Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Lớp thiết kế và điều hành tour

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 40 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TPHCM
Lớp thiết kế và điều hành tour – ĐH Du Lịch 6
Nhóm 3
BÁO CÁO TOUR THỰC TẾ MIỀN TÂY
MÔN HỌC: ĐỊA LÝ DU LỊCH
1
MỤC LỤC
Mục lục 2
Lời cảm ơn 3
Phần mở đầu 4
Nội dung 6
I. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU VÙNG TÂY NAM BỘ 6
II. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TIỂU VÙNG TÂY NAM BỘ 8
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 8
2. Tài nguyên du lịch nhân văn 11
III. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ THUẬT
PHỤC VỤ DU LỊCH 15
1. Hệ thống cơ sở hạ tầng 15
2. Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật 16
IV. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG THỰC TRẠNG DU LỊCH 19
1. Thực trạng hoạt động du lịch 19
2. Các loại hình hoạt động du lịch và sản phẩm du lịch tiêu biểu 21
3. Các tuyến du lịch và các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu 24
V. MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH ĐÃ KHẢO SÁT 25
1. Khát quát về tuyến đã khảo sát 25
2. Một số điểm đã khảo sát 30
Tài liệu tham khảo 39
Kết luận 40
LỜI CẢM ƠN
2


Để hoàn thành được chuyến đi thực tế miền Tây và có thể viết được bài báo
cáo tour này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Du lịch, BGH
trường Đại học Văn Hóa Tp.HCM đã tạo điều kiện thực hiện chuyến đi thành công
tốt đẹp;
Đặc biệt cám ơn sự góp mặt xuyên suốt của thầy Mai Hà Phương – giảng viên
giảng dạy môn Địa lý du lịch, cũng là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ
chức chuyến đi cho lớp thiết kế và điều hành tour - Du lịch 6.
Gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Minh Ngọc – giảng viên khoa Du Lịch đã
là người trưởng xe, người hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình cho lớp trong suốt chuyến
đi !
Chúng em cũng xin gửi lời cám ơn đến chị Nguyên Thảo, anh Đức Phú và anh
Nam nói riêng và công ty Saigontourist nói chung đã cho chúng em một chuyến đi
thực tế thú vị, bổ ích và hơn hết là chu đáo và an toàn trong suốt hành trình về với
miền Tây.
Cuối cùng, xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt đến các quý thầy cô, anh chị
cùng quý công ty !
Thân ái.
PHẦN MỞ ĐẦU
3
Với mục đích ôn tập và khắc sâu kiến thức về Tổng quan du lịch và Địa lý du
lịch Việt Nam đã học, bước đầu tiếp cận với một số hoạt động mang tính đặc thù
của du lịch, học hỏi và từng bước rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp du lịch cho sinh
viên khoa Du lịch, khóa 6, 2011 – 2015, khoa Du lịch đã tổ chức chuyến đi thực tế 1
– Tp.HCM – Đồng bằng sông Cửu Long.
Chuyến đi do công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức với tên gọi “Sông
nước miền Tây” (6 ngày 5 đêm) từ 28/05/2013 đến 02/06/2013. Khảo sát một số
điểm du lịch tại các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Cà Mau và cung đường đi qua địa bàn của 11/13 tỉnh, thành đồng bằng sông
Cửu Long.
Qua chuyến đi trên, sinh viên được kiểm tra lại kiến thức về tài nguyên du lịch,

sự phân hóa tài nguyên du lịch theo lãnh thổ, hệ thống phân vị du lịch, tuyến và
điểm du lịch, một số điểm tài nguyên đang được khai thác du lịch, hệ thống cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; quan sát, tìm hiểu về các hoạt động du lịch
diễn ra trên thực tế, các loại hình kinh doanh du lịch, các loại hình du lịch, các mô
hình phát triển du lịch và tác động của hoạt động du lịch đối với các môi trường tự
nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội trên một số lãnh thổ, cụ thể là một số tỉnh miền Tây
Nam Bộ.
Đây là bài báo cáo sau chuyến thực tế của nhóm, do sự tiếp thu và hiểu biết
hạn hẹp, cũng như đây là lần đầu tiên viết bài báo cáo tour nên khó tránh khỏi
những sai sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa để bài làm được
hoàn thiện hơn, đồng thời rút kinh nghiệm trong những bài sau. Xin chân thành cám
ơn quý thầy cô !
4
5
I. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU VÙNG TÂY NAM BỘ
- Vị trí địa lý: Phía bắc giáp vùng kinh tế Đông Nam Bộ, phía tây giáp
Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và phía đông giáp Biển Đông
- Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền: điểm cực Tây 106°26
´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân
Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc
Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 85°33´B (huyện Đất Mũi,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có các đảo tiền tiêu của Việt
Nam như quần đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai.
- Diện tích:40.548,2 km² (2011)
- Dân số:17.330.900 người (2009)
- Dân tộc:Việt, Khmer, Hoa, Chăm…
- Đơn vị hành chính:gồm 12 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Hậu Giang,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và 1 thành phố Cần Thơ.
- Vài nét về kinh tế - xã hội:

Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam phê duyệt đề án thành lập “Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng
sông Cửu Long”. “Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long” là
tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các
tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Đề án thành lập vùng
kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16
tháng 4 năm 2009. Theo đề án, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là
trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng
góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn
đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các
dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng
ĐBSCL.
6
Nhìn chung khí hậu và địa hình của vùng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là sản xuất nông, thủy sản (52% sản lượng lúa gạo cả nước, mức bình quân
đầu người 1.012.3kg/người năm 1999, trong khi đó bình quân lương thực đầu
người của cả nước chỉ có 448 kg). Ngoài ra điều kiện tự nhiên của vùng còn thuận
lợi cho chăn nuôi gia cầm (chiếm 25% đàn gia cầm của cả nước), nuôi trồng và
đánh bắt thuỷ sản: (chiếm 48% diện tích nuôi trồng thuỷ sản và 40% sản lượng hải
sản khai thác của cả nước, đặc biệt chiếm 50% sản lượng tôm nuôi của cả nước).
Vùng còn nuôi nhiều loại thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao như lươn, cua, ếch,
đồi mồi, rùa và trồng nhiều loại cây ăn quả như xoài, sầu riêng, mãng cụt, cam,
dừa
Là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của cả nước, cho đến hiện nay ĐBSCL –
miền Tây Nam bộ luôn dẫn đầu cả nước về nhiều mặt hàng nông sản. Trong đó,
sản lượng lúa đạt gần 22 triệu tấn, mỗi năm Tây Nam bộ đóng góp 90% kim ngạch
xuất khẩu gạo của cả nước với trên 3 tỷ đô-la Mỹ. Tính đến năm 2012, toàn vùng
còn có hơn 300 ngàn ha cây ăn trái, chiếm 40% diện tích cây ăn trái cả nước. Sản
lượng trái cây của ĐBSCL hiện đạt 3,5 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với 10 năm
trước đó.Đây cũng là một trong những thế mạnh của Tây Nam Bộ trong phát triển

du lịch.Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, vườn, khám
phá các cù lao. Du lịch bền vững bước đầu hình thành với sự thành công của khu
nghỉ dưỡng bền vững Mekong Lodge tại Tiền Giang và nhiều địa phương khác như
Bến Tre,Vĩnh Long. Tuy nhiên chất lượng và sức cạnh tranh của các khu du lịch
không đồng đều và còn nhiều hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu
tư để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực.
II. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TIỂU VÙNG TÂY NAM BỘ
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1. Địa hình
7
Địa hình của vùng chủ yếu là đồng bằng có kiến tạo trẻ, với đất phù sa do sông Mê
Kông bồi đắp. (Sông Mê Kông dài khoảng 4,500km, bắt nguồn từ Tây Tạng -
Trung Quốc chảy qua các nước Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Cam-pu-chia, đoạn
chảy qua Việt Nam có chiều dài 250km, chỗ rộng nhất 2.000m, chia làm 2 nhánh:
Tiền Giang và Hậu Giang sau đó đổ ra biển bằng 9 cửa. Vì vậy có tên gọi cửu
Long (chín con rồng). Lượng phù sa sông mang theo rất lớn, gấp 10 lần lượng phù
sa của sông Hồng. Theo các nhà khoa học, nếu lượng phù sa của sông được tích tụ
trong 60 năm sẽ làm cho đồng bằng Nam Bộ dày thêm l mét. Nước sông tương đối
điều hoà, ít xảy ra lũ lụt, hằng năm đồng bằng vẫn tiếp tục phát triển về phía nam
khoảng l00m. Độ cao trung bình của đồng bằng từ 3-5m so với mức nước biển, độ
dốc trung bình l cm/km
2
được chia làm 2 phần:
Phần thượng châu thổ có độ cao từ 2 - 5m, bị ngập nước vào mùa mưa, bề mặt có
nhiều vùng trũng lớn.
Phần hạ châu thổ địa hình thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều,
sông biển, mực nước lên xuống nhanh, độ cao từ 1-2m, đất thường bị ngập mặn.
Vùng có hơn 700km đường bờ biển, có nhiều đảo ngoài khơi thuận lợi cho phát
triển, giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước và thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng
hải sản.Đây là vùng tận cùng phía tây nam của Việt Nam, tiếp giáp với biển của

các nước Đông Nam Á (Singapore, Thái Lan, Malaisia, Philipine, Indonesia), nằm
trong khu vực có nhiều đường giao thông hàng hải quốc tế quan trọng, nối Nam Á
với Đông Á, châu Úc và các quần đảo trong Thái Bình Dương.
1.2. Khí hậu
Vùng có khí hậu nhiệt đối ẩm mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ trung bình
năm: 24 - 27°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm từ 2 - 3°C, chênh lệch nhiệt độ
8
ngày và đêm ít, tổng nhiệt độ hoạt động từ 9.500 - 10.000°C, ít có bão và nhiễu
loạn thời tiết. Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 90% tổng
lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất ở Cà Mau: 2.000mm/năm, Gò Công mưa ít
nhất: 1.300mm/năm, mưa tập trung nhiều vào tháng 9, 10. Số giờ nắng nhiều vào
tháng 2, tháng 3 (mỗi ngày 8 - 9 giờ nắng) trong khi đó tháng 8 - 9 chỉ có 4,5 - 5,3
giờ/ngày. Độ ẩm tháng 2 - 3: 60 - 67%, độ ẩm tháng 7 – 10: 85 - 89%.
Tổng hòa những đặc điểm khí hậu đã tạo cho ĐBSCL những lợi thế mang tính so
sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thể có được, đó là một nền nhiệt độ, chế độ
bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng. Điều này rất thuận lợi cho
việc phát triển sản xuất nông – thủy – hải sản và du lịch.
1.3. Tài nguyên nước
ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa. Cả hai nguồn nước này đều
đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mêkông chảy
qua ĐBSCL là hơn 460 tỷ m
3
và vận chuyển khoảng 150 – 200 triệu tấn phù sa.
ĐBSCL có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt (tổng chiều dài hơn
28.000km), cung cấp nước ngọt quanh năm, rất thuận tiện cho giao thông đường
thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản cũng như phát triển các loại hình du lịch gắn với sông
nước. Về mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mêkông là nguồn nước mặt duy
nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hằng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng
phía Tây ĐBSCL, đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía
Đông. Mùa lũ thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt. ĐBSCL có

trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản phẩm khai thác được ở mức 1 triệu m
3
/ngày
đêm, chủ yếu phục vụ nước sinh hoạt.
1.4. Tài nguyên sinh vật
9
Cùng với hệ thống kênh rạch, sông ngòi, đường bờ biển dài trên 700 km với nhiều
đảo và quần đảo đã khiến Tây Nam Bộ trở thành vùng thuỷ sản lớn nhất nước, có
hệsinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất nước.
Đồng bằng sông Cửu Long còn có nhiều rừng ngập mặn ở Bạc Liêu, Cà Mau chủ
yếu là đước với diện tích 150.000ha, còn ở Kiên Giang chủ yếu là rừng tràm. Rừng
tràm U Minh có diện tích 170.000ha (cây cao tới 3 - 4m,có 14 loại cây có tinh dầu,
30 loài cây thân gỗ, 24 loại cây làm phân xanh, 14 loài làm thức ăn cho người, gia
súc, 5 loài làm thuốc, 21 loại cho hoa để nuôi ong mật) …
Tại vùng rừng ngập mặn còn có nhiều loại động vật dưới nước: cá, cua,tôm,
lươn,
Trên cạn có 386 loài chim sống tại các sân chim nổi tiếng như Ngọc Hiển, Cái
Nước, Vĩnh Lộc (Bạc Liêu, Cà Mau), vườn Cù lao đất (Bến Tre), U Minh(Cà
Mau).
Ngoài ra còn có vùng Đồng Tháp Mười, được biết đến như nơi hiếm hoi ở Việt
Nam còn lưu giữ những giá trị sinh học của vùng đất ngập nước như: Vườn quốc
gia Tràm Chim, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Trung tâm Nghiên cứu Bảo
tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười.
Vùng có 4 vườn quốc gia: U Minh Thượng, Phú Quốc (Kiên Giang), Tràm Chim
(Đồng Tháp), Đất Mũi (Cà Mau).
2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.1. Các di tích văn hóa lịch sử
Trong lịch sử, quá trình tụ cư, di cư và cộng cư của nhiều dân tộc trên vùng đất
châu thổ Cửu Long đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng với nhiều nét đặc sắc,
10

trong đó người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm là chủ yếu. Hơn 3 thế kỷ khẩn hoang,
khai thác nguồn lợi tự nhiên và đấu tranh xây dựng xã hội đã tạo nên một cộng
đồng cư dân có tinh thần đoàn kết, cởi mở, cần cù, sáng tạo, và một nền văn hóa đa
dạng, giàu bản sắc, với nhiều di sản vật thể và phi vật thể độc đáo. Bên cạnh đó,
khu vực ĐBSCL có sự giao thoa của nhiều luồng văn hóa khu vực và thế giới đến
từ Ấn Độ, Trung Hoa, Ả-rập, phương Tây, song văn hóa bản địa, văn hóa Việt Nam
vẫn nổi trội và rõ nét, trong đó, tính chất văn hóa đặc trưng miền sông nước, miệt
vườn đã làm nên chân dung riêng của vùng châu thổ sông Cửu Long.
ĐBSCL vừa có tài nguyên du lịch sinh thái với đặc trưng sông nước, vừa có tài
nguyên du lịch nhân văn với văn minh miệt vườn độc đáo, bên cạnh đó khu vực
ĐBSCL có gần 500 di tích lịch sử - văn hóa đã được công nhận (gần 150 di tích
cấp quốc gia, trên 250 di tích cấp tỉnh). Trong đó, đáng lưu ý và quan tâm là hai hệ
thống di tích rất đặc thù của khu vực ĐBSCL, đó là hệ thống đền thờ Bác Hồ, hệ
thống chùa Khmer khá phong phú.
Khá hấp dẫn tại vùng đất Tây Nam Bộ là nhóm di tích kiến trúc tôn giáo với nhiều
thể loại đình, đền, chùa, miếu, tòa thánh mang nhiều phong cách khác nhau của
người Việt, Khmer, Hoa và mang cả dáng dấp châu Âu. Tiêu biểu là các công trình
kiến trúc Phật Giáo, kiến trúc Thiên Chúa Giáo, cùng với nhiều đền thờ các vị quan
lại có công khai hoang mở cỏi, hay có công chống giặc ngoại xâm, các danh nhân:
đền thờ Trương Định (Tiền Giang), đền thờ Thoại Ngọc Hầu (An Giang), đền thờ
Nguyễn Sinh Sắc (Đồng Tháp)…
Một số hình ảnh về các công trình kiến trúc, di tích văn hóa lịch sử:
2.2. Lễ hội
11
Lễ hội là hoạt động văn hóa phong phú trên đất nước ta. Ngoài các lễ hội mang
tính chất cộng đồng, đặc trưng cho cả dân tộc Việt Nam, ở mỗi vùng lại có những
lễ hội truyền thống mang nét đặc thù riêng.
Đối với vùng du lịch Tây Nam Bộ, ngoài những lễ hội dân gian của người Việt gắn
với các nhân vật lịch sử như lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực, Lê Văn Duyệt,
lễ hội cầu mưa, lễ hội rước cá Ông, với tín ngưỡng tôn giáo như lễ hội núi Bà thờ

