Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước từ thực tiễn Quận 1, Thành phồ Hồ Chí Minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.1 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯU SƠN TÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC TỪ THỰC TIỄN QUẬN 1,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60.38.01.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Nguyễn Minh Mẫn

Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Cảnh Hợp ...........................
.........................................................................
Phản biện 2: TS. Phạm Quang Huy .....................................
.........................................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội vào lúc ....... giờ ........ ngày 11
tháng 10 năm 2017


Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng năm, nhà nước dành vốn ngân sách lớn cho đầu tư xây
dựng để phát triển kinh tế xã hội, chiếm khoảng 30-35% GDP. Việc
cân đối, phân bổ và điều hành vốn đối với các Bộ, ngành, địa phương
và thành phố trực thuộc trung ương để triển khai các dự án đầu tư
xây dựng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bảo đảm hiệu
quả, tiết kiệm và chống lãng phí đang là vấn đề lớn được dư luận xã
hội quan tâm.
Tuy nhiên, thực trạng đã và đang xảy ra những lãng phí, thất
thoát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng đã đặt ra cho các
cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương phải tìm ra giải pháp
ngăn ngừa lãng phí vốn.
Việc giảm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đồng nghĩa với việc
tăng nguồn vốn phát triển kinh tế xã hội. Để giảm thất thoát, lãng phí
cần thực hiện từ khâu chủ trương đầu tư, thực hiện đầu tư và khâu
kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng. Trong đó khâu thanh toán, quyết
toán vốn đầu tư có vị trí rất quan trọng về mặt nhận thức, về lý luận
cũng như quá trình điều hành thực tiễn.
Để nâng cao chất lượng khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu
tư dự án hoàn thành cần đẩy mạnh việc phân cấp cho chủ đầu tư
trong hoạt động đầu tư xây dựng, quy định rõ chủ đầu tư là người
chịu trách nhiệm chính trong thanh toán, quyết toán dự án hoàn
thành, giảm bớt hồ sơ thanh toán, làm rõ căn cứ và quy trình thanh
toán, quyết toán dự án hoàn thành. Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích
“Công tác quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
thuộc nguồn vốn nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý

luận và hoạt động thực tiễn”
1


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu thẩm tra quyết toán dự án
hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước còn ít, chưa được quan tâm
đầy đủ, qua tham khảo các tài liệu hiện hành cho thấy, các công trình
khoa học nghiên cứu về quyết toán dự án hoàn thành trong một số đề
tài như :
- Luận án tiến sĩ: “Phương hướng biện pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với xây dựng giao thông” của Bùi Minh Huấn, tại
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 1996; Luận án tiến sĩ:
“Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà
nước ở Việt Nam” của Tạ Văn Khoái, tại Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc Gia Hồ Chí Minh, năm 2009; Luận án tiến sĩ: “Hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân
sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam” của Nguyễn Thị
Bình, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2013.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu,
phân tích một số vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước
trong đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, chưa có luận án, luận
văn nào đề cập đến nội dung liên quan “Quản lý nhà nước về thẩm
tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước từ thực
tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” từ thực tế qua công tác thực
tiễn bản thân, thấy được sự cần thiết của việc nghiên cứu trên là cần
thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về thẩm
tra quyết toán dự án hoàn thành.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu của luận văn là thông qua khảo sát
thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động quyết toán
2


dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân
Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất những kiến nghị, giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực này của Ủy
ban nhân dân cấp huyện, quận ở nước ta trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải
quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Xác định và phân tích những vấn đề lý luận về quản lý nhà
nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc
nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận ở nước
ta.
- Phân tích làm rõ khuôn khổ pháp lý về quản lý nhà nước đối
với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn
nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận ở nước ta.
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác thẩm
tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy
ban nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ; xác định những kết
quả và chỉ ra những tồn tại, hạn chế cùng nguyên nhân của những kết
quả, tồn tại, hạn chế ấy trong hoạt động này.
- Đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn
thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện,
quận ở nước ta từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về pháp lý và thực trạng
hoạt động thẩm tra quyết toán dự án công trình xây dựng hoàn thành

