ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Bộ môn Kinh Tế Môi Trường
BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: Công ty VEDAN – những ngoại ứng gây ra đến sông Thị Vải và
khu vực xung quanh. Nguyên nhân và giải pháp.
GVHD
Lớp HP
Nhóm thực hiện
:
:
:
LỜI NÓI ĐẦU
Môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con
người. Đó là những gì bao quanh chúng ta từ đất, nước, không khí…. Nếu
không có môi trường thì con người không thể tồn tại và phát triển được.
Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, kéo theo đó là sự xuống dốc trầm
trọng của môi trường. Khi không khí, đất, nước… bị ô nhiễm do sự xả thải bừa
bãi của các xí nghiệp một cách trái phép, ý thức của con người trong việc xử lí
rác thải sinh hoạt … Tất cả điều đó tác động tiêu cực tới môi trường và chất
lượng cuộc sống của con người, gây ra các hiện tượng xấu như hiệu ứng nhà
kính, cá chết trên biển, hồ, các con sông bị tắc gây hôi thối, rác thải trên biển,
xói mòn, ngập mặn… Vì vậy mỗi chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường
sống của chúng ta.
Gần đây tại Việt Nam làn sóng dư luận nổi cộm với chủ đề nhiều công ty,
xí nghiệp xả thải ra ngoài môi trường gây tác động cực kì xấu với môi trường.
Tuy nhiên vụ án Vedan là một trường hợp điển hình mà hành vi gây ô nhiễm môi
trường có chủ ý đã bị phát hiện ra. Đây là một vụ án lớn đã làm xôn xao dư luận
trong một thời gian dài, lật mở ra rất nhiều vấn đề mà trước nay vẫn âm thầm
tồn tại không bị phát hiện.
Để giúp phần hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em đã thực hiện bài
thảo luận với đề tài: “Công ty VEDAN – những ngoại ứng gây ra đến sông Thị
Vải và khu vực xung quanh. Nguyên nhân và giải pháp”.
Bài thảo luận của chúng em còn những thiếu xót, đánh giá chủ quan nên
chúng em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo và các bạn.
Chúng em xin trân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện
MỤC LỤC
I. LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là tổng hợp tất cả điều kiện xung quanh một điểm trong không
gian và thời gian. Môi trường là tổng hợp tất cả các ngoại lực, ảnh hưởng, điều
kiện tác động lên đời sống, tính chất, hành vi và sự sinh trưởng, phát triển và
trưởng thành của các cơ thể sống.
1.2. Thành phần môi trường: hết sức phức tạp, trong môi trường chứa đựng vô
số các yếu tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy khó mà diễn đạt hết các thành phần
môi trường.
Ở tầm vĩ mô để xét thì thành phần môi trường có thể chia ra 5 quyển sau
đây.
•
Khí quyển: khí quyển là vùng nằm ngoài vỏ trái đất với chiều cao từ 0 - 100 km.
Trong khí quyển tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt, áp suất, mưa, nắng, gió, bão.
Khí quyển chia thành nhiều lớp theo độ cao tính từ mặt đất, mỗi lớp có các yếu
tố vật lý, hóa học khác nhau. Tầng sát mặt đất có các thành phần:
Khoảng 79% là Nitơ; 20% oxy; 0,93% Argon; 0,02% Ne; 0,03% CO 2;
0,005% He; một ít Hydro, trong không khí còn có hơi nước và bụi.
Khí quyền là bộ phận quan trọng của môi trường, nó được hình thành sớm
nhất trong quá trình kiến tạo trái đất.
•
Thạch quyển:Địa quyển chỉ phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0 - 60 km tính từ
mặt đất và độ sâu từ 0 - 20km tính từ đáy biển. Người ta gọi đó là lớp vỏ trái đất
Thạch quyển chứa đựng các yếu tố hoá học, như các nguyên tố hoá học,
các hợp chất rắn vô cơ, hữu cơ.
Thạch quyển là cơ sở cho sự sống.
•
Thuỷ quyển : Là nguồn nước dưới mọi dạng. Nước có trong không khí, trong
đất, trong ao hồ, sông, biển và đại dương. Nước còn ở trong cơ thể sinh vật.