Linh Sơn Thánh Mẫu, lễ hội núi Sam thờ Bà Chúa Xứ,…ngoài ra còn có nhiều lễ
hội đặc trưng của dân tộc Chăm, Khmer
Đăc biệt Có lễ hội của người dân Khmer mang nặng ý nghĩa đạo Phật: lễ hội cầu
an, cầu siêu, dâng áo cà sa, lễ kết giới…Quan trọng hơn là lễ hội vào năm mới (Tết
Chon chonan thomay) diễn ra vào ngày 13,14 tháng 4 Dương lịch với nhiều nghi lễ
độc đáo và các trò vui chơi, lễ hội quan trọng thứa hai sau Tết là lễ hội cúng
trăng( Ooc – om – bóc - lễđút cốm dẹp) diễn ra vào ngày rằm 15 tháng 10 Âm lịch.
Lễ hội này có ăn uống, vui chơi dưới trăng, thả đền bay lên trời…Đặc biệt trong
ngày này, một số địa phương còn diễn ra lễ hội đua ghe ngo, tiếng Khmer là tuk
ngo. Ghe ngo là ghe của chùa, được xem như một vật thiêng, chỉ dung trong các
cuộc đua truyền thống, ghe được đặt trong chùa trên những giá gỗ, mũi hướng về
phía đông. Ngoài ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng, lễ cúng trăng cũng là dịp người
Khmer Nam Bộ thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng. Lễ hội thứ ba là Donta, lễ
hội cúng ông bà tổ tiên.
Các lễ hội trên góp phần tạo cho vùng ĐBSCL có sức hấp du lịch cao.
Tuy các dân tộc này chiếm số lượng ít hơn người kinh song sự hội nhập của tất cả
các tộc người tạo thành cộng đồng thống nhất hình thành một vùng văn hóa đa màu
sắc thể hiện trong sinh hoạt cộng đồng, kiến trúc nghệ thuật và kho tàng văn hóa
dân gian, nhưng vẫn đảm bảo được tính thống nhất. Nếu như các tộc người ở Tây
12
Nguyên thu hút khách du lịch bằng nền văn hóa nhà rông và nghệ thuật điêu khắc
độc đáo với văn hóa cồng chiêng và những lễ hội đậm sắc màu thì tộc người Chăm
lại hấp dẫn bằng lịch sử huyền thoại và những tháp Chăm kì vĩ. Người Khmer ở
Nam Bộ lại có lễ hội gắn với song nước và các phong tục tập quán canh tác nông
nghiệp lâu đời. Có thể nói văn hóa dân tộc là một tài sản quý giá, một tài nguyên
du lịch quan trọng và là tiền đề để phát triển du lịch.
2.3. Làng nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống ở vùng du lịch tây nam bộ tuy không nhiều, nhưng
cũng khá độc đáo. ĐBSCL tập trung 211 làng nghề, chiếm 10% làng nghề của
nước và nhiều làng nghề trong vùng đã tạo ra cho địa phương những nét riêng: như

Bến Tre có làng nghề kẹo dừa, đến đây du khách có thể chiêm ngưỡng và mua sắm
những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ than cây dừa về làm quà cho người
thân, bạn bè; An Giang có làng nghề dệt thổ cẩm, làng nghề sản xuất đường thốt
nốt, Sóc Trăng có nghề đan lát… rất hấp dẫn du khách tìm đến tham quan, thích
hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch cộng đồng.
2.4. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác
Ngoài các tài nguyên du lịch như đã nêu ở trên thì vùng này còn có nhiều tài
nguyên du lịch độc đáo khác mà đặc sắc trong số này phải kể đến các sinh hoạt văn
hóa, văn nghệ dân gian ( ca múa nhạc, văn hóa ẩm thực, các sựu kiện văn hóa thể
thao, các bảo tàng…).
 Ca múa nhạc
Khác với vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng với những bài chòi và là
quê hương của hát bội, hát tuồng hay vùng du lịch tây nguyên đặc trưng bằng các
giai điệu nhạc dân gian sâu lắng, những đêm kể trường ca đậm chất sử thi và giá trị
13
văn hóa dân gian, những âm thanh rộn rã của cồng chiêng cùng những vũ điệu Tây
nguyên sôi nổi vang lên khắp nơi trên tây nguyên thì ở Nam Bộ nói chung, Tây
Nam Bộ nói riêng nổi tiếng với các làn điệu dân ca mượt mà mang bản sắc dân tộc
rõ nét. Đặc sắc nhất là các điệu hò (hò chèo thuyền, hò mái đoản, hò mái trường),
các điệu lý (lý con sáo, lý ngựa ô). Ngoài ra, Nam Bộ còn nổi tiếng với các loại
hình hát bội, vọng cổ, cải lương…đặc biệt vọng cổ - điệu nhạc đặc trưng của người
miền Tây Nam Bộ. (Vọng cổ là một điệu nhạc rất thịnh hành ở các tỉnh miền Tây
Nam Bộ. Nó được bắt nguồn từ bài “Dạ cổ hoài lang”. Bản vọng cổ là một trong
những điệu nhạc nền tảng căn bản của sân khấu cải lương.)
 Ẩm thực
Du khách khi đến với đất nước Việt Nam sẽ được thưởng thức nhiều món ăn phong
phú, đa dạng và hấp dẫn bởi những đặc trưng của văn hóa vùng miền. Nếu ở tây
nguyên có thể thưởng thức rượu cần, các dặc sản rừng, nhấm nháp ly cà phê thơm
ngon đậm đà hay duyên hải miền trung với các món ăn hải sản thì ở nam bộ
thưởng thức “cơm trắng, nước trong”, các món ăn chua từ thủy sản đánh bắt kênh