3


sử dụng nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân Quận 1, thành
phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các cơ sở pháp lý
về quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án
hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, quận, không mở rộng đến các cấp chính quyền khác.
Về không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản
lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh, không mở rộng đến các địa phương khác.
Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn phân tích thực trạng quản lý
nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân Quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2015 – 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau
đây để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra :
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên
cứu hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án
hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, quận ở nước ta (Chương 1)
- Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các

tài liệu, báo cáo chuyên môn của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ở địa phương và phương pháp quan sát thực tế để đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán

4


dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân
Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015-2017. (Chương 2)
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các
quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về
thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của
Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận ở nước ta trong thời gian tới từ
thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (Chương 3)
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên khảo sát một các
toàn diện, chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm
tra quyết toán của Ủy ban nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn cũng là một trong số ít công trình nghiên cứu về vấn đề
này được thực hiện ở cấp cơ sở ở nước ta từ trước đến nay.
Vì vậy, luận văn cung cấp những kiến thức, thông tin, luận
điểm và đề xuất mới có giá trị tham khảo với các cơ quan nhà nước ở
Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh và ở các địa phương khác trong việc
hoàn thiện cơ chế để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với
hoạt động thẩm tra quyết toán của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận
trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, luận văn có thể được sử dụng là nguồn tài liệu
thảm khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu các chuyên ngành luật
hiến pháp, hành chính ở Học viên Khoa học xã hội và các cơ sở đào
tạo khác của nước ta.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương như sau:

5


- Chương 1: Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước trong
thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của
Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nước ta.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thẩm tra quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân
dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 3: Định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện từ thực
tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC CỦAỦY BAN NHÂN DÂN
CẤPHUYỆN Ở NƯỚC TA
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm về dự án công trình xây dựng hoàn thành
Dự án đầu tư xây dựng là việc bỏ vốn trong lĩnh vực xây dựng
cơ bản nhằm tạo ra sản phẩm là những công trình, hạng mục công

trình phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong tương lai, phục
vụ cho các mục đích, lợi ích xã hội. XDCB là ngành sản xuất vật
chất, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, nó quyết định đến sự
phát triển đất nước và quy mô sản xuất của các ngành có liên quan.
- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính
chất, loại công trình chính của dự án gốm : Dự án quan trọng quốc
gia, Dự án nhóm A, Dự án nhóm B, Dự án nhóm C theo các tiêu chí
của pháp luật về đầu tư công.
- Ngoài ra dự án đầu tư xây dựng còn được phân loại theo
nguồn vốn sử dụng gồm : Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước,
dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn
khác.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước.
Quản lý nhà nước về bản chất là quản lý toàn bộ xã hội, mặc dù nội
hàm của quản lý nhà nước thay đổi ít nhiều khác nhau phụ thuộc vào
chế độ chính trị, đặc điểm văn hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử.

7


1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự
án công trình xây dựng hoàn thành
Thẩm tra quyết toán dự án công trình xây dựng cơ bản hoàn
thành là kiểm tra tính hợp pháp của việc đầu tư xác định chính xác số
vốn đầu tư thực tế đã sử dụng để xây dựng dự án, công trình, xác
định giá trị tài sản (tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn) do kết quả đầu
tư đem lại được bàn giao đưa vào sản xuất, khai thác, sử dụng.
QLNN về thẩm tra quyết toán dự án công trình xây dựng hoàn

thành thuộc nguồn vốn nhà nước là hoạt động của cơ quan nhà nước
thông qua cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý nhằm kiểm tra,
kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng với mục đích đầu tư phát triển
kinh tế xã hội đạt hiệu quả, sử dụng tiết kiệm nguồn ngân sách nhà
nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.
1.2. Đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt
động thẩm tra quyết toán dự án công trình xây dựng hoàn thành
1.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động
thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
QLNN đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án công trình
xây dựng hoàn thành có những đặc điểm sau:
- Nhằm đảm bảo quá trình đầu tư xây dựng công trình hiệu
quả, kiểm soát được tình hình thực hiện thu chi trong sử dụng ngân
sách nhà nước tránh lãng phí.
- Đảm bảo vừa phát triển xã hội vừa thúc đẩy nền kinh tế thị
trường phát triển môi trường kinh doanh hoạt động xây dựng một
cách hiệu quả, chuyên nghiệp sứng tầm các nước trong khu vực.
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm
tra quyết toán dự án hoàn thành