Tổng lượng nước trên hành tinh khoảng 1,4 tỷ km 3, nhưng khoảng 97%
trong đó là ở đại dương, 3% là nước ngọt, tập trung phần lớn ở các núi băng
thuộc Bắc cực và Nam cực. Như vậy lượng nước ngọt mà con người có thể sử
dụng được chiếm tỷ lệ rất ít của thuỷ quyển.
Nước là thành phần môi trường cực kỳ quan trọng, con người cần đến nước
không chỉ cho sinh lý hàng ngày mà còn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và
dịch vụ ở mọi lúc mọi nơi.
•
Sinh quyển: Sinh quyển bao gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và những
bộ phận của thạch quyển, Thủy quyển và Khí quyển tạo nên môi trường sống
của các cơ thể sống. Ví dụ các vùng rừng, ao hồ, đầm lầy, nơi đang tồn tại sự
sống.
Sinh quyển có các thành phần hữu sinh và vô sinh quan hệ chặt chẽ và
tương tác phức tạp với nhau. Đặc trưng cho hoạt động của sinh quyển là các chu
trình trao đổi chất và các chu trình năng lượng.
•
Trí quyển: Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, do bộ não người
ngày càng hoàn thiện nên trí tuệ con người ngày càng phát triển, nó được coi
như công cụ sản xuất chất xám đã tạo nên một lượng vật chất to lớn, làm thay
đổi diện mạo của hành tinh chúng ta.
Chính vì vậy, ngày nay người ta thừa nhận sự tồn tại của một quyển mới, là
trí quyển (Noosphere), bao gồm các bộ phận trên trái đất, tại đó có tác động của
trí tuệ con người. Trí quyển là một quyển năng động.
Sự phân chia cấu trúc của môi trường thành các quyển trên đây cũng rất
tương đối. Thực ra trong lòng mỗi quyển đều có mặt các phần quan trọng của
quyển khác, chúng bổ sung cho nhau rất chặt chẽ.
1.3 Bản chất hệ thống của môi trường
Các định nghĩa môi trường nêu trên, tuy có khác nhau về quy mô, giới hạn,
thành phần môi trường v.v…, nhưng đều thống nhất ở bản chất hệ thống của
môi trường và mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Dưới ánh sáng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, môi trường
cần được hiểu như là một hệ thống. Nói cách khác, môi trường mang đầy đủ
những đặc trưng của hệ thống.
II. VẤN ĐỀ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA CÔNG
TY CPHH VEDAN VIỆT NAM
2.1. Vedan và quá trình xả nước thải chưa qua xử lí ra sông Thị Vải.
2.1.1 Sơ lược về công ty Vedan.
Công ty CPHH Vedan Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
(Trung Quốc) được thành lập vào năm 1991. Xây dựng nhà máy tại Long Thành,
tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh. Điểm kinh
doanh sản xuất của công ty Vedan phân bố rộng khắp trong và ngoài nước, tổng
số nhân viên tại Việt Nam đạt 3500 người. Là một trong những công ty hàng đầu
và có quy mô lớn về công nghệ thực phẩm tại Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của
công ty là sản xuất ra bột ngọt, glutamic acid, hạt nêm, tinh bột, tinh bột biến
tính, hydrochloric acid, xút (NaOH), phân bón hữu cơ... Được người tiêu dùng
biết đến nhiều nhất đó là sản phẩm bột ngọt Vedan.
Hệ thống xử lí nước thải của Vedan: Công ty Vedan Việt Nam có khối
lượng nước thải 4150 m3/ngày. Công ty đã xây dựng 3 hệ thống xử lý nước thải
(HTXLNT) sản xuất với tổng công suất là 5800 m3/ngày. Trong đó HTXLNT
chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB, kết hợp bùn hoạt tính (1500
m3/ngày). HTXLNT chế biến tinh bột bằng hệ thống 21 hồ sinh học tự nhiên
(2500 m3/ngày) và HTXLNT chế biến lysin từ mật rỉ đường bằng hệ thống sinh
học hiếu khí bùn hoạt tính, kết hợp mương oxi hóa (1800 m3/ngày).
Công ty CPHH Vedan Việt Nam sử dụng phần lớn lượng nông sản sắn, mía
do nông dân Việt Nam cần cù lao động trồng trọt và mật rỉ được chiết suất từ các
loại đường có nguồn gốc từ thiên nhiên để sản xuất ra bột ngọt chất lượng cao.
