Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập lớn môn tâm lý học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.18 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
Giáo dục xuất hiện cùng với loài người và tồn tại, phát triển cùng với loài
người.V.I.Lênin gọi giáo dục là một phạm trù vĩnh cửu. Con người lớn lên và
trưởng thành qua quá trình tiếp nhận và thẩm thấu các tri thức văn hóa, xây dựng
kỹ năng, biến thành phẩm chất Người của mình trước hết bằng con đường giáo
dục và tự giáo dục. Vì vậy, yếu tố giáo dục có một vai trò chủ đạo, then chốt
trong việc hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi con người. Trên cơ sở đó,
em xin chọn đề bài số 13: “Phân tích vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình
thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn” nhằm đem đến một góc nhìn về
vấn đề này.

NỘI DUNG
I1-

Một số khái niệm cơ bản
Con người

Con người là một khái niệm rất rộng. Tuy nhiên, trong khoa học xã hội,
một khái niệm con người được thừa nhận rộng rãi là: Con người là một thực thể
sinh học - xã hội
2-

Nhân cách

Hiện nay có nhiều định nghĩa về nhân cách nhưng nhìn chung, nhân cách
thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với


thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Theo đó, “Nhân cách là tổ hợp
những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội
của người ấy”.
Các thuộc tính tâm lý ở đây chính là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn
định, kể cả phần sống động và tiềm tàng (nét, thói, tính tình…) có tính quy luật
chứ không xuất hiện một cách ngẫu nhiên.Hơn nữa, các thuộc tính tâm lý này có
2


mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động nhau làm thành một hệ thống, một cấu
trúc nhất định. Trong những thuộc tính, hệ thống này có những cái chung từ xã
hội, từ giai cấp, tập thể song những cái chung này đã trở thành những cái riêng ở
từng người về cả nội dung và hình thức, không giống với tổ hợp khác của bất kỳ
người nào khác. Các thuộc tính biểu hiện ra ở những việc làm, các hành vi,
những hoạt động, hành động phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá.
* Đặc điểm của nhân cách
Tính ổn định của nhân cách: nhân cách con người là quá trình hình thành
từ từ, nhân cách là tổ hợp các thuộc tính ổn định, tiềm tàng của cá nhân, nó khó
hình thành mà cũng khó mất đi
Tính thống nhất của nhân cách: thống nhất giữa việc nói va việc làm, giữa
ý thức và hành động, giữa đức và tài.
Tính tích cực của nhân cách: Tính tích cực của nhân cách biểu hiện rõ
trong quá trình thoả mãn các nhu cầu của nó nhờ vào các công cụ, nhờ lao động
để con người có thể biến đổi, sáng tạo ra các đối tượng làm nó phù hợp với nhu
cầu của bản thân.
Tính giao tiếp của nhân cách: Nhân cách chỉ có thể hình thành và tồn tại,
phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ với những nhân
cách khác. Trong khi đó, giao tiếp lại là sản phẩm của xã hôi.Chỉ thông qua giao
tiếp, con người mói có thể lĩnh hội được những chuẩn mực đạo đức và hệ thống
những giá trị xã hộ icũng như được nhìn nhận và đánh giá và đóng góp giá trị

nhân cách của mình cho xã hội.
3-

Nhân tố giáo dục

3


Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ
vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.
Giáo dục trong tâm lý học được hiểu như là quá trình tác động có ý thức, có
mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng. đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ
em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường.
Giáo dục còn có nghĩa rộng hơn đó là giáo dục bao gồm cả việc dạy học
cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác, trực tiếp hoặc gián tiếp trong lớp
và ngoài lớp, trong trường và ngoài trường, trong gia đình và ngoài xã hội.
II-

Vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách

Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
của thế hệ trẻ được thể hiện ở những điểm sau đây:
-

Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học
sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo chiều
hướng đó:
+ Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học,
+


trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể.
Xác định nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa
chọn phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục
đích giáo dục, phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ

+
+

thể.
Tổ chức các hoạt động, giao lưu.
Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục...

Ví dụ: Nhờ có giáo dục, học sinh biết mình cần phải lễ phép với ông, bà
cha, mẹ, kính trọng thầy, cô giáo, yêu thương anh, chị, em, quý mến bạn bè, có
lòng thương người, chăm ngoan học giỏi…

4


Sự định hướng của giáo dục không chỉ thích ứng với những yêu cầu của xã
hội hiện tại mà còn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để thúc
đẩy sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát triển.
Muốn đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về gia
tốc phát triển của xã hội, thiết kế nên mô hình nhân cách của con người thời đại
với hệ thống định hướng giá trị tương ứng.
-

Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi
trường tự nhiên không thể đem lại được. Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn

thiện của các giác quan và vận động cơ thể.
Ví dụ như việc đọc chữ thì phải học trong khi với một đứa trẻ bình thương
trong điều kiện bình thường thì đến một giai đoạn nhất định sẽ biết nói.
Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy
năng khiếu thành năng lực cụ thể.
Ví dụ như một đứa trẻ có năng khiếu hội họa. Năng khiếu này sẽ được phát
triển từ tư chất lên đến những bậc cao hơn thông qua hoạt động giáo dục.

