Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.62 KB, 102 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THÚY MAI

NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH
HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THÚY MAI

NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH
HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã ngành: 60.38.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỮU TRÁNG



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn là
những kiến thức của bản thân tôi có được trong quá trình học tập, tham khảo,
nghiên cứu tài liệu và thực tiễn công tác dưới sự hướng dẫn của PGS.Tiến sỹ Trần
Hữu Tráng. Những nội dung của các tác giả khác đã được trích dẫn, ghi chú theo
đúng quy định. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Thị Thúy Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM
TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE
CỦA NGƢỜI KHÁC ..............................................................................................11
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích. 11
1.2. Các đặc điểm và dấu hiệu của nhân thân người phạm tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ...........................................15
1.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân người
phạm tội cố ý gây thương tích ............................................................................18
Chƣơng 2: THỰC TIỄN NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY
THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI
KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC...................................................24
2.1. Khái quát tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước .......................................................24
2.2. Cơ cấu tình hình tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo
các đặc điểm nhân thân người phạm cố ý gây thương tích ...................................29
2.3. Thực tiễn những yếu tố tác động đến sự hình thành thân người phạm tội cố ý
gây thương tích tại Bình Phước ............................................................................33
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH
TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE
CỦA NGƢỜI KHÁC TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC
...................................................................................................................................50
3.1. Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Bình Phước và dự
báo biến động môi trường sống tác động đến đặc điểm nhân thân đặc trưng của
người phạm tội cố ý gây thương tích ....................................................................50
3.2. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm cố ý gây thương
tích trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ góc độ nhân thân .........................................56
3.3. Tổ chức phòng ngừa tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.....................................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................79
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


CQTHTT

Cơ quan tiến hành tố tụng

CYGTT

Cố ý gây thương tích

HSST

Hình sự sơ thẩm

PNTP

Phòng ngừa tội phạm

TAND

Tòa án nhân dân

THTP

Tình hình tội phạm

UBMTTQVN

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

UBND


Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

BCT

Bộ chính trị


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê số lượng án hình sự đã xét xử và số lượng án CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được xét xử trên địa bàn tỉnh Bình
Phước giai đoạn từ 2012-2016
Bảng 2.2: Thống kê số lượng vụ án hình sự đã xét xử về tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn
2012-2016
Bảng 2.3 Bảng thống kê thời gian gây án của các vụ án CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác.

Bảng 2.4: Bảng thống kê địa điểm gây án của các vụ án CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.5: Bảng thống kê phương thức thực hiện tội phạm CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.6: Bảng thống kê công cụ thực hiện tội phạm CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.7: Bảng thống kê mối quan hệ giữa nạn nhân và các bị cáo phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.8: Bảng thống kê thiệt hại do các bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác gây ra
Bảng 2.9: Bảng thống kê hình phạt đã áp dụng đối với các bị cáo phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.10. Bảng thống kê độ tuổi và giới tính của các bị cáo phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.11: Bảng thống kê trình độ học vấn của các bị cáo phạm tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.12: Bảng thống kê nghề nghiệp và địa vị xã hội của các bị cáo phạm
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác


Bảng 2.13: Bảng thống kê hoàn cảnh gia đình của các bị cáo phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.14: Bảng thống kê nơi cư trú theo đơn vị hành chính của các bị cáo
phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.15: Bảng thống kê tôn giáo của các bị cáo phạm tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.16: Bảng thống kê dân tộc của các bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.17: Bảng thống kê tiền án, tiền sự của các bị cáo phạm tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Bảng 2.18: Bảng thống kê động cơ, mục đích phạm tội của các bị cáo phạm
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.19: Bảng thống kê thái độ khai báo của các bị cáo phạm tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.20: Bảng thống kê sở thích, thói quen của các bị cáo phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.21: Bảng thống kê nhận thức, tâm lý của các bị cáo trước khi phạm
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Bảng 2.22: Bảng thống kê thái độ, nhận thức, tâm lý của các bị cáo sau khi
phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Phước được tách ra từ tỉnh Sông Bé từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, là
tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có diện tích lớn nhất khu vực Miền Nam và nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đường biên giới dài 260,433km, tiếp giáp
với 03 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia là Kratie, Mundulkiri và Tabong
Kh’mum. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và
Campuchia: phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây
Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
và Campuchia. Thị xã Đồng Xoài là trung tâm hành chính của tỉnh; hệ thống giao
thông kết nối với các tỉnh giáp biên Campuchia và các tỉnh trong vùng trọng điểm
kinh tế phía Nam, tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, thu hút đầu tư, tạo liên
kết giữa các vùng miền, thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh phát triển.
Tỉnh có diện tích 6.871,5 km², dân số 944.529 người, mật độ dân số đạt 137
người/km², gồm 41 dân tộc khác nhau, dân tộc ít người chiếm 20%, sinh sống rải
rác cùng với người dân tộc Kinh trên địa bàn 03 thị xã và 08 huyện, với tổng 111
xã, phường, thị trấn nên rất đa dạng về bản sắc văn hóa. Toàn tỉnh hiện có 8 tôn
giáo được Nhà nước công nhận, có hơn 232 nghìn tín đồ, chiếm gần 25% dân số