Bột ngọt Vedan vì chất lượng đã được chính phủ Việt Nam trao tặng huy chương
vàng và đã từng trở thành nhà sản xuất bột ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Sản
phẩm của công ty không chỉ bán ở Việt Nam mà còn bán ra cả thị trường thế
giới.
2.1.2. Sơ lược về sông Thị Vải.
Sông Thị Vải chảy qua "vùng kinh tế năng động" là TP. Hồ Chí Minh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sông Thị Vải có tổng chiều dài khoảng 76km, sông được bắt nguồn từ
huyện Long Thành, chảy theo hướng đông - nam, qua Nhơn Trạch, đến
huyện Tân Thành đổi hướng theo hướng nam đổ ra biển tại vịnh Gành Rái,
chiều rộng trung bình 600 - 800m, sâu từ 10 - 20m; cho phép xây dựng một hệ
thống cảng công suất từ 18 đến 21 triệu tấn hàng hóa/năm và tàu trọng tải lớn từ
40 - 60 nghìn tấn ra vào dễ dàng. Tại lưu vực còn có hai khu công nghiệp lớn
của Đồng Nai là Nhơn Trạch và Gò Dầu với hàng chục nhà máy hoạt động ngày
đêm. Và bên bờ Đông sông Thị Vải là những khu công nghiệp Mỹ Xuân, Phú
Mỹ, Cái Mép … của Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt, có trung tâm công nghiệp khí
- điện - đạm lớn nhất nước. Khi các nhà chiến lược nhắm đến Thị Vải để phát
triển kinh tế, đương nhiên họ đã nhìn thấy những điều kiện đặc biệt thuận lợi về
vị trí địa lý cùng những yếu tố xã hội cần thiết. Đó là nền văn hoá, là tiềm lực
của dòng sông.
Mặc dù có tiềm lực về kinh tế nhưng sông Thị Vải phải hứng chịu ô nhiễm
nặng nề bởi nước thải do các nhà máy trực tiếp đổ vào. Mỗi ngày sông phải tiếp
nhận 33.267 m3 nước thải từ các khu công nghiệp (hầu hết chưa qua xử lý).
Ngoài ra còn có nguy cơ gây ra các sự cố tràn dầu của các phương tiện vậy
chuyển đường thủy.
2.1.3. Hành vi gây ô nhiễm.
Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10
sai phạm của Vedan, bao gồm:
1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản
xuất tinh bột biến tính của công ty.
2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy
sản xuất bột ngọt và lysin của công ty.
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy
khác của công ty.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên
quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công
trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất
xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.
7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công
trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ
5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên
4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp
20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000
tấn/năm (lỏng).
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị
hạn chế môi trường.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy
phép.
2.2 Ngoại ứng tiêu cực mà công ty Vedan gây ra
2.2.1. Thiệt hại về môi trường và con người
- Ước tính sông Thị Vải bị đầu độc bởi 5000m3 chất thải/ngày, trong nhiều năm
(từ năm 1994) với mẫu thử vượt tiêu chuẩn từ 1,0 đến 3,675 lần, khiến môi
trường bị tàn phá nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người
dân 3 địa phương: Tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo của Viện Tài Nguyên và Môi Trường, bán kính vùng ô nhiễm do
công ty Vedan gây ra có phạm vi 10km dọc bờ sông Thị Vải. Nước sông tại các
vùng này bị ô nhiễm nặng nề, nước có màu đen, hôi, cá chết hàng loạt, … gần
2700 ha nuôi trồng thủy sản bị tàn phá bởi nước ô nhiễm, còn thành phố Hồ Chí
Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bị ảnh hưởng gần 600ha (nguồn: Thanh
Nhật
(2008),
Vedan
là
thủ
phạm
giết
sông
Thị
Vải).
- Có thể nói đây là một “con sông chết”.
Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục Tài Nguyên và Môi Trường,
nước sông Đồng Nai, đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại, đã bắt
đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, đáng chú ý đã phát hiện hàm lượng
chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942- 1995. Tại đây chất rắn lơ lửng thường vượt
tiêu chuẩn từ 3-9 lần, giá trị COD vượt 1.8 - 2.8 lần, giá trị DO thấp dưới giới
hạn cho phép.