rạch và các loại mắn chế biến từ tôm,cá. Và còn nổi tiếng với các vườn cây trái
xanh tốt quanh năm, có nhiều loại quả đã trở thành biểu tượng của vùng: dừa, xoài,
sầu riêng, chôm chôm…
Hiện nay thì loại hình du lịch miệt vườn đã trở nên khá phổ biến ở đây.
III. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ
THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH
1. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch, nó
không trực tiếp tạo ra sản phẩm mà chỉ tạo động lực, nền tảng, điều kiện cho các
ngành khác phát triển.
14
Giao thông:
Du lịch gắn với sự di chuyển của con người, nó phụ thuộc vào mạng lưới đường xá
và phương tiện giao thông. Giao thông phát triển làm cho du lịch trở thành hiện
tượng phổ biến trong xã hội.
Ngày nay, về với miền tây đã thuận tiện hơn rất nhiều so với trước. Thay vì lúc
trước phải di chuyển bằng phương tiện xuồng, ghe thì nhờ có hệ thống đường xá
phát triển nên có nhiều phương tiện để lựa chọn hơn. Phổ biến nhất là phương tiện
ô tô, tạo điều kiện cho du khách du lịch dễ dàng hơn đi theo lộ trình mình lựa chọn.
Chẳng hạn, sự có mặt của cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ…nối các tỉnh lại với nhau
không chỉ giải quyết được nhu cầu đi lại của người dân, vấn đề ách tắt giao thông
mà còn phục vụ cho du lịch thuận tiện. Giao thông đường sắt rẻ tiền,dễ dàng, tất cả
mọi người đều có thể đi được, nhưng chỉ theo tuyến đường sẵn có, và ở vùng này
vẫn còn hạn chế vì chưa có tuyến đường sắt xuyên suốt. Giao thông đường hàng
không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng giá cao, và cũng không phổ biến.

Thông tin liên lạc
Là phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch. Nó là điều kiện cần
thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong hoạt
động du lịch, nếu mạng lưới giao thông phục vụ cho việc đi lại thì thông tin liên lạc

đảm nhiệm việc cận chuyển tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời. Nhờ tiến bộ
khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phong phú và hiện
đại. Điều này cũng được phổ biến rộng khắp bao gồm cả vùng tây nam bộ và bất
cứ nơi nào trên thế giới.
15
Điện, nước
Sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi của khách. Tuy còn hạn chế
nhưng điện đã được nối đến các nhà dân, khu du lịch, phục vụ cho nhu cầu của con
người. Đã có ánh điện trên đường xá, các trục giao thông. Cũng không còn tình
trạng hứng nước mưa để dùng ở một số vùng nữa mà thay vào đó đã có hệ thống
nước sạch. So với lúc trước thì có sự phát triển hơn rất nhiều.
Tuy cơ sở hạ tầng đã có sự cải thiện rõ rệt với nhiều năm về trước nhưng vẫn còn
hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời, tình trạng xuống cấp.
2. Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật
Là phương tiện vật chất phục vụ cho du lịch. Đóng vai trò quan trọng trong quá
trình tạo ra sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng
du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách. Du lịch là một ngành rất đa dạng về các
loại hình dịch vụ, do vậy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần
khác nhau, gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và của một số ngành
kinh tế khác tham gia vào phục vụ du lịch như thương mại, dịch vụ: cơ sở phục vụ
ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp; cơ sở thể thao; cơ sở y tế; các
công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa.
Cơ sở lưu trú du lịch
Gồm khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du
lịch, nhà ở có phòng cho khách du lich thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch thì khách sạn đóng vai trò quan trọng và mang
lại nguồn lợi nhuận lớn nhất. Chính vì vậy, trong kinh doanh lưu trú du lịch, kinh
doanh khách sạn chiếm vị trí hàng đầu.
16
Hiện nay hệ thống khách sạn đã có sự cải thiện, nhưng chỉ phục vụ được số lượng

nhỏ, không đáp ứng đủ cho số lượng lớn du khách, thiếu và xuống cấp, phục vụ
chưa thật sự chu đáo. Chưa có sự phổ biến các loại hình lưu trú, đầu tư chỉ dựa trên
cái sẵn có và làm theo cách dễ nhất chứ chưa chú trọng đến nhu cầu của khách.
Mạng lưới của hàng ăn uống, dịch vụ thương mại
Đáp ứng nhu cầu về ăn uống, mua sắm hàng hóa của khách du lịch bằng việc bán
các mặt hàng dặc trưng cho du lịch, hàng thực phẩm và hàng hóa khác.
Do khách du lịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về ăn uống và hàng hóa
của họ rất phong phú, đa dạng. Từ đó, cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu
cũng phải đa dạng nhưng sản phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long chưa phong phú
và trùng lặp, chất lượng sản phẩm thấp, không đạt chuẩn.
Nhưng các cửa hàng bán đồ lưu niệm đến các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du
lịch đã bố trí trong khách sạn, tại khu du lịch hoặc ở đầu mối giao thông tạo điều
kiện thuận lợi cho du khách dễ dàng mua sắm.
Cơ sở thể thao
Có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kì nghỉ của du khách, làm cho kì nghỉ đó
trở nên tích cực hơn, chúng làm tăng hiệu quả sử dụng của khách sạn, khu nghỉ
ngơi và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch . Loại hình này vẫn
chưa phổ biến lắm tại các điểm du lịch, chủ yếu tập trung ở những khách sạn lớn,
khu du lịch, resort
Cơ sở y tế chữa bệnh
Phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. Cơ sở
vật chất ở đây bao gồm các trung tâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt
17
trời, bùn, các món ăn kiêng…) các phòng y tế với các trang thiết bị trong đó
(phòng tắm hơi, massage,…)
Các cơ sở y tế thư giãn, chữa bệnh luôn gắn liền với các công trình thể thao và có
thể được bố trí ngay trong khu vực khách sạn.
Loại hình này gần như là nhu cầu tất yếu với xu hướng du lịch ngày càng phát
triển.
Cơ sở vui chơi giải trí, hoạt động thông tin - văn hóa

