƣợc. Nhƣ vậy, hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu so sánh giữa
mục tiêu hoàn thành và nguồn lực đƣợc sử dụng một cách thông mình.
Theo tác giả Huỳnh Đức Lộng “Hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã
hội là phạm vi kinh tế phản ánh yêu cầu tiết kiệm thời gian lao động xã hội
trong việc tạo ra kết quả hữu ích đƣợc xã hội công nhận. Nó đƣợc biểu hiện
thông qua các chỉ tiêu đặc trƣng, xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu
phản ánh kết quả đạt đƣợc về mặt kinh tế với chỉ tiêu phản ánh chi phí bỏ ra
hoặc nguồn lực đƣợc huy động vào sản xuất” [4, tr6]. Theo quan điểm của
ông, khi xem xét hiệu quả kinh tế cũng không chỉ đơn thuần nhìn vào kết quả
thu đƣợc mà phải so sánh giữa kết quả hữu ích đƣợc xã hội công nhận với các
chi phí hoặc nguồn lực bỏ ra để thực hiện.
Hiệu quả kinh doanh sẽ đạt đƣợc khi sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết
kiệm chi phí lao động xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp còn
nhận thức chƣa đúng, họ thƣờng cho rằng nếu tiết kiệm tối đa chi phí là có thể
hạ giá thành sản phẩm và nâng cao đƣợc hiệu quả kinh doanh. Nhiều doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí triệt để trên một đơn vị sản phẩm nhƣ tìm cách thay
đổi kích thƣớc sản phẩm hay giảm bớt những tính năng phụ kèm theo sản
phẩm. Việc làm này đúng là giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí sản
xuất nhƣng lƣợng sản phẩm tiêu thụ lại giảm đi đáng kể và kết cục là đƣa
doanh nghiệp phải đối đầu với các khó khăn về tài chính và nguy cơ lâm vào
tình trạng phá sản luôn luôn rình rập. Khác với quan điểm hạ thấp giá thành
đơn vị sản phẩm, tiết kiệm chi phí, các nhà quản trị hiện đại lại cho rằng: việc


11

tiết kiệm chi phí sản xuất phải đƣợc hiểu theo nghĩa tích cực; nghĩa là không
phải giảm bớt kích thƣớc sản phẩm hay cắt xén tính năng kèm theo của sản
phẩm mà là với lƣợng chi phí hiện tại, thậm chí cần thiết có thể đầu tƣ thêm
chi phí cho một đơn vị sản phẩm nhƣng phải tạo ra nhiều giá trị sử dụng,

nhiều chức năng kèm theo cho một đơn vị sản phẩm ngoài chức năng chính
của nó, tức là không chỉ tạo cho sản phẩm chỉ có duy nhất một chức năng hay
“2 trong 1”, “3 trong 1”,… mà là “n trong 1”. Có khá nhiều sản phẩm hiện
nay, các chức năng phụ thậm chí đƣợc sử dụng nhiều hơn và chú trọng hơn cả
chức năng chính. Việc tăng thêm tính năng vào trong một sản phẩm chắc chắn
làm cho giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm tăng lên, kéo theo tổng chi phí
kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên nhƣng nhờ đó mà lƣợng sản phẩm tiêu
thụ sẽ tăng lên gấp bội, kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đƣợc cải thiện đáng kể. Chính vì vậy, đểhiệu quả không ngừng tăng lên đòi
hỏi chúng ta chẳng những không giảm mà còn phải tăng chất lƣợng đầu vào.
Với nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công
nghệ hiện đại hơn, chúng ta sẽ giảm đi lƣợng hao phí nguyên vật liệu, hao phí
lao động, hao phí năng lƣợng, thiết bị trên từng đơn vị sản phẩm, phế phẩm
giảm đó là điều kiện để có những sản phẩm với số lƣợng, chất lƣợng cao, giá
thành hạ. Nhƣ vậy, để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh chỉ có con đƣờng
duy nhất là sử dụng hợp lý các nguồn lực, qua đó giá trị đầu ra ngày càng
tăng, đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp
trên thƣơng trƣờng.
Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là sự thể hiện mối
quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa tổng kết quả thu đƣợc với hao phí các nguồn
lực đầu vào. Việc tách rời mối quan hệ này để xem xét hiệu quả hoạt động
kinh doanh đều dẫn đến những quan niệm sai lầm; từ đó, đề ra các quyết định