8


QLNN đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án công trình
xây dựng hoàn thành có những vai trò sau:
- Công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá kết quả
quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng
thêm do đầu tư mang lại.
- Công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá việc
thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực

hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư, các nhà thầu,
cơ quan cấp vốn cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý
nhà nước có liên quan.
1.3. Nội dung, chủ thể, đối tượng và phương pháp quản lý
nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn
thành thuộc nguồn vốn nhà nước
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
Ở tầm khái quát, QLNN đối với hoạt động thẩm tra quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước bao gồm những nội
dung sau đây:
- Xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật nhằm quản lý chi
phí trong quá trình đầu tư dự án công trình xây dựng.
- Xây dựng các thiết chế QLNN đối với hoạt động thẩm tra
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
- Ban hành và thực thi hệ thống các chính sách về quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Hiện tại hoạt động này
bao gồm 5 tiêu chí:
+ Tiêu chí thứ nhất: Quản lý chi phí đầu tư dự án;
+ Tiêu chí thứ hai: Tổ chức, cá nhân tham gia quản lý chi phí
phải có đủ điều kiện năng lực chuyên môn;
9


+ Tiêu chí thứ ba: Quản lý chi phí bằng hợp đồng kinh tế được
ký kết giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu;
+ Tiêu chí thứ tư: Đủ thủ tục pháp lý về thanh toán, quyết toán
vốn đầu tư theo hợp đồng kinh tế ký;
+ Tiêu chí thứ năm:
● Kiểm soát chi phí trong giai đoạn trước xây dựng.

● Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thực hiện xây dựng công
trình.
1.3.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt
động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà
nước
1.3.2.1. Chủ thể
Chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước về quản lý thẩm tra
quyết toán dự án hoàn thành, trong đó đứng đầu hiện nay là Bộ Tài
chính.
1.3.2.1. Đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm
tra quyết toán dự án hoàn thành
Đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết
toán dự án hoàn thành:
- Quản lý chi phí đầu tư
- Quản lý hồ sơ pháp lý
1.3.3. Phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động
thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
Ở góc độ cụ thể hơn, phương pháp quản lý nhà nước có thể sử
dụng trong hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành phương
pháp hướng dẫn, phương pháp kiểm tra, phương pháp đôn đốc.
Những yêu cầu chung về phương pháp quản lý nhà nước đối
với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đó là:
10


- Phải đủ điều kiện năng lực chuyên môn, không vụ lợi.
- Phải tổ chức giám sát chặt chẽ nguồn chi phí.
- Phải kiểm soát được các thủ tục pháp lý.
- Tập trung phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng.
1.3.3.1. Thẩm quyền phê duyệt và cơ quan thẩm tra quyết toán

- Thẩm quyền phê duyệt quyết toán
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quyết toán đối
với dự án hoặc dự án thành phần thuộc cấp huyện quản lý.
- Cơ quan thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
+ Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp huyện
quản lý: Phòng Tài chính - Kế hoạch tổ chức thẩm tra.
1.3.3.2. Trình tự thủ tục thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
- Bước 1: Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thẩm tra phê
duyệt quyết toán.
- Bước 2: Cơ quan thẩm tra tiếp nhận hồ sơ thực hiện thẩm tra
- Bước 3: Sau khi thẩm tra quyết toán, cơ quan thẩm tra quyết
toán lập hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành để trình người
có thẩm quyền phê duyệt.
1.4. Khung pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước đối
với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc
nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nước ta
1.4.1. Một số văn bản pháp luật hiện hành về quản lý nhà
nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
thuộc nguồn vốn nhà nước
1.4.2. Những nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động
thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo pháp luật hiện hành

11


Trong quá trình thực hiện đầu tư dự án công trình xây dựng
đến khi dự án hoàn thành và thực hiện quyết toán, Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng kế hoạch đầu tư thực hiện dự án

- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Phân công phòng ban, đơn vị quản lý chất lượng công trình
xây dựng
- Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở công trình xây dựng
- Tổ chức thực hiện thẩm định dự án và quyết định đầu tư
- Tổ chức quản lý đấu thầu
- Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về quản
lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán. Trong sự tồn tại
và phát triển của xã hội thì công tác thẩm tra quyết toán đóng vai trò
rất quan trọng. Trên phương diện hoạt động thẩm tra quyết toán góp
phần nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản
xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại, đánh giá việc
thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực
hiện dự án, rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư.

