Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước từ thực tiễn Quận 1, Thành phồ Hồ Chí Minh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.26 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯU SƠN TÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC TỪ THỰC TIỄN QUẬN 1,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯU SƠN TÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC TỪ THỰC TIỄN QUẬN 1,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 60.38.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN MINH MẪN



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
***
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án
hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước từ thực tiễn Quận 1, Thành phồ Hồ
Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. NGUYỄN MINH MẪN.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo độ tin cậy
chính xác và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Hà Nội, Năm 2017
Học viên
Lưu Sơn Tùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN
NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở NƯỚC TA ............... ..6
1.1. Một số khái niệm chung .......................................................................................... 6
1.2. Đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự
án công trình xây dựng hoàn thành ............................................................................. 13
1.3. Nội dung, chủ thể, đối tượng và phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động
thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước ............................. 14
1.4. Khung pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện ở
nước ta ......................................................................................................................... 22

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THẨM TRA QUYẾT
TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................ 28
2.1. Bối cảnh Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân
Quận ............................................................................................................................ 28
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án
hoàn thành ................................................................................................................... 29
2.3. Kết quả và một số bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm
tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân
Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 37
2.4. Đánh giá chung và những bài học kinh nghiệm rút ra từ quản lý nhà nước đối với
hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban
nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................. 52


Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN
HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN 1, THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH 59
3.1. Định hướng quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc
nguồn vốn nhà nước .................................................................................................... 59
3.2. Một số nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về thẩm tra quyết
toán dự án hoàn thành của Ủy ban nhân dân cấp huyện từ thực tiễn Quận 1 Thành phố
Hồ Chí Minh .............................................................................................................. 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


- APEC

: Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp
tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương).

- ASEAN

: Association of South East Asian Nations (Hiệp hội
các Quốc gia Đông Nam Á).

- BTC

: Bộ Tài chính.

- CP

: Chính phủ.

- HMCT

: Hạng mục công trình.

- GDP

: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

- NĐ

: Nghị định.


- NXB

: Nhà xuất bản.

- QĐ

: Quyết định.

- QLNN

: Quản lý nhà nước.

- TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh.

- TT

: Thông tư.

- UBND

: Ủy ban nhândân.

- WTO

: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế
giới)


- XDCB

: Xây dựng cơ bản.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng năm, nhà nước dành vốn ngân sách lớn cho đầu tư xây dựng để phát triển
kinh tế xã hội, chiếm khoảng 30-35% GDP. Việc cân đối, phân bổ và điều hành vốn
đối với các Bộ, ngành, địa phương và thành phố trực thuộc trung ương để triển khai các
dự án đầu tư xây dựng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bảo đảm hiệu quả,
tiết kiệm và chống lãng phí đang là vấn đề lớn được dư luận xã hội quan tâm.
Tuy nhiên, thực trạng đã và đang xảy ra những lãng phí, thất thoát vốn ngân sách
nhà nước cho đầu tư xây dựng đã đặt ra cho các cấp quản lý từ Trung ương đến địa
phương phải tìm ra giải pháp ngăn ngừa lãng phí vốn.
Việc giảm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đồng nghĩa với việc tăng nguồn vốn
phát triển kinh tế xã hội. Để giảm thất thoát, lãng phí cần thực hiện từ khâu chủ trương
đầu tư, thực hiện đầu tư và khâu kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng. Trong đó khâu thanh
toán, quyết toán vốn đầu tư có vị trí rất quan trọng về mặt nhận thức, về lý luận cũng
như quá trình điều hành thực tiễn.
Để nâng cao chất lượng khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
cần đẩy mạnh việc phân cấp cho chủ đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng, quy định
rõ chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm chính trong thanh toán, quyết toán dự án hoàn
thành, giảm bớt hồ sơ thanh toán, làm rõ căn cứ và quy trình thanh toán, quyết toán dự
án hoàn thành. Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích “Công tác quản lý nhà nước về thẩm
tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý
nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn”
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc
nguồn vốn nhà nước còn ít, chưa được quan tâm đầy đủ, qua tham khảo các tài liệu


