Tải bản đầy đủ (.docx) (152 trang)

Thiết kế và điều hành tour du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 152 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ 01
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THEO CÁC YÊU CẦU.............. 04

1.

1.1.

Xác định nhu cầu của thị trường khách.......................................... 04

1.2.

Xác định khả năng đáp ứng của nhà cung cấp................................ 10

1.2.1. Điểm du lịch........................................................................................ 10
1.2.2. Khả năng của công ty lữ hành............................................................. 36
1.2.2.1. Công ty lữ hành khác..................................................................... 36
1.2.2.2. Công ty du lịch BIGBOY tourism.................................................. 39
1.2.3. Vận chuyển.......................................................................................... 46
1.2.4. Lưu trú................................................................................................. 48
1.2.5. Ăn uống............................................................................................... 54
1.2.6. Mua sắm, giải trí & Các hoạt động khác............................................. 60

1.3.

Xác định mục đích, ý tưởng và tên gọi của chương trình............... 62

1.4.


Xây dựng tuyến hành trình cơ bản................................................. 63


2
1.5.

Xây dựng phương án vận chuyển, lưu trú, ăn uống........................ 64

1.6.

Điều chỉnh, bổ sung tuyến hành trình và chi tiết hoá chương trình 76

1.7.

Xác định giá thành, giá bán............................................................ 82

1.8.

Xây dựng những quy định của chương trình.................................. 86

1.9.

Hoàn chỉnh chương trình du lịch.................................................... 94
LẬP PHƯƠNG ÁN ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH................... 105

2.

2.1.

Thực hiện đặt giữ chỗ.................................................................... 105


2.1.1. Đặt giữ chổ với nhà cung ứng của chương trình.................................. 105
2.1.2. Bảo hiểm du lịch.................................................................................. 139
2.1.3. Y tế...................................................................................................... 140

2.2.

Điều động phương tiện vận chuyển và hướng dẫn viên................. 147

2.3.

Chuẩn bị danh sách đoàn................................................................ 149

2.4.

Đặt cọc và thanh toán..................................................................... 151

2.4.1. Đặt cọc và thanh toán cho nhà cung cấp trước ngày hết hạn............... 151
2.4.2. Nhận xác nhận từ nhà cung cấp........................................................... 151


3
2.4.3. Thông báo, giải thích tài liệu cho khách.............................................. 151

2.5.

Xử lý việc hủy bỏ và hoàn tiền....................................................... 153

2.5.1. Khách hủy bỏ chuyến đi...................................................................... 153
2.5.1.1. Trường hợp chưa đặt chổ trước và chưa xuất các giấy tờ tài liệu


du lịch.......................................................................................... 153
2.5.1.2. Trường hợp đã đặt chổ trước.......................................................... 153
2.5.2. Hoàn tiền............................................................................................. 154
2.5.3. Trường hợp bất khả kháng................................................................... 155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 156
PHỤ LỤC................................................................................................................. 160
DANH SÁCH NHÓM & ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN.......................................... 162
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN...................... 163
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN............................. 165


4

1. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THEO CÁC YÊU CẦU :

1.1.



Xác định nhu cầu của thị trường khách
Đối tượng khách: Là những giảng viên ở các trường đại học đến từ TP. HCM.

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 80 trường đại học, cao đẳng. Số
lượng sinh viên cũng ngày một tăng cao hơn, cũng chính vì nhu cầu đó, số lượng giảng
viên cũng ngày một tăng lên. Bên cạnh đó, sau những giờ giảng dạy vất vả trên lớp, các
giảng viên sẽ có được một khoảng thời gian nghỉ hè quý báu, vừa để thư giãn, vừa để vui
chơi, vừa để tìm hiểu thêm những kiến thức mới và cũng vừa để hiểu sâu hơn về những
truyền thống và lịch sử của đất nước ta.

→ Đó là động lực để công ty BIGBOY Tourism tiến hành thiết kế tour du lịch ‘’Khám
phá những nét văn hóa của người miền Trung’’ nhằm hướng đến đối tượng khách này.


Thời gian rảnh vào dịp hè, quỹ thời gian tương đối dài và thoải mái để họ tham
gia vào các tour du lịch.

Đặc thù của công tác giảng dạy, thời gian tương đối rảnh của đối tượng khách giảng viên
sẽ rơi vào khoảng thời gian nghỉ hè của sinh viên các trường (từ tháng 6 cho đến tháng
đầu tháng 8). Những hoạt động tham quan, du lịch của họ thông thường sẽ diễn ra trong
khoảng thời gian này. Và đây cũng chính là mùa du lịch cao điểm của hầu hết các điểm


5

đến du lịch, điều này tạo ra một thách thức rất lớn cho công tác tổ chức thực hiện chương
trình du lịch đối với công ty BIGBOY Tourism.
→ Đảm bảo được tour du lịch có với thời lượng : 04 ngày 3 đêm của công ty.


Tính thời vụ :

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC)

TP. ĐN mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt: mùa khô từ tháng 1 đến
tháng 7 và mùa mưa kéo dài từ
tháng 8 đến tháng 12, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa
đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC)

Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Những cơn
mưa thường xảy ra vào buổi xế
chiều, mưa to nhưng mau tạnh,
đôi khi mưa rả rích kéo dài cả
ngày. Mùa khô từ tháng 12 năm
trước đến tháng 4 năm sau. Không
có mùa đông.


