Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.33 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm là vấnđề
quan tâm hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi vì có đảm bảo được công tác tiêu
thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là thu được lợi
nhuận cao nhất từ đó có cơ sở tích luỹ và tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ là khâu cuối
cùng của quá trình sản xuất – kinh doanh, thực hiện tốt khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ đảm
bảo cho chu kỳ kinh doanh diễn ra liên tục, bù đắp được chi phí đã bỏ ra trong quá
trình sản xuất đó thu được lợi nhuận và tiếp tục tái sản xuất. Đó là một khâu quan
trọng trong chu kỳ kinh doanh, xét cho đến cùng có tiêu thụ được sản phẩm doanh
nghiệp mới có thể thúc đẩy các hoạt động khác, vì vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải
xây dựng hệ thống phương pháp, căn cứ, các chiến lược, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm,
đồng thời đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả là do không
tìm được đầu ra hay còn hạn chế trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Yếu kém trong việc tiêu thụ sản phẩm không những ảnh hưởng tới hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mà còn làm gián đoạn quá trình lưu thông hàng hóa, ảnh
hưởng tới việc sản xuất hàng hóa, kìm hãm sự phát triển của kinh tế đất nước. Trước
tình hình đó, buộc doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý, nếu không sẽ
lâm vào tình trạng khó khăn và có thể dẫn tới phá sản. Như vậy tiêu thụ sản phẩm là
vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp, giải quyết tốt công tác tiêu thụ sẽ quyết
định sự thànhcông hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường, nhiều khi quyết
định tới vận mệnh của doanh nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ
sản phẩm trong doanh nghiệp hiện nay, nhóm 6 đã quyết định tiến hành nghiên cứu
hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long. Qua đề tài này,
chúng em mong muốn được tìm hiểu sâu hơn cơ sở lý luận về công tác tiêu thụ sản
phẩm trong doanh nghiệp nói chung và công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần


Nhựa Thăng Long nói riêng.

2


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm Tiêu thụ hàng hóa
Tiêu thụ hàng hóa là hoạt động đặc trưng, chủ yếu của doanh nghiệp thương
mại, là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa. Tiêu thụ hàng hóa được
thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó hàng hóa được
chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển
tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu xã hội. Tiêu thụ hàng hóa có ý
nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược mà doanh nghiệp
theo đuổi, thúc đẩy vòng quay của quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức
lao động góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế –
xã hội của các hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh trong kinh tế thị trường các doanh nghiệp trước hết phải giải đáp
các vấn đề: kinh doanh hàng hóa là gì? Hướng tới đối tượng khách hàng nào và kinh
doanh như thế nào? Tiêu thụ hàng hóa hiểu theo nghĩa đầy đủ là quá trình gồm nhiều
hoạt động. Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, lựa chọn, xác lập các
kênh phân phối, các chính sách và hình thức bán hàng, tiến hành quảng cáo các hoạt
động xúc tiến và cuối cùng thực hiện các công việc bán hàng cho khách hàng.
Để tổ chức tốt tiêu thụ hàng hóa, doanh nghiệp không những phải làm tốt mỗi
khâu công việc mà còn phải phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ
phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình tiêu thụ hàng hóa trong doanh
nghiệp.
1.2. Phạm vi (bán hàng)
Theo quy định hiện hành, hàng hoá được coi là hàng bán trong doanh nghiệp
thương mại phải thoả mãn các điều kiên sau:
- Hàng hoá phải thông qua quá trình mua, bán và thanh toán theo một phương

thức thanh toán nhất định.
- Hàng hoá phải được chuyển quyền sở hữu từ doanh nghiệp thương mại (bên
bán) sang bên mua và doanh nghiệp thương mại đã thu được tiền hay một loại hàng
hoá khác hoặc được người mua chấp nhận nợ.
3


- Hàng hoá bán ra phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh
nghiệp mua vào hoặc gia công, chế biến hay nhận vốn góp, nhận cấp phát, tặng
thưởng...
Ngoài ra, các trường hợp sau cũng được coi là hàng bán:
- Hàng hoá xuất để đổi lấy hàng hoá khác, còn được gọi là hàng đối lưu hay
hàng đổi hàng.
- Hàng hoá xuất để trả lương, tiền thưởng cho công nhân viên, thanh toán thu
nhập cho các bên tham gia liên doanh.
- Hàng hoá xuất làm quà biếu tặng, quảng cáo, chào hàng...
- Hàng hoá xuất dùng cho công tác quản lý của doanh nghiệp.
- Hàng hoá hao hụt, tổn thất trong khâu bán, theo hợp đồng bên mua chịu.
Trong đó, cụ thể đối với những doanh nghiệp thương mại có kinh doanh xuấtnhập khẩu hàng hoá thì hàng hoá chỉ được coi là xuất khẩu trong các trường hợp sau:
- Hàng xuất bán cho các thương nhân nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết.
- Hàng gửi đi triển lãm sau đó bán thu bằng ngoại tệ.
- Hàng bán cho du khách nước ngoài, cho Việt kiều, thu bằng ngoại tệ.
- Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán
bằng ngoại tệ.
- Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do Nhà
nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
1.3.Các hình thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
a) Bán lẻ:

4



Là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và tập
thể.


Đặc điểm cơ bản của bán lẻ là:

-

Khối lượng bán nhỏ, hàng hóa thường phong phú, đa dạng cả về chủng loại, mẫu mã.

-

Hàng hóa sau khi bán đi vào tiêu dùng trực tiếp, tức là đã được thừa nhận, kết thúc
khâu lưu thông, hàng hóa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị hàng hóa được thực hiện,
bắt đầu vòng chu chuyển mới của hàng hóa.