1


hiện hành cho thấy, các công trình khoa học nghiên cứu về quyết toán dự án hoàn
thành trong một số đề tài như :
- Luận án tiến sĩ: “Phương hướng biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
xây dựng giao thông” của Bùi Minh Huấn, tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm
1996; Luận án tiến sĩ: “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách
nhà nước ở Việt Nam”của Tạ Văn Khoái, tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc
Gia Hồ Chí Minh, năm 2009; Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam”
của Nguyễn Thị Bình, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2013.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu, phân tích một số
vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng công trình.
Tuy nhiên, chưa có luận án, luận văn nào đề cập đến nội dung liên quan “Quản lý nhà
nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước từ thực tiễn
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”từ thực tế qua công tác thực tiễn bản thân, thấy được
sự cần thiết của việc nghiên cứu trên là cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng
quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu của luận văn là thông qua khảo sát thực trạng hoạt động
quản lý nhà nước đối với hoạt động quyết toándự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà
nước của Ủy ban nhân dân Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất những kiến
nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực này của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, quận ở nước ta trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

2



Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ nghiên cứu sau đây:
- Xác định và phân tích những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt
động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, quận ở nước ta.
- Phân tích làm rõ khuôn khổ pháp lý về quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm
tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, quận ở nước ta.
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác thẩm tra quyết toán dự
án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nướccủa Ủy ban nhân dân Quận 1, thành phố Hồ
Chí Minh ; xác định những kết quả và chỉ ra những tồn tại, hạn chế cùng nguyên nhân
của những kết quả, tồn tại, hạn chế ấy trong hoạt động này.
- Đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nướccủa
Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận ở nước ta từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về pháp lývà thực trạng hoạt động thẩm tra
quyết toán dự án công trình xây dựng hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước của Ủy
ban nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các cơ sở pháp lý về quản lý nhà
nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà

3



nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, không mở rộng đến các cấp chính quyền
khác.
Về không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối
với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy
ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, không mở rộng đến các địa phương
khác.
Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với
hoạt động thẩm tra quyết toándự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nướccủa Ủy ban
nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2015– 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây để giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra :
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có và các
tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt
động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, quận ở nước ta (Chương 1)
- Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu, báo cáo
chuyên môn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương và phương pháp
quan sát thực tế để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân Quận 1,
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015-2017. (Chương 2)
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan điểm, giải
pháp nhằm nâng cao chất lượngquản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn
thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận ở nước ta trong
thời gian tới từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (Chương 3)

4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên khảo sát một các toàn diện, chuyên
sâu về quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán của Ủy ban nhân dân
Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn cũng là một trong số ít công trình nghiên
cứu về vấn đề này được thực hiện ở cấp cơ sở ở nước ta từ trước đến nay.
Vì vậy, luận văn cung cấp những kiến thức, thông tin, luận điểm và đề xuất mới
có giá trị tham khảo với các cơ quan nhà nước ở Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh và ở
các địa phương khác trong việc hoàn thiện cơ chế để nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận
trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, luận văn có thể được sử dụng là nguồn tài liệu thảm khảo cho việc
giảng dạy, nghiên cứu các chuyên ngành luật hiến pháp, hành chính ở Học viên Khoa
học xã hội và các cơ sở đào tạo khác của nước ta.
7. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn
bao gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước trong thẩm tra quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nước
ta.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn
thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 3: Định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà
nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban
nhân dân cấp huyện từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH THUỘC

NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN Ở NƯỚC TA
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm về dự án công trình xây dựng hoàn thành
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong
một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là nguồn tài
chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu
của đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, Dự án là tổng thể những chính sách,
hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu
nhất định trong một thời gian nhất định.
Dự án đầu tư xây dựng cơ bản là việc bỏ vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
nhằm tạo ra sản phẩm là những công trình, hạng mục công trình phục vụ cho quá trình
sản xuất kinh doanh trong tương lai, phục vụ cho các mục đích, lợi ích xã hội. XDCB
là ngành sản xuất vật chất, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, nó quyết định đến
sự phát triển đất nước và quy mô sản xuất của các ngành có liên quan.
Quá trình đầu tư XDCB vô cùng phức tạp, liên quan và đòi hỏi phải có sự phối
hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cơ quan chức năng, ban ngành và nhiều lĩnh vực. Sản
phảm XDCB và quá trình đầu tư làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường
đổi mới công nghệ, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, tăng năng lực sản xuất,
tạo điều kiện áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực, tạo công ăn việc làm, đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội

6


của đất nước, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo điều kiện
và tăng cường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Sản phảm của quá trình đầu tư là các công trình, HMCT. Các công trình xây dựng
là sản phảm của ngành nghề xây lắp gắn liền với đất được tạo thành bằng vật liệu xây
dựng, thiết bị và lao động. Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều

HMCT nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh để sản xuất ra sản phẩm
nêu trong dự án.
Công trình XDCB có nhiều loại và rất phức tạp, phong phú, muốn quản lý tốt
chúng ta cần nắm rõ và biết được các loại công trình XDCB đang tồn tại hiện nay.
Hiện nay có các tiêu chí phân loại công trình XDCB sau được ban hành kèm theo
Luật Đầu tư công năm 2014, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công, Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây
dựng.
- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình
chính của dự án gốm : Dự án quan trọng quốc gia, Dự án nhóm A, Dự án nhóm B, Dự
án nhóm C theo các tiêu chí của pháp luật về đầu tư công.
- Ngoài ra dự án đầu tư xây dựng còn được phân loại theo nguồn vốn sử dụng
gồm : Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài
ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.
Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

TT
I

LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
1. Theo tổng mức đầu tư:

7

TỔNG MỨC ĐẦU




Dự án sử dụng vốn đầu tư công

10.000 tỷ đồng trở lên

2. Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn
khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao
gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh
quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50
héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở
lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn
Không phân biệt tổng
biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản
mức đầu tư
xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta
trở lên;
d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi,
từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt
cần được Quốc hội quyết định.
II

NHÓM A
1. Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt.
2. Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia
về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về

quốc phòng, an ninh.

II.1

3. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có
tính chất bảo mật quốc gia.

Không phân biệt tổng
mức đầu tư

4. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ.
5. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.
II.2

1. Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân Từ 2.300 tỷ đồng trở
bay, đường sắt, đường quốc lộ.
lên

8


2. Công nghiệp điện.
3. Khai thác dầu khí.
4. Hóa chất, phân bón, xi măng.
5. Chế tạo máy, luyện kim.
6. Khai thác, chế biến khoáng sản.
7. Xây dựng khu nhà ở.
1. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1
Mục II.2.
2. Thủy lợi.

3. Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật.
4. Kỹ thuật điện.
II.3

5. Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử.

Từ 1.500 tỷ đồng trở
lên

6. Hóa dược.
7. Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4
Mục II.2.
8. Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5
Mục II.2.
9. Bưu chính, viễn thông.
1. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
2. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
II.4

Từ 1.000 tỷ đồng trở
lên

3. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới.
4. Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp
quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3.

II.5

1. Y tế, văn hóa, giáo dục;


Từ 800 tỷ đồng trở lên

9


2. Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;
3. Kho tàng;
4. Du lịch, thể dục thể thao;
5. Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định
tại Mục II.2.
III

NHÓM B

III.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2

Từ 120 đến 2.300 tỷ
đồng

III.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3

Từ 80 đến 1.500 tỷ
đồng

III.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4

Từ 60 đến 1.000 tỷ
đồng

III. 4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5


Từ 45 đến 800 tỷ
đồng

IV

NHÓM C

IV.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2

Dưới 120 tỷ đồng

IV.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3

Dưới 80 tỷ đồng

IV.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4

Dưới 60 tỷ đồng

IV.4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5

Dưới 45 tỷ đồng

Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu
tư xây dựng, Hà Nội.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước. Quản lý nhà nước
về bản chất là quản lý toàn bộ xã hội, mặc dù nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi ít
nhiều khác nhau phụ thuộc vào chế độ chính trị, đặc điểm văn hóa, trình độ phát triển

kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử.