toàn tỉnh. Các chính sách về tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo
đảm, không có tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị dân tộc.
Tỉnh hiện có 13 khu công nghiệp và một khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư
ở huyện Lộc Ninh; có 60 dự án trong nước và 107 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
với tổng vốn đăng ký gần 3.400 tỷ đồng và hơn 1 triệu USD. Hiện tại, giá trị sản
xuất công nghiệp ước đạt gần 30.000 tỷ đồng. Kinh tế nông - lâm - thủy sản chiếm
38,5%, với thế mạnh là các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Cao su, điều, cà phê,
hồ tiêu, ca cao, cây ăn quả, trong đó cây điều và cao su của tỉnh cho sản lượng nhiều
nhất cả nước. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản trước đây chỉ là nhỏ lẻ, theo hộ
gia đình, đến nay đã phát triển tập trung quy mô lớn, hiện đại, với hình thức công
nghiệp và bán công nghiệp gia tăng về số lượng và tính cạnh tranh trên thị trường.

1


Từ khi được thành lập, với sự nỗ lực của toàn thể các cấp, các ngành và nhân
dân trong việc triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo,
điều hành của Đảng bộ và chính quyền tỉnh nên tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội có
nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả khả quan, nhất là về phát triển
kinh tế, giáo dục, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng. Bình Phước đang là điểm đến lý
tưởng và môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với
hàng loạt chính sách mở, ưu đãi và thông thoáng. Tỉnh có tài nguyên phong phú,
quỹ đất sạch dồi dào, giao thông thuận tiện, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là
vựa rốn cây công nghiệp và hàng nông sản … đã và đang là thế mạnh “hút” nhà đầu
tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặt trái nền kinh tế thị trường cũng
đem lại nhiều yếu tố tiêu cực cho đời sống xã hội, như: sự phân hóa giàu-nghèo, tệ
nạn xã hội, lối sống tiêu cực, thất nghiệp, cơ chế chính sách chậm đổi mới, nhiều
vấn để bức xúc trong xã hội chưa được giải quyết thỏa đáng. Địa bàn Bình Phước
khá rộng, dân cư phân bố không đều, phần lớn di cư tự do từ các tỉnh khác đến nên

có nhiều đối tượng hình sự đến để gây án hoặc gây án ở địa bàn khác rồi lẩn trốn
đến đây. Điều kiện thổ nhưỡng tự nhiên của tỉnh là mùa khô nên tình trạng hạn hán
kéo dài dẫn đến thiếu nước sản xuất và sinh hoạt; giá bán mủ cao su chậm phục hồi;
giá bán điều và sản lượng điều hàng năm không ổn định nên ảnh hưởng lớn đến sự
tăng trưởng ngành nông nghiệp, sự phát triển kinh tế-xã hội và tình hình an ninh trật
tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nên tội phạm có điều kiện phát sinh và tồn tại.
Tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, tăng giảm bất thường.
Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh Bình Phước, các vụ án CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác do TAND hai cấp đã xét xử từ năm 2012 đến 2016
diễn ra theo xu hướng giảm dần theo từng năm nhưng tính chất, mức độ ngày càng
manh động, liều lĩnh, nguy hiểm, côn đồ, hầu hết đều có sử dụng hung khí, nhất là
hung khí nguy hiểm; hậu quả làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người;
động cơ, mục đích nhằm trả thù, ghen tuông, tranh chấp … xuất phát từ những mâu

2


thuẫn cá nhân, xích mích nhỏ trong cuộc sống thường ngày, do sự phấn khích, kích
động sau khi sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, ma túy… ; đối tượng phạm
tội phần lớn là nam giới ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi; địa điểm xảy ra tội phạm ở đều
khắp các huyện, thị xã, chiếm số lượng lớn ở huyện Bù Gia Mập, thị xã Đồng Xoài;
thời gian xảy ra chủ yếu từ 18-24 giờ, là giờ các quán nhậu, nhà hàng, quán cà phê,
karaoke.. hoạt động nhộn nhịp. Thực trạng trên là do những ảnh hưởng tiêu cực từ
phía môi trường sống, các tệ nạn xã hội và thói hư tật xấu của một bộ phận người
dân trong tỉnh, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội chính là dựng lại còn đường phạm tội
của người đấy. Ý thức được tầm quan trọng của nhân thân trong cơ chế hành vi
phạm tội, định tội danh, định khung và quyết định hình phạt một cách chính xác và
xuất phát từ yêu cầu của hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm và ngăn ngừa

tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phát sinh trong
thời gian tới của các cấp chính quyền tại Bình Phước, nên tác giả chọn đề tài “Nhân
thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước” để làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, các vấn đề liên quan đến để tài đã có nhiều tác giả đi
sâu nghiên cứu, góp phần hoàn thiện lý luận về tội phạm học cũng như phục vụ thực
tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Có thể chia các công
trình đã nghiên cứu về nhân thân người phạm tội thành hai nhóm sau đây:
* Nhóm các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nhân
thân ngƣời phạm tội, gồm các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Giáo trình tội phạm học, do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế
- Trung tâm đào tạo từ xa, năm 2011;
- Giáo trình tội phạm học của tập thể tác giả, Trường Đại học Luật Hà Nội,
năm 2012, tái bản năm 2013, 2015;
- Tội phạm học Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của tập thể tác
giả, Viên nghiện cứu Nhà nước và Pháp luật, năm 2000;

3


- Một số vấn đề về tội phạm học Việt Nam, do GS.TS. Nguyễn Văn Cảnh và
PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh chủ biên, Học viện cảnh sát nhân dân, năm 2013;
- “Tội phạm học Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Nhà
nước và Pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, năm 2000;
- “Một số vấn đề lý luận về THTP ở Việt Nam” của TS. Phạm Văn Tỉnh,
Nxb. Công an nhân dân, 2007;
Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ những lý luận cơ bản về
nhân thân người phạm tội, bao gồm khái niệm nhân thân người phạm tội, các đặc
điểm nhân thân người phạm tội, phân loại nhân thân người phạm tội…đây là những

cơ sở lý luận quan trọng mà tác giả sẽ kế thừa làm nền tảng lý luận trong luận văn
của mình.
* Nhóm các công trình nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội dƣới góc
độ khoa học Luật hình sự, gồm các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Luận án Tiến sĩ luật học: “Nhân thân người phạm tội trong trong luật hình
sự Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Thủy, năm 2005;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: “Nhân thân người phạm tội theo pháp luật hình
sự Việt Nam từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Lưu Thị
Hằng, Học viện Khoa học xã hội 2017;
- Bài viết: “Nhân thân người phạm tội với việc quy trách nhiệm hình sự” của
tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Tạp chí Toà án, số 8/2001, tr. 2-7;
- Bài viết: “Nhân thân người phạm tội một căn cứ để quyết định hình phạt”
của tác giả Trần Văn Sơn, Tạp chí Luật học, số 1/1997, tr. 41-43;
- Bài viết: “Nhân thân người phạm tội một căn cứ cần cân nhắc khi quyết
định hình phạt” của tác giả Trịnh Tiến Việt, Tạp chí Kiểm sát, số 1/2003, tr. 21-23;
- Bài viết: “Cần có biện pháp để thống nhất khi áp dụng tình tiết đã bị xử
phạt hành chính trong Bộ luật hình sự” của tác giả Lê Đức Tùng, Tạp chí Kiểm sát,
số 5/2005, tr. 34-36;
- Bài viết: “Vấn đề nhân thân người phạm tội trong thực tiễn quyết định hình
phạt” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Tạp chí Toà án nhân dân, số 19/2005, tr.
3-9;

4


- Bài viết: “Vấn đề nhân thân người phạm tội trong thực tiễn truy cứu trách
nhiệm hình sự” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Tạp chí Kiểm sát, số 17/2005,
tr. 32-35;
- Bài viết: “Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người phản ánh
mức độ lỗi và các đặc điểm về nhân thân người phạm tội” của tác giả Đỗ Đức Hồng

Hà, Tạp chí Toà án nhân dân, số 18/2005, tr. 17- 20;
- Bài viết: “Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân
thân người phạm tội” của tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí Toà án, số 13/2009, tr. 2327 và số 14,tr. 19-28;
* Nhóm các công trình nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội dƣới góc
độ Tội phạm học, gồm các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Nhóm công trình nghiên cứu bổ sung những lí luận cơ bản về nhân thân
người phạm tội:
- Bài viết: “Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản” của
tác giả GS.TS. Lê Cảm, Tạp chí Toà án, số 10/2001, tr.7-11 và Số 11/2001, tr. 5-8;
- Bài viết: “Nhân thân bị can và một số khái niệm kề cận” của tác giả TS. Bùi
Kiên Điện, Tạp chí Luật học, số 6/2001, tr. 14-18;
- Bài viết: “Một số vấn đề về nhân thân người phạm tội” của tác giả Nguyễn
Thị Thanh Thuỷ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2001, tr. 46-53;
- Bài viết: “Một số đặc điểm chú ý về nhân thân của người phạm tội về ma
tuý ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuyết Mai, Tạp chí Luật học, số 11/2006, tr.
32-37;
- Bài viết: “Một số vấn đề nhân thân người phạm tội” của tác giả Nguyễn
Quang Hạnh, Tạp chí Nghề luật, số 1/2013, tr. 52-57;
- Bài viết: “Đặc điểm nhân thân người phạm tội và phương thức thực hiện
tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Văn Định, Tạp chí
Kiểm sát, số 6/2015, tr. 47-53
- Nhóm công trình nghiên cứu về thực tiễn nhân thân người phạm tội:
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn tỉnh Bình Phước của Nguyễn Thanh Tuấn (2017), Học viện khoa học xã
hội;