6

→ Vào thời điểm tháng 6 TP. HCM đang bước vào mùa mưa nên khách du lịch lựa cho di
chuyển ra miền trung để hòa mình vào những lễ hội của mùa hè sôi động là hợp lý.


Thu nhập

Với mức lương còn căn cứ vào hệ số lương như hiện nay thì thu nhập đến từ công tác
giảng dạy của đối tượng giảng viên là không cao. Với mức thu nhập như vậy có thể xếp
họ vào nhóm khách có mức thu nhập trung bình điều đó dẫn đến những tour phục vụ đối
tượng khách này phải có sự kết hợp các nhà cung ứng dịch vụ vừa mức, hợp lý.
Số liệu thu thập thực tế của đoàn khách: Thu nhập hàng tháng từ trường của giảng viên
có bằng TS, thâm niên 15 năm (thời gian công tác mà theo nhà trường là ở mức trung
bình) là khoảng 7,5 triệu, nếu có chức danh PGS, chức vụ từ Trưởng phòng trở lên là
khoảng 9 triệu đồng. Nếu tính thời gian tăng lương trung bình là 3 năm/lần thì cho đến
khi về hưu, một giảng viên có bằng TS và chức danh PGS thì thu nhập cũng chỉ đạt tối đa
11 triệu/tháng.
HỌC

HẠN MỨC

HỌ VÀ TÊN

THU NHẬP/
CHỨC VỤ

HÀM
Mức thu nhập
cao nhất
Mức thu nhập
thấp nhất

NGUYỄN VĂN

PGS.TS

HÙNG
NGUYỄN
XUÂN MAI

THÁNG (đ)
Cựu trưởng khoa –

11.000.000

Cố vấn khoa
THỊ

GV


GV

3.325.000


7

Mức thu nhập

6.716.000

trung bình



Đặc điểm ngành nghề & yếu tố khác ngoài thu nhập :

Đây là đối tượng khách rất đặc biệt, họ là những người đã và đang hoạt động trong công
tác giảng dạy các môn học, nên việc tham gia những tour du lịch liên quan đến lịch sử,
văn hóa là điều kiện để họ có thể trải nghiệm thực tế và trao dồi thêm kiến thức chuyên
môn, cũng như có được những trải nghiệm thú vị trong cuộc sống của mình. Hoạt động
tại điểm đến của đối tượng khách này có phần đa dạng hơn so với các đối tượng khách
khác, không chỉ là tham quan mà họ còn muốn trao đổi tìm hiểu sâu, thảo luận cùng đồng
nghiệp đồng thời thu thập các tư liệu liên quan.
Có thu nhập không cao nhưng tương đối ổn định, thêm vào một yếu tố tour du lịch này
vào thời điểm cuối năm học thời kì nghỉ hè được nhà trường, sở giáo dục và đào tạo tổ
chức công tác phúc lợi cho nhân viên, nên dịch vụ của tour hầu hết là dịch vụ ở tầm trung
và chất lượng tốt từ dịch vụ vận chuyển (máy bay, xe đưa đón,..), lưu trú, ăn uống, vui
chơi, tham quan, bảo hiểm,… đều hoàn toàn đảm bảo chất lượng.



Độ tuổi, giới tính, sức khỏe:

+ Độ tuổi dưới 20 chiếm 8.82%

+ Độ tuổi từ 20 - 30 chiếm 50%


8

+ Độ tuổi từ 31 – 40 chiếm 23.53%

+ Độ tuổi cao nhất: 58 tuổi

+ Độ tuổi trên 40 chiếm 17.65 %

+ Độ tuổi thấp nhất: 6 tuổi

+ Độ tuổi trung bình là 30,35 tuổi
+ Nam chiếm hớn 56%

+ Nữ chiếm gần 44%

Nhìn chung cả đoàn đều đảm bảo về yếu tố sức khỏe.
Đối vời người cao tuổi: Phân loại đối tượng phục vụ trong đoàn để có chế độ chăm sóc,
quan tâm riêng cho 17.65% đối tượng trên 40 tuổi; Phối hợp với trưởng đoàn để cử người
chăm sóc những người cao tuổi trong quá trình đi du lịch; Điều chỉnh các hoạt động trong
chương trình tránh những hoạt động liên quan đến thể lực, hoạt động, di chuyển liên tục;
bảo đảm thời gian tương đối rộng để họ bắt kịp với nhịp vận động chung của cả đoàn.

Đối với trẻ em: Chú ý đến sự an toàn của trẻ em; Dành sự quan tâm, chăm sóc cho trẻ;
Quan tâm đến việc ăn uống; Quan tâm đến sức khoẻ; Chú ý đến tiêu chuẩn giá cả cho trẻ
em. Nắm vững nguyên tắc: Không quá quan tâm đến trẻ em mà quên các du khách khác;
Tránh mua đồ ăn, đồ chơi cho trẻ em ; Không được một mình đưa trẻ ra ngoài chơi;
Không can thiệp quá sâu hay quyết định thay trong vấn đề xử lý và chăm sóc trẻ; Trao
đổi với gia đình về những yêu cầu đối với trẻ.