12


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THẨM TRA
QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN
NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Bối cảnh Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng
đến quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân Quận
Quận 1 là một quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh

nằm giữa sáu quận nội thành: phía Bắc tiếp giáp với quận Bình
Thạnh - quận Phú Nhuận có ranh giới tự nhiên là rạch Thị Nghè và
quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai
làm ranh giới. Phía Đông giáp quận 2 có ranh giới tự nhiên là sông
Sài Gòn. Phía Tây giáp quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh
giới. Phía Nam giáp quận 4 có ranh giới tự nhiên là rạch Bến Nghé.
Quận 1 có diện tích 7,71km2.
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động
thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
Thực hiện theo Quyết định số 1248/QĐ-UBND ngày 11 tháng
8 năm 2008 về thành lập Phòng Tài chính – Kế hoạch Quận 1 do Uỷ
ban nhân dân Quận 1 ban hành.
2.3. Kết quả và một số bất cập, hạn chế trong quản lý nhà
nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân Quận 1, thành
phố Hồ Chí Minh

13


2.3.1. Tổng quan thực trạng quy định có ảnh hưởng đến
hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguôn vốn
nhà nước
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ
và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 sửa đổi một số điều
nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2017 về quản lý dự án đầu
tư xây dựng.
- Quy định cụ thể chủ đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư
xây dựng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm
2014 do người quyết định đầu tư quyết định và được quy định cụ

thểtheo quy định. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước,
vốn nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
được thành lập theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm
2014 hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn
để đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định số 32/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:
Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động đầu tư xây dựng những
năm qua cùng với nhu cầu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khá lớn,
nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng chiếm tỷ trọng
không nhỏ đã nảy sinh những vướng mắc trong khi cơ chế cũ về
quản lý chi phí dựa trên việc ban hành định mức, đơn giá của nhà
nước không còn phù hợp
* Thực trạng quy định về thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
thuộc nguồn vốn nhà nước:

14


- Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016của Bộ Tài
chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà
nước có hiệu lực từ ngày 05/3/2016.
Thẩm quyền phê duyệt quyết toán:Đẩy mạnh phân cấp phê
duyệt cho các địa phương:
- Đối với dự án hoặc dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư
công: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quyết toán đối
với dự án hoặc dự án thành phần thuộc cấp tỉnh quản lý; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án hoặc dự

án thành phần thuộc cấp huyện quản lý.
Quy định rõ cơ quan thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
2.3.2. Một số bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước đối
với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án công trình xây dựng hoàn
thành của Ủy ban nhân dân Quận 1
2.3.2.1. Tổng quan về thực trạng công tác đầu tư xây dựng
công trình ảnh hưởng đến hoạt động thẩm tra quyết toán dự án công
trình xây dựng hoàn thành của Ủy ban nhân dân Quận 1
Năm 2015: Tổng vốn đầu tư 182 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm
2015 là 53 tỷ đồng, quyết toán năm 2015 là 50 tỷ đồng. Trong đó:
- Nguồn vốn thành phố phân cấp: Công trình có khối lượng
đọng chưa hoàn thành (từ năm 2008 – 2015) là 52 công trình, tổng
vốn đầu tư là 47 tỷ đồng; Công trình khởi công mới trong năm 2015
là 9 công trình, tổng vốn đầu tư là 25 tỷ đồng.
- Nguồn ngân sách quận: Công trình có khối lượng đọng chưa
hoàn thành (từ các năm trước) là 50 công trình, tổng vốn đầu tư là 61
tỷ đồng; Công trình khởi công mới trong năm 2015 là 20 công trình,
tổng vốn đầu tư là 48 tỷ đồng.