Trong khi đó, chất lượng nước sông ở khu vực hạ lưu, giá trị DO giảm
xuống rất thấp, SS vượt từ 2-2.5 lần TCVN 5942-1995 (loại B). Vùng này cũng
đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nước sông khu này không thể sử dụng cho tưới
tiêu và sinh hoạt.
Một kết quả khảo sát của Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM gần đây,
cùng cho những con số tương tự về mức độ ô nhiễm của hệ thống sông Sài Gòn
(thuộc lưu vực Đồng Nai). Cũng theo kết quả khảo sát này, các sông khác trong
toàn lưu vực, chất lượng nước đang bị suy giảm trầm trọng.
Ví dụ, chất lượng nước ở một số sông nhánh như sông Bé, Đa Nhim- Đa
Dung, phần hạ lưu cũng đang diễn tiến theo chiều hướng xấu. Sông Vàm Cỏ
cũng đang bị ô nhiễm hữu cơ.
Ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực đó là sông Thị Vải, trong đó có một
đoạn sông dài trên 10km gọi là “Dòng sông chết “. Đây là đoạn sông từ sau khu
vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ
Xuân.
Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi
hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều. Theo kết quả khảo sát của bộ tài
nguyên và môi trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0.5 mg/l, có nơi chỉ
còn 0.4 mg/l.
Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như không
còn khả năng sinh sống, các nhà khoa học gọi đoạn sông này là “đặc sệt sự
chết”.
- Với sản phẩm là bột ngọt, tinh bột, đường, sút, axit, phân bón … thì chất
thải độc hại nhát, đáng sợ nhất là cyanua. Tính nguy hiểm được xếp ở bảng A,
đánh giá độ nguy hiểm là 8/10, rất dễ hòa tan trong nước. Và đây cũng chính là
chất thải cực độc mà công ty Vedan đã thải ra, qua mẫu nước thải sông Thị Vải,
mức độ thành phần chứa cyanua đã gấp hơn 76 lần cho phép.
Thiệt hại về kinh tế
Ngoài gây ra những thiệt hại về mặt môi trường và sức khỏe con người,
ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra còn mang lại một số thiệt hại vô cùng lớn về
mặt kinh tế:
- Giảm sản lượng thủy hải sản: Kết quả mô phỏng của viện Tài Nguyên –
Môi Trường xác định khu vực ô nhiễm khiến hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy
hải sản bị ảnh hưởng nặng có diện tích gần 2000ha thuộc địa bàn các xã Phước
An, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), Long Phước, Phước Thái (huyện Long
Thành) của tỉnh Đồng Nai cùng các xã Mỹ Xuân, Phước Hòa và thị trấn Phú Mỹ
của huyện Tân Thanh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng ô nhiễm gây ảnh hưởng
nhẹ đến nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản có diện tích gần 700 ha thuộc các xã
Phước An, Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai), Phước Hòa (Tân ThanhBà Rịa Vũng Tàu) và xã Thạch An – huyện Cần Giờ - tp. HCM. Trong đó theo
ông Nguyễn Văn Phụng, chủ tịch hội nông dân tp. HCM, qua kiểm định đã xác
định được 839 hộ với 2.123 ha diện tích nuôi trồng thủy hải sản ở xã Thạch An
bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại ước tính 107 tỉ đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn
Thìn có 5000 m2 nuôi tôm đều bị mất trắng hoặc con tôm bị đỏ thân, đốm trắng
trong thời gian dòng sông Thị Vải hứng chịu chất thải.
- Sản lượng lúa giảm, chất lượng kém: ngoài những diện tích nuôi trồng
thủy hải sản, diện tích đất trồng lúa ở tỉnh Đồng Nai cũng phải hứng chịu một
hậu quả tương tự. Hàng trăm ha lúa của tỉnh bị thối rễ, cây lúa không thể thu
hoạch được.
- Hoa màu chất lượng, năng suất kém: Một số khảo sát tại “vùng” ô nhiễm
của công ty Vedan, bà Nguyễn Thị Ba (58 tuổi) ngụ tại tổ 7, ấp 1, xã Phước Thái
cho biết: Hơn 7000 m2 đất ruộng ở cánh đồng Cây Gõ của gia đình bà vẫn chưa
được cải tổ canh tác. Theo bà kể, từ năm 2005, do ảnh hưởng của nguồn nước và
vùng không khí Vedan thải ra đất ruộng, hoa màu của gia đình bà có năng suất
chất lượng rất kém (lúa bị hạt lép, hoa kiểng, cây trái bị cháy xém…). Nhà bà có
7 người thì 6 người phải bỏ nghề nông đi phụ việc ở thành phố Hồ Chí Minh
hoặc làm công nhân khu công nghiệp.