9

Đồng thời, sau khi tìm hiểu các thông tin, khách hàng muốn lồng ghép chương trình du
lịch với việc thực hiện một chuyến đi tình nguyện tại huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế
đã có kế hoạch cụ thể với địa phương; khách hàng là những người có mức chi trả ổn định;
thời gian rảnh của đối tượng khách là vào dịp hè là tháng 6 mùa hè sôi động ở miền
trung; độ tuổi và sức khỏe của cả đoàn đảm bảo cho chuyến đi. Nắm được nhu cầu đó
công ty tiến hành thiết kế và điều hành chương trình du lịch phù hợp cho đối tượng khách
hàng.


Nhu cầu về ăn uống

Khẩu vị ẩm thực của người miền Nam khá khác với người miền Trung. Khách thích ăn
ngọt, ít ăn đồ biển. Song công ty đã làm việc và khách hàng cũng muốn trải nghiệm ẩm
thực khác lạ ở miền Trung nên đã được tư vấn, tìm hiểu và chuẩn bị trước về khẩu vị ăn
cay, mặn và đặc biệt là những hải sản ở thành phố biển Đà Nẵng.


Nhu cầu về lưu trú

Thoáng mát, khang trang, gần trung tâm thành phố tiện cho việc di chuyển. Đầy đủ tiện

nghi ở tầm mức chất lượng trung bình trở lên. Đặc biệt họ yêu cầu có hệ thông nước nóng
lạnh cho trẻ em và người lớn tuổi tắm khi cần thiết.


Nhu cầu về đi lại


10

Đảm bảo chức năng cơ bản, đầy đủ tiện nghi, xe rộng rãi, an toàn. Ở mưc chấ lượng trung
bình trở lên, có hệ thống làm mát tạo cảm giác thoải mái cho các một vài đối tượng khách
trên 30 tuổi và trẻ em trong đoàn.
1.2.

Xác định khả năng đáp ứng của nhà cung cấp
1.2.1. Điểm du lịch

Xác định được nhu cầu của khách hàng là du lịch kết hợp tìm hiểu giai đoạn phong kiến
cuối cùng của Việt Nam và làm thiện nguyện ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công ty xây dựng chương trình mà điểm du lịch quan trọng nhất sẽ diễn ra tại Huế đồng
thời kết hợp xây quanh Huế là khám phá thành phố Đà Nẵng được xem là thành phố
đáng sống nhất Việt Nam và đô thị cổ Hội An di sản văn hóa thế giới. Tuyến các điểm du
lịch được hình thành Đà Nẵng - Hội An - Huế. Đây được xem là tuyến khá nổi bậc, đặc
sắc nhất miền trung. Nằm trên cung đường di sản của nước nhà.


Điểm đến Huế

Diện tích: 70,99km².


Dân số (2009): 339.822 người.

Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề
dày truyền thống lịch sử- văn hoá, Huế thật sự là một thành phố đẹp và là nơi lý tưởng để
du lịch. Ngày nay, Huế được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam, lần đầu tổ chức
vào năm 2000 và hai năm tổ chức một lần.


11

Thành phố Huế có cả vùng gò đồi và vùng đồng bằng. Cách biển Thuận An 12km, cách
sân bay Phú Bài 18km, cách cảng nước sâu Chân Mây 50km, trung tâm văn hoá du lịch
Việt Nam, đặc biệt Huế có dòng sông Hương đi qua giữa thành phố và nhiều sông nhỏ:
An Cựu, An Hoà, Bạch Đằng, Bạch Yến tạo ra sự hấp dẫn của thiên nhiên.
Sông Hương – núi Ngự được coi là biểu tượng cho thiên nhiên thơ mộng xứ Huế. Bên
cạnh đó, tiềm năng nổi bật của Huế còn được thể hiện trong 300 công trình kiến trúc nghệ
thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại vào năm 1993. Đó là, hệ
thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn, các kiến trúc cung đình,
kiến trúc dân gian, chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn... Tháng 11/2003,
chương trình biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật
thể thế giới, góp phần đem lại niềm tự hào cho người dân xứ Huế.
Với di sản văn hoá thế giới, với cảnh quan thiên nhiên, với nhiều di tích lịch sử, các sản
phẩm đặc sản, nhất là nhà vườn là một nét độc đáo tiêu biểu của Huế như: nhà vườn An
Hiên, Lạc Tịnh Viên, nhà vườn Ngọc Sơn Công Chúa, Tỳ Bà Trang, Tịnh Gia Viên...
cùng với hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ phục vụ khác, thành phố đã và đang
trở thành một trung tâm du lịch rất hấp dẫn khách du lịch đến Huế. Với năng lực đón
khách có 3 khách sạn 5 sao, 7 khách sạn 4 sao, 5 khách sạn 3 sao và nhiều khách sạn đạt
1 - 2 sao.