Nhằm mục đích giúp cho khách vui chơi, giải trí, mở rộng kiến thức văn hóa xã
hội, tạo điều kiện giao tiếp, quảng bá về truyền thống thành tựu văn hóa của dân
tộc.
Hoạt động văn hóa thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu
nghị, hội hóa trang, đêm ca nhạc, tuần lễ biển, tham quan viện bảo tàng.
IV. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1. Thực trạng hoạt động du lịch
Trong vài năm gần đây cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống của người dân
được nâng cao, cùng với sự giao lưu về kinh tế, văn hóa. Ngành du lịch ở Việt
Nam đã có những bước phát triển đáng kể và đặc biệt là miền đất phù sa với những
vườn trái cây trĩu quả, mát rượi, đắm mình trong lời ca mộc mạc, trữ tình, ngọt
ngào nồng ấm của người dân miệt vườn cùng những nét văn hóa đặc sắc của vùng
này đã thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước cũng như khách quốc tế.
18
Tuy nhiên trong quá trình phát triển du lịch ở Tây Nam Bộ hiện nay vẫn còn những
điểm thiếu sót cần bổ sung và những điểm yếu cần khắc phục. Cụ thể, miền Tây
Nam Bộ dường như chỉ quen với chuyện làm du lịch sinh thái. Đi khắp các tỉnh
đều có mô hình du lịch sinh thái vườn, sinh thái sông nước, sinh thái trang trại
Điều này có lẽ do điều kiện cảnh quan có sẵn của khu vực này.
Hầu hết các điểm du lịch sinh thái đều giống nhau về diện mạo, hay nói cách khác
chỉ cần đến một tỉnh miền tây là có thể khám phá được toàn bộ miền Tây. Tại Hậu
Giang, du lịch sinh thái Tây Đô có diện tích khá rộng, khách đến đây có thể đi
ngắm vườn cây ăn trái (chủ yếu là nhãn), câu cá, tham quan vườn ươm Tuy
nhiên, các hạng mục như trên lại được đầu tư quá rời rạc và nhàm chán, không thể
nào đủ để kéo chân du khách từ xa đến.
Còn tại Cần Thơ, khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh, khách được đón từ bến Ninh
Kiều, qua Cái Răng, đến Rạch Nhỏ và sau đó là đến khu du lịch Mỹ Khánh. Đoạn
đường đi trên thuyền, khách được phục vụ đờn ca tài tử và giới thiệu các cảnh quan
sông nước. Tour du lịch trên sông với đờn ca tài tử, Cần Thơ đã phát triển lâu, tour
này cũng làm cho Cần Thơ có nét rất riêng về du lịch.Khu du lịch sinh thái Mỹ