5


Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Lê Ngô Phương Thanh (2017), Học viện khoa
học xã hội;
Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên
địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh của Phan Thị Phương Thảo (2017),
Học viện khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
của Nguyễn Xuân Bá (2017), Học viện khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh của Lê Đình Toàn (2017), Học viện khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người thực hiện các tội xâm phạm
tình dục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Bùi Ai Giôn (2017), Học viện
khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội giết người trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh của Phan Ái Nhi (2016), Học viện khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang của Hồ Thanh Lam (2016), Học viện khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long từ góc độ nhân thân người phạm tội của Nguyễn Chí Công (2013),
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội trên địa bàn Quận 7,
thành phố Hồ Chí Minh của Phạm Uyên Thy (2015), Học viện khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Đặc điểm nhân thân người phạm tội hiếp dâm
trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dưới góc độ tội phạm học của Ngô Minh Hải
(2015), Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;
Các công trình trên rất có giá trị để tác giả kế thừa thông tin, số liệu, ý tưởng
nghiên cứu mà không bị trùng lặp vì có sự khác nhau về cách tiếp cận vấn đề, thời
gian, địa bàn và chất liệu nghiên cứu. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu
khoa học nào về khía cạnh nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại đến
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước.


6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ thực tiễn nhân thân người phạm tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tác giả
hướng đến mục tiêu đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh từ góc độ
nhân thân người phạm tội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,
chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Trên cơ sở lí luận chung về nhân thân người phạm tội, đề tài phân tích làm
rõ một số vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác, làm cơ sở lí luận để phân tích thực tiễn nhân thân người
phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Bình Phước giai đoạn 2012 - 2016.
- Phân tích làm rõ thực tiễn nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác và những yếu tố tác động đến sự hình thành các
đặc điểm thân người phạm tội này trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trên cơ sở số liệu
thống kê thường xuyên của các cơ quan tư pháp và hồ sơ các vụ án đã xét xử sơ
thẩm từ năm 2012 đến năm 2016 của TAND tỉnh; các báo cáo tổng kết năm của cơ
quan Công an, Viện KSND và TAND tỉnh; các báo cáo năm, báo cáo 05 năm, các
Quyết định, Chỉ thị của UBND, HĐND tỉnh; các Kế hoạch, Hướng dẫn của các ban,
ngành tỉnh Bình Phước liên quan đến các vấn đề mà luận văn nghiên cứu;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ góc
độ nhân thân người phạm tội.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lí luận và thực tiễn nhân
thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực
tiễn tỉnh Bình Phước. Để có đủ chất liệu nghiên cứu, tác giả dựa trên số liệu thống

7


kê của TAND tỉnh và tổng hợp các đặc điểm nhân thân người phạm tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ 150 bản án HSST của TAND các
cấp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2012 - 2016 được sưu tầm một cách ngẫu nhiên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước dưới góc độ Tội
phạm học và phòng ngừa tội phạm.
- Về không gian, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là các vụ án đã được
TAND các cấp tỉnh Bình Phước xét xử sơ thẩm về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác, quy định tại điều 104 BLHS năm 1999.
- Về thời gian, đề tài nghiên cứu được giới hạn từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tội phạm, các văn kiện của Đảng và các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.
Tác giả sử dụng cách tiếp cận từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến; từ lý luận của
cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả và những lí luận khác của triết học duy vật
biện chứng để luận giải cho sự tác động hình thành các đặc điểm nhân thân đặc
trưng của những người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của tội phạm học phù
hợp với từng nội dung nghiên cứu, cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, kế thừa thông tin, ý tưởng, số liệu: các
công trình khoa học, văn bản pháp lý, bản án, hồ sơ vụ án, báo cáo sơ kết, tổng kết
các ban, ngành có liên quan để làm rõ những vấn đề lý luận nhân thân người phạm
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