12

Có các tuyến du lịch như: khu văn hoá du lịch Kim Long, Nam Châu Hội Quán, phố cổ
Gia Hội - Chi Lăng, phố đêm Bạch Đằng, Hàn Thuyên; nghe ca Huế trên sông Hương, đi
thuyền dọc sông Hương, sông Ngự Hà. Thưởng thức các món ăn đặc sản truyền thống rất
phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng của Huế như bánh bèo, nậm lọc, bánh khoái,
thanh trà, tôm chua, mè xửng, cùng với các sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm theo dấu ấn của
lịch sử.
Chùa
Thiên
Mụ

Là một ngôi chùa gắn liền với những di tích và danh lam thắng cảnh của cố đô Huế,
chùa Thiên Mụ nổi tiếng và thu hút du khách bốn phương không chỉ bởi những câu
chuyện huyền thoại kỳ bí, mà còn một vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm. Đặc biệt, hình ảnh
toà tháp Phước Duyên 7 tầng tại sân trước của chùa còn được lấy làm biểu tượng đặc
trưng cho thành phố

Chùa
Huyền
Không

Về Huyền Không Sơn Thượng, giữa đất trời bao la, được trải lòng mình ra với thiên
nhiên dân dã, để sống thật với chính mình, gạt bỏ những âu lo, phiền muộn.

Chùa Từ Ở tây nam kinh thành Huế, cách Đàn Nam Giao khoảng 2km, cùng với chùa Thiên Mụ,
chùa Từ Hiếu (thuộc làng Dương Xuân Thượng, P. Thủy Xuân, TP Huế) nằm trong
Hiếu
những ngôi chùa cổ gắn bao thăng trầm đất cố đô.


Chùa
Thiền
Lâm

Chùa Thiền Lâm (hay còn gọi chùa “Phật đứng - Phật nằm”) được sư Hộ Nhẫn xây dựng
năm 1960 với hình hài ban đầu chỉ là một Cốc nhỏ. Đến hiện tại, chùa là quần thể gồm
nhiều công trình kiến trúc như tượng, tháp mộ, tháp Phật, nhà tăng chúng... ở nhiều vị trí
khác nhau.


13

Đại Nội
Huế

Ðại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, ngày nay thuộc địa phận Phường
Thuận Thành, thành phố Huế.
Sau khi hoà bình lập lại, Đại Nội đã được mở cửa cho công chúng và trở thành một điểm
sáng bậc nhất, hấp dấn hàng triệu khách du lịch trong ngoài nước. Trung tâm Bảo tồn di
tích Cố đô Huế, thuộc Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện đang chịu trách
nhiệm quản lý di tích này. Cứ hai năm một lần hàng trăm nghìn người lại đến đây tham
dự một lễ hội văn hóa lớn với sự hợp tác tích cực của Cộng hoà Pháp.

Lăng
Khải
Định

Nhắc đến Huế không không đề cập đến lăng tẩm thời nhà Nguyễn. Những tour du
lịch của du khách hẳn sẽ mất hơn một nửa thi vị, nếu thiếu những điểm đến như Lăng
Khải Định. Lăng này còn có tên gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định và là

một trong những điểm tham quan đẹp của Huế. Lăng được xây dựng giữa thiên nhiên
tươi đẹp, tĩnh lặng bên triền núi Châu Chữ, bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã
Thuỷ Bằng, Hương Thuỷ.


14

Lăng Tự
Đức

Quần thể kiến trúc lăng Tự Đức toạ lạc tại một thung lũng hẹp ở làng Dương Xuân
Thượng, phường Thuỷ Xuân, thành phố Huế. Lăng Tự Đức còn có tên gọi là Khiêm
Lăng. Đây là nơi yên nghỉ của Nguyễn Dực Tông, tức Tự Đức Hoàng đế. Lăng có kiến
trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thuỷ hài hoà, hữu tình và được xem là lăng tẩm đẹp nhất của
hoàng gia triều Nguyễn.

Lăng
Minh
Mạng

Cũng như Lăng Khải Định, Lăng Minh Mạng là điểm tham qua Huế khá tiêu biểu. Còn
có tên gọi là Hiếu Lăng, là nơi an nghỉ của vua Minh Mạng thời nhà Nguyễn. Đây là
ngôi lăng tẩm đồ sộ và nguy nga nhất tại Huế, nằm trên núi Cẩm Khê, cách trung tâm
Huế 12 km. Từ vùng đồi núi hoang vu, qua bàn tay và óc sáng tạo tài tình của đội ngũ
thợ xây lên đến 10 nghìn người, khu lăng tẩm uy nghiêm, kiến trúc độc đáo, hài hoà
thiên nhiên này đã ra đời và trở thành niềm tự hào của người dân cố đô.


15


Lăng Gia Còn có tên gọi là Thiên Thọ Lăng, được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820 thì hoàn
tất, là nơi yên nghỉ của vua Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Lăng Gia Long
Long

toạ lạc bề thế giữa cảnh núi rừng trùng điệp, thuộc huyện Hương Trà. Trước mặt là núi
Đại Thiên Thọ, mỗi bên có 14 ngọn núi vào chầu tạo thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ,
tuyệt đẹp và kỳ vĩ. Chính giữa khuôn viên là khu lăng mộ của vua và Thừa Thiện Cao
Hoàng Hậu. Lăng Gia Long thật sự là tuyệt tác hài hoà giữa thiên nhiên và kiến trúc, tạo
ấn tượng mạnh cho du khách khi có dịp ghé thăm.
Núi Ngự Bình

Núi Bạch Cách thành phố Huế 40 km, vườn quốc gia Bạch Mã thuộc huyện Phú Lộc và Nam
Đông, có ngọn núi Bạch Mã hiểm trở, kỳ vĩ và thảm thực vật cùng các loài động vật

phong phú. Đây là một trong những vườn quốc gia có quy mô lớn nhất nước ta.
Nhà Vườn Huế

Đầm
Chuồn

Cách Huế không xa, nếu biển Thuận An trong xanh ẩn chứa lịch sử oai hùng, phá Tam
Giang bao la gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho bao thi nhân thì đầm Chuồn là một địa chỉ
du lịch ẩm thực “hot” mà du khách không thể bỏ qua.