Thiệt hại do thất bát mùa màng, bỏ hoang ruộng đất và mất nghề nông…
chưa tìm ra phép tính nhưng để lại hậu quả hết sức nặng nề.
- Thiếu nước sạch: Không chỉ vậy, nhiều sào ruộng ở cánh đồng Cây Gõ
của nhiều hộ gia đình cũng không thể canh tác vì thiếu nước và ô nhiễm. Vedan
chặn dòng thủy lợi vào cánh đồng Cây Gõ để lấy nước phục vụ sản xuất, nhiều
gia đình khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Nói một cách khác, nhưng thiệt
hại do công ty Vedan gây ra cho những người dân là rất lớn. Mặc dù Vedan đã
cam kết bồi thường thiệt hại nhưng vấn đề giải quyết khắc phục hậu quả vẫn vô
cùng khó khăn và tốn nhiều chi phí cũng như nỗ lực. Khu vực cuối sông do ô
nhiễm chất hữu cơ, chất rắn quá hàm lượng cho phép gây nhiễm mặn nghiêm
trọng không thể dùng nước để sinh hoạt và tưới tiêu. Nhu cầu nước sử dụng cho
ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình
trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng
đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn….
2.3. Nguyên nhân và phương thức thực hiện gây ô nhiễm của công ty
Vedan lên sông Thị Vải.
Năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức (vào thời điểm đó trên
lưu vực sông Thị Vải có rất ít cơ sở công nghiệp hoạt động), công ty Vedan đã
thải chất thải gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt.
Toàn bộ chiều dài sông Thị Vải khoảng 76km đều bị ô nhiễm với các mức
độ khác nhau, trong đó có khoảng 12 - 15 km đoạn ngang qua khu vực Công ty
Vedan bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng ô nhiễm còn lan
rộng sang phía sông Gò Gia, sông Bà Giỏi và các chi lưu khác của sông Thị Vải.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là không chỉ gây ô nhiễm về nguồn nước mà
ngoại ứng tiêu cực do công ty Vedan gây ra còn mang lại thiệt hại về kinh tế, y
tế và môi trường.
Vậy nguyên nhân và phương thức nào mà công ty VEDAN đã thực hiện
việc thải các chất độc hại ra sông Thị Vải?
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Trong nền kinh tế hiện nay, với sức ép kinh tế thiếu bền vững , nhu cầu
phát triển kinh tế ngày càng cao , kinh tế nóng , cực đoan ,thấy lợi trước ắt
không hình dung được hiểm họa lâu dài . Vì thế mà một số doanh nghiệp bất
chấp thương hiệu sẵn sàng làm mọi việc miễn là có lợi nhuận. Tuy vậy nhưng
không thể chỉ vì lợi nhuận cá nhân mà là ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn
10.000 hộ dân và làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vedan là 1 trong những
doanh nghiệp điển hình cho những hành động vô nhân đạo trên. Chỉ vì trốn
khoản thuế 127 tỉ đồng mà công ty sẵn sàng đổ hàng trăm nghìn mét khối nước
thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải làm ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm
trọng , ảnh hưởng đến cuộc sống của người nông dân. Chất thải của bột ngọt là
một loại chất thải vô cùng độc hại mà ai cũng biết và khâu xử lý rất tốn kém. Vì
siêu lợi nhuận mà công ty này thẳng tay gây nên “ thảm họa“ cho môi trường
nước ta đây là một điều không thể chấp nhận được. Tác hại mà công ty gây ra là
vô cùng to lớn và nguy hiểm.
2.3.2. Nguyên nhân khách quan
Về cơ quan chức năng: Dung túng, thiếu trách nhiệm.