Ưu điểm: không sợ khủng hoảng thừa vì sau khi bán được hàng ( xã hội thừa nhận),
doanh nghiệp mới bắt đầu chu kỳ kinh doanh mới. Doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc
trực tiếp với người tiêu dùng nên nắm bắt nhanh nhạy sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu từ
đó có những giải pháp kịp thời, hữu hiệu cho kinh doanh.



Nhược điểm: thời gian thu hồi vốn chậm ( do bán khối lượng nhỏ), không đẩy nhanh
được vòng quay của vốn


b) Bán buôn:

Là bán hàng cho những người trung gian ( những thương gia, đầu nậu…) để họ
tiếp tục chuyển bán, hoặc bán cho người sản xuất để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm.


Đặc điểm của bán buôn là:

-

Khối lượng bán lớn, hàng hóa thường không phong phú, đa dạng như trong bán lẻ.

-

Hàng hóa sau khi bán vẫn còn nằm trong lưu thông, hoặc trong sản xuất, chưa đến tay
người tiêu dùng cuối cùng.



Ưu điểm: Thời hạn thu hồi vốn nhanh, có điều kiện nhanh chóng đổi mới hoạt động
kinh doanh, đẩy nhanh vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.



Nhược điểm: Do bị cách biệt với người tiêu dùng nên chậm nắm bắt những diễn biến
5


nhu cầu về thị trường dẫn tới khả năng có thể bị tồn đọng hoặc tiêu thụ chậm.



Bán buôn thường được thực hiện dưới 2 hình thức:

-

Doanh nghiệp thương mại bán cho các tổ chức thương mại khác để bán lẻ hoặc tiếp tục
chuyển bán

-

Doanh nghiệp thương mại bán hàng cho sản xuất để sản xuất ra hàng hóa
1.4. Quá trình bán hàng
Bán hàng là quá trình gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị bán, tiến hành bán hàng và
những công việc sau bán hàng.

a) Chuẩn bị bán hàng:

Là giai đoạn mở đầu nhưng rất quan trọng. Trong giai đoạn này người bán cần
phải hiểu biết mặt hàng, hiểu biết thị trường, phải lập luận chứng thể hiện những yếu
-

tố tạo thuận lợi và khó khăn cho hoạt động bán hàng. Luận chứng bán hàng gồm:
Luận chứng doanh nghiệp: Thâm niên, tiếng tăm của doanh nghiệp, công nghệ chế tạo các

-

mặt hàng, các doanh nghiệp cần giới thiệu, quảng cáo để khách hàng biết.
Luận chứng riêng biệt của từng mặt hàng: Kết cấu thang mặt hàng kinh doanh, giá cả,

-


bao bì, điều kiện bán hàng…
Luận chứng mô tả lý do mua của khách hàng.
Chuẩn bị những câu trả lời, bác bỏ của khách hàng.

b) Tiến hành bán hàng

Bán hàng bao gồm 5 pha: tiếp xúc, luận chứng, chứng minh, trả lời bác bỏ của
khách hàng và kết thúc quá trình bán hàng qua năm pha này, được mô tả như một cái
thang. Bán hàng thực chất bắt đầu từ khi khách hàng nói “không” vì thế đòi hỏi người
bán hàng phải vươn lên thuyết phục khách hàng và cùng với khách hàng leo lên để gặp
nhau ở đỉnh cao của thang.
Tiếp xúc, là những khoảnh khắc đầu tiên của việc bán hàng có tầm quan trọng
đáng kể. Người bán cần tạo ra những ấn tượng ban đầu tốt đẹp, phải tự đặt mình vào vị
trí của người đối thoại để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Sau khi nắm bắt được nhu
cầu của họ, người bán hàng tìm cách thuyết phục khách hàng mua bằng những luận
chứng của mình, phải làm cho khách hàng tin và thấy có lợi khi quyết định mua hàng.
6


Thái độ của người bán hàng với lời bác bỏ của khách hàng. Việc bán hàng thực
sự bán hàng khi khách hàng từ chối mua. Khi đó người bán hàng phải dùng sự từ chối
này như một điểm tựa để tác động lại khách hàng. Khi khách hàng bác bỏ, nghĩa là họ
tự biểu hiện một sự phản ứng phòng vệ.
Để bán được hàng, trong khoảnh khắc người bán phải căn cứ vào kiến thức,
kinh nghiệm của bản thân để phá tan hoài nghi của khách hàng. Cách kết thúc bán
hàng tốt nhất là “thắng – thắng”, trên nguyên tắc phải làm vui lòng khách đến, vừa
lòng khách đi, tạo ấn tượng tốt cho những lần sau.
Bán hàng sẽ kết thúc bằng hành vi “tiền trao, cháo múc” nếu đó là bán lẻ ở quầy
hàng hay siêu thị, hoặc bằng một bản hợp đồng, một đơn đặt hàng nếu đó là những lô

hàng lớn. Nhưng dù bằng hình thức nào thì việc bán hàng đến đây vẫn chưa kết thúc.
Vấn đề quan trọng là phải đảm bảo các dịch vụ tiếp theo sau khi bán hàng vì nó thể
hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng, đồng thời tạo dựng uy tín của
doanh nghiệp, thúc đẩy bán hàng trong tương lai.
Quản lí việc bán hàng: Việc bán hàng đi đến xử lí một đơn đặt hàng của các bộ
phận trong doanh nghiệp. Giai đoạn cuối cùng của bán hàng là giao hàng cho khách.
Người bán hàng phải đảm bảo tuân thủ thời gian giao hàng và kiểm tra nghiệp vụ về
sự hoàn tất hàng hóa được giao.
Nghiệp vụ giao hàng phải được thực hiện song song với nghiệp vụ thanh toán
thông thường. Nên giao hàng cho người bán theo dõi thanh toán tiền hàng của người
mua.
c) Các dịch vụ sau bán