15


Năm 2016: Tổng vốn đầu tư 296 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm
2016 là 73 tỷ đồng, quyết toán năm 2015 là 57 tỷ đồng. Trong đó:
- Nguồn vốn thành phố phân cấp: Công trình có khối lượng
đọng chưa hoàn thành (từ các năm trước) là 43 công trình, tổng vốn
đầu tư là 39 tỷ đồng; Công trình chuyển tiếp từ năm 2015 là 01 công
trình, số vốn đầu tư là 19 tỷ đồng; Công trình khởi công mới trong
năm 2016 là 2 công trình, tổng vốn đầu tư là 16 tỷ đồng; Công trình
chuẩn bị đầu tư là 6 công trình, tổng số vốn đầu tư 37 tỷ đồng.

- Nguồn ngân sách quận: Công trình có khối lượng đọng chưa
hoàn thành (từ các năm trước) là 52 công trình, tổng vốn đầu tư là
56 tỷ đồng; Công trình chuyển tiếp từ năm 2015 là 05 công trình,
tổng vốn đầu tư là 3,1 tỷ đồng; Công trình khởi công mới trong năm
2016 là 58 công trình, tổng vốn đầu tư à 80,3 tỷ đồng tỷ đồng; Công
trình chuẩn bị đầu tư là 12 công trình, tổng số vốn đầu tư 44,7 tỷ
đồng.
Quyết định đầu tư không phù hợp với quy hoạch phát triển,
quyết định đầu tư không thông qua thẩm định, triển khai thực hiện
khi chưa có quyết định đầu tư, thi công các hạng mục công trình
không có trong quyết định đầu tư vẫn xảy ra ở một vài công trình.
- Công tác lập và phê duyệt dự án, trong thực tế cũng còn
nhiều bất cập cần quan tâm.
Cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, bố trí đầu tư còn dàn trải.
2.3.2.2. Thực trạng về công tác thẩm tra quyết toán dự án công
trình hoàn thành của Ủy ban nhân dân Quận 1
* Giai đoạnchuẩn bị đầu tư:
- Ủy ban nhân dân quậnưu tiên lựa chọn dự án đầu tư từ nguồn
vốn thành phố phân cấp đối với các công trình có mục tiêu được

16


thành phố chấp thuận chủ trương và một số công trình bức thiết cần
phải thực hiện ngay, có giá trị dự toán nhỏ dưới 5 tỷ đồng.
- Các công trình sử dụng vốn thành phố phân cấp hầu hết Ủy
ban nhân dân quận giao Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình
huyện làm chủ đầu tư.
* Giai đoạn thực hiện đầu tư:
- Việc lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế dự toán

- Bồi thường, giải phóng mặt bằng
Việc giải phóng mặt bằng thường chậm so với thời gian quy
định và phải kéo dài nhiều năm đã gây những ảnh hưởng đến cuộc
sống của nhiều hộ dân và tốn kém tiền của nhà nước.
- Đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp.
Khâu tuyển chọn nhà thầu và hợp đồng trong xây lắp còn những
vấn đề như quy định về giá gói thầu, giá bỏ thầu, giá trúng thầu, thẩm
định kết quả đấu thầu, hợp đồng xây lắp có điều chỉnh giá, phương
thức liên danh nhà thầu... đang đặt ra những khó khăn và là nguyên
nhân dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn đầu tư xây dựng.
Trong quá trình đấu thầu hiện tượng tiêu cực, tham nhũng
thường xảy ra thông qua một số biểu hiện sau:
+ Chủ đầu tư thông đồng với một hoặc nhiều đơn vị tham gia
đấu thầu để gửi giá, nâng giá công trình để chia nhau hợp pháp.
- Chất lượng công trình:
Khi tiến hành thi công, bên B thường thay đổi chủng loại vật
liệu với giá rẻ hơn; tăng khối lượng thi công cao hơn thực tế đã thực
hiện với mục đích giảm thiểu chi phí thực hiện. Với cách làm này,
nếu không bị phát hiện ngay khi thi công thì sau này khi công trình
hoàn thành sẽ rất khó có thể phát hiện.

17


Thứ nhất, vì chất lượng công trình không đảm bảo, gây thất
thoát lãng phí, ảnh hưởng hiệu quả đầu tư.
Thứ hai, ảnh hưởng cân đối kế hoạch vốn hàng năm của nhà
nước. Trong khi có công trình đã thực hiện khối lượng hoàn thành
nhưng không được bố trí vốn thì công trình khác vốn chờ giải ngân
nhưng không có khối lượng hoàn thành.

