Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tâm lý học dành cho sinh viên chuyên nghành GDTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.54 KB, 51 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT & QUỐC PHÒNG

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

“TÂM LÝ HỌC”
(Dành cho sinh viên chuyên nghành GDTC )

Tác giả: Nguyễn Thi Tuyế
n
̣

Năm 2015

1


CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC THỂ DỤCTHỂ THAO

1.1. Giới thiệu khái niệm và một số vấn đề cơ bản của tâm lý học đại
cƣơng
1.1.1.Khái niệm
-Học thuyết phản ánh của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: Tâm lý là sản
phẩm của sự phát triển lâu dài của vật chất. Mọi vật chất đều có thuộc tính phản
ánh. Khi vật chất đã phát triển đến trình độ có sự sống và có tổ chức cao - tức bộ
não con ngƣời thì thuộc tính phản ánh đạt tới hình thức cảm giác, tri giác, tƣ duy ý
thức và lý luận. Theo quan niệm khoa học này thì tâm lý có cơ sở vật chất là não bộ
của con ngƣời - không có não bộ sẽ không có tâm lý. Hay, não bộ là khí quan của
tâm lý, tâm lý chẳng qua là chức năng của não, là sản phẩm của sự tác động qua lại


giữa con ngƣời và thế giới xung quanh thông qua cơ chế hoạt động thần kinh cao
cấp. Nhƣ vậy, nếu não bộ mà không có thế giới khách quan tác động vào giác quan
thì cũng không có tâm lý.
-Những khái niệm cơ bản về hiện tƣợng tâm lý và tâm lý con ngƣời:
+ Hiện tƣợng tâm lý là những hiện tƣợng tinh thần xảy ra trong óc con ngƣời,
gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động, hành động của con ngƣời.
Ví dụ:. Trong hoạt động TD, TT có rất nhiều hiện tƣợng tâm lý nảy sinh nhƣ:
VĐV hồi hộp chờ xuất phát, điều khiển hành động xuất phát khi nghe tín hiệu; ỉo
lắng thất bại, sự đối thủ mạnh, tƣ duy phƣơng án chiến thuật; tri nhớ động tác... Đó
là những hiện tƣợng của tâm lý phản ánh ý thức hoạt động thi đấu thể thao.
+ Tâm lý ngƣời là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, mang chủ thể
và có bản chất xã hội, lịch sử.
Trƣớc hết tâm lý là thuộc tính phản ánh của não bộ, là hình ảnh của thế giới
khách quan trong óc ta. Muốn có tâm lý trƣớc phải có não phát triển bình thƣờng,
các giác quan phải có khả năng làm việc và cuối cùng phải có khách quan tác động.
Ví dụ: Hình ảnh ngƣời giáo viên lên lớp, dụng cụ học tập, sân vận động tác
động vào tri giác và thị giác và nhờ cơ quan phân tích của não ta mới có các hình

2


ảnh trong não và nhận biết đó là thầy giáo, là dụng cụ tập luyện.
+ Tâm lý con ngƣời là thế giới nội tâm của từng cá nhân, mỗi ngƣời có đặc
điểm thần kinh, mức độ nhạy cảm của các giác quan khác nhau nên có cách phản
ánh thực tại của riêng mình.
Ví dụ: trƣớc một sự kiện nào đó ngƣời này có thể hiểu sâu sắc, ngƣời kia lại
rất hời hợt...
+ Tâm lý con ngƣời mang bản chất xã hội, vì thực chất họ là tổng hoà các mối
quan hệ xã hội. Ngoài ra tâm lý con ngƣời còn mang tính chất lịch sử.
Ví dụ: con ngƣời số ng ởcác giaiđoạn lịch sử khác nhau sẽ phản ánh tâm lý

khác nhau, con ngƣời sống thời kỳ bao cấp có tâm lý khác nhiều so với con ngƣời
sống trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trƣờng.
1.1.2. Phân loại hiện tượng tâm lý
Trong đời sống của mỗi ngƣời, hiện tƣợng tâm lý diên ra rất đa dạng, chẳng
hạn: sự nhìn thấy vàphân biệtsựvậtxungquanhtasự hồitƣởng, yêu thƣơng, nhớnhung,
buồn vui, thói quen, nóng tính hay dịu dàng.
+ Nhóm hiện tƣợng thuộc các quá trình tâm lý (Ví dụ: quá trình nhận thức)
Là hiện tƣợng tâm lý diễn ra trong thời gian tƣơng đối ngắn, có nảy sinh, diễn
biến và kết thúc nhằm biến những tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý.
Ví dụ: Muốn có hình ảnh về một bể bơi có thể bơi đƣợc, phải có quá trình tri
giác nhƣ màu nƣớc, đƣờng bơi, bục xuất phát.
Các quá trình tâm lý bao gồm:
-Quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng)
-Quá trình xúc cảm
-Quá trình hành động - ý chí
Quá trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tinh thần, nó xuất hiện nhƣ là một
yêu tố điều chỉnh ban đầu đối với con ngƣời.

3


HIỆN TƢỢNG TÂM LÝ

Quá trình tâm lý

Quá
trình
nhận
thức


Quá
trình
cảm
xúc

Quá
trình
ý
chí

Khí
chất

Trạng thái tâm


Thuộc tính tâm lý cá
nhân

Tính
cách

Năng
lực

Xu
hƣớng

Ức
chế


Mệt
mỏi

Lo
lắng

Căng
thẳng
tâm lý
quá
mức

+ Nhóm hiện tƣợng thuộc các trạng thái tâm lý là những hiện tƣợng tâm lý
luôn đỉ kèm theo các hiện tƣợng tâm lý khác, nó giữ vai trò làm nền tảng cho quá
trình tâmlý và thuộc tính tằm lý diễn biến hoặc biểu hiện ra một cách nhất định.
Trạng thái tâmlý không có một hiện tƣợng tâm lý độc lập mà đi kèm theo quá trình
tâm lý.
Ví dụ: khi nghe giáo viên giảng bài xuất hiện trạng thái chú ý, khi học nhảy cao
thấy chiếc xà cao xuất hiện trạng thái lo sợ.
Trạng thái tâm lý bao gồm: Ức chế, mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng quá mức.
+ Nhóm thiện tƣợng thuộc tính tâm lý là những hiện tƣợng tâm lý lặp đi lặp lạimột
cách thƣờng xuyên trong những điều kiện nhất định (điều kiện sống và hoạtđộng)
và trở thành đặc trƣng cho mỗi ngƣời, để phân biệt ngƣời nầy với ngƣời khác.
Baogồm: khí chất, tính cách, năng lực, nhu cầu, động cơ.
Hoạt động TD,TT là lĩnh vực hoạt động mà ở đó cả ba loại hiện tƣợng tâm lý
trên đều thể hiện xuyên suốt và quyết định chất lƣợng hoạt động. Hoạt động TD,TT
đòi hỏi sự cảm thụ tinh tế trong điều khiển vận động. Vì vậy quá trình cảm giác thị
giác, cảm giác vận động cổ, thính giác, tiền đình là vô cùng quan trọng. Sự cảm thụ
vận động tinh tế, chính xác, phản ứng nhanh, tự tin, điều khiển vận động chuẩn xác

trong mọi trạng huống bao giờ cũng là nhiệm vụ chuẩn bị tâm lý quan trọng cho
ngƣời tập luyện TD, TT.
1.2.Tâm lý học TDTT là một lĩnh vực chuyên ngành của khoa tâm lý
1.2.1. Tâm lý học TD, TT là một khoa học tâm lý chuyên ngành