Người bán hàng cần phải đảm bảo cho người mua hàng hưởng đầy đủ quyền lợi
của họ. Dịch vụ sau bán hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo chữ tín bền vững cho
doanh nghiệp.
Đối với những mặt hàng sử dụng lâu bền, yêu cầu kĩ thuật cao thường có những
dịch vụ như: Mang đến nhà cho khách, lắp đặt, vận hành, chạy thử, bảo dưỡng định kỳ
và phải bảo hành miễn phí trong thời gian nhất định.

7


CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA Ở CÔNG
TY CỔ PHẦN NHỰA THĂNG LONG
1.1. Tổng quan về công ty Cổ phần nhựa Thăng Long
1.1.1.







Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long
Hình thức sở hữu vốn: Cổ phần
Tên viết tắt: THALOPLAST
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, Nhựa, composite
Địa chỉ: 360 Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Công ty CP Nhựa Thăng Long thành lập năm 1994 có trên 20 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nhựa công nghiệp, bao bì nhựa, sản
phẩm nhựa ngành dệt may, nguyên liệu nhựa...

-

Diện tích VP, nhà xưởng và kho hàng trên 17,000 m2 đặt tại KCN Tiên Sơn - Bắc
Ninh, cùng với hệ thống máy ép phun, ép thổi động bộ, Công ty Nhựa Thăng Long có
đủ năng lực hợp tác với các khách hàng, các nhà cung cấp trong lĩnh vực sản xuất, gia

-

công các sản phẩm, chi tiết nhựa trong nước và xuất khẩu.
Các sản phẩm nhựa của Công ty cung cấp đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và
tuân thủ các qui trình sản xuất tiên tiến đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của khách hàng; do
vậy thị phần của Công ty ngày càng được mở rộng đặc biệt là các sản phẩm két nhựa,

can nhựa, sản phẩm móc nhựa ngành dệt may...
1.1.2. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm
từ 2011-2013


Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011-2013
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy rõ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
của công ty tăng một cách liên tục qua các năm, lần lượt từ năm 2011, 2012, 2013 là
8


23562 (trđ), 33528 (trđ), 40392 (trđ), năm 2012 tăng so với năm 2011 là 42,3%, năm
2013 tăng so với năm 2012 là 20,49%. Như vậy là tốc độ tăng của doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ năm 2013/2012 tăng ít hơn so với năm 2012/201. Về mặt chi phí,
chi phí tăng qua các năm do nhiều nguyên nhân như chi phí tài chính, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…Lợi nhuận thuận từ hoạt động kinh doanh qua
các năm đều tăng. So sánh 2012/2011 là 46,96%, năm 2013/2012 là 120,59%.
II. Thực trạng tiêu thụ hàng hóa của Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long
2.1. Theo mặt hàng kinh doanh
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại mặt hàng và sản phẩm nhưng có thể nói
ngành nhựa là một trong những ngành sản xuất có sản phẩm đa dạng nhất. Vì thế một
doanh nghiệp hay một công ty không thể nào sản xuất bao quát được tất cả các loại mặt
hàng, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể có thế mạnh trong sản xuất một vài loại sản phẩm mà
doanh nghiệp đã và đang sản xuất. Bởi vì, để có thể chiếm lĩnh thị phần một loại mặt hàng
nào đó đã có mặt trên thị trường là một điều rất khó khăn và phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố, doanh nghiệp chỉ có thể tìm thị trường mới và đang tiềm ẩn.
Hiện nay, công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long được biết đến với 2 sản phẩm
truyền thống là mặt hàng két bia và thùng sơn. Doanh thu của công ty chủ yếu phụ
thuộc vào 2 sản phẩm này. Ngoài ra, công ty còn được biết đến với việc sản xuất các
mặt hàng nhựa kĩ thuật phục vụ cho nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
và dân dụng theo yêu cầu của khách hàng.
-

Về mặt hàng két bia: là mặt hàng chủ lực của công ty, doanh thu của mặt hàng này
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Hiện nay, công ty nhựa Thăng

Long là nhà cung cấp lớn nhất mặt hàng này trên thị trường miền Bắc, sản phẩm của
công ty có tiếng trên thị trường.
Két là sản phẩm được sản xuất cho rất nhiều các hãng bia và các hãng nước
ngọt khác nhau nên mẫu mã và kích thước cũng khách nhau và chủng loại cũng rất
phong phú đa dạng, các loại két được sản xuất hiện nay gồm:
+ Két 20 chai Hà Nội
+ Két 24 chai Hà Nội
+ Két 20 chai Thanh Hóa
+ Két 24 chai Thanh Hóa
+ Két 20 chai Quang Hanh
+ Két 24 chai Nam Định NaDa
+ Két Coca
9