8


- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống, đối chiếu,
biểu đồ, quy nạp, diễn dịch, suy luận lôgic: đánh giá thực trạng, diễn biến, cơ cấu
tình hình và những yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân người
phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Bình Phước từ năm 2012-2016.
- Phương pháp suy luận logic, phân tích, tổng kết kinh nghiệm: từ thực tiễn
đấu tranh phòng, chống tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn tỉnh từ năm 2012 đến 2016, đưa ra các giải pháp phòng ngừa loại tội
này từ góc độ nhân thân người phạm tội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung,
hoàn thiện lý luận về nhân thân người phạm tội nói chung, nhân thân người phạm
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, từ đó góp phần
hoàn thiện lí luận của Tội phạm học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan
trọng trong việc làm rõ các đặc điểm nhân thân có tính chất tiêu cực, cơ chế hình
thành các đặc điểm đó và dùng biện pháp gì để hạn chế sự hình thành các đặc điểm
nhân thân tiêu cực này. Đó là nội dung của chiến lược phòng ngừa sớm trong lí luận

tội phạm học đang được Đảng và Nhà nước ta tích cực triển khai thực hiện trên thực
tế. Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị
cho học sinh, sinh viên làm tài liệu tham khảo trong học tập và các cơ quan bảo vệ
pháp luật tỉnh Bình Phước tham khảo trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội
phạm nói chung và tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói
riêng, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

9


Chƣơng 2: Thực tiễn nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2012 – 2016.
Chƣơng 3: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ góc độ nhân thân tại tỉnh Bình Phước.

10


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI CỐ Ý
GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA
NGƢỜI KHÁC
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nhân thân ngƣời phạm tội cố ý gây
thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác
1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Nhân thân người phạm tội là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học pháp lý khác nhau như: Tội phạm học, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Xã
hội học, Tâm lý học, …Tuy nhiên, mỗi ngành khoa học nghiên cứu nhân thân người
phạm tội dưới góc độ, mục đích, cách tiếp cận khác nhau nên giới hạn, phạm vi
nghiên cứu nhân thân của các lĩnh vực khoa học này là khác nhau, nhưng toàn bộ
các lĩnh vực nghiên cứu khoa học về nhân thân người phạm tội đều có mục đích
chung là phòng ngừa tội phạm. Mục đích này hòa chung với mục đích chung của
pháp luật trong tất cả các xã hội tiến bộ, Nhà nước tiến bộ là nghiên cứu, sử dụng
pháp luật như là một công cụ hữu hiệu nhất để bảo đảm sự phát triển bền vững, ổn
định của xã hội và bảo đảm các điều kiện sống ngày càng tốt đẹp hơn cho mọi thành
viên trong xã hội.
Không phải con người sinh ra đã có những đặc điểm nhân thân xấu và trở
thành tội phạm. Những đặc điểm nhân thân xấu này được hình thành do cả một quá
trình kể từ khi con người biết nhận thức. Mặc dù mỗi người được sinh ra không phải
đã xác định sẵn để trở thành người phạm tội nhưng có khả năng trở thành người phạm
tội vì trong quá trình trưởng thành của con người đó gặp phải những điều kiện, hoàn
cảnh không thuận lợi tác động đến quá trình hình thành nhân cách, từ đó hình thành các
đặc điểm được coi là các đặc điểm nhân thân xấu…Các đặc điểm nhân thân xấu này
khi gặp những tình huống bên ngoài thuận lợi sẽ làm phát sinh hành vi phạm tội.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội ở góc độ Tội phạm học là nghiên cứu một hành
vi phạm tội cụ thể đã xảy ra trên thực tế của một con người cụ thể nhằm dựng lại con

11


đường phạm tội của con người cụ thể đó, hành vi phạm tội này do nguyên nhân nào
dẫn đến, người thực hiện hành vi có đặc điểm cụ thể nào, hành vi này tác động thế nào
đến xã hội và mục đích nghiên cứu hành vi này là làm thế nào để ngăn chặn những
hành vi tương tự xảy ra, làm thế nào để người phạm tội không tái phạm.

Khái niệm nhân thân người phạm tội được rất nhiều giáo trình, tài liệu, luận
văn đề cập. Theo Từ điển tiếng Việt, nhân thân con người được định nghĩa là:
“Tổng hợp các đặc điểm về nhân thế, tính cách và cuộc sống của cá nhân một con
người về mặt thi hành pháp luật” [31, tr. 45].
Trong tội phạm học, nhân thân con người được hiểu là tổng hợp các đặc
điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người đó. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Võ Khánh
Vinh thì nhân thân người phạm tội tức là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự quy định là tội phạm, được hiểu là “Tổng thể
các dấu hiệu có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn
cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó” [58, tr.130]
Quan điểm của tác giả đồng tình với quan điểm của Giáo sư, Tiến sĩ Võ
Khánh Vinh vì nhân thân người phạm tội là toàn bộ những dấu hiệu, những đặc
điểm thể hiện bản chất của một con người trong các mối quan hệ xã hội mà người
đó bị coi là phạm tội theo quy định của BLHS. Hiểu một cách đơn giản, nhân thân
người phạm tội là tất cả những dấu hiệu, đặc điểm riêng có của một con người cụ
thể, như tên, tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội, quê quán, tôn giáo, dân tộc, trình độ
học vấn, giới tính, quan điểm chính trị, sở thích, thói quen, tiền án, tiền sự, khả năng
kiềm chế, kiểm soát hành vi, trí tuệ, sự thông minh.
Để đưa ra được định nghĩa cho khái niệm nhân thân người phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cần làm rõ khái niệm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của BLHS
năm 1999.
Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thuộc nhóm tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, được quy định
tại chương 12 BLHS nước CHXHCNVN năm 1999.