4


Tâm lý học TD, TT là một chuyên ngành của khoa học tâm lý gồm: tâm lý
học GDTC và tâm lý học TT.
Hoạt động rèn luyện thân thể để tăng cƣờng sức khoẻ về thể chất, sức khoẻ về
tinh thần và quan hệ xã hội, hoàn thiện và phát triển thể chất cũng nhƣ nâng lực thể
thao là loại hình hoạt động đặc thù của con ngƣời, trong đó tâm lý đóng vai trò hạt
nhân và quyết định thành công và hiệu quả hoạt động.
Thực tiễn hoạt động GDTC và thể thao cũng cho thấy rằng, ngƣời tập luyện
thƣờng gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn về mặt tâm lý nhƣ: sự mệt mỏi, ngại vận
động, vụng về khi thực hiện động tác hoặc những trạng thái xúc động mừng vui và
nỗ lực ý chí rất cao ở ngƣời tập mà ở các loại hình khác không có đƣợc. Nhƣ vậy,
để hoạt động rèn luyện thân thể, phát triển tài năng thể thao diễn ra một cách hào
hứng và có kết quả cao, cần phải có những tác động sƣ phạm hợp lý đê nâng cao
chât lƣợng định hƣớrig, điều khiển và điều chỉnh mọi hành vi, hành động của cá
nhân trong quá trình hoạt động TD, TT.
Lý thuyết hoạt động trong tâm lý học hiện đại cũng cho rằng, hoạt động thể
lực và hoạt động tâm lý luôn thống nhất. Hoạt động TD, TT tuy có tính chất đặc
trƣng là hoạt động thể lực những không thể tách rời đƣợc hoạt động tâm lý hoặc coi
nhẹ vai trò của nó trong tổ chức hoạt động cũng nhƣ trong giảng dạy, giáo dục,
huấn luyện TT. Hoạt động TD, TT của con ngƣời bắt nguồn từ nhu cầu tất yếu
khách quan: tích cực vận động sống của cơ thể ngƣời, tích cực tồn tại và sáng tạo
của nhân cách con ngƣời trong xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động này, ngƣời hoạt
động vừa là chủ thể vừa là khách thể hoạt động. Tập luyện là để tác động lên cơ thể

mình, kết quả hoạt động là để cho mình, hoẻ mạnh. Vì vậy đòi hỏi ở ngƣời tập giác
ngộ vai trò chủ thể sâu sắc.
Dƣới góc độ giáo dục học, ta có thể hiểu hoạt động thể dục, thể thao là lĩnh
vực hoạt động giáo dục nhằm hoàn thiện và phát triển thể trạng và vóc dáng con
ngƣời, kiến tạo họ năng lực tự tin điều khiển vận động tinh tế trên nền thể lực phong
phú và nhân cách sáng tạo. Nhƣ vậy, khi nghiên cứu quy trình sƣ phạm trong lĩnh
vực giáo dục thể chất, huấn luyện thể thao không thể không nghiên cứu các quy luật
về phát triển năng lực này.
1.2.1.1. Tâm lý học giáo dục thể chất
5


* Đối tƣợng
Tâm lý học GDTC là một lĩnh vực của tâm lý học TD, TT và tâm lý học giáo
dục, nghiên cứu những quy luật hình thành và phát triển tâm lý của ngƣời hoạt động
tập luyện trong những điều kiện đặc thù của giáo dục, hoàn thiện thể chất.
Đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý GDTC trƣớc hết là các quy luật biểu hiện
tâm lý của ngƣời tập luyện, đó là chủ thể của các quá trình sƣ phạm GDTC sau đó
là nghiên cứu các đặc điểm tâm lý loại hình hoạt động rèn luyện thân thể cũng nhƣ
các phƣơng tiện chủ yếu để giáo dục thể chất.
*Nhiệm vụ
- Phân tích đặc điểm tâm lý của loại hình hoạt động giáo dục và tự giáo dục,
giáo dƣỡng về thể chất của con ngƣời.
- Nghiên cứu các biểu hiện tâm lý của ngƣời tập và hƣớng dẫn tập luyện, học
tập trong quá trình giáo dục thể chất. Trên cơ sở đó tìm hiểu quy luật tác động tâm
lý để nâng cao tính tích cực của ngƣời tập cũng nhƣ năng lực sƣ phạm làm phát
triển trí tuệ, thể chất, kỹ năng vận động.
*Nội dung nghiên cứu của tâm lý học GDTC
- Những tri thức luận tâm lý của hoạt động GDTC con ngƣời
+ Cấu trúc tâm lý của hành động, thao tác vận động và cơ sở tâm lý của sự

hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động
+ Những cơ sở tâm lý của công tác giảng dạy, giáo dục, huấn luyện
+ Những quy luật tác động tâm lý nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh trong giờ học, giờ tập luyện thể dục thể thao và đặc điểm tâm lý học của
công tác giáo dục toàn diện trong GDTC.
-Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của ngƣời giáo viên thể dục
+ Cấu trúc tâm lý của hoạt động sƣ phạm GDTC; những khó khăn trở ngại
thƣờng gặp trong quan hệ giữa giáo viên và học sinh.
+ Phƣơng pháp nghiên cứu tâm lý học sinh
1.2.1. 2.Tâm lý học thể thao
*Đối tƣợng
-Tâm lý học thế thao là một lĩnh vực khoa học tâm lý chuyên ngành nghiên
cứu các quy luật hoạt động tâm lý của cá nhân VĐV và tập thể đội thể thao trong
6


điều kiện tập luyện, thi đấu.
-Điểm nổi bật của hoạt động thể thao là thi đấu và tham gia thi đấu có kết
quảcao.
-Nghiên cứu đặc thù tâm lý của loại hình hoạt động thể thao và các môn thi
đấuthể thao, cũng nhƣ nghiên cứu yếu tố hoàn cảnh, .môi trƣờng hoạt động của
VĐV,nhóm đội thể thao cũng nhƣ HLV. Trên cơ sở đó tìm kiếm quy luật tác động
tâm lý nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác huấn luyện, đào tạo VĐV
thể thao.
*Nhiệm vụ
Trên cơ sở phân tích đặc điểm tâm lý của loại hình hoạt động thể thao, của
từng môn thể thao hiện đại và thể thao dân tộc, tìm kiếm những quy luật tác động
mang tính chất tâm lý - giáo dục, xã hội - huấn luyện nhằm nâng cao chất lƣợng,
hiệu quả hoạt động tập luyện, chuẩn bị tâm lý thi đấu cho VĐV và đội thể thao.
*Nội dung

-Những tri thức về hoạt động thể thao
-Cơ sở tâm lý của việc giảng dạy và huấn luyện VĐV
-Đặc điểm và yêu cầu nhân cách của VĐV, đội thể thao và HLV
-Hệ thống tri thức tâm lý chung, tâm lý chuyên môn, tâm Iý thi đấu và những
yếu tố tâm lý đảmbảo nhiệm vụ thi đấu của VĐV.
-Nguyên tắc và phƣơng pháp chẩn đoán, dự báo phát triển tài năng thể thao
và ứng dụng nó trong công tác tuyển chọn và xác định trình độ thể thao.
1.2.2. Mối quan hệ giữa tâm lý học TDTT với tâm lý học đại cƣơng và
các lĩnh vực tâm lý khác
Tâm lý học TDTT có liên quan mật thiết với tâm lý học đại cƣơng, tâm lý
học lứa tuổi, tâm lý học xã hội, y học, nghệ thuật và tâm lý học giáo dục.
1.2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu tâm lý học trong hoạt động TD, TT

a.

Phƣơng pháp quan sát
Phƣơng pháp quan sát dùng để thu thập thông tin thông qua hành vi, cử chỉ,
cách nói đƣợc biểụ hiện ra ngoài của đối tƣợng nghiên cứu, xác định nguyên nhân
những biểu hiện đó.
Các yêu cầu khi sử dụng phƣơng pháp quan sát
7


-Quan sát có chủ định những hành vị, cử chỉ, hành động, hoạt động của đối
tƣợng có liên quan tới mục đích.
-Quan sát phải tiến hành thƣờng xuyên, liên tục theo một chƣơng trình, kế
hoạch chặt chẽ để có những kết quả khách quan.
-Quan sát tầm lý học sinh phải tiến hành trong điều kiện tự nhiên của hoạt
động
giảng dạy, huấn luyện.