-

Về mặt hàng thùng sơn: công ty sản xuất với số lượng hàng năm ngày càng tăng lên.
Tốc độ tiêu thụ thùng sơn là rất cao, từ con số hàng nghìn (năm 2008 là 3.033 bộ) tăng
lên hàng chục nghìn (năm 2009 là 27.349 bộ) và tăng lên hàng trăm nghìn (năm 2010
là 121.423 bộ, năm 2011 là 334.079 bộ, năm 2012 là 450.000 bộ, năm 2013 là 700.000
bộ). Các sản phẩm này có chất lượng rất cao, mẫu mã và kiểu dáng lại đa dạng, đáp
ứng được nhu cầu của mọi khách hàng.
Với sản phẩm thùng sơn, công ty còn sản xuất cả nắp thùng sơn và quai thùng
sơn đáp ứng nhu cầu khách hàng với nhiều chủng loại, cơ cấu và kích thước khác
nhau. Các loại thùng sơn được sản xuất hiện nay bao gồm:
+ Thùng sơn 1 gl, 5gl in
+ Thùng sơn 5 lít in
+ Thùng sơn 5 gl ko in
+ Thân thùng sơn 5 lít in

+ Nắp thùng sơn 1 gl, 5 gl in
+ Nắp thùng sơn 1 gl, 5 gl ko in
+ Quai thùng sơn 5 gl

-

Về mặt hàng khác: công ty sản xuất các loại hộp kem 1 lít, 3 lít, các loại xẻng nhựa và
cánh quạt, ngoài ra công ty còn sản xuất theo đơn đặt hàng như thiết bị giáo dục cho
môn Toán và các môn Kĩ thuật.... nhưng kết quả tiêu thụ mặt hàng này chưa nhiều,
doanh thu các mặt hàng này còn chiếm ty trọng nhỏ trong tổng doanh thu của công ty.
Trong những năm tới công ty có kế hoạch sản xuất các mặt hàng như sản phẩm điện
máy, sản xuất xe máy, ô tô, điện lạnh, điện tử....

10


( Đơn vị tính: Tr.đ )
Năm 2011
STT

Chỉ tiêu
Tổng doanh

Năm 2012

Số tiền T.T% Số tiền T.T%

23 562
thu
I

Két nhựa
14 781
Két 20 chai Hà
1
6 520
Nội
Két 24 chai Hà
2
1 980
Nội
Két địa
3
3 450
phương
4
Két Coca
2 831
Thùng sơn các
II
7 950
loại
Thùng sơn 1
1
2 590
GL in
Thùng sơn 5
2
3 980
GL in
Thùng sơn 1

3
450
Gl Ko in
Thùng sơn 5
4
930
Gl Ko in
Các sản phẩm
III
831
khác

100 33 528

100

Năm 2013
So sánh 2012/2011
So sánh 2013/2012
Số
T.T% Số tiền Tỷ lệ T.T% Số tiền Tỷ lệ T.T%
tiền
40 397

100

9 966

42,3


0

6 869 20,49

62,73 21 320 63,59 26 950 66,71

6 539 44,24 0,86

5 630 26,41 3,12

27,67 9 050 26,99 11020 27,28

2530

38,8

-0,68

1970

21,77 0,29

8,4

3 850 11,48

5890

14,58


1870

94,44 3,08

2040

52,99

3,1

14,64 5 260 15,69

6500

16,09

1810

52,46 1,05

1240

23,57

0,4

12,02 3 160

3540


8,76

329

11,62

-2,6

380

12,03 -0,66

33,74 10 958 32,68 12590 31,17

3008

37,84 -1,06

1632

14,89 -1,51

10,99 3 640 10,86

4256

10,54

1050


40,54 -0,13

616

16,92 -0,32

16,89 4 850 14,46

5540

13,71

870

21,86 -2,43

690

14,23 -0,75

1,91

856

2,55

1053

2,61


406

90,22 0,64

197

23,01 0,06

3,95

1 612

4,81

1741

4,31

682

73,33 0,86

129

3,53

1 250

3,73


857

2,12

419

50,42

-393

9,42

0,2

8

-0,5

-31,44 -1,61

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)
Tình hình tiêu thụ hàng hóa theo mặt hàng kinh doanh trong 3 năm từ 2011-2013
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của mặt hàng két nhựa chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty. Doanh thu của mặt hàng két nhựa qua
các năm đều tăng mạnh. Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 44,24%. Năm 2013 tăng
so với năm 2012 là 26,41%. Ngoài mặt hàng chủ lực là két nhựa, công ty còn chiếm
ưu thế ở mặt hàng thùng sơn. Doanh thu của mặt hàng thùng sơn qua các năm đều
tăng, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 37,84%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là
14,89%. Mặc dù đây là mặt hàng mới được khai thác trong những năm gần đây nhưng
nhu cầu sử dụng mặt hàng này tăng mạnh là do ngành xây dựng ngày càng mở rộng

quy mô. Nếu công ty chú trọng hơn nữa về chất lượng nắp thùng sơn thì chắc chắn
trong tương lai mặt hàng này còn được tiêu thụ mạnh hơn rất nhiều. Trong khi doanh
11