*Giai đoạnkết thúc đầu tưđưa công trình vào sử dụng
- Công tác nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng
Hoàn công công trình xây dựng
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây
dựng hoàn thành, mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể
hiện trên bản vẽ hoàn công. Bản vẽ hoàn công phản ánh kết quả thực
tế thi công xây lắp do nhà thầu thi công xây dựng lập trên cơ sở thiết
kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt và kết quả đo kiểm các sản phẩm
xây lắp đã thực hiện tại hiện trường được chủ đầu tư xác nhận.
- Lập, thẩm tra và phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư
công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng
Trong thời gian qua các chủ đầu tư thường là các đơn vị Ủy
ban nhân dân 10 phường, các đơn vị sự nghiệp trường học, không có
bộ phận chuyên môn chuyên trách về đầu tư xây dựng, thường giao
khoán cho cán bộ địa chính hoặc kế toán của đơn vị nên ít quan tâm
đến công tác quyết toán niên độ, hoặc chưa nắm vững nội dung báo
cáo quyết toán một cách đầy đủ. Việc thường xuyên cập nhật các quy
định của pháp luật còn chậm, dẫn đến công tác chuẩn bị hồ sơ còn sơ
sài, thiếu sót không đầy đủ.
Năm 2015: Đã quyết toán được 64 công trình, trong đó có 29
công trình đã được phê duyệt quyết toán.

18


Năm 2016: Đã quyết toán được 104 công trình, trong đó có 73
công trình đã được phê duyệt quyết toán.
Một số công trình đã được bàn giao sử dụng, nhưng chủ đầu tư
vẫn chưa lập và gửi hồ sơ báo cáo quyết toán.
Công tác giám sát đánh giá đầu tư

Định kỳ hàng quý, Ủy ban nhân dân quận yêu cầu các chủ đầu
tư báo cáo giám sát các dự án đầu tư do đơn vị quản lý.
2.4. Đánh giá chung và những bài học kinh nghiệm rút ra
từ quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án
hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động
thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
của Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1.1. Kết quả
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thẩm tra
quyết toán dự án hoàn thành ở quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh trong
các năm 2015 – 2017 đã được thực hiện khá tốt. Công tác kiểm tra,
kiểm soát quản lý chi phí đầu tư được tăng cường góp phần hiệu quả
trong quá trình đầu tư công trình phát triển xã hội.
Trong công tác quyết toán công trình còn nhiều sai sót, nhiều
dự án, công trình đã đi vào hoàn thành và sử dụng nhưng vẫn chưa
lập báo cáo quyết toán hoặc lập không đầy đủ, hồ sơ hoàn công
không đầy đủ và đúng thực tế, hồ sơ nghiệm thu tổng thể thiếu hoặc
không rõ ràng. Chưa chấp hành đầy đủ các chế độ tài chính kế toán
nhà nước hiện hành.
2.4.1.2. Ưu điểm
Một số ưu điểm nổi bật:
19


Phân cấp quản lý trong thanh toán vốn đầu tư rõ ràng, quy định
rõ trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể.
Quy định cụ thể về hình thức thanh toán đối với các loại hợp
đồng, điều kiện hợp đồng, giai đoạn thanh toán và thời gian thanh

toán. Nhìn chung nội dung các hợp đồng đã xây dựng theo hướng
thuận lợi cho nhà thầu về tạm ứng và thanh toán vốn.
Đã xóa bỏ cơ chế cấp phát vốn đầu tư theo hình thức mức vốn
đầu tư để chuyển sang cấp phát theo dự toán ngân sách năm.
2.4.1.3. Nhược điểm
Trong thời gian qua, vai trò của chủ đầu tư chưa được coi
trọng, trách nhiệm của chủ đầu tư trong thanh toán, quyết toán chưa
rõ ràng, chủ đầu tư chưa phải là người chủ thực sự sở hữu vốn, dẫn
đến việc quản lý, sử dụng vốn kém hiệu quả, thiếu trách nhiệm, gây
ra những tác động tiêu cực.
Năng lực đội ngũ cán bộ của Chủ đầu tư, các ban quản lý dự
án, nhà thầu và cơ quan Kho bạc còn hạn chế, dẫn đến việc áp dụng
các cơ chế chính sách đầu tư xây dựng còn nhiều sai sót.
2.4.1.4. Nguyên nhân
Nguyên nhân thứ nhất là tồn tại cơ chế “xin-cho” kế hoạch vốn
ngân sách hàng năm của các địa phương.
Nguyên nhân thứ hai là cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng
còn nhiều bất cập và phức tạp, cơ chế đấu thầu chưa công khai, minh
bạch.
Nguyên nhân thứ ba là cơ chế thanh toán vốn đầu tư còn phức
tạp.
Nguyên nhân thứ tư là chưa phân giao rõ trách nhiệm.
2.4.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quản lý nhà
nước đối với hoạt động thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
20