-Không nên vội vàng và thiếu thận trọng đánh giá phẩm chất

tâm lý học

sinh khi chƣa có cứ liệú và kết quả nghiên cứu nội tâm của họ.
-Quan sát những đặc tính tâm lý xấu của học sinh cần chú ý, tìm hiểu nguyên
nhân chủ quan và khách quan dẫn tới nét tâm lý xấu đó.
-Cần thiết phải làm sáng rõ khuynh hƣớng tiến bộ và phát triển các yếu tố
nhân cách của học sinh.
-Việc quan sát tâm lý học sinh nên tiến hành trong điều kiện sinh hoạt, hoạt
động tập thể, vì ở đó nhân cách mới bộc lộ một cách xác thực.
-Cần phải hiểu ý nghĩ và tình cảm bao giờ cũng là yểu tố thúc đẩy học sinh
hành động tốt hoặc xấu. Vì vậy, khi quan sát tâm lý học sinh cần tiết phải làm sáng
tỏ động cơ hành động của chủ thể.
b.Phƣơng pháp đàm thoại
Đó là đặt rất những câu hỏi cho đối tƣợng và dựa vào trả lời của họ để trao
đổi hỏi thêm nhằm thu nhập những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu. Qua đàm
thoại có thể hiểu đƣợc tâm trạng, cảm xúc, tính cách, khí chất, hứng thú và năng lực
của con ngƣời.
Có thể đàm thoại trực tiếp hoặc gián tiếp, tuỳ sự liên quan của đối tƣợng với
điều cần biết. Có thể hỏi thăng hay hỏi đƣờng vòng để nghiên cứu đối tƣợng
Muốn đàm thoại thu đƣợc tài liệu tốt, nên:
-Xác định rõ mục đích, yêu cầu hiện tƣợng tâm lý để đàm thoại đi đúng
phƣơng hƣớng nghiên cứu, tránh lan man.
-Trƣớc khi đàm thoại nên tìm hiểu đầy đủ đặc điểm tâm lý của đối tƣợng.
-Phải chủ động dẫn đắt câu chuyện đến chỗ cần tìm hiểu.
-Tránh lối đặt câu hỏi sẵn kiểu vấn đáp, tránh những câu hỏi có thể dẫn đối
8



tƣợng đến chỗ trả lời máy móc có hoặc không.
-Làm cho câu chuyện mang sắc thái tranh luận khi cần thiết
c. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Qua nghiên cứu sản phẩm hoạt động nhàn ghiên cứu có thể biết đƣợc mức
độ hiểu một vấn đề cách suy nghĩ, xúc cảm, kỹ năng, kỹ xảo, tài nghệ và sở thích.
Muốn sử dụng tốt phƣơng pháp này ngƣời nghiên cứu cần:
-Tìm cách „„dựng lại” càng đầy đủ càng tốt quá trình hoạt động đƣa đến sản
phẩm nghiên cứu.
-Tìm cách “phụ hiện” lại toàn cảnh trong đó sản phẩm đƣợc làm ra bằng đàm
thoại với đối tƣợng nghiên cứu.
d. Phƣơng pháp Ankét
Đó là phƣơng pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối
tƣợng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Có
thể trả lời viết nhƣng cũng có thể trả lời miệng và có ngƣời ghi lại.
Có thể điều tra thăm dò chung hoặc điều tra chuyên đề để đi sâu vào một số
khía cạnh. Câu hỏi dùng để kiểm tra có thể là câu hỏi đóng, tức là có nhiều đáp án
để đối tƣợng chọn một hay hai cũng có thể là câu hỏi mở để họ tự do trả lời.
Dùng phƣơng pháp này có thể trong một thời gian ngắn thu thập đƣợc ý kiến
của rất nhiều ngƣời nhƣng là ý kiến chủ quan. Để có tƣ liệu tƣơng đối chính xác,
cần soạn kỹ bản hƣớng dẫn điều tra viên, vì nếu ngƣỡng ngƣời này phổ biến một
cách tuỳ tiện thì kết quả nghiên cứu không cao.
e. Phƣơng pháp thực nghiệm
Thực nghiệm tâm lý là công cụ để tìm tòi những hiện tƣợng tâml ý mới. Đây
là phƣơng pháp thu thập các cứ liệu để kết luận khoa học có tính khách quan. Đặc
điểm cơ bản của phƣơng pháp này là ngƣời nghiên cứu tạo ra trạng huống để những
hiện tƣợng tâm lý của đối tƣợng nghiên cứu xuất hiện một cách khách quan và tự
nhiên.
Để có kết luận khoa học về vấn đề nghiên cứu cần thiết phải đo đạc,thực
nghiệm nhiều lần và trong điều kiện trạng huống khác nhau.
Thực nghiệm để nghiên cứu tâm lý TD, TT có thể tiến hành trong điều kiện

tự nhiên hoặc trong phòng thí nghệm.
9


Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên của việc giảng dạy là phƣơng pháp hay
dùng trong nghiên cứu tâm lý giáo dục và tâm lý TD,TT. Ví dụ: Thông qua giờ
giảng trên lớp có thể nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh, tổ chức một trò
chơi vận động có thể đo đạc những chỉ số về mức độ xúc động.
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm đƣợc tiến hành nhờ các phƣơng tiện
máy móc, dụng cụ nghiên cứu.
f. Phƣơng pháp trắc nghiệm tâm lý (test)
Test là những bài tập thử nghiệm đƣợc thực hiện trong điều kiện quy định
chặt chẽ để qua đó đo đạc một số biểu hiện tâm lý trong hoạt động của cá nhân.
Ví dụ: nhờ thực hiện các bài tập thử nghiệm tâm lý ngƣời nghiên cứu có thể
khẳng định có hay không khả năng, kỹ năng, kỹ xảo của một VĐV. Test tâm lý
cũng cho phép nhà nghiên cứu khảo sát sự phù hợp hay không thuộc tính tâm lý
của cá nhân với một loại hoạt động. Chẳng hạn test phản xạ phức hợp có thể cho
biểt khả năng phối hợp vận động của VĐV.
Ngoài các phƣơng pháp trên, hiện nay khi nghiên cứu về tâm lý học TD,TT
cần sử dụng phối hợp với một số phƣơng pháp chuyên biệt sau:
+ Các phƣơng pháp nghiên cứu về cảm giác, tri giác vận động
-Đo cảm giác thời gian bằng cách đánh dấu trên giấy theo khoảng 10 giây
trong thời gian 1 phút.
-Đo cảm giác trƣơng lực cơ bằng bóp lực kể tay theo mức độ quy định của
thử nghiệm.
-Đo phản xạ vận động đơn và phản xạ phức dƣới tác động của tín hiệu âm
thanh, ánh sáng hoặc màu sắc để phân loại hình thần kinh.
-Đo mức độ chuẩn xác của cảm giác và trí tuệ vận động bằng phản ứng lựa
chọn tín hiệu luôn thay đổi hoặc di động.
-Đo trí nhớ thị giác và trí nhớ thao tác bằng phƣơng pháp ghi nhớ màu sắc

hoặc biểu hình mẫu trong bảng quan sát khi không xuất hiện lại vật ghi nhớ và
phƣơng pháp đọc và cộng các dãy số trong khoảng thời gian quy định.
+Các phƣơng pháp nghiên cứu ý chí và xúc động trong hoạt động TDTT.
+Các phƣơng pháp nghiên cứu tâm lý hoạt động tập thể trong hoạt động
TDTT: đánh giá và lựa chọn ngƣời cung hoạt động để khảo sát các yếu tố ăn ý,
10