0


thu của 2 mặt hàng két bia và thùng sơn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của
công ty thì doanh thu của mặt hàng nhựa thông thường khác như hộp huân chương,
hộp kem, xẻng nhựa, cánh quạt... chiếm tỷ trọng rất nhỏ, hầu như không đáng kể. Vì
công ty chưa chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mặt hàng kinh doanh.
Xu hướng sử dụng các loại hàng hóa được sản xuất từ nhựa ngày càng tăng, bởi
vì chúng có rất nhiều ưu điểm như: nhẹ, bền và giá thành hạ.... Các sản phẩm của công
ty nhựa Thăng Long cũng không nằm ngoài lệ và các sản phẩm của công ty thì ngày
càng được ưa chuộng. Công ty cần phải tận dụng cơ hội, thu hút khách hàng, mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2.2 Các hình thức bán hàng
Như ta đã biết, mặt hàng chủ lực là mặt hàng két bia và thùng sơn – là mặt hàng
thuộc nhóm sản phẩm bao bì, đặc thù sản phẩm của công ty là bán cho các doanh
nghiệp, các cơ sở sản xuất làm yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của
họ, hoặc bán cho các đại lý do đó hình thức bán hàng chủ yếu của công ty là hình thức
bán buôn.
Tại công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long, nhóm khách hàng của bán buôn thường
là các công ty bia, các công ty nước giải khát, các công ty sơn; bán đại lý (chủ yếu là
các siêu thị như siêu thị Thăng Long, siêu thị Marko, Intermex,…) ở thị trường miền
Bắc và một phần thị trường miền Trung. Việc thanh toán của khách hàng mua buôn có
thể bằng séc, tiền mặt, chuyển khoản, ngân phiếu…
Với đặc thù hàng hóa của công ty là bán sản phẩm cho các doanh nghiệp để sản
xuất kinh doanh như các công ty bia, công ty sơn, công ty nước giải khát,… là chủ yếu
do đó doanh thu theo hình thức bán hàng trực tiếp cho các doanh nghiệp chiếm tỷ

trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty. Nguyên nhân là do các loại mặt hàng
của công ty là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất nên hình thức mà công ty sử
dụng chủ yếu là hình thức bán buôn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các hình
thức khác như bán đại lý hay bán lẻ chiếm tỉ trọng rất ít, đặc biệt đối với việc bán lẻ
gần như không ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Đây là 1 xu hướng rất tốt mà
công ty cần giữ vững và phát huy hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bán
hàng của công ty. Đặc biệt, đối với bán buôn, thời gian thu hồi vốn nhanh, qua đó công
ty có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn và khai thác triệt để khả năng sinh lời
12


của vốn. Tuy nhiên hạn chế của hình thức bán lẻ là chậm thu hồi vốn nhưng thông qua
việc bán hàng này, công ty có thể nắm bắt được một cách nhanh chóng nhu cầu của thị
trường và sự biến đổi thị hiếu người tiêu dùng. Bởi vậy, trong những năm tới, khi công
ty đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh thì công ty cần không ngừng cố gẳng để mở rộng
hoạt động bán lẻ, phục vụ đối tượng khách hàng khác nhau.

Tình hình tiêu thụ hàng hóa theo hình thức bán hàng từ năm 2011-2013
Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu của công ty theo hình thức bán hàng
cho các doanh nghiệp các năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2011 tăng
so với năm 2013 là 42,59%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 17,43%. Có sự tăng lên
này là do nhu cầu về các sản phẩm của công ty tăng mạnh.Nguyên nhân chủ yếu là do
trong những năm vừa qua nhu cầu sử dụng két bia và két nước ngọt của các công ty
bia và công ty nước giải khát tăng mạnh. Công ty nhựa Thăng Long là nhà cung cấp
lớn về mặt hàng này trên thị trường miền Bắc, sản phẩm của công ty có tiếng trên thị
trường. Do đó nhu cầu về loại bao bì là mặt hàng két nhựa của công ty tăng mạnh, đòi
hỏi công ty cần tăng sản lượng để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Với doanh thu
theo hình thức bán đại lý cũng tăng nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh
thu của công ty. Trong các năm 2010-2012 chiếm tỷ trọng lần lượt là 12,88%, 12,69%
và 14,82%. Công ty mới có hai đại lý là ở Hà Nội và Hà Đông. Điều này đã hạn chế

công tác tiêu thụ hàng hóa của công ty, do vậy trong những năm tới cần chú trọng hình
thức bán theo đại lý. Hình thức bán lẻ còn chiếm tỉ trọng rất ít, không đáng kể, vì chỉ
có rất ít hộ kinh doanh có nhu cầu tiêu dùng nhỏ lẻ mới trực tiếp đến công ty để mua
hàng, còn đại đa số mua qua các đại lý của công ty.
2.3. Các kênh phân phối và hoạt động xúc tiến
2.3.1. Kênh phân phối
13


Mạng lưới phân phối của công ty nhựa Thăng Long so với các công ty nhựa
khác có rất nhiều điểm khác biệt, đó là:
- Không có đội ngũ nhân viên tiếp thị, chỉ có hệ thống quản lý đại lý và bộ phận
bán hàng trực tiếp.
- Công ty kiểm soát toàn bộ hệ thống kênh tiêu thụ (sử dụng kênh trực tiếp).
Việc điều tiết bán hàng do các đại lý của công ty và công ty đảm nhận. Công ty chỉ cử
nhân viên tới các đại lý để thu thập thông tin về tình hình tiêu thụ.
Sơ đồ: Mạng lưới kênh phân phối của công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long

Công ty Cổ phần Nhựa
Thăng Long

Đại lý

Bán buôn

Bán lẻ

Kênh tiêu thụ hàng hoá từ công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long đến các đại lý
còn hạn chế. Hiện nay, công ty mới chỉ có 2 đại lý chính thức ở Hà Nội và Hà Đông,
các đại lý ở các địa phương khác hầu như là chưa có. Điều này làm hạn chế công tác

tiêu thụ hàng hoá tại công ty. Do vậy, trong những năm tới công ty cần mở thêm nhiều
đại lý ở Hà Nội cũng như ở các địa phương để đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá tại
công ty.
Từ việc nhận thức sản phẩm của công ty là nhóm sản phẩm bao bì, do đó công
ty Cổ phần Nhựa Thăng Long xác định đối tượng khách hàng là những nhà tiêu thụ
trực tiếp sản phẩm, đây chủ yếu là những nhà tiêu thụ lớn chứ rất ít nhà tiêu thụ riêng
lẻ. Như vậy, công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long lựa chọn kênh phân phối sản phẩm là
kênh phân phối trực tiếp: từ nhà sản xuất đến nhà tiêu dùng. Đối với đặc tính sản phẩm
như vậy thì đây là kênh phân phối hữu hiệu nhất vì nó tiết kiệm chi phí cho cả hai bên,
góp phần làm giảm giá thành sản phẩm của nhà tiêu thụ.
2.3.2. Hoạt động xúc tiến bán
14