Chùa Từ Chùa tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Mặt chùa hướng Đông Nam. Bên trái chùa, có chùa Linh Quang và đền
Đàm
thờ cụ Phan Bội Châu.

Cổng

Tam
Quan

Cổng tam quan được xem là bộ mặt của một ngôi chùa, bởi tam quan là cổng chính của
tự viện. Chư Tăng, tín đồ và du khách ra vào tự viện đều phải qua cổng tam quan này

Làng cổ
Phước
Tích

Cách quốc lộ 1 chỉ vỏn vẹn 1 cây số, làng Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong
Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế được rất nhiều du khách tìm về tham
trong hành trình du lịch trong nước của mình. Ngôi làng cổ bên bờ Ô Lâu lãng mạn này
được xếp hạng là di tích quốc gia, bởi những nét đẹp đặc trưng đậm chất vùng quê thanh
bình, có sức hấp dẫn rất riêng đến du khách.

Thiền
viện Trúc
Lâm

Nằm cách thành phố Huế chừng 35km, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã là một trong
những điểm tham quan du lịch Huế mớiđược rất nhiều du khách chọn đến thăm vài năm
trở lại đây. Được bao bọc với hồ Truồi và nằm trên đỉnh ngọn Linh Sơn, nơi đất Phật này
vốn non nước hữu tình, từ lâu đã trở thành một điểm đến của rất nhiều du khách tìm về
vừa kính Phật và vừa vãn cảnh.

Cầu
Trường
Tiền


Là một trong những chiếc cầu lâu đời tại Huế, cầu Trường Tiền bắc qua con sông
Hương nên thơ cũng là một ‘nàng thơ’ kiều diễm của không ít văn nghệ sĩ trong nước.
Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hoà, đầu phía nam thuộc phường Phú Hội, ngay
giữa thành phố Huế.


16

Phá Tam Phá Tam Giang nằm trong hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, là một trong những địa
danh du lịch Huế nổi tiếng tuyệt đẹp. Đây cũng là nơi làm say lòng nhiều nhiếp ảnh gia,
Giang
cho ra đời nhiều bức ảnh làm say đắm không chỉ người xem trong nước, mà còn cả các
nước phương Tây.

Biển
Lăng Cô



Biển Lăng Cô là một trong những bãi biển đẹp nhất, hữu tình nhất của các tỉnh miền
trung và vinh dự lọt vào danh sách 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Bãi biển dài 10 km
thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, gần đèo Hải Vân, thu hút đông đảo du khách từ
trong và ngoài nước về thăm, nghỉ dưỡng.

Điểm đến Đà Nẵng

Diện tích: 1.285,4 km²

Dân số: 973,8 nghìn người (2012).


Điều kiện tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía
tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.
Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao
thuộc huyện Hòa Vang (phía tây bắc của tỉnh) với núi Mang 1.708m, núi Bà Nà 1.487m.
Phía đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán


17

đảo Sơn Trà đến bãi biển Non Nước. Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có
quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ
trung bình năm từ 28ºC– 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9, 10
hàng năm.

ĐÀ NẴNG
Điểm du
lịch

Giới thiệu

Bãi Biển
Mỹ Khê

Đây là 1 trong 6 bãi biển được tạp chí Forbes bình chọn là bãi biển quyến rũ nhất hành
tinh với những bãi cát mịn, trắng, sạch đẹp và thơ mộng. Khi tới đây bạn cũng có cơ hội
tham gia các hoạt động thể thao biển như : tập lặn biển, câu cá, lướt ván, đi cano dù lượn,
đá bóng bãi biển v.v.v Đặc biệt vào các dịp Hè, sở văn hóa Du lịch Đà nẵng luôn tổ chức
các hoạt động giao lưu văn hóa theo chủ đề hàng năm dọc theo trục bãi biển Mỹ Khê.


Bán Đảo
Sơn Trà

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 10 km về phía Đông Bắc nhưng lại sở hữu
một cảnh sắc thiên nhiên độc đáo nhờ thảm động thực vật đa dạng cùng với hệ sinh thái
biển phong phú, bán đảo Sơn Trà từ lâu đã hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi vẻ
đẹp sinh thái hoang sơ và cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục.

Ngũ Hành
Sơn

Ngũ Hành Sơn là tên gọi chung của năm ngọn núi thuộc Đà Nẵng. Đây là nhóm núi đá
(trong đó có cả đá cẩm thạch) nằm kề với biển, liền sông được vua Minh Mạng đặt tên
mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ là Kim Sơn, Thuỷ Sơn, Thổ
Sơn, Mộc Sơn và Hoả Sơn

Khu Du
Lịch Bà Nà

Bà Nà Hills một lần đến, ngàn lần nhớ... Nằm cách Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam ở
độ cao 1.487m so với mực nước biển. Bà Nà được xem là "lá phổi xanh" của miền Trung,


18

là "hòn ngọc về khí hậu" của Việt Nam.
Thành Điện
Hải


Thành được xây dựng từ năm 1823 cho đến năm 1828 nhằm trấn giữ thành Đà Nẵng và là
đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc xâm lăng đầu tiên của thực dân Pháp và Tây
Ban Nha vào Đà Nẵng năm 1858.