10


Quản lý nhà nước bao gồm 3 chức năng :
- Thứ nhất, chức năng lập pháp do các cơ quan lập pháp thực hiện.
- Thứ hai, chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều hành) do hệ thống hành
chính nhà nước đảm nhiệm.
- Thứ ba, chức năng tư pháp do các cơ quan tư pháp thực hiện.
Trong các quốc gia đều có nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như : các đảng
chính trị, Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế… So với quản lý của các tổ chức
khác, thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt như sau :
Trước hết, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà
nước được treo quyền, bao gồm : Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư
pháp.
- Thứ tư, đối tượng của quản lý nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống
và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ
quốc gia.
- Thứ năm, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống
xã hội : Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao.
- Thứ sáu, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp
luật nhà nước, chính sách để quản lý xã hội.
- Thứ bảy, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định
và phát triển của toàn xã hội.
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội
đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sự dụng pháp luật và chính sách để điều
chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đồi sống xã hội, do các công

11



chức và cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự
ổn định và phát triển của xã hội.
1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án công trình xây
dựng hoàn thành
Thẩm tra quyết toán dự án công trình xây dựng cơ bản hoàn thành là kiểm tra tính
hợp pháp của việc đầu tư xác định chính xác số vốn đầu tư thực tế đã sử dụng để xây
dựng dự án, công trình, xác định giá trị tài sản (tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn) do kết
quả đầu tư đem lại được bàn giao đưa vào sản xuất, khai thác, sử dụng.
Hình thức thẩm tra: Tùy theo điều kiện cụ thể về quy mô dự án và bộ máy chuyên
môn thẩm tra trực thuộc, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể áp dụng
một trong hai hình thức thẩm tra quyết toán dưới đây:
- Hình thức tự thực hiện thẩm tra: Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán sử
dụng cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý có đủ năng lực để trực tiếp thẩm tra
quyết toán hoặc quyết định thành lập tổ tư vấn thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán
vốn đầu tư.
- Hình thức thuê tổ chức kiểm toán độc lập: Người có thẩm quyền phê duyệt
quyết toán cho phép chủ đầu tư thuê tổ chức kiểm toán độc lập, hoạt động hợp pháp tại
Việt Nam kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Lựa chọn tổ chức
kiểm toán theo quy định của Luật Đấu thầu.
QLNN về thẩm tra quyết toán dự án công trình xây dựng hoàn thành thuộc nguồn
vốn nhà nước là hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua cơ quan chuyên môn thuộc
quyền quản lý nhằm kiểm tra, kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng với mục đích đầu tư
phát triển kinh tế xã hội đạt hiệu quả, sử dụng tiết kiệm nguồn ngân sách nhà nước, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

12



QLNN về thẩm tra quyết toán dự án công trình xây dựng hoàn thành thuộc nguồn
vốn nhà nước là sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng
công trình, thông qua hiến pháp, phát luật và cơ chế chính sách nhằm đảm bảo sự phát
triển xã hội.
1.2. Đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết
toán dự án công trình xây dựng hoàn thành
1.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự
án hoàn thành
QLNN đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án công trình xây dựng hoàn
thành có những đặc điểm sau:
- Luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
- Nhằm đảm bảo công bằng, dân chủ cho hoạt động kinh doanh, đầu tư phát triển
xây dựng công trình.
- Nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ của toàn xã hội, thúc đẩy nền kinh tế xã
hội phát triển, môi trường thông thoáng văn minh sạch đẹp.
- Nhằm đảm bảo quá trình đầu tư xây dựng công trình hiệu quả, kiểm soát được
tình hình thực hiện thu chi trong sử dụng ngân sách nhà nước tránh lãng phí, mục tiêu
phát triển xã hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chỉnh trang lại cơ sở hạ tầng đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt của người dân.
- Đảm bảo vừa phát triển xã hội vừa thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển môi
trường kinh doanh hoạt động xây dựng một cách hiệu quả, chuyên nghiệp sứng tầm các
nước trong khu vực.
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự
án hoàn thành

13


QLNN đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án công trình xây dựng hoàn
thành có những vai trò sau:

- Duy trì, phát triển đảm bảo cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng các công trình xây dựng
phục vụ cho xã hội và nhân dân.
- Khuyến khích những hình thức xã hội hóa các công trình phục vụ lợi ích công
cộng, cộng đồng.
- Bảo vệ, chỉnh trang các công trình mang di tích lịch sử, tôn giáo.
- Bảo đảm kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị
- xã hội trong hoạt động đầu tư xây dựng dự án công trình.
- Công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư,
xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại.
- Công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá việc thực hiện các quy
định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của
các chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan.
- Thông qua công tác quyết toán dự án hoàn thành, các cơ quan quản lý nhà nước
rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý vốn đầu tư trong cả nước.
1.3. Nội dung, chủ thể, đối tượngvà phương pháp quản lý nhà nước đối với
hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án
hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
Ở tầm khái quát, QLNN đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
thuộc nguồn vốn nhà nước bao gồm những nội dung sau đây:

14


- Xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật nhằm quản lý chi phí trong quá trình
đầu tư dự án công trình xây dựng.
+ Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá
trình đầu tư xây dựng để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ

các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt; hợp
đồng đã ký kết (đối với những công việc thực hiện theo hợp đồng) kể cả phần điều
chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền. Chi phí đầu tư được
quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh
theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng các thiết chế QLNN đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn
thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Hiện tại, nòng cốt của thiết chế này là Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và Bộ Tài chính của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
thẩm tra quyết toán các dự án công trình xây dựng hoàn thành.
- Ban hành và thực thi hệ thống các chính sách về quyết toán dự án hoàn thành
thuộc nguồn vốn nhà nước. Hiện tại hoạt động này bao gồm 5 tiêu chí:
+ Tiêu chí thứ nhất: Quản lý chi phí đầu tư dự án phải đảm bảo tính đúng, tính đủ
theo thiết kế, áp dụng các định mức và đơn giá xây dựng phù hợp về phương pháp lập,
yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công, địa điểm xây dựng;
+ Tiêu chí thứ hai: Tổ chức, cá nhân tham gia quản lý chi phí phải có đủ điều kiện
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn, nẵm vững cơ chế chính sách,
khách quan, trung thực, không vụ lợi;
+ Tiêu chí thứ ba: Quản lý chi phí bằng hợp đồng kinh tế được ký kết giữa Chủ
đầu tư và các nhà thầu. Hợp đồng kinh tế là căn cứ pháp lý cao nhất để yêu cầu các bên
thực hiện đúng và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp;

15


+ Tiêu chí thứ tư: Đủ thủ tục pháp lý về thanh toán, quyết toán vốn đầu tư theo
hợp đồng kinh tế ký kết và định chế tài chính của nhà nước. Cơ quan cấp phát vốn thực
hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc thanh toán trước, chấp nhận sau cho từng lần
thanh toán và kiểm soát trước, thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối cùng của gói
thầu, hợp đồng;
+ Tiêu chí thứ năm:

● Kiểm soát chi phí trong giai đoạn trước xây dựng như kiểm soát chi phí tổng
mức đầu tư, dự toán công trình, hạng mục, bộ phận công trình, giá dự thầu, giá thương
thảo trước khi ký kết hợp đồng.
● Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thực hiện xây dựng công trình: khối lượng
thanh toán, giá trị đề nghị thanh toán, các nội dung công việc phát sinh, điều chỉnh bổ
sung, giá trị quyết toán dự án hoàn thành.
1.3.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
1.3.2.1. Chủ thể
Chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước về quản lý thẩm tra quyết toán dự án
hoàn thành, trong đó đứng đầu hiện nay là Bộ Tài chính.
Ở góc độ cụ thể và rộng hơn chủ thể của hoạt động quyết toán dự án hoàn thành là
những đơn vị, cá nhân tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng dự án công trình trong
đó chủ thể quản lý quyết toán dự án hoàn thành là cán bộ Tài chính Kế hoạch cấp
huyện đối với các dự án đầu tư do UBND cấp huyện quyết định chủ trương đầu tư...
Bên cạnh đó còn có các đơn vị có liên quan như các đơn vị Ban quản lý dự án chuyên
ngành, Ban quản lý dự án khu vực, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, giám sát, thi công, kiểm
toán ... Tổ chức, cá nhân được thụ hưởng theo nghĩa rộng cũng có thể coi là một dạng
chủ thể.