♦ Quảng cáo:

Các hoạt động xúc tiến bán hàng gần như chưa được công ty chú ý. Công ty Cổ
phần nhựa Thăng Long hiện chỉ quảng cáo trên báo Lao Động và tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng; hình thức quảng cáo trên báo Lao Động không được thường xuyên, còn
những hình thức quảng cáo khác là không có. Đây có lẽ là một nguyên nhân lớn cho thấy
tại sao sản phẩm của công ty ít thấy “tên tuổi” trên thị trường nhựa Việt Nam hiện nay.
♦ Khuyến mãi:

Những năm trước, khi các sản phẩm của công ty còn độc quyền trên thị trường,
công ty chưa có đối thủ cạnh tranh nên công ty ít đưa ra các chương trình khuyến mãi,
quà tặng dành cho khách hàng mà chủ yếu thu hút sự chú ý của khách hàng bằng chất
lượng sản phẩm. Trong những năm trở lại đây, khi các công ty khác cũng kinh doanh
cùng mặt hàng đang cạnh tranh gay gắt với công ty thì hoạt động khuyến mãi nhằm
xúc tiến bán hàng được công ty chú trọng hơn. Công ty khuyến mãi sản phẩm cho
khách hàng nhân các ngày tết, ngày lễ, nhân ngày thành lập công ty bằng các chính

sách như giảm giá, tặng quà, trao giải thưởng… nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng
và qua đó thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hàng hoá.
♦ Hội chợ, triển lãm:

Nhờ có hội chợ, triển lãm hàng hoá mà các sản phẩm của công ty sẽ được trưng
bày và giới thiệu đến khách hàng, qua đó sẽ thu hút được sự chú ý của họ, tìm kiếm
được những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Các sản phẩm của công ty được
trưng bày ở hội chợ, triển lãm thường là những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp,
chủng loại phong phú đa dạng để thu hút được sự chú ý của khách hàng. Nhờ có hoạt
động trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở hội chợ, triển lãm các hoạt động tiêu thụ hàng
hoá của công ty sẽ gia tăng. Tuy nhiên, các hoạt động này công ty cũng không tham
gia một cách thườngxuyên
♦ Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ khác:

Công ty cổ phần nhựa Thăng Long cũng đã tổ chức các hội nghị khách hàng.
Trong hội nghị khách hàng, công ty đã có những gợi ý để khách hàng nói về ưu điểm,
nhược điểm của sản phẩm đồng thời công ty cũng công bố các dự án các chính sách
của mình. Tuy nhiên các hoạt động này của công ty chưa được thường xuyên, các hoạt
động tài trợ, trao giải thưởng rất ít được tổ chức. Ngoài mạng lưới đại lý, công ty còn
15


tổ chức một cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngoài công ty cùng dịch vụ và đội ngũ bán
hàng với mục đích thu thập thông tin từ phía khách hàng, nắm bắt được nhu cầu thị
trường và cả tình hình đối thủ cạnh tranh từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh
doanh được chính xác.
Tóm lại, các hoạt động xúc tiến bán được thực hiện ở công ty Cổ phần Nhựa
Thăng Long thực sự không đáng kể so với các công ty trong cùng ngành cũng như so
với các doanh nghiệp khác, các hoạt động này được tổ chức một cách không thường
xuyên do đó kết quả mà nó mang lại cho hoạt động tiêu thụ là chưa đáng kể, chưa thực

sự là công cụ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
2.4. Quá trình bán hàng tại công ty cổ phần nhựa Thăng Long
Chuẩn bị bán hàng



Quá trình tiêu thụ hàng hoá đòi hỏi một cơ cấu tổ chức bán hàng chặt chẽ, đội
ngũ nhân viên năng động, sáng tạo... Quá trình chuẩn bị bán hàng của công ty cổ phần
nhựa Thăng Long do phòng kế hoạch và phát triển thị trường đảm nhiệm đặt dưới sự
chỉ huy trực tiếp của phòng Tổ chức – Hành chính và ban lãnh đạo công ty. Phòng kế
hoạch và phát triển thị trường gồm trưởng phòng kinh doanh, phó phòng kinh doanh
và 3 nhân viên. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kế hoạch và phát triển thị trường là tìm
kiếm những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Trong những năm qua, phòng kế
hoạch và phát triển thị trường đã phát huy được những thế mạnh của mình. Không
những duy trì những hợp đồng kinh doanh đã có mà phòng kế hoạch và phát triển thị
trường còn tìm kiếm được những hợp đồng mới.
Tổ chức quá trình bán hàng