đồng cảm, uy tín và vai trò đầu đàn trong hoạt động chuyên môn của đội thể thao.
1.2.4.Vai trò và nhiệm vụ của môn tâm lý học TDTT trong chƣơng trình
đào tạo giáo viên TDTT
1.2.4.1.Vai trò
-Tâm lý học TDTT có vai trò quan trọng trong đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm
GDTC. Nhƣ GS, viện sĩ Phạm Minh Hạc đã nói: “Mỗi một lý thuyết giáo dục hay
mộtphƣơng pháp giảng dạy đều phải có cơ sở tâm lý học của nó”. GDTC cho học
sinh thuộc lĩnh vực đào tạo con ngƣời, vì vậy không thể tiến hành thiếu cơ sở tâm
lý học chuyên ngành đƣợc. Chỉ có vận dụng phƣơng pháp tiếp cận hoạt động tâm
lý và thể chất thì công việc GDTC mới đạt mục đích mong muốn. Trên thực tế,
tâm lý học đã trở thành một bộ phận lý luận nghiệp vụ sƣ phạm GDTC. Nhờ đƣợc
trang bị kiến thức tâm lý học chuyên ngành, giáo viên sẽ lựa chọn nội dung,
phƣơng pháp tổ chức hoạt động sƣ phạm một cách đúng đắn và có hiệu quả.
-Lƣợng vận động tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và các cơ quan chức năng của
cơ thể và luôn có tác động hai mặt. Nếu lƣợng vận động phù hợp với khả năng chịu
đựng của cơ thể học sinh sẽ nâng cao năng lực vận động. Ngƣợclại quá sức sẽ gây
mệt mỏi hoặc tổn thƣơng đến việc phát triển sức khoẻ. Vì vậy khoa học tâm lý
giúp giáo viên TDTT nắm đƣợc đặc điểm tâm lý của học sinh trên cơ sở đó lựa
chọn con đƣờng tiếp cận học sinh một cách hợp lý.
-Trong quá trình giáo dục trí tuệ, đạo đức, tình cảm cũng nhƣ thể chất của
học sinh các yêu tố thông hiểu, thân thiết, đồng cảm, thân ái lẫn nhau giữa giáo
viên và học sinh luôn là chìa khoá thành công của mọi hoạt động giáo dục, giảng

dạy.
1.2.4.2.Nhiệm vụ
-Góp phần hình thành thế giới quan và nhân cách ngƣời giáo viên TDTT
tƣơnglai.
-Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về phƣơng pháp luận khoa
học tâm lý chuyên ngành, về quy luật diễn biến tâm lý, sự biến đổi của các hiện
tƣợng tâm lý, hình thành phẩm chất và năng lực tâm lý đảm bảo cho hoạt động
TDTT có kết quả.
-Hình thành ở sinh viên kỹ năng phân tích và xử lý các trạng huống sƣ phạm
11


do nguyên nhân tâm lý gây nên trong quá trình giảng dạy, giáo dục.
- Góp phần hình thành năng lực sáng tạo nghề nghiệp sƣ phạm GDTC.
1.3. Những đặc điểm tâm lý của hoạt động GDTC
1.3.1.Khái niệm về hoạt động rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực con người
Hoạt động rèn luyện sức khoẻ, thể chất không chỉ bị chi phối bởi quy luật
hoạt động chung của con ngƣời mà còn bị chi phối bởi những quy luật chuyên môn
đặc thù của nó. Vậy hiểu thế nào là hoạt động rèn luyện sức khoẻ, thể chất? Hoạt
động rèn ỉuyện thân thể, tăng cường sức khoẻ là hoạt động nhằm hoàn thiện, phát
triển chất lượng hoạt động tâml lý, thể lực và kỹ năng vận động của học sinh.
1.3.2.Đặc điểm
-Hoạt động GDTC tăng cƣờng sức khoẻ là một trong những loại hoạt động
tự ý thức cao. Nếu không tự ý thức đƣợc sức khoẻ, phát triển thể chất là hạnh phúc
của cuộc sống, là động lực của mọi hoạt động sáng tạo của nhân cách thì con ngƣời
không thể thực thi thƣờng xuyên những lƣợng vận động nặng nhọc để có thể củng
cố, tăng cƣờng sức khoẻ và hoàn thiện, phát triển thể chất toàn diện.
-Hoạt động rèn luyện sức khoẻ, thể chất nhằm 3 mục đích chủ yếu có liên
quan tới sự hoàn thiện và phát triển mặt sinh học và mặt xã hội của nhân cách. Đó
là:

+ Hoàn thiện, phát triển chất lƣợng về hình thái và thể trạng của cơ thể
+ Phát triển, hoàn thiện các quá trình tâm lý trong vận động thể lực cũng nhƣ
nâng cao hoạt tính và năng lực tâm lý trong hoạt động nói chung của con ngƣời.
+ Góp phần hình thành con ngƣời phát triển toàn diện để học tập, lao động,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có hiệu quả.
-Đối tƣợng hoạt động của GDTC là học sinh, sinh viên trong tất cả các
trƣờng học. Nội dung hoạt động GDTC mang tính thống nhất, toàn diện kết hợp tự
nguyện với bắt buộc trên toàn quốc.
-Trong GDTC cũng có hoạt động thi đấu nhƣng định hƣớng mục đích thi đấu
là để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả học tập, tập luyện là chủ yếu.
-Để tiến hành có kết quả công tác GDTC học sinh, ngoài yếu tố con ngƣời
còn phải đảm bảo về cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện cũng nhƣ công cụ đo
lƣờng thể thao, vấn đề vệ sinh môi trƣờng tập luyện và các yếu tố sinh học cơ thể
12


nhất định.
1.4. Những đặc điểm tâm lý của hoạt động thể thao
1.4.1.Khái niệm
Hoạt động thể thaolà loại hình hoạt động đặc thù có tính chất sáng tạo của
con ngƣời nhằm thoả mãn nhu cầu, sở thích cá nhân và hƣớng tới sự kiệt xuất về
thành thích kỷ lục thể thao của bản thân và đất nƣớc.
1.4.2.Ý nghĩa xã hội của hoạt động thể thao
-Hoạt động thể thao quần chúng cũng nhƣ thể thao thành tích cao đều giáo
dục hoàn thiện con ngƣời phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách để xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.
-Thi đấu thể thao không những là đua trƣờng mà còn là nơi hội tụ giao tiếp
của VĐV thể thao với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, cao thƣợng, cùng phấn đấu cho
hoà bình và hạnh phúc cũng nhƣ tầm cao của năng lực sáng tạo của con ngƣời.
-Hoạt động sẽ tạo ra một hệ thống lý luận và phƣơng pháp làm cho con ngƣời

khoẻ mạnh, phát triển về vóc dáng và thể trạng, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và xã
hội; sử dụng các yếu tố thiên nhiên và xã hội để tăng cƣờng sức khoẻ cũng nhƣ nghỉ
ngơi tích cực và nâng cao sức sống tích cực của mình.
- Hoạt động thể thao để giao lƣu quốc tế, thực hiện chủ trƣơng hội nhập thế
giới theo đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Chính phủ.
-Trong điều kiện mở rộng hình thức chuyên nghiệp hoá một số môn thể thao
và thực hiện chủ trƣơng phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa có sự điều tiết của Nhà nƣớc, hoạt động thể thao ở nƣớc ta còn có ý nghĩa về
kinh tế. Hoạt động thể thao phải mang lại lợi ích kinh tế dƣới hình thức góp phần
tạo nguồn lực lao động có đủ sức khoẻ và ý chí để hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế
và xã hội; mở rộng dịch vụ hoạt động thể thao với nhiều phƣơng thức để mang lại
nguồn thu tài chính cho đất nƣớc.
1.4.3.Mục đích, động cơ của hoạt động thể thao
1.4.3.1. mục đích
Để xác định mục đích của hoạt động thể thao, chúng ta phải xuất phát từ nhu
cầu giáo dục con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa phong phú về mặt tinh thần, trong
sạch về đạo đức và hoàn thiện về thể chất. Do vậy, mục đích của hoạt động thể thao
13