Các cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm từ địa phương đến Cục Bảo vệ
môi trường và Bộ Tài Nguyên – Môi Trường khi để sai phạm của Vedan kéo dài
hơn 10 năm mới phát hiện ra. Phó Cục Trưởng cục quản lý Tài Nguyên nước
(Bộ Tài Nguyên – Môi Trường) - Lê Bắc Huỳnh giải thích thêm, việc Vedan sai
phạm là do họ tự vượt quá điều kiện cấp phép. Để doanh nghiệp không sai phạm
thì phải giám sát, kiểm tra thường xuyên, sát sao .Tuy nhiên lãnh đạo Bộ Tài
Nguyên – Môi Trường cũng thừa nhận năng lực yếu kém trong việc kiểm tra, do
thiếu nhân lực, công nghệ, thiết bị và kinh nghiệm… nên doanh nghiệp dễ dàng
qua mắt. Cũng phải thừa nhận một thực tế là việc đấu tranh bảo vệ môi trường
có thể gây khó khăn cho công tác đầu tư nên nhiều khi không được chính quyền
ủng hộ, phối hợp đúng mức.
Do nóng lòng muốn nhanh chóng phát triển đất nước
Về phía người dân: Người dân Việt Nam có thói quen sống cam chịu,
không muốn dính níu dến việc kiện tụng . Hơn thế người dân cũng không am
hiểu luật pháp về báo vệ môi trường. Chính vì vậy, dù biết Vedan vi phạm nhưng
vẫn không dám đứng lên khởi tố.
Do hệ hống pháp luật nước ta quá nhân đạo:
Nhiều người cho rằng: Luật môi trường nước ta còn quá nhân đạo. Cụ thể
trong vụ Vedan, rất nhiều ý kiến cho rằng Vedan phải chịu khoản phí bảo vệ môi
trường là 127 tỉ đồng là quá nhẹ so với hậu quả mà nó đã gây ra cho con người
và môi trường nơi đây. Vậy 127 tỉ đồng này có đủ sức răn đe đến các doanh
nghiệp?
Về phương thức thực hiện:
Nghi ngờ có hành vi gian dối, đoàn kiểm tra yêu cầu Vedan vận hành
đường ống từ bồn này ra phía cầu cảng. Ông Yeh Sheau Yeh (giám đốc văn
phòng tổng giám đốc) phải miễn cưỡng mời ông Lin Mao Fu (cán bộ vận hành
dung dịch sau lên men của nhà máy) bật cầu dao điện cho vận hành máy bơm.
Lúc này, đoàn kiểm tra phát hiện dịch lỏng có màu nâu đỏ và mùi hôi mật rỉ
chảy ra miệng xả được nối thông với hai trụ bơm cắm sâu xuống nước 7-8m, đặt
trong một thùng sắt tại cầu cảng số 2 thuộc khu vực cảng Gò Dầu A. Điều đáng
nói là hai trụ bơm này cũng được ngụy trang như hai máy bơm để hút nước từ
sông Thị Vải vào nhà máy.
Tiếp tục kiểm tra hệ thống hai trụ bơm trên, đoàn phát hiện thêm tại khu
vực bể bán âm chứa dịch thải sau sản xuất lysin và bột ngọt (dung tích 6.0007.000 m3) có ống hút máy bơm đặt trong bể, đầu ra chia làm ba hướng với ba
đường ống khác nhau. Trong đó có một đường ống chính nối với hai trụ bơm
của cầu cảng số hai. Khi đoàn kiểm tra yêu cầu mở tất cả các van khóa đường
ống ra phía cầu cảng, đồng thời khóa các van còn lại và vận hành máy bơm tại
bể bán âm chứa dịch thải thì cũng phát hiện dịch lỏng màu nâu đỏ, có mùi hôi
mật rỉ chảy ra và xả thẳng ra sông Thị Vải.
Theo lời khai của ông Lin Mao Fu, mỗi ngày hệ thống này bơm chất thải ra
sông Thị Vải khoảng hai giờ. Bất ngờ hơn khi ông Fu thừa nhận hệ thống bơm
và đường ống kỹ thuật do Vedan lắp đặt vận hành đã 14 năm nay. Ngoài ông Fu,
hệ thống bí mật này chỉ có một người Đài Loan khác được biết và vận hành là
ông Wang Chin Tien.