Phòng kế hoạch và phát triển thị trường còn phải kiêm luôn cả công tác giới thiệu
sản phẩm. Tuy nhiên việc theo dõi tiêu thụ hàng hoá do phòng tổ chức– hành chính đảm
nhận. Từng loại sản phẩm được theo dõi chi tiết trên sổ “tổng hợp bán hàng”, sổ này
được lập hàng tháng, từng quý và hàng năm do nhân viên phòng tổ chức – hành chính
thực hiện dựa vào các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho trong tháng để lập nên.
Để có được hợp đồng sản xuất thì công ty phải có những kế hoạch trước vài
tháng thậm trí trước cả năm. Vì vậy phòng tổ chức – hành chính phải có những hợp
đồng sản xuất, thường là do các nhân viên phòng kế hoạch và phát triển thị trường đến
giao dịch, tìm kiếm hợp đồng trực tiếp với khách hàng. Khi thực hiện các giao dịch với
16



khách hàng, nhân viên phòng kế hoạch và phát triển thị trường trực tiếp giao hàng cho
khách hàng. Đối với các sản phẩm chính như thùng sơn, két bia và một số sản phẩm
khác thì công ty giao hàng tận nơi khách hàng yêu cầu. Để công tác lưu kho, vận chuyển
và bảo quản được tốt, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc cung ứng hàng hoá cho mọi khách
hàng, ngay từ khi bắt đầu kế hoạch sản xuất các công việc đã được phân định rõ ràng,
giao trách nhiệm cho từng nhân viên, từng đơn vị, thường xuyên có các quyết định cấp
công ty, cấp phòng ban nhằm rà soát và chấn chỉnh thái độ của từng thành viên trong các
đơn vị nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách sớm nhất, an toàn nhất.Vì
vậy việc phục vụ khách hàng ngày càng nhanh chóng, chính xác.
Hiện nay, công ty cổ phần nhựa Thăng Long rất chú trọng tới phương thức bán
hàng trực tiếp, bởi đây chính là một trong những lợi thế cạnh tranh. Vì vậy phương
tiện vận tải đóng một vai trò quan trọng trong phương thức bán hàng của công ty.
Công ty đang có trong tay các xe tải luân phiên trở hàng đi các nơi. Ngoài ra để phục
vụ cho công tác bán hàng còn có các nhà kho và các phương tiện khác như máy tính,
điện thoại di động... Với các sản phẩm khác thì phụ thuộc rất nhiều vào hai đại lý
chính của công ty.
 Thực hiện các dich vụ sau bán :

Người bán hàng cần phải đảm bảo cho người mua hàng hưởng đầy đủ quyền lợi
của họ. Dịch vụ sau bán hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo chữ tín bền vững cho
doanh nghiệp.
Như ta đã biết sản phẩm của công ty là sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm bao bì,
đây là sản phẩm dùng để bảo vệ và vận chuyển hàng hoá, ngày nay bao bì đã trở thành
một tiện ích đối với người tiêu dùng, nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty nhựa
Thăng Long rất chú ý đến việc tổ chức các dịch vụ sau bán để đẩy mạnh hoạt động
tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp.
+ Vận chuyển là dịch vụ có thể được cung cấp miễn phí cho khách hàng hoặc
thu tiền tuỳ theo số lượng mặt hàng là nhiều hay ít hoặc do khoảng cách địa lý là xa

hay gần.
+ Bảo hành: là dịch vụ mà công ty thông qua người bán cung cấp miễn phí cho
khách hàng. Dịch vụ này đảm bảo cho khách hàng yên tâm khi mua hàng của công ty.
+ Tư vấn tiêu dùng : Khi cung cấp những sản phẩm mới cho khách hàng thì
17


công ty sẽ đưa ra lời khuyên hay chỉ dẫn về cách sử dụng sản phẩm cho khách hàng.
Điều này làm cho tư vấn tiêu dùng trở thành một dịch vụ hết sức cần thiết mà công ty
sẽ cung cấp miễn phí cho khách hàng.
Nói chung, trong công tác tổ chức bán hàng của công ty nhựa Thăng Long vẫn
còn nhiều điều cần phải nhìn lại. Mặc dù đã có được những thành công nhất định,
doanh thu và sản lượng tiêu thụ có tăng qua các năm nhưng nếu xét từng mặt hàng thì
vẫn còn nhiều hạn chế. Các đại lý của công ty hoạt động song hiệu quả không cao.
Không chỉ ở trong công tác tiêu thụ sản phẩm mà trong cả quản lý, trong sản xuất ...vì
vậy ban lãnh đạo công ty cần phải nhìn lại và có những thay đổi để công ty ngày càng
phát triển vững mạnh.
III. Ưu điểm, nhược điểm
1. Ưu điểm
• Mặc dù xuất phát điểm không được tốt nhưng dưới sự quản lí, lãnh đạo của nhà nước,

công ty phát huy lợi thế và khẳng định được bản thân, đặc biệt là quyết định chuyển
sang mô hình công ty cổ phần ( từ rất sớm năm 2005 ) nên có ý nghĩa lớn trong đẩy


mạnh được hoạt động tiêu thụ hàng hoá.
Hàng hoá, sản phẩm đa dạng, các sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú

đáp ứng nhu cầu, thị yếu của mọi người tiêu dùng.
• Công ty luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm,