là giúp cơ thể phát triển cân đối, hài hoà giữa thể chất và tinh thần, góp phần hình
thành nhân cách con ngƣời phát triển toàn diện.
Nhƣ vậy, những yêu cầu trong định hƣớng tƣ tƣởng của Đảng và thể dục, thể
thaochính là mục đích của hoạt động thể thao. Những yêu cầu đó đƣợc mỗi công
dân nhận thức sâu sắc và trở thành nhu cầu của bản thân họ. Tuy nhiên, mỗi giai
đoạn của cuộc cách mạng mục đích đó đƣợc cụ thể hoá thành mục tiêu phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế; văn hoá, xã hội của đất nƣớc.
Những mục đích đó luôn luôn đƣợc cụ thể hoá trong từng môn thể thao, trong
việc đặt kế hoạch huấn luyện và tham gia từng cuộc thi đấu. Mục đích này sẽ điều
chỉnh mọi hoạt động thể thao của cá nhân và xã hội.

1 . 4 . 3 . 2 . Động cơ
Động cơ hoạt động thể thao là một mặt ý thức của VĐV phản ánh tƣ tƣởng,
tình cảm, thúc đẩy VĐV tích cực tậpluyện thể thao.
Có 2 loại động cơ: Động cơ trực tiếp và động cơ giántiếp.
+ Động cơ trực tiếp: là suy nghỉ, rung cảm xuất hiện ở VĐV, có liên quan
trực tiếp đến hoạt động thể thao (do chính hoạt động thể thao gây nên) đã thúc đẩy
VĐV tích cực tập luyệố thể thao. Hoạt động thể thao do động cơ trực tiếp sau:
-Do cảm giác thoả mãn khi vận động
-Do thích vẻ đẹp, nhịp điệu....
-Do thích thể hiện lòng can đảm, dũng cảm khi thực hiện các động tác khó và
nguy hiểm.
-Do thích đạt thành tích cao
+ Động cơ gián tiếp: là những suy nghĩ (rung cảm) xuất hiện ở VĐV do yếu
tố bên ngoài hoạt động thể thao gây nên đã thúc đẩy VĐV tích cực hoạt động thể
thao.
Các động cơ gián tiếp của hoạt động thể thao:
-Do nhận thức đƣợc tác dụng của hoạt động thể thao với sức khoẻ
-Do nhận thức đƣợc tác dụng của thể thao trong việc chuẩn bị cho con ngƣời
để chủận bị tốt cho các hoạt động xã hội khác.
-Do nghĩa vụ phải tập luyện (nhƣ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể)
-Do điều kiện môi trƣờng thuận lợi trong việc tập luyện môn thể thao nào đó
14


(VD: gần sông thì biết bơi)

.

-Do nhu cầu vật chất thực dụng (bằng cấp, vị trí..)
-Phụ thuộc vào mức độ thu nhập kinh tế thông qua tập luyện vả thi đấu (thu

nhập cao mới tập)
-Do nhận thức đƣợc ý nghĩa xã hội của hoạt động thể thao đối với bản thân
(VD: tập thể thaó vì màu cờ sắc áo, vì truyền thống thể thao của tập thể và của đất
nƣớc).
1.4.4. Đặc điểm tâm lý của hoạt động thể thao
-Trong hoạt động thể thao, ngƣời VĐV vừa là chủ thể vừa là khách thể hoạt
động. Tích cực hoạt động của VĐV là nhằm thoả mãn hoài bão đạt thành tích cao
trong đua tài thể thao của bản thân.
-Thể hiện tính tích cực vận động cơ thể một cách có ý thức, có tổ chức chặt
chẽ và có tính chuyên sâu, chuyên biệt cao.
-Thi đấu- đua tài thể thao là yếu tố nền tảng của hoạt động thể thao. Vì vậy,
hoạt động thể thao mang tính chất đua tranh quyết liệt để giành chiến thắng.
-Hoạt động thể thao luôn xảy ra trong điều kiện căng thẳng tâm lýdo đòi hỏi
cao và nỗ lực tâm lý trong hoạt động.
-Hoạt động thể thao thuộc loại hình hoạt động sáng tạo. Khi tiếp cận thành
tƣu thể thao, VĐV và đội thể thao, HLV và các nhà khoa học cso liên quan luôn
phải nghiên cứu các con đƣờng tối ƣu để vƣợt lên trên mức khả năng hoạt động thể
thao hiện có để giành chiến thắng.
-Hoạt động thể thao gây xúc cảm, xúc động mãnh liệt đối với tâm lý con
ngƣời. Các kích thích thắng thua, thành công hay thất bại, vinh quang hay cay đắng
là nguyên nhân gây nên xúc cảm buồn vui cũng nhƣ xúc động sung sƣớng hoặ đau
khổ ở ngƣời VĐV và HLV thể thao tới mức mãnh liệt.
-Hoạt động thể thao đòi hỏi sự hứng thú và động cơ hoạt động bền vững, lâu
dài. Vì thể thao luôn đòi hỏi nhanh hơn, mạnh hơn, cao hơn và xa hơn.
-Hoạt động thể thao đòi hỏi mức độ nỗ lực thể lực và tâm lý cao nhất.
-Sản phẩm của hoạt động thể thao là loại sản phẩm đặc biệt, biểu hiện năng
lực vận động kiệt xuất của con ngƣời. Đó là kết quả tổng hợp về rèn luyện sức
khoẻ, GDTC nhân cách và tâm lý xã hội đổi với con ngƣời trong quá trình tập luyện
15



thể thao.
-Hoạt động thể thao có tính chất nhân văn cao cả và tƣ tƣởng trong sáng nhƣ:
đoàn kết, hữu nghị, trung thực, bình đẳng và tự do sáng tạo.
1.4.5. Cấu trúc tâm lý của hoạt động thế thao
Hoạt động thể thao theo nghĩa rộnịậlà toàn bộ quá trình tập luyện và thi đấu
thể thao, tức là hoạt động thực hiện theo chu kỳ, có hệ thống và trong một thời gian
dài. Đây là cấu trúc vĩ mô về hoạt động của VĐV để đạt thành tích cao trong thi
đấu thể thao. Trong trƣờng hợp này đơn vị cấu trúc hoạt động là tập luyện, thi đấu,
chế độ tập luyện và nghỉ ngơi, hồi phục. Những mục đích nhiệm vụ cụ thể của hành
động này và thành tích thể thao là thành phần quan trọng của cấu trúc tâm lý hoạt
động thể thao. Có thể biểu thị cấu trúc tổng thể của hoạt động thể thao sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC HOẠT
ĐỘNG THỂ THAO

Phƣơng thực
hoạt động

Động cơ xúc
cảm hoạt động
Nh
u
cầu

Mục
đích

Độn
g cơ


BTTC và
bài tập tâm


Kỹ
thuật

Thành quả của
hoạt động

Yế
u tố
sin
h
học

Yếu
tố sƣ
phạm

Yế
u tố

hội
học

Yếu tố
tâm lý
hoạt
động


Chiến
thuật

Tóm lại, hoạt động thể thao không đơn giản là một tổng số các động tác,
hành động phản xạ vận động, mà là kết quả của việc giải quyết nhiệm vụ vận
động, là sản phẩm cụ thể về nỗ lực ý chí của VĐV.Trong thể thao, các sản phẩm
đƣợc đo bằng số điểm, kilôgam, mét, giây. Nhƣ vậy có ý nghĩa là, cấu trúc tâm
lý của hoạt động thể thao bao gồm các kết quả hoạt động của VĐV. Thành tích
thể thao là sản phẩm đặc biệt của hoạt động thể thao, đặc biệt là những thành
tích kỷ lục trong các cuộc thi đấu lớn nhƣ vô địch quốc gia, seagames, vô địch
châu Á và Thế vận hội.
16