12


Trong BLHS năm 1999 quy định 04 tội liên quan đến gây thương tích cho

người khác, gồm: Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều
104); Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105); Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106); Tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều
107). Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên
cứu về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104
BLHS năm 1999.
Trên cơ sở khái niệm tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS
nước CHXHCNVN năm 1999, có thể hiểu, tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm gây
thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác.
Như vậy, nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác là tổng thể các dấu hiệu có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp
với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi của người đã
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104
BLHS 1999.
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hỗ trợ việc áp dụng có hiệu
quả các quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến nhân thân, đó là giúp nhận
thức một cách đúng đắn nhất, hình dung một cách cụ thể, rõ nét nhất vai trò, vị trí
của người đó trong cơ chế hành vi phạm tội, động cơ thúc đẩy người đó thực hiện
hành vi phạm tội, từ đó định tội danh, định khung và quyết định hình phạt một cách
chính xác, thuyết phục nhất.

13



- Thứ hai, nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về THTP. Mối
quan hệ giữa THTP và các đặc điểm nhân thân người phạm tội là mối quan hệ giữa
cái chung với cái riêng. THTP được tập hợp bởi các hành vi phạm tội, vì phần tử
nhỏ nhất cấu thành nên THTP chính là từng hành vi phạm tội thể hiện thông qua
từng con người phạm tội. Như vậy, làm rõ nhân thân từng người phạm tội sẽ nhìn
THTP rõ hơn. Ví dụ, nhìn số lượng 1.000 người phạm tội nhưng con số này không
nói lên điều gì, nếu kèm theo các cơ cấu đặc điểm nhân thân người phạm tội như
trong số này có 400 người nghiện, 300 người chưa thành niên, 100 người là phụ nữ
..chúng ta sẽ đánh giá rõ ràng hơn tính chất của THTP.
- Thứ ba, nghiên cứu làm rõ các đặc điểm nhân thân sẽ giúp chúng ta làm rõ
nguyên nhân của THTP. Nguyên nhân của THTP là mối quan hệ tương tác qua lại
giữa các quá trình trong xã hội làm phát sinh tội phạm. Nguyên nhân của tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thường là những mâu thuẫn,
xung đột, ưa bạo lực, thích thể hiện, thiếu kiềm chế, thiếu kiểm soát, thói quen, sở
thích lệch lạc như nghiện hút, uống rượu, bia.. cộng với những mâu thuẫn trong
cách cư xử, đối xử của nạn nhân… sẽ làm phát sinh tội phạm CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác. Bất kể sự tương tác nào làm phát sinh tội phạm
đều có bóng dáng của nhân thân, nếu không nghiên cứu nhân thân sẽ không nhận
thức được nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Nguyên nhân chỉ có thể được nhận
thức một cách toàn diện thông qua phân tích làm rõ các đặc điểm nhân thân, giúp
chúng ta tìm hiểu được một cách sâu sắc nhất nguyên nhân của từng hành vi phạm
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, từ đó hiểu được nguyên
nhân của tình hình tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Thứ tư, nghiên cứu nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác sẽ giúp nâng cao hiệu quả các biện pháp giáo dục, cải tạo
người phạm tội, đảm bảo tốt cho PNTP, giúp cho việc đề ra các giải pháp PNTP
một cách hữu hiệu. Làm rõ đặc điểm nhân thân nào cơ bản, phổ biến trong THTP để
có giải pháp phù hợp làm hạn chế hay loại trừ các nguyên nhân cơ bản, chủ yếu làm

phát sinh tội phạm ấy, nhất là chú ý đến tính địa lý học của tội phạm.