Đình Làng
Đại Nam

Đình làng Nại Nam được xây dựng năm 1905 từ công sức đóng góp của dân địa phương,
thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng. Đình
làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng. Hiện nay đình làng Nại Nam thuộc khu vực Cung thể thao Tiên Sơn, thành
phố Đà Nẵng

Trượt
thác nước
Hòa Phú
Thành

Khu du lịch Hòa Phú Thành là một điểm du lịch thể thao mới tại Đà Nẵng. Tới đây bạn sẽ
có cơ hội được trượt thác nước bằng xuồng cao su, loại hình thể thao mạo hiểm mới ở
Việt Nam. Từ mùa hè 2015 Hòa Phú Thành cũng đưa thêm trò Zipline với đường trượt
zipline 2 dây (tăng độ an toàn), hạn chế là đường trượt zipline hơi ngắn 1 chút, chưa tạo
cảm giác mạnh.

Nghĩa
trũng Hòa
Vang

Nằm ở khu vực Bình Hòa 1, phường Khuê Trung quận Hải Châu, nơi qui tập hài cốt
tướng sĩ vị quốc vong thân trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1858.


Làng đá mỹ
nghệ Non
Nước

Làng được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân người Thanh Hóa tên là Huỳnh
Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang
trọng với những sản phẩm sáng tạo như hình ảnh các chư vị Phật, Chúa, thần Vệ Nữ, các
con vật trong huyền thoại như kỳ lân, rồng, đèn đá trang trí, đồ trang sức. Làng nằm dưới
cụm Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn

Làng chiếu
Cẩm Nê

Cẩm Nê từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống. Được làm từ nguyên liệu
lá lát và đay với khung dệt kết cấu tinh tế đã cho ra đời những chiếc chiếu đủ loại kích cỡ
khác nhau và hoa văn trang trí đẹp mắt, mát mẻ vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.

Nước mắm
Nam Ô

Làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành đầu thế kỷ XX. Nam Ô là làng đánh cá
nhỏ nằm cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân (nay thuộc phường Hòa Hiệp, quận
Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng). Từ lâu nước mắm Nam Ô đã có tiếng tăm trên thị trường cả
nước và nước ngoài.

Đèo Hải
Vân

Hải Vân quan là cửa khẩu quan trọng nằm trên một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra

biển, là ranh giới địa lí của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, phía năm cách thành phố ĐN 20
km, phía bắc cách TTH 80km, Hải Vân là đường đèo dài nhất và độ dốc cao nhất ở Việt
Nam, nơi cao nhất của đèo là “Hải Vân Quan” cao 496m so với mực nước biển được xây
dựng từ những năm Minh Mạng. Phía đông giáp với biển cả bao la, phía tây lại là núi cao
trùng điệp, Hải Vân từ xưa đã nổi tiếng với danh hiệu “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, với
vẻ hung vĩ và tráng lệ của mình. Từ Đà Nẵng bạn có thể đi Hải Vân bằng 2 cách: từ Đà
Nẵng đi thẳng theo quốc lộ 1A hoặc từ trung tâm thành phố men theo đường biển
Nguyễn Tất Thành rồi đâm ra quốc lộ 1A sẽ đến Hải Vân.


19

Đình Nại
Nam

Tọa lạc ở đường Phan Đăng Lưu, Tổ 11 Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu,
được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích quốc gia. Đình được xây dựng vào năm
1905 từ công đóng góp của nhân dân địa phương.

Đình Làng
Quá Giáng

Là di tích quốc gia, đình làng còn có tên Nhà thờ chư phái tộc Quá Giáng nằm tại thôn
Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, nhà thờ được xây dựng từ năm
1821, thờ Quan Thánh và các vị tiền hiền của bốn tộc Đinh, Lê, Trần, Nguyễn

Đình Túy
Loan

Là một di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa chỉ nghiên cứu, tìm

hiểu và tham quan hấp dẫn. Đình làng Tuý Loan được xây ở vị trí trung tâm, vào năm
Thành Thái thứ nhất (1889) có khuôn viên rộng hơn 8000m2

Đình Bồ
Bản

Đình đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 04/01/1999,
được xây dựng vào năm 1852 tại thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang.

Nghĩa địa
Y-Pha-Nho

Khi đến các khu du lịch thuộc bán đảo Sơn Trà, du khách có thể dành mươi phút ghé
thăm nghĩa địa Y -Pha-Nho - di tích đặc biệt ở Đà Nẵng mà cả nước không nơi nào có,
nằm trên đường Yết Kiêu (đường ra cảng Tiên Sa).

Nghĩa
trũng
Phước
Ninh

Đây là nơi qui tập hơn 1.500 ngôi mộ của chiến sĩ và đồng bào Quảng Nam - Đà Nẵng,
Quảng Ngãi, Bình Trị Thiên, Bình Định chiến đấu tại mặt trận Đà Nẵng đã hy sinh trong
buổi đầu chống Pháp (1858-1860).