CHƢƠNG II
CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC TRONG GIÁO DỤC THẺ CHẤT
2.1.Cấu trúc tâm lý củá động tác vận động thể lực
2.1.1. Đặc điểm chung của bài tập thể chất
Các hoạt động TD, TT luôn gắn bó với các hành vi vận động nhất định.
Những hành vi đó nếu đƣợc tổ chức tƣơng ứng với các quy luật của giáo dục thể
chất thì đƣợc gọi là các bài tập thể chất. Dấu hiệu nổi bật của bài tập thể chất là sự
tƣơng ứng giữa hình thức và nội clung vận động với bản chất của GDTC, với các
quy luật tiến hành việc giáo dục đó. Sự hình thành các BTTC là sự cố gắng của con
ngƣời trong quá trình thoả mãn nhu cầu vận động và phát triển năng lực thể chất.
Các hành vi vận động ngay từ giai đoạn đầu tiên của mình đã đƣợc sáng tạo từ các
thao tác hoạt động lao động, quân sự... Con ngƣời đã tách các hành vi đó khỏi ý
nghĩa lao động, chiến đấu để cấu thành' động tác TD, TT và thực hiện chúng không
để đạt mục đích sản xuất, chiến đấu ma là để thỏa mãn nhu cầu rèn luyện sức khỏe,
thể chất. Các hành vi vận động đó đƣợc xã hội thừa nhận và lƣu truyền lại cho thế

hệ sau bởi vì nó có tính ƣu việt trong việc rèn luyện, hoàn thiện, phát triển thể chất
con ngƣời. Đó chính là cơ sở của sự sáng tạo trong các BTTC và môn thể thao thi
đấu ngày nay.
Các môn thể thao hiện đại và dân tộc về cơ bản luôn luôn gắn liền với BTTC.
Đặc điểm của chúng là tính chuyên mon hóa cao nhàm giải quyết nhiệm vụ GDTC
và thi đấu thể thao. Mặt khác, BTTC còn thúc đẩy cả việc hoàn thiện các phẩm chất
đạo đức, ý chí con ngƣời.
2.1.2. Đặc điểm tâm lý của bài tập thể chất
Đặc điểm tâm lý của BTTC đƣợc xác định dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc
điểm chung về cấu trúc hoạt động TD, TT ở từng môn thê thao cụ thể và nhiệm vụ
giáo dục thể chất cụ thể.
Để lĩnh hội và sử dụng một cách hợp lý các bài tập thể chất phải xem xét cấu
trúc hình thức và nội dung của nó. Nội dung của BTTC bao gồm các cử động tạo
nên nó và các quá trình tâm lý - sinh lý xảy ra trong cơ thể khi thực hiện bài tập đó.
Hình thức của BTTC là'cấu trúc bên ngoài và cấu trúc bên trong (cấu trúc bên ngoài
17


là hình dáng có thể nhìn thấy đƣợc nhƣ các thông số không gian, thời gian, động lực
cũng nhƣ quỹ đạo của các bộ phận cơ thể tham gia động tác; cấu trúc bên trong là
quá trình hoạt động của các chức năng cơ thể, các quá trình phối hơp thần kinh cơ,
các quá trình chuyển hóa năng lƣợng và quá trình tâm lý điều khiển vận động).
BTTC khác nhau trƣớc hết là theo mức độ phức tạp của các quá trình tâm lý
sau đó là theo mức độ nỗ lực thể lực và tính chất lôi cuốn các yếu tố bên ngoài vào
hoạt động đó.
2.2.Cơ sở tâm lý của hoạt động giảng dạy kỹ thuật vận động trong GDTC
2.2.1. Cấu trúc tâm lý của hành động vận động
Quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác TD, TTlà quá tình giúp cho học sinh
hiểu và biết điều khiển hoạt động vận động của mình. Tức là hoàn thiện về mặt chất
lƣợng động tác và nâng cao độ tin cậy của điều khiển động tác theo các tham số

không gian, thời gian và cƣờng độ nỗ lực cơ bắp, hình thức cũng nhƣ nhịp điệu và
quỹ đạo vận động. Sự tiếp thu động tác vận động của học sinh bắt đầu từ việc hình
thành chƣơng trình hành động. Đó là điều kiện tâm lý của mọi hành động vận động
của con ngƣời. Trong quá trình thiết lập chƣơng trình hành động vận động tổng thể
nhất thiết phải có tƣ duy trừu tƣợng và hình dung đƣợc cách thức thực hiện động tác
vận động giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ của các yếu lĩnh kỹ thuật
động tác.
Sự tiếp thu động tác vận động của học sinh bắt đầu từ việc hình thành chƣơng
trình hành động. Đó là điều kiện tâm lý của mọi hành động vận động của con ngƣời.
Trong quá trình ttiiết lập chƣơng trình hành động vận động tổng thể nhất thiết phải
có tƣ duy trừu tƣợng và hình dung đƣợc cách thức thực hiện động tác vận động giúp
cho học sinh hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ của các yếu lĩnh kỹ thuật động tác.
Cấu trúc tâm lý của hành động vận động đƣợc biểu thị theo sơ đồ sau:

18


CHƢƠNG TRÌNH CỦA
MỘT HÀNH ĐỘNG VẬN
ĐỘNG

Hình dung
qua thị giác
Hình dung qua
Trực giác

Hình dung qua
thính giác

Biểu tƣợng về

một hành
độngvận động
hoàn chỉnh

Hình dung qua
chức năng tiền
đình

Phƣơng án
chuyển động
sinh cơ

Các yếu tố thuộc
không gian
chuyển động:
-Không gian
-Biên độ
-Phƣơng hƣớng
chuyển động

Các yếu tố
thời gian
chuyển
động:
-Nhanh
-Chậm
-Đồng Thời
-Lần lƣợt

Yếu tố

chuyển tiếp
yếu lĩnh vân
động:
-Tần số
-Nhịp điệu

Yếu tố dùng
sức:
-Cƣờng độ
-Mức căng
thẳng.
-Thả lỏng

T
óm lại, một hành động vận động thể lực, theo quy luật tâm lý vận động bao giờ
cũng thực hiẹn theo một chƣơng trình hành động trọn vẹn có sự tham gia điều
khiển, điều chỉnh của ý thức. Để có phƣơng án chuyển động sinh cơ phù hợp, chủ
thể phải hình dung thị giác, thính giác và trực giác khác về hình thức và nội dung
động tác. Qua đó, xác lập biểu tƣợng về hành động hoàn chỉnh và điều khiển thực
hiệnchúng theo các thông số kỹ thuật. Trong quá trình thực hiện vận động nhất thiết
phải có sự can thiệp của ý thức để đánh giá, đối chiếu, điều chỉnh nhằm bảo đảm
chất lƣợng, hiệu quả của hành động vận động.
2.2.2.Quy luật tâm lý của quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động

19


2.3.Những yêu cầu tâm lý của hoạt động sƣ phạm trong lĩnh vực GDTC
2.3.1.Đặc điểm chung về hoạt động sư phạm trong lĩnh vực GDTC
Hoạt động GDTC học sinh thực chất là một quá trình dạy học, huấn luyện.