-

Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người
Ví dụ bằng những phương pháp giáo dục đặc biệt trẻ em và người lớn bị
khuyết tật (như câm, mù, điếc...) có thể được phục hồi những chức năng đã mất,
hoặc có thể phát triển tài năng và trí tuệ một cách bình thường. Trường hợp của
Helen Keller là một ví dụ. Sau một trận ốm nặng khi còn bé bà đã bị mù, câm và
điếc. Nhưng nhờ sự chỉ bảo dạy dỗ của cô giáo Ann Sullivan mà Helen đã đọc
được chữ nổi, tốt nghiệp loại ưu trường Havard danh giá.

-

Giáo dục cũng có thể uốn nắn các phẩm chất tâm lý xấu do tác động của môi
trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo đúng hướng mong muốn
5


của xã hội, ví dụ như trong trường hợp giáo dục trẻ em hư hoặc người phạm
pháp.
Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý
thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh
thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.

Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh
tế - xã hội, chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của giáo
dục.
Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia
đình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên
những tác động lành mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người. Hiện
nay công tác giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân
chủ, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối
với học sinh, cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến
bộ.
-

Giáo dục có thể đi trước hiện thực bằng cách đào tạo con người trở thành một
người có nhân cách, trình độ như thế nào để xây dựng, cải tạo và phát triển xã
hội theo một mục tiêu đã đề ra từ trước trong khi sự tác động tự phát xã hội chỉ
ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Chẳng hạn như mục tiêu giáo
dục của nước ta là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đây chính là tính

-

chất tiên tiến của giáo dục.
Các công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học đã chỉ ra sự phát triển
tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong điều kiện của dạy học
và giáo dục. Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và
phát triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy sự hình thành và phát triển theo
6


hướng đó. Còn cá nhân học sinh có phát triển theo hướng đó hay không, đến
mức độ nào thì giáo dục không thể quyết định trực tiếp được.

Ví dụ: Cùng được giáo dục trong một môi trường giống nhau, điều kiện học
tập như nhau nhưng có người thì thành đạt, có người lại thất bại trong cuộc
sống, có người trở thành người tốt nhưng cũng có người lại trở thành kẻ xấu.
Như vậy, giáo dục cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,
mặt khác hình thành trong nhân cách của họ những phẩm chất tâm lý cần thiết
theo yêu cầu cảu sự phát triển của xã hội. Sản phẩm văn hóa của loài người có
thể biến thành tài sản tinh thần của nhân cách nhờ hoạt động dạy học và giáo
dục.Trong xã hội hiện nay, gia đình, nhà trường và xã hội có thể đạt đến một sự
thống nhất cao hơn trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
III1-

Liên hệ thực tiễn
Một số đặc điểm của việc giáo dục nhân cách của nước ta trong giai
đoạn hiện nay

Ở từng thời kỳ, việc giáo dục nhân cách con người lại có những đặc điểm
riêng để phù hợp với sự phát triển của xã hội đó. Trong thời kỳ hội nhập toàn
cầu thế kỷ XXI hiện nay, việc giáo dục nhân cách của nước ta mang những đặc
điểm như sau:
Thứ nhất, yếu tố giáo dục tác động đến nhân cách là một quá trình lâu dài
bắt đầu từ khi con người được sinh ra và vẫn còn tiếp tục ngay cả khi nhân cách
đã tương đối ổn định, diễn ra ở mọi nơi: từ gia đình, trường lớp, bạn bè và trong
cả xã hội. Đây là đặc điểm vốn có từ ngàn đời nay của việc giáo dục nhân cách
con người.Gia đình luôn là môi trường giáo dục đầu tiên của con trẻ. Những lời
răn dạy của người lớn, việc bắt chước những cử chỉ hành động, lời ăn tiếng nói
của người lớn trong gia đình sẽ tạo thành những bước đầu tiên trong quá trình
7