12

để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhƣng thực ra lại hạ thấp kết quả
kinh doanh.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại đƣợc xem xét một
cách toàn diện cả về thời gian và không gian và đƣợc đặt trong mối quan hệ

với hiệu quả xã hội. Tại một cuộc hội thảo Khoa học quốc tế tổ chức tại
Matxcova, nhà kinh tế học ngƣời Đức P.Tiblack cho rằng: “Vấn đề hiệu quả
kinh tế trong sản xuất phải đƣợc nhìn nhận một cách toàn diện hơn, nó không
chỉ nói lên sự tăng trƣởng kinh tế trong mỗi thời kỳ mà còn là mục tiêu của
toàn hệ thống có thực hiện đƣợc hay không” [6, tr 10-13]. Cũng trong hội
thảo này, Giáo sƣ XingXao đến từ Trung Quốc phát biểu “Hiệu quả kinh tế
nói chung và hiệu quả kinh tế trong công nghiệp là những phạm trù phức tạp,
chúng phản ánh trình độ sử dụng các loại chi phí khác nhau cho sản xuất để
tạo ra những kết quả mong muốn đáp ứng đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội nào
đó” [6, tr 10-13]. Nhƣ vậy theo các tác giả, hiệu quả không chỉ đơn thuần là
thu đƣợc kết quả tốt nhất với các chi phí bỏ ra nhỏ nhất trong một kỳ nhất
định, mà hiệu quả đó phải gắn với việc đạt đƣợc mục đích lâu dài của doanh
nghiệp trong tƣơng lai, cũng nhƣ mục đích chung của toàn xã hội.
Quan điểm này cũng đƣợc thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta là “Lấy suất sinh lợi của tiền vốn là tiêu
chuẩn chủ yếu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp
kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ
yếu đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp” [2]. Nhƣ vậy, khi doanh nghiệp nỗ
lực nâng cao hiệu quả kinh doanh thì không đƣợc vì lợi ích trƣớc mắt mà
quên đi các lợi ích lâu dài, lợi ích chung của cộng đồng. Việc sử dụng lãng
phí các nguồn lực, khai thác tài nguyên bừa bãi, hủy hoại môi trƣờng sẽ ảnh
hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tƣơng lai.


13

Từ những phân tích trên cho thấy: hiệu quả hoạt động kinh doanh là
một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp vào hoạt động kinh doanh sao cho hao phí nguồn lực là thấp nhất
nhƣng lợi ích mang lại là cao nhất. Lợi ích mang lại không chỉ cho bản thân

doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội. Với quan điểm này, hiệu quả kinh doanh
đƣợc biểu hiện thông qua việc so sánh: so sánh giữa nguồn lực bỏ ra với lợi
ích thu đƣợc hoặc ngƣợc lại, so sánh giữa lợi ích thu đƣợc trên một đơn vị
nguồn lực bỏ ra. Mặt khác, xét trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể,
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải gắn với hiệu quả xã hội.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
kinh tế, vì vậy việc nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh là hết sức
cần thiết. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, thông tin về hiệu quả hoạt
động kinh doanh sẽ giúp họ đánh giá đúng đắn về hiệu quả sử dụng các nguồn
lực của doanh nghiệp. Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản lý thấy đƣợc nguyên nhân,
các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh từ đó khắc phục
những hạn chế, phát huy và khai thác tối đa các tiềm năng của các nguồn lực
sản xuất để đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp và qua đó sẽ làm tăng
giá trị cho doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tƣ, cổ đông thì thông tin về hiệu
quả hoạt động kinh doanh là căn cứ quan trọng để họ đƣa ra quyết định đầu
tƣ. Là những ngƣời góp vốn vào doanh nghiệp, lợi ích và rủi ro của các nhà
đầu tƣ, các cổ đông gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Do vậy, những thông tin liên quan đến khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp là những thông tin mà bất cứ nhà đầu tƣ nào cũng không thể bỏ qua.
Nhƣ vậy, có thể thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh là phạm trù kinh tế
tổng hợp thể hiện mối quan hệ tƣơng quan giữa việc sử dụng các nguồn lực
của doanh nghiệp với lợi ích thu đƣợc. Do đó, hiệu quả kinh doanh phải là


14

một đại lƣợng so sánh giữa nguồn lực bỏ ra và lợi ích thu đƣợc. Trên thực tế,
nguồn lực mà doanh nghiệp bỏ ra đƣợc biểu hiện qua sự kết hợp giữa các yếu
tố cơ bản của quá trình kinh doanh (lao động, tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao

động) mà cụ thể là các loại tài sản (tổng tài sản, tài sản dài hạn, tài sản ngắn
hạn…), các loại nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay) và các loại chi phí
(tổng chi phí, chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động, giá vốn hàng
bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…). Lợi ích mà doanh
nghiệp thu đƣợc từ việc sử dụng các nguồn lực bao gồm toàn bộ kết quả thu
đƣợc ở đầu ra.
Một cách tổng quát hiệu quả kinh doanh có thể đƣợc xác định nhƣ sau
[3, tr 219]; [7]:
Hiệu quả kinh doanh

=

Kết quả đầu ra
Nguồn lực đầu vào

Hiệu quả kinh doanh đƣợc xác định nhƣ công thức trên phản ánh một
đơn vị nguồn lực đầu vào sử dụng vào quá trình kinh doanh tạo ra đƣợc bao
nhiêu đơn vị kết quả đầu ra, trị số tính ra càng cao thì hiệu quả kinh doanh
càng cao và ngƣợc lại.
Trong nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng, các doanh nghiệp phải tự chủ,
tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động kinh doanh và mục đích tối thƣợng
của mọi hoạt động kinh doanh là hƣớng đến tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao
giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng cần phải đánh giá đƣợc khả năng
hoạt động, khả năng sử dụng các nguồn lực và đặc biệt là khả năng tạo ra lợi
nhuận. Qua việc xem xét các quan điểm khác nhau về việc đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh đã cho thấy rằngtuy có nhiều quan điểm khác nhau về
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn
này, nhƣng các quan điểm đều có một điểm chung thống nhất là nội dung



15

đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cuối cùng phải hƣớng đến đánh giá
khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanhmang
tính cá biệt
Các chỉ tiêu phản ánh khía cạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh mang
tính cá biệt bao gồm: số vòng quay tổng tài sản, số vòng quay tài sản cố định
và số vòng quay vốn cổ phần.
a. Số vòng quay tổng tài sản
Tỷ số số vòng quay tổng tài sản (hay gọi tắt là số vòng quay tài sản) là
một thƣớc đo đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này
đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu thuần đạt đƣợc trong một thời kỳ nhất định
chia cho giá trị bình quân của tổng tài sản (bao gồm cả tài sản lƣu động và tài
sản cố định) của doanh nghiệp trong cùng kỳ đó.
Số vòng quay tài sản

=

Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này đo lƣờng khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc
đầu tƣ vào tổng tài sản. Chẳng hạn chỉ tiêu này bằng 2 có nghĩa là với mỗi
đồng đƣợc đầu tƣ vào trong tổng tài sản thì doanh nghiệp sẽ tạo ra đƣợc 2
đồng doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thƣờng có tỷ
số số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.

b. Số vòng quay tài sản cố định
Số vòng quay tài sản cố định (hệ số quay vòng tài sản cố định) là thƣớc
đo đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định của doanh
nghiệp. Thƣớc đo này đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu thuần của doanh


16

nghiệp đạt đƣợc trong một kỳ nào đó chia cho giá trị bình quân tài sản cố định
của doanh nghiệp trong kỳ đó.
Số vòng quay tài sản cố định

=

Doanh thu thuần
Tài sản cố định trung bình

Số vòng quay tài sản cố định cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản
cố định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu số vòng quay tài
sản cố định lớn thì có thể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng
vốn. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao
và ngƣợc lại.
c. Số vòng quay vốn cổ phần
Chỉ tiêu này đo lƣờng khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc
đầu tƣ vào nguồn vốn cổ phần (bao gồm cổ phần thƣờng và cổ phần ƣu
đãi).Chẳng hạn, tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đồng đầu tƣ vào vốn cổ
phần, doanh nghiệp sẽ tạo ra đƣợc 3 đồng doanh thu.
Vòng quay vốn cổ phần

=


Doanh thu thuần
Tổng vốn cổ phần bình quân

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh mang
tính tổng hợp
Các chỉ tiêu đã trình bày ở trên chỉ phản ánh hiệu quả hoạt động kinh
doanh mang tính cá biệt của từng loại nguồn lực, do vậy ta cần xem xét
đếncác chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh mang tính tổng hợp,
là khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực để tạo ra kết quả trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Để nhận định tổng quát và xem xét hiệu quả
tổng hợp, ta cần xem xét khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp
(tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu), khả năng sinh lời của tài sản (tỷ suất sinh
lời trên tài sản) và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu).


×