Nó tồn tại nhƣ một thể thống nhất bao gồm nhiều thành tố nhƣ: điều tra sức khoẻ,
thể chất học sinh, xác lập mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện
giảng dạy, huấn luyện và đánh giá kết quả GDTC học sinh. Giáo viên gắn với hoạt
động giảng dạy, học sinh gắn 'với học động học tập, tập luyện. Mục đích của hoạt
động sƣ phạm là:
-Trang bị cho học sinh những tri thức, kỹ năng có liên quan đến việc bảo
vệ,tăng cƣờng sức khoẻ và hoàn thiện thể chất.
-Hình thành và phát triển ý thức tự chăm lo sức khoẻ, hoàn thiện thể chất
bảnthân, cũng nhƣ năng lực hoạt động thể lực và nhân cách nói chung của học sinh
trong lĩnh vực GDTC và trong đời sống nói chung.
-Góp phần chăm lo sức khoẻ thể chất, tinh thần và xã hội cho học sinh. Nhƣ
vậy, GDTC làmột mặt giáo dục tƣơng đối độc lập và mang tính đặc thù.
2.3.2.Những yêu cẩu tâm lý đối với giáo viên và học sinh trong quá trình
GDTC
2.3.2.1.Đối với giáo viên
-Thƣờng xuyên biến đổi tình huống giảng dạy, giáo dục, huấn luyện. Trƣớc
hết là để lôi cuốn sự chú ý cũng nhƣ sự thiết lập quan hệ đúng đắn của học sinh đối
với nhiệm vụ học tập tập luyện sau nữa là để xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên
với học sinh, giữa học sinh với nhau.
-Thống nhất giữa hoạt động tâm lý và hoạt động thể lực, giáo dục theo lứa
tuổi và theo thời kỳ đột biến phát triển cơ thể học sinh và nguyên lý giáo dục cá
biệt, chuyên môn hoá sâu.
-Kiến lập chƣơng trình, kế hoạch hoạt động, quẫn lý, giám sát thực thi cũng
nhƣ đánh giá kết quả, xử lý các thông tin ngƣợc từ phía học sinh để điều chỉnh hoạt
động sƣ phạm của mình.
Hoạt động sƣ phạm của giáo viên GDTC đƣợc thực hiện qua các giai đoạn
sau:
+ Giai đoạn chuẩn bị (lập kế hoạch), bao gồm việc xác định mục đích, nhiệm
20



vụ, nội dung và phƣơng pháp, biện pháp chính của công tác giảng dạy, giáo dục,
huấn luyện. Giai đoạn này càng tỉ mỉ, cụ thể bao nhiêu thì càng đem lại sự chủ động
trong công việc bấy nhiêu, về khía cạnh tâm ỉý, nó sẽ làm giảm bớt trạng thái tâm lý
căng thẳng khi có trạng huống gay cấn, khó khăn xảy ra.
+ Giai đoạn thực thi kế hoạch: đó là các hoạt động nhƣ điều khiển học sinh
học tập, tập luyện, kiểm tra hoạt động học tập của học sinh, tự điều chỉnh tâm lý để
khắc phục các trở ngại, khó khăn do trạng huống sƣ phạm gây nên.
+ Giai đoạn đánh giá, tổng kết, điều chỉnh: đánh giá kết quả đã đạt đƣợc để
tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan có liên quan tới việc thành công hay
không thành công của kế hoạch.
Tóm lại: hoạt động sƣ phạm của ngƣời giáo viên GDTC là loại hình lao động
chuyên nghiệp phức tạp. Hoạt động lao động sƣ phạm của giáo viên đòi hỏi phải có
khả năng tƣ duy. Xác định tình huống sƣ phạm đúng đẳn và tìm giải pháp xử lý
tình huống hợp lý. Mặt khác, đó là ỉoại hình hoạt động đòi hỏi ỷ thức quản lý, điều
hành rất chặt chẽ và thƣờng xuyên trong quá trình hoạt động.
2.3.2.2.Đối với học sinh
-Cần phải nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của tínhtích cựcvận động và
tƣduy trong tiếp thu kiến thức cũng nhƣ trong thực hiện bài tập.
-Phải tập trung chú ý, nỗ lực ý chí vƣợt qua mệt mỏitrongkhithựchiệnbàitập.
2.4. Những thủ pháp tâm lý nâng cao hiệu quả GDTC
-Cần phải xây dựng ý thức và kỹ năng tậptrun, chú ý, bao gồm chú ý tập
trung, ổn định cũng nhƣ luân chuyển chú ý cho học sinh trong khi tiếp thu tri thức
của giáo viên.
-Phải quan tâm đến việc nâng cao hoạt tính của các quá trình tâm lý tham gia
vào các động tác và BTTC thông qua hệ thống các bài tập tâm lý. Sự tinh tế trong
cảm giác, tri giác về vận động, cũng với tính linh hoạt trong tƣởng tƣợng... sẽ đảm
bảo tốt cho việc tiếp thu động tác vận động và những kiến thức về tập luyện TDTT
của ngƣời học.
-Trong giảng dạy giáo viên cần sử dụng rộng rãi các biện pháp tâm lý nhằm

kích thích sự nỗ lực ý chí, tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ hết khả năng sẵn có của
mình và biến các khả năng đó thành hiện thực một cách có hiệu quả.
21


-Cần hình thành ở ngƣời tập hứng thú thể thao và tính tích cực hoạt động một
cách bền vững và sâu sắc, qua đó nâng cao khả năng thực hiện các lƣợng vận động
cao dần trong tập luyện.
-Trong quá tình giảng dạy giáo viên phải đồng thời bồi dƣỡng tri thức thẩm
mỹ, tác phong đạò đức, tri thức khoa học về con ngƣời và môi trƣờng sống cũng
nhƣ lối sống khoẻ mạnh cho học sinh.
- Bảo đảm sự thống nhất giữa hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên và
hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh ở mọi nơi mọi lúc của quy trình GDTC.
2.4.Cấu trúc nghê nghiệp và yêu cầu nhân cách của giáo viên giáo dục thể
chất
2.4.1.Chức danh, nhiệm vụ, chức năng xã hội và nghề nghiệp của giáo viên
GDTC
Theo nguyên lý hoạt động, vấn đề nhân cách và xác định vai trò chủ thể của
con ngƣời trong hoạt động chi phối rất lớn thành tựu của cuộc sống và hiệu quả hoạt
động củacá nhân. Thực tiễn hoạt động TD, TT cho thấy, một giáo viên GDTC khi
xác định đƣợc vị trí, chức; năng của mình trong xã hội là một nhà giáo dục, thì họ
rất vững vàng, tự tin và có trách nhiệm hơn trong hoạt động giao tiếp và hoạt động
nghề nghiệp.
Giáo viên GDTC cũng nhƣ bất kỳ giáo viên bộ môn nào trong trƣờng học,
cần nhận thức đƣợc vị trí, chức năng xã hội của bản thân để phấn đấu phát triển
mình theo những chuẩn mực mà xã hội và Nhà nƣớc yêu cầu:
-Chức danh xã hội của giáo viên GDTC: theo Luật Giáo dục đƣợc Quốc hội
nƣớcta thông qua năm 1998; Pháp lệnh công chức và Pháp lệnh TDTT của Uỷ ban
thƣờng vụ Quốc hội công bố năm 1998 và năm 2000 là: thầy cô giáo đang tham gia
giảng dạy TD, TT trong nhà trƣờng phổ thông, trung học, cao đẳng, đại học đƣợc

mang chức danh là nhà nhà giáo - ngƣời công chức Nhà nƣớc. Ở cƣơng vị này nhà
giáo trƣớc hết phải có phẩm chất đạo đức, tƣ tƣởng và sức khoẻ tốt; nắm vững kiến
thức, hiểu biếtvà kỳ năng hoạt động sƣ phạm tƣơng ứng với yêu cầu trình độ đào tạo
càn thiết và các yêu cầukhác theo quy định của Nhà nƣớc đối với ngƣời công chức.