Khánh cũng rơi vào tình trạng được đầu tư chưa kỹ và chưa hấp dẫn: Có khu lưu
trú cho khách ở lại đêm, khu phục dựng nhà cổ Nam Bộ, những sinh hoạt của cư
dân Nam Bộ, dùng ẩm thực Nam Bộ, câu cá, nằm võng hoà mình vào thiên nhiên
Nam Bộ Tuy phong phú nhưng toàn cảnh thì chưa nổi trội ngoài thiên nhiên mát
mẻ và khu nhà cổ Nam Bộ.
Tại Long An, khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập gần cửa khẩu Mộc Hoá lại na
ná giống du lịch sinh thái Gáo Giồng - Đồng Tháp với sen, với tràm
Với các doanh nghiệp du lịch, thiết kế tour về miền Tây cũng rất gian nan vì quá
giống nhau. Các tour ngắn ngày chỉ có thể đến Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long
19
Còn dài ngày thì chỉ có kết hợp đi An Giang qua Campuchia. Khách ít chịu lưu trú
lại các điểm du lịch miền Tây vì thiếu nơi vui chơi, mua sắm. Thói quen đi ngủ rất
sớm của miền Tây cũng ảnh hưởng đến việc lưu trú lại của khách du lịch từ xa đến.
Riêng các tour của các công ty du lịch ở tỉnh, việc thiết kế tour liên tuyến, liên kết
các tỉnh còn lại cũng còn yếu. Chủ yếu chỉ đi tham quan vòng vòng các điểm du
lịch, các khu di tích cách mạng trong tỉnh chỉ thích hợp với khách địa phương,
khách nội địa.
Phát triển du lịch ĐBSCL đang ở giai đoạn đầu, mang tính tự phát, chưa có khảo
sát, quy hoạch một cách hệ thống. Những năm qua (2001-2009), lượng khách du
lịch đến ĐBSCL chỉ gia tăng với tốc độ 12,5% /năm, thu nhập từ du lịch còn thấp
chỉ chiếm khoảng 3% so với cả nưốc. Năm 2008, toàn vùng chỉ đón trên 1,2 triệu
lượt khách quốc tế chiếm 9,4% tổng lượng khách quốc tế cả nước và 8 triệu lượt
khách nội địa chiếm khoảng 14% tổng lượng khách cả nước. Lượng khách đến
ĐBSCL còn thấp so với nhiều vùng miền khác. Một số tỉnh thành trong vùnh
lượng khách có tăng hàng năm, đáng khích lệ như Cần Thơ, Cà Mau, An Giang,
Đồng Tháp nhưng còn quá ít.
Giai đoạn 2001-2010, Tổng cục Du lịch đã tham mưu để Chính phủ hỗ trợ các tỉnh
thuộc ĐBSCL đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch 715 tỉ đồng. Từ nguồn vốn “mồi”, có
tính định hướng này của ngân sách trung ương, đã thu thu hút mạnh các nguồn lực
khác: 10 triệu USD do AND tài trợ, 21,88 triệu USD do đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI) vào khách sạn và resort, hàng nghìn tỉ đồng vốn đầu tư trong nước, rồi
hàng loạt loại hình lưu trú mọc lên. Đáng tiếc, đa phần trong số đó, quy mô đã nhỏ,
kiến trúc chẳng hòa nhập được cảnh quan sông nước và dịch vụ còn xa mới đáp
ứng tiêu chuẩn. Có gì khác biệt giữa resort Đất Mũi (Cà Mau), Ba Động (Trà Vinh)
hay Gáo Giồng (Đồng Tháp), Bảy Núi (An Giang) Đó chưa kể các “khu du lịch
20
sinh thái” nhỏ hơn, cũng bungalow biến tấu, cũng thủ công bánh trái, cá sấu Điều
kiện tự nhiên ĐBSCL chi phối tính đồng dạng, trùng lặp của sản phẩm du lịch.
Từ đó có thể thấy, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thiên nhiên ban tặng
hệ sinh thái phong phú với sông nước, miệt vườn, đồng bằng, núi rừng, biển cả…
Không chỉ vậy, nơi đây, có cộng đồng dân cư của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer,
Chăm, tạo nên nhiều nền văn hóa với những lễ hội dân tộc độc đáo. Có thể nói,
ĐBSCL miền đất nhiều tiềm năng du lịch phong phú, với những sản phẩm du lịch
đa dạng nhưng đến nay các sảnphẩm du lịch nơi đây vẫn chưa thực sự hấp dẫn du
khách và có thương hiệu.
2. Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch tiêu biểu
Từ lâu, miền Tây Nam Bộ đã nổi tiếng là xứ sở xanh tươi, trù phú.Thiên nhiên
nhiệt đới ưu đãi tạo nên những đặc điểm văn hóa miệt vườn vô cùng hấp dẫn. Ở
nơi đây cuộc sống gắn liền với sông nước kênh rạch chằng chịt, đất đai phù sa bồi
lắng màu mỡ, lập vườn, đào kênh là công việc lao động đầy sáng tạo với ý thức cải
tạo tự nhiên, phục vụ đời sống con người. Tây Nam Bộ hiện ra trong mắt du khách
với không gian rộng lớn của những vườn cây trái xanh mướt quanh năm trĩu quả,
những ghe xuồng đầy ắp quả ngon…
Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn
Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày.
Và với những nét đặc trưng này, Tây Nam Bộ đã xây dựng một số loại hình du
lịch:
21
Du lịch miệt vườn: không phải là điều mới lạ với du khách ngườiViệt nhưng lại rất
hấp dẫn với du khách nước ngoài bởi du lịch ở đây tập trung đi vào khai thác thiên

nhiên sông nước với đời sống dân dã.
Du khách tham quan nghỉ chân ở những vườn cây trái trĩu quả mát rượi, dù mệt
mỏi sau cuộc hành trình nhưng ai cũng muốn trở thành những người nông phu tự
tay hái quả, làm vườn… hoặc tham quan những làng nghề truyền thống, những khu
vui chơi dã ngoại, những khu trò chơi dưới nước. Đặc biệt, du khách sẽ được nghỉ
ngay trong nhà dân để cảm nhận được cuộc sống dân dã nơi miền sông nước. Tại
các nhà vườn lớn ở Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, chỉ
với 5 đến 10 nghìn đồng, du khách đã có thể thưởng thức đủ loại hoa thơm, trái
ngọt.
Ngoài hương vị thơm ngon của cây trái, du khách còn được nghe hát vọng cổ, cải
lương do các nghệ sĩ dân gian thể hiện. Đắm mình trong lời ca mộc mạc, trữ tình,
ngọt ngào nồng ấm của người dân miệt vườn, du khách như được thả hồn chìm
đắm vào cảnh vật thiên nhiên, con người miền sông nước.
Ví dụ:
• Vườn cây ăn trái Cái Mơn –cái nôi của cây ăn trái vùng Nam Bộ.
• Vườn trái cây Lái Thiêu: nổi tiếng là vườn trái cây tuyệt diệu vớitổng diện
tích trồng cây 1.230 ha và trở thành điểm du lịch xanh thíchhợp với các lứa tuổi.
• Vườn du lịch ở Cần Thơ: có vườn Mỹ Khánh rộng 2 ha với hơn 20 loại cây
trái, hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim, cá, rùa, cua, tôm…Du khách đi
dạo trong vườn hít thở không khí trong lành, mát mẻ và được nếm các loại trái
câychín và những món đặc sản miệt vườndưới bóng cây xanh thấp thoáng ẩn hiện
những ngôi nhà rộng nhỏ xinh để khách nghĩ chân.
22
Du lịch Chợ nổi: Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch và nhu cầu trao đổi, mua bán
đã tạo nên ở miền sông nước Tây Nam Bộ những chợ nổi (gọi ví von là “siêu thị”)
mang đậm nét văn hóa độc đáo.
+ Chợ nổi Cái Bè là khu vực chợ nổi nằm trên một đoạn sông Tiền Giang giáp 3
tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang.
+ Chợ nổi Phụng Hiệp là nơi trao đổi mua bán của bà con nông dân trong vùng và
những thương nhân khắp nơi bằng phương tiền xuồng, ghe máy trên sông.