Khu Du
lịch Sinh
thái Suối
Hoa


Nằm cạnh tỉnh lộ 604 liên thông từ Đà Nẵng đi đường Hồ Chí Minh ,cách trung tâm
thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Tây. thuộc thôn Phú Túc xã Hoà Phú huyện Hoà Vang
Tp Đà Nẵng. Nơi đây có khí hậu mát mẽ, động thực vật phong phú, một dòng suối đầu
nguồn, được tôn tạo thành những hồ bơi mát lạnh, với nhiều ghềnh thác nước đổ trắng
xoá quanh năm, ngay giữa khu trung tâm,tại đây nhiều loại hoa rừng, cỏ dại đua nhau
khoe sắc.

Khu du lịch
sinh thái
Suối
Lương

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 15 km về hướng Bắc, Khu du lich sinh thái Suối
Lương nằm ẩn mình dưới Hải Vân Quan, được bao phủ bởi không gian hài hòa, xanh tươi
của núi rừng bạt ngàn, hòa quyện với tiếng suối róc rách, tiếng chim kêu, vượn hót... tất
cả tạo nên một khung cảnh hoang sơ, mộc mạc và yên tĩnh.

Làng cổ
Túy Loan

Tuý Loan là tên làng được đặt cách đây hơn 500 năm khi năm vị tiền hiền họ Đặng, Lâm,
Nguyễn, Trần, Lê theo chiếu của vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi. Hơn một thế kỷ
qua, làng vẫn còn giữ nguyên trạng ngôi đình làng Tuý Loan và đình Bồ Bản trầm mặc
dưới gốc đa cổ thụ với các hoạt động thiết lễ tế đình hàng năm được dân làng rất thành
kính.

Làng
Phong Nam

Gần thành phố nhộn nhịp nhưng Phong Nam vẫn giữ được cho mình không khí tĩnh lặng

và cả nét đặc trưng truyền thống của một làng quê Việt Nam xưa.

Đình làng

Tọa lạc tại kiệt 48/14 đường Phan Châu Trinh, là nơi thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ từ


20

Hải Châu

thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tỉnh Gia, Thanh Hóa theo vua Lê
Thánh Tôn vào năm 1471.

Nhà thờ
Chánh Toà

Xây dựng năm 1923 do linh mục Louis Vallet đảm trách, nhà thờ cao gần 70m, trên nóc
thánh giá có hình một chú gà trống Gaulois.

Chùa Linh
Ứng

Dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 – 1780) có vị hòa thượng Quang Chánh đến tu hành
tại động Tàng Chơn, lúc đầu chỉ có một thảo am bằng tranh tre. Sau khi lên ngôi, Gia
Long cho lập lại chùa và lấy tên Ứng Chơn Tự và đổi tên thành Linh Ứng tự dưới triều
Thành Thái thứ 3.

Chùa
Tam Bảo


Là tổ đình đầu tiên của Quảng Nam - Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, thuộc Phật giáo
nguyên thủy (phái Nam Tông), xây dựng từ năm 1953 (Phật lịch 2056); kiến trúc chùa là
sự kết hợp hài hòa phong cách Đông Nam Á và kiến trúc Việt Nam.

Lăng mộ
Ông Ích
Khiêm

Ông Ích Khiêm tự là Mục Chi, sinh năm Nhâm Thìn (1832), tại mảnh đất ngày nay thuộc
làng Phong Bắc (Phong Lệ Bắc), phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ.

Bảo tàng
Đà Nẵng

Bảo tàng Đà Nẵng là nơi lưu giữ, trưng bày và giới thiệu các di sản văn hoá vật chất và
tinh thần cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, học tập, nghiên
cứu về truyền thống lịch sử - văn hoá và con người ĐN

Bảo tàng Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Quân khu V có 03 phòng và 8 chủ đề, là nơi trưng bày
ảnh, hiện vật giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà
HCM – tranh
sàn Bác Hồ
chi nhánh
QK 5
Bảo tàng
Nghệ thuật
điêu khắc
Chăm Đà
Nẵng


Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy
mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bảo tàng do người Pháp xây
dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương
quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ
từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.

Căn cứ
K20

K20 là mật danh của khu căn cứ cách mạng do Quận ủy quận III Đà Nẵng chỉ đạo chính
thức xây dựng từ mùa đông năm 1964, tồn tại trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước đến ngày toàn thắng năm 1975. Khu căn cứ được xây dựng ở vùng địch hậu, gọi là
căn cứ lõm với tính chất độc đáo, đặc biệt ở thành phố Đà Nẵng, trong chiến tranh giải
phóng dân tộc.

Đài tưởng
niệm thành
phố

Xây dựng từ ngày 27-7-1994 và khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày giải
phóng thành phố Đà Nẵng 29-3-1995.


21



Điểm du lịch Hội An


THÀNH PHỐ HỘI AN
Từ thế kỷ 16 đến 19, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương
mại Đông - Tây, một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong
triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Hà Lan ... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá. Trong lịch sử hình
thành và phát triển, Hội An đã được thế giới biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau. Phổ
biến nhất là: Faifo, Haisfo, Hoài phố, Ketchem, Cotam. Các di chỉ khảo cổ và các hiện
vật, công trình kiến trúc còn lưu lại đã chứng minh Hội An là nơi hội tụ, giao thoa giữa
nhiều nền văn hoá: Chăm, Việt, Trung Hoa, Nhật Bản ... trong đó chịu sự ảnh hưởng
nhiều nhất của văn hoá Việt và Trung.
Đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến
trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ
tộc, bến cảng, chợ ...và những con đường hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu
bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính trông hư hư,
thực thực như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp
duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng
sống về kiến trúc và lối sống đô thị.