phát triển nhân cách của mỗi con người. Khi lớn hơn, trẻ được tiếp xúc với

trường lớp, với thầy cô, bạn bè. Những kiến thức được giảng dạy ở nhà trường,
lời dạy của thầy cô, sự tiếp xúc và giao tiếp với các bạn cùng lứa có ảnh hưởng
rất lớn đến nhân cách của con người vì giai đoạn học phổ thông là giai đoạn phát
triển nhân cách chính, định hình cơ bản nhân cách của mỗi người. Nếu được
giáo dục tốt, tiếp xúc với những tấm gương tốt, con người sẽ có định hướng tốt
cho sự phát triển nhân cách sau này và ngược lại.
Thứ hai, nhân cách thế hệ trẻ nước ta đang giao thoa bởi ba hệ thống quy
luật: Quy luật xây dựng con người mới, quy luật kinh tế thị trường, quy luật kinh
tế tri thức. Giáo dục có thể đi trước hiện thực bằng cách đào tạo con người trở
thành một người có nhân cách, trình độ như thế nào để xây dựng, cải tạo và phát
triển xã hội theo một mục tiêu đã đề ra từ trước. Mục tiêu giáo dục của nước ta
là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa: là con người sống trong nền kinh
tế thị trường năng động, sáng tạo, nhanh nhạy để bắt kịp với xu hướng của thời
đại, bắt kịp với vốn kiến thức ngày phát triển theo cấp số nhân hàng ngày, hàng
giờ song vẫn giữ được những tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Những sự giao thoa
này thường chúng ta bắt gặp con em có những nét đáng yêu, vừa có những nét
đáng nể qua những cách nghĩ, cách nhìn, cách làm mới mẻ, sáng tạo song lại có
những cư xử khiến người lớn phải phiền lòng. Đó là những hành vi thể hiện cái
tôi, có lối sống thực dụng, sùng bái đồ ngoại, tư tưởng hưởng thụ và ỷ lại; đó là
những vụ bạo lực học đường, những vụ khiến cả xã hội lên án và lo lắng.
Thứ ba, ảnh hưởng từ sự giáo dục đến từ xã hội là không thể không xét
thấy. Một đặc điểm nổi bật là trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, sự
giáo dục đển từ các phương tiện truyền thông đóng một vai trò không hề nhỏ
trong sự phát triển nhân cách. Những bộ phim, hoạt hình, chương trình ca nhạc
giúp trẻ có những khái niệm cơ bản về thiện - ác, phe chính nghĩa sẽ chiến thắng
8


cho đến các tật xấu như lười biếng, ham chơi sẽ chịu hậu quả xấu; ở lứa tuổi lớn
hơn thì những các chương trình, bài báo lại giúp ta có những hiểu biết về thế

giới quanh ta, đem lại cho ta những cái nhìn, sự đánh giá sâu sắc hơn về cách
ứng xử với những người xung quanh, với những sự việc cụ thể từ cách đối diện
với những khó khăn, những vấn đề của cá nhân cho đến vấn đề bình đẳng giới
hay cuộc chạy đua vũ trang ở các nước trên thế giới. Sự bùng nổ của Internet
cũng giúp ta cập nhật thông tin nhanh hơn với sức chứa thông tin khổng lồ và
được cập nhật, tích lũy từng ngày, điều này đã khiến việc tra cứu, tìm kiếm
thông tin phục vụ học tập, giải trí…trở nên vô cùng dễ dàng. Thậm chí kết nối
toàn cầu qua màn hình vi tính khiến thông tin liên lạc trở nên nhanh chóng và
tiện ích hơn rất nhiều.
Song, phương tiện truyền thông cũng là lưỡi dao hai lưỡi: có những loại
hình tính giáo dục nhân cách theo hướng tốt thì cũng có loại ngược lại: những bộ
phim hay các trò chơi trực tuyến mang tính bạo lực có thể khiến người chơi,
người xem trở nên bạo lực, tính tình cục cằn hơn, thậm chí trở nên tàn nhẫn, sẵn
sàng gây gổ, thậm chí là cướp giật, giết người chỉ để lấy tiền chơi game hay chỉ
đơn giản là “như game”. Internet kết nối con người ta qua màn hình nhưng lại
khiến sự giao tiếp một cách trực tiếp bị thu hẹp lại, khiến con người ta ngại giao
tiếp, trở nên rụt rè, nhút nhát…
2-