22


2.4.1.1.Chức năng và nhiệm vụ xã hội của giáo viên GDTC
Chức năng xã hội bao quát nhất của nhà giáo trong đó có giáo viên GDTC ở
bậc phổ thông và giảng viên ở bậc cao đẳng, đại học là chức năng giáo dục - đào tạo
nhân lực lao động sản xuất xã hội, nâng cao dân trí và bồi dƣỡng nhân tài cho đất
nƣớc. Giáo viên GDTC còn có chức năng chăm lo và bảo vệ sức khoẻ thể chất cho
học sinh; phát hiện, bồi dƣỡng nhân tài thể thao cho đất nƣớc.
2.4.1.2.Nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên GDTC
Giáo viên GDTC có nhiệm vụ chuyên môn là:
-Giảng dạy, giáo dục, huấn luyện TD, TT cho học sinh, sinh viên theo đúng
mục tiêu, nguyên lý và chƣơng trình GDTC đã đƣơc Chính phủ ban hành một cách
đầy đủ và chất lƣợng.
-Tổ chức hoạt động TD, TT quần chúng trong học sinh, sinh viên, qua đó
phát hiện và bồi dƣỡng bƣớc đầu năng khiếu thể thao trong trƣờng học.
-Gƣơng mẫu thực hiện nghĩa vụ nhà giáo và ngƣời công dân, các quy chế quy
định của ngành Giáo dục - Đào tạo và pháp luật của Nhà nƣớc.
-Giữ gìn phẩm chất đạo đức, danh dự, uy tín của nhà giáo, tôn trọng nhân
cách và đối xử công bằng với học sinh, sinh viên và bảo vệ lợi ích chính đáng của
họ.
-Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình
độchuyên môn nghiệp vụ, sức khoẻ để nêu gƣơng tốt cho học sinh.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định đối với ngƣời công chức
Nhànƣớc và ngƣời công dân Việt Nam.

2.4.1.3.Chức năng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên GDTC
Để hoàn thanh đƣợc các nhiệm vụ xã hội của mình, giáo viên GDTC phải
thực hiện những chức năng GDTC, huấn luyện thể thao dƣới đây:
-Chức năng thiết kế, biên soạn kế hoạch, chƣơng trình, tiến trình giảng dạy,
huấn luyện;
-Chức năng tổ chức quản lý, điều hành quá trình GDTC cho học sinh;
-Chức năng phân tích, dự báo trạng huống sƣ phạm và kêt quả giảng dạy, học
tập, huấn luyện.
- Chức năng truyền thụ và giáo dục;
23


- Chức năng tƣ vấn về các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động sƣ
phạm GDTC.
2.4.2.Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giáo viên GDTC
Để giảng dạy và huấn luyện TD, TT có hiệu quả, giáo viên GDTC phải
cónhững phẩm chất yà năng lực cơ bản sau đây: thiện chí ngành nghề sƣ phạm; tri
thứcvà kỹ năng nghiệp: vụ sƣ phạm; uy tín nghề nghiệp...
2.4.2.1.Thiện chí ngành nghề sư phạm GDTC
-Thiện chí đối với ngành nghề sƣ phạm GDTC đƣợc hiểu là nguyện
vọngtƣơng đối ổn định đƣợc học tập, nghiên cứu và làm giáo viên GDTC trong
trƣờng học.Thiện chí đó thƣờng đƣợc thể hiện trong ý nghĩ, động cơ, tình cảm yêu
trẻ và thích thú hoạt động TD, TTcủa ngƣời giáo viên.
-Tình cảm yêu quý trẻ em dẫn tới mong muốn làm việc với học sinh và tham
gia hoạt động GDTC để đem lại cho tuổi thơ những niềm hạnh phúc trong đời sống
sƣc khoẻ, vui chơi giải trí và phát triển tài năng thể thao.
-Đam mê hoạt động TD, TT là yếu tố quan trọng hình thành thiên hƣớng
nghề nghiệp của giáo viên GDTC. Thói quen tích cực hoạt động rèn luyện thân thể
hàng ngày, thích thú hoạt động thể thao cũng với nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tác
động của hoạt động TD, TT là những nguyên nhân tâm lý để hình thành nên thiện

chí nghề nghiệp sƣ phạm GDTC của phần lớn giáo viên, HLV TDTT
2.4.2.2.Kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cần thiết của giáo viên
GDTC.
*Kiến thức khoa học có liên quan tới nghề sƣ phạm GDTC
+ Kiến thức chung: kiến thức chính trị xã hội, văn hoá, nghệ thuật, lịch sử có
liên quan tới văn hoá thể chất, sức khoẻ của con ngƣời.
+ Kiến thức chuyên môn: kiến thức có liên quan tới nghiệp vụ sƣ phạm
GDTC nhƣ kiến thức về giáo dục học; tâm lý học, y sinh học về cơ thể ngƣời và lý
luận về phƣơng pháp GDTC và huấn luyện thể thao.
Giáo viên có thể tiếp thu các kiến thức trên theo nhiều kênh: đọc sách báo,
giáo khoa, nghe giảng tại lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ, thông qua hội thảo, toạ
đàm với các giáo viên bộ môn, thông qua mối liên hệ của học sinh trong quá trình
giảng dạy, giáo dục để tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ...
24


Việc phân tích kết quả hoạt động TDTT trong nƣớc và trên thế giới cũng là một
hình thức quan trọng để tích ỉuỹ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên GDTC cần thiết nhất
đối với giáo viên GDTC bao gồm:
- Kiến thức lý luận về lịch sử TDTT, về các quy luật hoạt động sinh học của
cơ thể ngƣời, quy luật sinh cơ trong hoạt động vận động của cơ thề, kiển thức về
các nguyên tắc, phƣơng pháp giảng dạy, giáo dục, huấn luyện...
-Kiến thức thực hành, đó là những kiến thức về cách thức hƣớng dẫn học sinh
tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động.
-Kiến thức về giáo học pháp: đó là kiến thức về cách thức giảng giải, thị
phạm, hƣớng dẫn tổ chức quá trình giảng dạy, GDTC cho học sinh.
*Yêu cầu về kỹ năng của giáo viên
Kỹ năng là sự nắm vững những phƣơng thức vận dụng kiến thức vào hoạt
động thực tiễn nhằm đạt đƣợc mục đích đã đề ra.

Kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên bao gồm:
-Kỹ năng biên soạn chƣơng trình, giáo trình, tiến trình, giáo án giảng dạy và
kể hoạch huấn luyện thể thao, biết thiết kể các kế hoạch hoạt động TDTT của nhà
trƣờng.
-Kỹ năng tổ chức động viên, tập thể, các nhân thực thi các kể hoạch giảng
dạy, giáo dục, huấn luyện và các kể hoạch công tác khác của mình và bộ môn.
Trong GDTC, năng lực tổ chức có ý nghĩa lớn đối với việc hoàn thiện công việc
một cách có chất lƣợng trong khoảng thời gian cho phép. Vì vậy, giáo viên GDTC
không những phải biết tổ chức tốt công việc của mình mà còn phải biết tổ chức hoạt
động của học sinh một cách khoa học.
-Kỹ năng giao tiếp: đó là những kỹ năng có liên quan tới cách thức quan hệ
tình cảm và công việc với học sinh, với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh cũng
nhƣ với cán bộ lãnh đạo của mình. Kỹ năng này thể hiện ở chỗ biết tiếp xúc ban đầu
để thiết lập quan hệ tình cảm, công việc chung và riêng tƣ. Đây là kỹ năng có lợi
cho việc tổ chức công việc hoạt động TDTT cũng nhƣ thiết lập khối đoàn kết thống
nhất tập thể.
-Kỹ năng phân tích, dự báo trạng huống sƣ phạm. Đây là kỹ năng có liên
25


×