14


1.2. Các đặc điểm và dấu hiệu của nhân thân ngƣời phạm tội cố ý gây
thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác
Nhân thân người phạm tội là toàn bộ các dấu hiệu, các đặc điểm thể hiện bản
chất của một con người trong các mối quan hệ xã hội. Tính xã hội luôn gắn với con
người. Tính xã hội ở đây là tính cộng đồng, con người sống trong cộng đồng phải
chịu sự điều chỉnh của pháp luật và sự điều chỉnh của xã hội. Các đặc điểm yêu,
ghét, thói quen, quan điểm sống... được hình thành từ môi trường sống tác động qua
lại với các đặc điểm tâm-sinh lý của con người để hình thành nên các đặc điểm nhân
thân tích cực và đặc điểm nhân thân tiêu cực. Những người có đặc điểm nhân thân
xấu nổi trội thì khả năng phạm tội cao hơn những người có đặc điểm nhân thân tốt
nổi trội. Người có đặc điểm nhân thân xấu không quyết định có phát sinh tội phạm
hay không mà muốn phát sinh tội phạm thì các đặc điểm nhân thân xấu này tác
động qua lại với môi trường để làm phát sinh tội phạm, có nghĩa là tội phạm phát
sinh khi đặc điểm nhân thân tiêu cực gặp môi trường có vấn đề.
Dựa trên lý luận chung về phân loại nhân thân người phạm tội, có thể chia
các đặc điểm nhân thân người phạm tội thành 03 nhóm:
1.2.1. Các đặc điểm mang tính xã hội
- Đặc điểm về độ tuổi: Trong Luật hình sự nói riêng và trong pháp luật nói
chung thì chỉ những hành vi có ý chí và có lý trí mới bị pháp luật điều chỉnh.
Không phải con người sinh ra đã có những đặc điểm nhân thân xấu mà do cả một
quá trình hình thành kể từ khi con người biết nhận thức, nhận thức của con người ở
độ tuổi nhất định mới phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Mỗi độ tuổi khác nhau
thì khả năng nhận thức, hiểu biết xã hội, pháp luật khác nhau; khả năng kiềm chế,
kiểm soát hành vi và cách thức thực hiện tội phạm cũng khác nhau. Nghiên cứu đặc
điểm này giúp chúng ta đánh giá quá trình hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu

cực, vai trò của độ tuổi trong cơ chế hành vi phạm tội; độ tuổi nào phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhiều, làm cơ sở xây dựng
hệ thống các biện pháp đấu tranh và phòng ngừa hiệu quả tình hình loại tội này tại
địa phương. Nghiên cứu đặc điểm độ tuổi giúp ích cho việc sắp xếp thứ tự ưu tiên

15


trong đấu tranh phòng ngừa tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác đối với từng lứa tuổi cho phù hợp. [56, tr.106]. Tác giả chia thành 04 nhóm
tuổi: nhóm dưới 18, từ 18 đến dưới 30, từ 30 đến dưới 45 và từ 45 tuổi trở lên.
- Đặc điểm về giới tính: Đặc điểm này giúp thống kê tội phạm là nam hay
nữ, số người phạm tội nam hay nữ chiếm tỷ lệ cao hơn, sự chênh lệch này có do đặc
điểm tâm-sinh lý của nam và nữ khác nhau. Xác định được ảnh hưởng của giới tính
trong cơ chế thực hiện hành vi phạm tội rất có ý nghĩa trong phòng ngừa THTP nói
chung, tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng.
- Đặc điểm về trình độ học vấn: Trình độ học vấn là một trong những yếu tố
quan trọng phản ánh khả năng nhận thức của người phạm tội khi thực hiện tội
phạm. Trình độ học vấn của con người cao thì mức độ nhận thức, hiểu biết về xã
hội, pháp luật cao và khả năng kiểm soát, kiềm chế hành vi của mình tốt hơn do biết
hành vi xử sự nào là trái pháp luật cần phải tránh thực hiện nên ít dẫn đến phạm tội,
ngược lại người có trình độ học vấn thấp thường đi kèm với trình độ nhận thức và
hiểu biết về pháp luật kém nên khả năng kiềm chế và kiểm soát được hành vi của
mình trong những tình huống cụ thể kém. Nhiều vụ án xảy ra do người phạm tội
thiếu hiểu biết về pháp luật, nhận thức về xã hội còn hạn chế. Về đặc điểm này, tác
giả chia ra thành 4 nhóm: nhóm không biết chữ, nhóm từ phổ thông cơ sở trở
xuống, nhóm phổ thông trung học và nhóm từ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên.
- Đặc điểm về địa vị xã hội và nghề nghiệp: Nghề nghiệp tạo thu nhập, địa
vị và sự ảnh hưởng khác nhau của mỗi người đối với xã hội, là nguyên nhân dẫn
đến nhiều mâu thuẫn trong xã hội. Người có nghề nghiệp ổn định, thu nhập tốt,

cuộc sống đảm bảo sẽ ít bị tác động làm phát sinh các đặc điểm nhân thân tiêu cực.
Người có công việc không ổn định, lao động chân tay nặng nhọc, thu nhập bấp
bênh, địa vị xã hội thấp hoặc không có địa vị xã hội. . .là những yếu tố tác động lớn
đến việc hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của con người. Tác giả phân
thành 02 dạng: nghề nghiệp ổn định và nghề nghiệp không ổn định.
- Đặc điểm hoàn cảnh gia đình: Hoàn cảnh gia đình tác động sâu sắc đến sự
hình thành các đặc điểm nhân thân của người phạm tội. Nghiên cứu hoàn cảnh gia