Đây là loại hình du lịch đặc trưng của miền sông nước phương Nam mà rất nhiều
du khách trong và ngoài nước rất thích thú đến tham quan, tìm hiểu.
Ngoài những cánh đồng thẳng cánh cò bay, sông rạch chằng chịt với những chợ nổi
mua bán nhộn nhịp, miệt vườn cây trái sai trĩu cành như lâu nay được gọi là “
văn minh lúa nước”, “văn minh miệt vườn”. Tây Nam Bộ còn có thể kinh doanh
du lịch suốt 12 tháng trong năm, tránh được yếu tố mùa vụ nhờ thiên nhiên ưu đãi,
khí hậu ôn hòa, hệ sinh thái hiếm có, với điểm nhấn là 2 khu dự trữ sinh quyển, 5
vườn quốc gia, 4 khu bảo tồn thiên nhiên. Cộng đồng dân cư ĐBSCL có người
Kinh, Hoa, Khmer và Chăm với các giá trị văn hóa riêng, đặc sắc; khoảng 120 di
tích (lịch sử-văn hóa-cách mạng) và 27 công trình kiến trúc cấp quốc gia, hàng
chục lễ hội dân gian, 211 làng nghề và tuyệt tác vọng cổ, cải lương, hò đối đáp,
truyện Ba Phi hay nghệ thuật Ro Băm, Dù Kê của người Khmer. Người miền Tây
đôn hậu, nhiệt thành và đặc biệt mến khách. Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến
năm 2020, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phê duyệt, xác định “ Phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL là du lịch tham quan sông nước,
miệt vườn kết hợp nghỉ tại nhà dân; du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa các dân tộc
trong vùng; du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đa dạng của
vùng; du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp (tại Phú Quốc, Hà Tiên) ”.
23
3. Các tuyến du lịch và các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
Một số tuyến du lịch tiêu biểu được du khách ưa chuộng như:
• Tuyến Tp. Hồ Chí Minh – An Giang – Cần Thơ – Sóc Trăng – Cà
Mau.
• Tuyến Tp. Hồ Chí Minh – Hà Tiên – Cà Mau.
• Tuyến Tp. Hồ Chí Minh – Phú Quốc.
• Tuyến Tp. Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Vĩnh Long – Cần Thơ – Sóc
Trăng – Cà Mau…
Cụm trung tâm gồm TP Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang
với sản phẩm nổi trội là du lịch tham quan sông nước, du lịch với mục đích thương
mại, du lịch lễ hội và du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Cụm bán đảo Cà Mau (Cà Mau,

Bạc Liêu, Sóc Trăng) với sản phẩm du lịch quan trọng là tham quan điểm cực Nam
của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội
gắn với văn hóa dân tộc Khmer tại Sóc Trăng.
Cụm duyên hải phía Đông (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh) với các
sản phẩm chủ đạo là du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân, tham quan
làng nghề, di tích lịch sử cách mạng. Cụm Đồng Tháp Mười (Long An, Đồng
Tháp) với sản phẩm chính là du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước
nội địa Đồng Tháp Mười.
V. MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH ĐÃ KHẢO SÁT
1. Khát quát về tuyến khảo sát
• Tp. HCM – Châu Đốc – Long Xuyên
 Tỉnh An Giang:
Vị trí địa lý: Tỉnh An Giang nằm ở toạ độ địa lý giữa vĩ tuyến 10
0
và 11
0
vĩ độ Bắc,
giữa kinh tuyến 104,7
0
và 105,5
0
kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.900
km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.406 km2, chiếm 1,03% tổng diện tích tự nhiên
24
cả nước. Ðường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 91; hệ thống sông ngòi
chính có sông Cửu Long chảy qua.
Ðịa hình: Vùng núi chiếm 27,3% diện tích tự nhiên của tỉnh, còn lại là vùng đồng
bằng. Ðiểm cao nhất cao 714m, điểm thấp nhất cao 0,7m so với mặt nước biển.
Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa bão tập trung từ tháng 5
đến tháng 11; lũ hàng năm do song Cửu Long tràn về ngập 70% diện tích tự nhiên

của tỉnh. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.132 mm. Nhiệt độ trung bình hàng
năm cao nhất là 37
0
C, thấp nhất là 23
0
C; hàng năm có 2 tháng nhiệt độ trung bình
là 27
0
C, tháng lạnh nhất là tháng 12. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá vào tháng 5
và 6 hàng năm.
Các điểm du lịch khảo sát:
- Cụm di tích Núi Sam,bao gồm: lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa
Xứ, chùa Tây An.
- Di tích Nhà Mồ Ba Chúc tại huyện Tri Tôn (xã Ba Chúc) phản ánh tội
ác của Khmer đỏ đối với nhân dân các xã biên giới.
• Long Xuyên – Hà Tiên
 Thị xã Hà Tiên
Hà Tiên là thị xã nhỏ nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang. Bắc giáp
Campuchia, đường biên giới dài 13,7 km, Đông và Nam giáp huyện Kiên Lương,
Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 22 km.
Về hành chính, thị xã bao gồm 4 phường là: Tô Châu, Pháo Đài, Đông Hồ, Bình
San; 3 xã là Thuận Yên, Mỹ Đức và Tiên Hải. Riêng xã đảo Tiên Hải bao gồm các
đảo trong quần đảo Hà Tiên (quần đảo Hải Tặc) như: Hòn Đốc, Hòn Long, Hòn
Đước
25

×