thuộc nguồn vốn nhà nước của Ủy ban nhân dân Quận 1 Thành
phố Hồ Chí Minh
Muốn nâng cao hiệu quả chất lượng công tác thẩm tra quyết

toán dự án hoàn thành, Ủy ban nhân dân Quận 1 phải thiết lập được
những điều kiện cần và đủ cho tất cả hoạt động như:
- Ban hành một cơ chế, chính sách phù hợp.
- Xây dựng và củng cố hệ thống quản lý và khoa học đủ mạnh.
- Đào tạo nguồn nhân lực của Ủy ban nhân dân quận 1(nhân
lực quản lý, cán bộ chuyên môn) có chất lượng, hoạt động chuyên
nghiệp, nắm vững các quy định phát luật về thẩm tra quyết toán công
trình xây dựng.
- Tạo kênh thông tin về hoạt động đấu thầu các công trình
nhằm thu hút đơn vị nhà thầu chuyên môn cao tham gia thực hiện thi
công công trình, đảm bảo công bằng cạnh tranh trong kinh doanh,
tránh được tình trạng “thông thầu” của các chủ đầu tư.
Tiểu kết chương 2
Quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành nói
riêng, hoạt động quản lý đầu tư công nói chung trên địa bàn Quận 1
được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Và Phòng Tài chính Kế
hoạch quận có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ấy
nhằm tham mưu, đảm bảo cho UBND Quận 1 thực hiện hiệu quả quá
trình đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo việc đầu tư đem lại lợi ích,
đúng đối tượng, tránh lãng phí, không dàn trải mang lại nhiều lợi ích
phát triển kinh tế xã hội, phục vụ dân sinh về y tế, giáo dục, văn hóa,
thể dục thể thao.

21


Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THẨM TRA
QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN

NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỪ
THỰC TIỄN QUẬN 1, THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
3.1. Định hướng quản lý nhà nước về thẩm tra quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
3.1.1. Bối cảnh chung kinh tế thị trường và những ảnh
hưởng khâu thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
3.1.2. Định hướng đối với giải pháp nâng cao chất lượng
quyết toán dự án hoàn thành từ thực tiễn Ủy ban nhân dân
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải pháp phải nêu bật vai trò của chủ đầu tư trong quyết toán
vốn đầu tư, người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và sử
dụng vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng. Trong đó phân định rõ
“quyết toán dự án hoàn thành là trách nhiệm của Chủ đầu tư với
nhà nước”.
3.2. Một số nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quản lý
nhà nước về thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành của Ủy ban
nhân dân cấp huyện từ thực tiễn Quận 1 Thành phố Hồ Chí
Minh
3.2.1. Nhóm giải pháp quản lý vốn đầu tư
3.2.2. Nhóm giải pháp phân bổ, quản lý và điều hành kế hoạch
nguồn vốn đầu tư
3.2.2.1. Phân bổ vốn đầu tư
3.2.2.2. Quản lý, điều hành kế hoạch nguồn vốn đầu tư

22


3.2.3 Nhóm giải pháp kiểm soát chi phí giai đoạn thực hiện
đầu tư
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quyết toán dự án

hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
3.2.4.1. Giải pháp xác định rõ nội dung của Báo cáo quyết toán dự án
hoàn thành
3.2.4.2. Giải pháp kiểm tra nội dung hồ sơ trình duyệt quyết
toán
3.2.4.3.Giải pháp xác định quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
3.2.4.4.Giải pháp xác định trách nhiệm của các chủ thể trong
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước

23


×