Đoàn kiểm tra kết luận: Vedan thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống
kỹ thuật để bơm dịch thải lỏng của nhà máy sản xuất lysin, nhà máy bột ngọt,
nhà máy sản xuất PGA từ bể bán âm dung tích 6.000-7.000m3 và bồn chứa
15.000m3 để bơm và xả trực tiếp vào sông Thị Vải. Việc lắp đặt hệ thống xả
dịch thải của Vedan trái với quy trình kỹ thuật xử lý chất thải (nước thải, dịch
thải lỏng), không đúng với nội dung báo cáo môi trường đã được phê duyệt và vi
phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai
nhiều lần kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của Vedan nhưng không phát hiện sự
việc gian dối này? Ông Hoàng Văn Thống, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi
trường Đồng Nai, nói: “Đây là một hệ thống kỹ thuật rất tinh vi và phức tạp, ở
cấp độ địa phương Đồng Nai không đủ người, nghiệp vụ và phương tiện kỹ
thuật để phát hiện hành vi gian dối này.
Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị
Vải
2.4. Giải pháp thực hiện gây ô nhiễm của công ty Vedan lên sông Thị Vải.
2.4.1. Giải pháp của Chính phủ:
* Đưa ra những văn bản pháp luật
- Sửa luật, tăng mức phạt
- Xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm môi trường
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp
luật môi trường đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Vedan nói riêng.
- Nguyên nhân khiến nhà máy sản xuất không hiệu quả là do giá cả đầu vào
của nhà máy không phản ánh đúng chi phí xã hội biên. Một giải pháp tự nhiên
được đề ra đó là đánh thuế ô nhiễm với nhà máy Vedan.
Ngoài việc buộc Vedan bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả rất cần thiết
phải xử lí trách nhiệm của các quan chức liên đới. Có như vậy mới công bằng và
chúng ta mới có thể ngăn chặn những vụ ô nhiễm môi trường về sau.
Đồng thời để hạn chế những vấn đề tiêu cực xảy ra, chúng ta cần:
- Thường xuyên rà soát đánh giá luật môi trường ban hành có hiệu lực áp
dụng với thực tế.
- Cần phải xử lí trách nhiệm của những nhân vật chủ chốt, những cá nhân
bàng quan trước trách nhiệm của mình bằng biện pháp kỷ luật cao nhất để không
thờ ơ trước những vụ việc đáng tiếc xảy ra như vậy.
- Cần có đội thanh tra đột xuất kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước
thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Sau khi kiểm tra xong, phải báo
cáo gửi về cấp trên.
- Công bố danh sách các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên báo
đài, các thông tin đại chúng để người dân có ý kiến, thái độ đối với doanh
nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.
- Nhà nước cần lập ra bộ phận tư vấn môi trường ở từng địa phương để
người dân và doanh nghiệp thuận tiện trong việc tìm hiểu về môi trường.
2.4.2. Giải pháp của công ty
* Vedan bồi thường thiệt hại
- Điều chỉnh công suất sản xuất của các nhà máy đến mức tối thiểu để đảm
bảo nước thải phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Cụ thể: công suất sản xuất bột ngọt
chỉ còn 55%, tinh bột mì tươi giảm 60%, ngưng toàn bộ hoạt động sản xuất bột
nêm và lysine, cắt giảm 12MW của nhà máy sản xuất điện.
- Tháo dỡ toàn bộ đường ống ngầm. Ngưng không được xả thải vào hệ
thống 21 hồ sinh học, và tiến hành lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng tại một số vị trí
của hệ thống xử lí nước thải, lắp đặt thêm các thiết bị phụ trợ cho việc xử lí
nước thải và lắp mới hệ thống cô đặc chất dịch lỏng.
- Cải tạo toàn bộ hệ thống thu gom, xử lí nước thải, đảm bảo quy chuẩn kỹ
thuật về chất thải theo quy định. Hệ thống thu gom và cửa xả nước thải phải đặt
ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.
- Phải nộp khoản tiền bị truy thu 127 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp đến năm 2009.
- Công ty cam kết ứng dụng các chế phẩm hóa học, sinh học để xử lí màu
và một số thông số chưa đạt tiêu chuẩn tại đầu ra của các hệ thống xử lí nước
thải hiện hữu đạt TCVN 9545:2005 với hệ số Kq=1,1; kf=0,9 xử lí mùi hôi thối,
khó chịu phát ra từ hồ xử lí nước thải của công ty.
- Tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường, trình cơ quan chức năng phê
duyệt đối với các hạng mục: Nâng công suất đối với công xưởng Xút- Axit, các
nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột, nhà máy Lysin, bột gia vị cao cấp, phân
Vedagro, PGA, cảng 12.000 tấn.