22

Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn
hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập
quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và
phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món
ăn đặc sản ... làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập
phương.
Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng. Riêng các di tích
được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38
nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ

có hơn 1.100 di tích
KHU PHỐ CỔ HỘI AN
Đến ngày 4/12/1999 ở Marrakesh (Morocco), Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã
công nhận Đô thị cổ Hội An là Di sản văn hoá thế giới.
Khu phố cổ Hội An là mẫu hình tồn tiêu biểu về một cảng thị truyền thống Đông Nam Á
trong giai đoạn thế kỷ 15 - 16. Cảng thị này có mầm mống sơ khai từ trước Công nguyên
với nền văn hoá Sa Huỳnh được tiếp tục phát triển dưới thời Chăm (thế kỷ 2 sau CN - thế
kỷ 15) và cực thịnh trong thời Đại Việt, Đại Nam (thế kỷ 15 - thế kỷ 19). Bên cạnh các di
tích, di chỉ khảo cổ có niên đại trên 2000 - 3000 năm là một số lượng lớn di tích kiến
trúc, chủ yếu làm bằng gỗ, có niên đại phổ biến từ thế kỷ 17 - 19.


23

Năm 1999, đã có 1360 di tích, danh thắng với nhiều loại hình được thống kê. Đó là
những đình, chùa, lăng, miếu, mộ, cầu, giếng, nhà thờ tộc, thánh thất, hội quán, nhà ở ...
phân bố theo những trục đường truyền thống nhỏ hẹp, vừa mang đậm sắc thái địa phương
Việt Nam, vừa thể hiện rõ sự giao lưu hội nhập văn hoá mạnh mẽ với các nước phương
Đông và phương Tây.


24

Chùa Cầu Chùa Cầu – viên ngọc giữa lòng Hội An, tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng nhiều
thăng trầm dưới mái ngói âm dương huyền bí. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ
16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1719, khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên
đi ngang đây, ông đã đặt cho cầu ba chữ Lai Viễn Kiều. Ở giữa cầu có một
ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Cầu có mái che khá độc đáo cùng
các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách
kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.

Hội quan
Phúc
Kiến

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng
Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại
dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu,
hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến
trúc đô thị cổ Hội An.

Hội quan
Triều
Châu

Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ
Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc
đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá
trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo,
cùng những hoạ tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi
bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Hội quán
Quảng
Đông

Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885. Sự sử
dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí đã
đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm vào ngày
Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất
linh đình thu hút nhiều người tham gia.


Nhà thờ
tộc Trần

Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An
vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ
truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất
rộng khoảng 1500 m2, nhà thờ cổ tộc Trần ở Hội An là nhà thờ cổ mang
phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình thể
kiến trúc cổ.

Bảo tàng
lịch sửVăn hóa

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu
có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ… phản ánh các giai đoạn phát
triển của đô thị – thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (thế kỷ
thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ
15) và văn hoá Đại Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19).


25

Nhà cổ
Tấn Kí

Ðược xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc
trưng của nhà phố Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức
năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với
bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa. Nhà được xây dựng bởi những loại

vật liệu truyền thống và được tạo tác bởi những thợ mộc, nề địa phương nên
vừa mang dáng nét riêng, nhỏ nhắn, thanh thoát, ấm cúng, vừa thể hiện sự
giao lưu với các phong cách kiến trúc trong khu vực.

Xưởng
thủ công
Mỹ Nghệ
Hội An

Xưởng quy tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống của Hội An và
Quảng Nam như dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài… Vào thăm xưởng, du
khách sẽ được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân,
tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc. Du khách có thể tham
gia một vài khâu trong quá trình sản xuất của các nghề và mua một vài sản
phẩm về làm kỷ niệm.

Nhà cổ
Quân
Thắng

Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi
nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung
Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu
dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối
sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở
thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu
khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng
mộc Kim Bồng thực hiện.

Chùa

Ông

Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên
chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và
người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam
Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán
dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.

Rừng dừa Rừng dừa 7 mẫu thuộc thôn 2, xã Cẩm Thanh Hội An.Cách phố cổ 3 km về
bảy mẫu phía Đông, xưa kia có khoảng 7 mẫu dừa nước nên có tên là Rừng dừa 7
mẫu, đến nay đã phát triển lên gần gấp đôi. Rừng là vùng sinh thái nước ngập
mặn gần Cửa Đại nên rất phong phú thực vật, động vật nước lợ.
Cù Lao
Chàm

Trước đây, từ cửa Đại (Thị xã Hội An, Quảng Nam) muốn ra cù lao Chàm, du
khách phải mất 180 phút lênh đênh "tàu chợ" trên biển. Nay, chỉ cần 20 phút
bằng tàu cao tốc, khách đã có thể đặt chân lên hòn đảo xinh đẹp này.

Làng

Có nguồn gốc Thanh Hoá, làng gốm Thanh Hà được hình thành từ cuối thế


×