16


1.3.2.2. Đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án
hoàn thành
Đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn
thành:
- Quản lý chi phí đầu tư: toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa
chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị kỹ thuật công trình. Do đặc điểm của sản xuất xây
dựng và đặc thù công trình xây dựng nên mỗi công trình có chi phí khác nhau được xác

định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ quá trình xây dựng.Chi phí
đầu tư sử dụng vốn nhà nước bao gồm: vốn đầu tư công, vốn tín dụng do Chính phủ
bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của
doanh nghiệp nhà nước. Dự án thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện tập trung chủ yếu
sử dụng nguồn vốn đầu tư công.
- Quản lý hồ sơ pháp lý: Căn cứ vào hồ sơ nộp quyết toán, cơ quan quản lý nhà
nước nói chung, cán bộ phụ trách quyết toán nói riêng kiểm tra trình tự thủ tục các hồ
sơ có liên quan đến việc thực hiện đầu tư dự án.
1.3.3. Phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự
án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
Phương pháp là cách thức tiến hành một việc gì đó để có hiệu quả cao. Theo cách
tiếp cận đó, phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức thực hiện những
chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, cách thức tác động của chủ thể
quản lý hành chính lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được những hành vi xử sự cần
thiết.
Giống như trong nhiều lĩnh vực khác, quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm
tra quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện qua các phương pháp như: ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quyết toán

17


dự án hoàn thành và các hoạt động khác mang tính pháp lý để điều chỉnh các hoạt động
quyết toán dự án hoàn thành. Các phương pháp này được pháp luật quy định chặt chẽ
về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng cụ thể.
Ở góc độ cụ thể hơn, phương pháp quản lý nhà nước có thể sử dụng trong hoạt
động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành phương pháp hướng dẫn, phương pháp
kiểm tra, phương pháp đôn đốc:
- Hướng dẫn là dựa trên các căn cứ pháp luật hiện hành cơ quan quản lý nhà nước
hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị có liên quan các thủ tục cần thiết để thực hiện công

việc.
- Kiểm tra là việc cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền sử dụng lực lượng trực
thuộc rà soát các hồ sơ cần thiết của cá nhân, tổ chức yêu cầu các cá nhân, tổ chức thực
hiện các trình tự thủ tục theo đúng quy định pháp luật.
- Đôn đốc là hoạt động nhắc nhở đối với các tổ chức, cá nhân nhanh chóng thực
hiện công việc nhằm đạt hiệu quả của công việc và đúng thời gian quy định.
Những yêu cầu chung về phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm
tra quyết toán dự án hoàn thành đó là:
- Phải đủ điều kiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn, nắm
vững cơ chế chính sách, khách quan, trung thực, không vụ lợi.
- Phải tổ chức giám sát chặt chẽ nguồn chi phí trong quá trình thực hiện dự án.
- Phải kiểm soát được các thủ tục pháp lý, đặt hiệu quả phát triển xã hội lên hàng
đầu.
- Tập trung phát triển cơ sở vật chất ưu tiên phát triển bệnh viện, trường học, cơ
sở hạ tầng đáp ứng sự phát triển của xã hội.
1.3.3.1. Thẩm quyền phê duyệt và cơ quan thẩm tra quyết toán

18


- Thẩm quyền phê duyệt quyết toán
+ Đối với dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng
Chính phủ quyết định đầu tư:
+ Đối với dự án hoặc dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công: Người đứng đầu
Bộ, ngành trung ương phê duyệt quyết toán đối với dự án hoặc dự án thành phần thuộc
Bộ, ngành trung ương quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quyết toán
đối với dự án hoặc dự án thành phần thuộc cấp tỉnh quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án hoặc dự án thành phần thuộc cấp huyện
quản lý.
+ Chủ đầu tư phê duyệt quyết toán dự án hoặc dự án thành phần không sử dụng

vốn đầu tư công.
+ Sau khi quyết toán xong toàn bộ dự án, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
được giao quản lý dự án thành phần chính chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả
quyết toán toàn bộ dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.
+ Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người phê duyệt quyết
toán dự án hoàn thành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán đối với
các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.
- Cơ quan thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
+ Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý: Sở Tài chính
tổ chức thẩm tra.
+ Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp huyện quản lý: Phòng
Tài chính - Kế hoạch tổ chức thẩm tra.

19


×