- Đầu tư thêm 2 hệ thống xử lí nước thải, một nhà máy cô đặc dịch thải sau
khi lên men, và 4 dây chyền sản xuất phân bón rắn Vedagro từ dịch thải sau khi
lên men. Các hạng mục này sẽ được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
và trình cơ quan chức năng phê duyệt.
2.4.3. Trách nhiệm của người dân và các cơ quan ngôn luận
Người dân là những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ môi trường, chính
vì thế người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở nơi cư trú và trên cả
nước.
- Cần tìm hiểu về luật bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức và ý thức bảo
vệ môi trường của mình tại địa phương.
- Người dân cần biết nơi mình đang sống có chịu tác động môi trường từ
các KCN tại nơi sinh sống và các khu vực lân cận. Có trách nhiệm giám sát và
bảo vệ môi trường nếu phát hiện những trường hợp gây ô nhiễm môi trường từ
các doanh nghiệp. Thông báo đến các cơ quan chức năng sớm nhất để có những
biện pháp xử lí kịp thời.
- Bày tỏ thái độ kiên quyết đến các hành vi vi phạm môi trường như tẩy
chay sản phẩm đối với các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến đời sống người
dân, môi trường và viết bài phản ảnh trên các thông tin đại chúng.
- Các cơ quan ngôn luận sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo áp lực
với những doanh nghiệp vi phạm, từ đó phần nào giảm thiểu những trường hợp
tương tự xảy ra sau này.
KẾT LUẬN
Chúng ta đều biết một sản phẩm được hình thành và đưa ra thị trường là kết
tinh của nhiều gia trị, ngoài công sức còn mang những thông điệp khác về chất
lượng. Tức là doanh nghiệp phải đưa ra những sản phẩm sạch vừa chất lượng
cao, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng, vừa than thiện với môi trường để
thể hiện ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Thực hiện đạo đức trong kinh
doanh chính là hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nhưng
Vedan lại chọn cách làm ngược lại khi đặt ra mục tiêu thu nhiều lợi nhuận gian
dối, bất chấp đạo đức kinh doanh. Việc sản phẩm của công ty Vedan bị tẩy chay
trên thị trường là sự trả giá cho hành động vô trách nhiệm của công ty này. Vụ
việc Vedan đã đi đến hồi kết mà phần thắng thuộc về lẽ phải, sự đúng đắn và
pháp luật thực thi. Kết quả này là một thành công lớn của cơ quan chính quyền,
công luận và người dân Việt Nam. Đồng thời theo như ông Lê Hoàng Quân- chủ
tịch UBND TP.HCM đúc kết: “Vấn đề môi trường ở Vedan là một bài học kinh
nghiệm, kinh nghiệm của việc xây dựng một hệ thống pháp luật để giải quyết,
xử lý đối với hành vi vi phạm môi trường, kinh nghiệm trong việc cấp phép,
kiểm tra, giám sát”.
Chú thích:
DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh
vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà
tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm
trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân
huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh
vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để
đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.
BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy
cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:
Vi khuẩn
Chất hữu cơ + O2 + CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi
sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết
cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của
một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải
hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần
thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong
nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp
chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan
trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm
nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung.
Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo
ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước.
TSS: (turbidity & suspendid solids) là tổng rắn lơ lửng. Thường đo bằng
máy đo độ đục (turbidimeter). Độ đục gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh
sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo và những vi sinh vật và chất
hữu cơ có trong nước. Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng hoặc hấp thụ
chúng và phát xạ trở lại với cách thức tùy thuộc vào kích thước, hình dạng và
thành phần của các hạt lơ lửng và vì thế cho phép các thiết bị đo độ đục ứng
dụng để phản ánh sự thay đổi về loại, kích thước và nồng độ của các hạt có
trong mẫu....
Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan
trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm
nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung.
Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo
ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước.
Kq: là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng dòng chảy của
sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử
dụng của vùng nước biển ven bờ.
Kf: là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng nước thải của các
cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế Môi trường - Trường Đại học Thương mại
Website: Giáo trình kinh tế và quản lí môi trường.
Các bài báo nói về hoạt động xả thải của công ty CPHH Vedan Việt Nam.
/> />