Một số giải pháp và phương hướng việc giáo dục nhân cách ở nước ta
Thứ nhất, cần kết hợp giáo dục đạo đức trong gia đình với tăng cường công
tác giáo dục trong nhà trường. Giáo dục trong gia đình có tác động đầu tiên và
ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của giới trẻ.Quản lý và giáo
dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa trẻ sinh ra cho
đến khi trưởng thành. Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có
9


nền nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng vẫn có cuộc
sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, môi

trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con
đường vi phạm pháp luật. Một số ý kiến cho rang hiện nay, việc gia đình chỉ
quan trọng điểm số, coi điểm 7, 8 là sự kém cỏi, chỉ khi đứa trẻ đạt điểm 10 thì
cha mẹ mới hài lòng, là tác nhân gây ra những bệnh thành tích sau này cũng như
việc đứa trẻ chỉ coi trọng học hành mà quên đi việc tự rèn luyện đạo đức, rèn
luyện kỹ năng sống.
Việc giáo dục trong môi trường học đường cũng cần được quan tâm.Nhà
trường phải luôn giữ gìn kỷ cương, nền nếp học đường, tạo môi trường học tập
lành mạnh cho học sinh, sinh viên hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Giáo dục cũng được coi là giải pháp mang tính lâu dài và bền vững để tôn vinh
và lưu truyền những giá trị vô giá của những di sản, di tích văn hóa, lịch sử, là
kênh truyền thống có tính hiệu quả cao nhất. Thông qua những hoạt động ngoại
khóa, những chương trình lồng ghép trong các môn học, dần dần đưa những giá
trị cốt lõi, hồn dân tộc đến từng người chủ tương lai của đất nước.
Thứ hai, cần phát triển hơn nữa ngành khoa học tâm lý giáo dục để có thể
giúp mọi người, đặc biệt là giới trẻ có định hướng đúng đắn, tiếp thu có chọn lọc
trong môi trường hội nhập như hiẹn nay. GS. VS. Phạm Minh Hạc, một chuyên
gia Tâm lý học đã cho rằng, nhu cầu tư vấn tâm lý ngày càng nhiều, chính vì vậy
để đến lúc giải quyết một cách căn bản từ nhà đào tạo, các nhà tâm lý cần giúp
các em xây dựng một văn hóa học đường thân thiện hơn, giải quyết các mối
quan hệ con người với con người.PGS. TS. Đặng Quốc Bảo, nguyên Hiệu
trưởng Học viện Quản lý Giáo dục cho biết, trước thách thức của tình trạng bạo
lực học đường, những vấn đề tâm lý giới trẻ khó kiểm soát như hiện nay thì đưa
tâm lý học đường vào trường học là điều cấp bách. Cùng với đó sẽ đưa hoạt
10


động tâm lý nhà trường theo một động thái để vươn tới lý tưởng, xây dựng nhà
trường hiệu quả, nhà trường tư duy, nhà trường thân thiện, nhà trường thông tuệ,
coi nhà trường là tổ biết học hỏi. Phải làm sao ứng dụng khoa học tâm lý giáo

dục là một định hướng xuyên suốt trong xây dựng cũng như triển khai tới từng
cơ sở, từng nhà trường, từng giáo viên, từng cán bộ quản lý để tất cả với một
mục đích là giáo dục học sinh thành người.
Thứ ba, các ngành, các cơ quan chức năng cần kiểm soát tốt các phương
tiện truyền thông đại chúng theo hướng giáo dục mang tính tích cực. Những nội
dung được đăng tải cần được kiểm duyệt chặt chẽ, đặc biệt là trên Internet, báo
chí truyền thông; đặc biệt, cần có một khung giới hạn cụ thể cho những nội dung
bạo lực hay mang tính chất nhạy cảm cho các bộ phim, trò chơi trực tuyến. Tuy
vậy, quan trọng nhất vẫn là nhận thức của người sử dụng các phương tiện này.
Vì vậy, việc nâng cao ý thức trong việc tiếp nhận, chọn lọc thông tin của cộng
đồng thông qua các phong trào, cuộc vận động, các cuộc thi, chương trình trên
truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng theo hướng xây dựng lối
sống lành mạnh, vì cộng đồng, vì xã hội.

KẾT LUẬN
Yếu tố giáo dục đóng một vai trò then chốt trong việc hình thành và phát
triển nhân cách của một con người, từ đó cũng quyết định sự phát triển của toàn
bộ xã hội. Để đạt được mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nền
giáo dục cũng như ngành tâm lý cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống giáo dục để
đào tạo ra những con người có nhân cách, phẩm chất tốt đẹp và tri thức vững
vàng, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb. Công an


2.

nhân dân, Hà Nội, 2013.
Phạm Thị Minh, “Giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh
của cơ chế thị trường”, Tạp chí Tâm lý học, số 7, tháng 7 - 2005.

3. />
hoc-tam-ly-post137219.gd
4. />5. />
cach/17693.ajc
6. />
12



×