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên vì vậy, doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán đều tăng qua từng năm, các khoản giảm
trừ đều giảm qua từng năm.
• Công ty chủ yếu bán buôn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lớn giúp thu hồi vốn
nhanh, đẩy nhanh tốc đọ quay vòng vốn và khai thác triệt đẻ khả năng sinh lời của
vốn.
• Để thực hiện tốt tiêu thụ hàng hoá, công ty đã phân bổ chỉ tiêu doanh thu bán hàng
theo quý trong mỗi năm để việc tổ chức chỉ đạo, quản lí kinh doanh đạt hiệu quả, tăng
doanh thu, số lượng hàng hoá tiêu thụ..
• Công ty đang dần mở rộng thị trường tiêu thụ, ngoài thị trường miền bắc chiếm tỉ
trọng lớn trong tổng doanh thu thì công ty đang mở rộng thị trường ra miền trung.
Điều này giúp doanh nghiệp xác đinh được mặt hàng chiến lược cho từng khu vực thi


trường cụ thể.
Để thực hiện công tác tiêu thụ hàng hoá, ban giám đốc chỉ đạo sát sao phòng kế hoạch
18


và phát triển thị trường tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu của khách
hàng, ý kiến của họ về sản phẩm của công ty để từ đó điều chỉnh chiến lược kinh
doanh, phương thức bán hàng sao cho phù hợp với người tiêu dùng.
• Hiện nay ngành nhựa là một trong những ngành sản xuất có sản phẩm đa dạng nhất.
Để khẳng định vị trí của bản thân trong ngành, ngoài phát triển các sản phẩm truyền
thống ( két bia và thùng sơn ), doanh nghiệp cần phát triển các sản phẩm đã, sẽ sản
xuất và đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp với từng loại thị trường.
• Công ty nhựa Thăng Long lựa chọn kênh phân phối sản phẩm là kênh phân phối trực
tiếp: từ nhà sản xuất đến nhà tiêu dùng. Kênh phân phối này giúp tiết kiệm chi phí cho
cả 2 bên, góp phần làm giảm giá thành của nhà tiêu thụ.
• Trong những năm gần đây, khi các công ty cùng kinh doanh mặt hàng cạnh tranh gay

gắt thì công ty đã tiến hành các hoạt động khuyến mãi nhằm xúc tiến bán hàng như:
khuyến mãi sản phẩm cho khách hàng nhân ngày lễ tết, ngày thành lập công tybawfng
chính sach giảm giá, tặng quà, trao giải thưởng.. thu hút sự chú ý của khách hàng.
Ngoài ra doanh nghiệp còn trưng bày và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng qua các
hôi chợ, triển lãm. Điểm mới là công ty đã tổ chức các hội nghị khách hàng để khách
hàng có thể nói về ưu nhược điểm của sản phẩm.
• Công ty đa dạng hoá phương thức thanh toán tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
thanh toán do đó công ty đã lôi kéo được nhiều khách hàng tiêu thụ hàng hoá của mình
.
2. Nhược điểm
• 2 mặt hàng két bia và thùng bia chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu, các mặt hàng
khác như cánh quạt,.. chiếm tỉ trọng nhỏ, do công ty chưa đa dạng hoá sản phẩm, mở
rộng mặt hàng kinh doanh, vì vậy công ty cần chú trọng nghiên cứu cho ra sản phẩm
mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
• Tuy hạn chế bán lẻ nhưng thông qua việc bán hàng này công ty có thể nắm bắt nhanh
chóng nhu cầu thị trường và sự biến đổi thị yếu của người tiêu dùng.
• Các hoạt động xúc tiến bán hàng gần như chưa được công ty chú ý. Công ty chỉ quảng
bá trên báo Lao Động và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, còn những hình thức quảng
cáo khác là không có.
• Hình thức bán theo đại lí chiếm tỉ trọng nhỏ, gây hạn chế công tác tiêu thụ hàng hoá do
đó cần mở thêm các đại lí trong khu vực Hà Nội và các tỉnh ( công ty mới có 2 đại lí
chính thức ở Hà Đông và Hà Nội ) để đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá tại công ty.
• Công ty đang trong việc mở rộng thị trường, trong những năm gân đây, công ty cũng
19


có những khách hàng ở miền trung nhưng chỉ có khách hàng ở Thanh Hoá, Nghệ An,
Huế…còn đa số các khách hàng lớn ở Đà Nẵng, các tỉnh miền nam như Tp. Hồ Chí
Minh, Đồng Nai…công ty vẫn chưa thâm nhập được.
• Công tác tổ chức bán hàng của công ty còn nhiều lỗ hổng cần xem lại. Mặc dù có

những thành công nhất định, doanh thu và sản lượng có tăng qua từng năm nhưng xét
từng mặt hàng vẫn còn nhều hạn chế. Các đại lí hoạt động hiệu quả chưa cao không
chỉ trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà trong cả quản lí, trong sản xuất,..
• Nguồn vốn còn thiếu để dự trữ nguyên liệu với số lượng lớn.

20


KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường với vô vàn những khó khăn và nhiều sự biến đổi,
làm cho doanh nghiệp cần phải có những thay đổi để thích ứng phù hợp.Việc thực hiện
kịp thời hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường là điều quan
trọng, thiết yếu đóng vai trò quyết định sự tồn tài và phát triển của doanh nghiệp,
không những thế nó còn giúp cho quá trình tái sản xuất được mở rộng, tạo việc làm và
tăng doanh thu cho cán bộ công nhân viên.
Với phương châm “ Không ngừng hoàn thiện cùng vươn tới thành
công” Công ty Nhựa Thăng Long luôn là một đối tác tin cậy đối với các khách hàng,
bạn hàng trong và ngoài nước.
Do kiến thức còn hạn chế và còn thiếu kinh nghiệm nên bài thảo luận không
tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, nhóm em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của cô để kiến thức của nhóm em trong lĩnh vực này được hoàn
thiện hơn.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình kinh tế doanh nghiệp thương mại trường đại học thương mại

/>
-

module=31&cid=24&subid=253&nid=87852
/>
-

ty-co-phan-nhua-thang-long-doc.htm
/>
-

cong-ty-co-phan-nhua-thang-long-24749/
/> />
22



×