16


đình người phạm tội ở các khía cạnh: lối sinh hoạt, điều kiện kinh tế, mối quan hệ
giữa các thành viên và những tác động của nó đến người phạm tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cụ thể: gia đình có người thân có thói
quen, sở thích lệch lạc; có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; không hạnh phúc, thường
xuyên cãi, chửi, đánh nhau… Các hoàn cảnh gia đình này trong mối quan hệ với các
yếu tố tiêu cực khác tác động đến việc hình thành các đặc điểm nhân thân xấu của
con người và trong những điều kiện, tình huống thuận lợi sẽ dễ dàng phát sinh hành
vi phạm tội.
- Đặc điểm về nơi cư trú: Mỗi địa phương có những nét đặc trưng riêng về
kinh tế, văn hóa, thói quen, phong tục, truyền thống … ảnh hưởng đến việc hình
thành nhân cách con người cư trú tại địa phương đó. Con người sống tại địa phương
cũng có sẽ có các mối quan hệ xã hội nhất định, vì vậy, việc tìm hiểu các mối quan
hệ xã hội nơi người phạm tội sinh sống và làm việc, các biến động nơi cư trú của họ
giúp cho việc điều tra khám phá tội phạm đạt hiệu quả.
Ngoài ra còn có những đặc điểm khác như: dân tộc, quốc tịch, tôn giáo cũng
có ảnh hưởng một phần đến quá trình hình thành nhân cách con người.
1.2.2. Các đặc điểm về đạo đức – tâm sinh lý
- Quan điểm, thái độ, nhận thức đối với giá trị đạo đức, pháp luật: Giá trị
đạo đức được hình thành ở mỗi cá nhân luôn phụ thuộc vào việc cá nhân ấy được

giáo dục và tiếp nhận những tư tưởng, các chuẩn mực đạo đức đúng đắn của xã hội.
Do môi trường hình thành và phát triển nhân cách của người phạm tội có nhiều
khiếm khuyết, họ không được tiếp nhận một cách đầy đủ, toàn diện các giá trị của
đạo đức tốt đẹp nên có những quan niệm, đánh giá về những giá trị đạo đức xã hội
có sự sai lệch, dễ dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm các quy tắc, chuẩn mực
của xã hội. Một số người do ảnh hưởng của nhân cách, đạo đức xuống cấp đã coi
thường các giá trị đạo đức, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, sẵn
sàng sử dụng sức mạnh, bạo lực để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc
sống, bất chấp đạo đức, pháp luật.

17


- Nhu cầu, sở thích, thói quen: Sở thích mỗi người rất đa dạng, những sở
thích được đáp ứng thường xuyên, lặp đi lặp lại tạo thành những thói quen. Nghiên
cứu đặc điểm này của người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, thấy rằng, đa số họ có những thói quen xấu như thích uống rượu, bia,
thích tụ tập gây sự đánh nhau, nghiện chơi games hoặc xem phim bạo lực, thích thể
hiện, ưa bạo lực, hung hăng, côn đồ, lối sống ích kỉ, sỹ diện, dễ bị kích động.
- Động cơ, mục đích phạm tội: Động cơ và mục đích của người thực hiện tội
phạm được quyết định bởi các nhu cầu và lợi ích của họ [59, tr.149]. Chính những
nhu cầu sở thích, thói quen xấu đã tạo thành động cơ, mục đích phạm tội. Nghiên
cứu động cơ, mục đích phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
giúp làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ án để xây dựng giải pháp phòng ngừa phù hợp.
1.2.3. Nhóm đặc điểm pháp lý hình sự
Nhóm đặc điểm pháp lý hình sự bao gồm: tiền án, tiền sự; phạm tội nhiều
lần, tái phạm nguy hiểm,...[36, tr.199]. Những đặc điểm trên có ý nghĩa trong việc
định tội, định khung và quyết định hình phạt. Trong đó dấu hiệu về tiền án, tiền sự
là những dấu hiệu thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe
của người khác. Nghiên cứu đặc điểm pháp lý hình sự của nhân thân giúp đánh giá

vụ án chính xác, khách quan và toàn diện, từ đó có cơ sở đề ra các giải pháp phòng
ngừa tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đạt hiệu quả cao.
1.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân
ngƣời phạm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác.
1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường sống
- Môi trường gia đình: là môi trường quan trọng nhất tác động đến sự hình
thành các đặc điểm nhân thân con người. Hoàn cảnh gia đình và sự thay đổi của
hoàn cảnh đó ở người phạm tội cũng ảnh hưởng đến sự hình thành các đặc điểm
nhân thân, và ở một mức độ nhất định chúng cũng ảnh hưởng đến tính định hướng
và tính bền vững của hành vi phạm tội [62, tr.145]. Có rất nhiều yếu tố tiêu cực từ
môi trường gia đình tác động làm hình thành các đặc điểm nhân thân xấu của người
phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác, cụ thể:

18


×