Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Trò chơi vận động và ném bóng nhỏ và phương pháp giảng dạy dành cho đại học giáo dục thể chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.3 KB, 43 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT & QUỐC PHÒNG

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

“TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG, NÉM BÓNG NHỎ VÀ
PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY”
(Dành cho Đại học Giáo dục thể chất)

Tác giả: Nguyễn Quang Hòa

Năm 2017

1


MỤC LỤC
Lời nói đầu

3

CHƢƠNG 1. LÝ THUYẾT

4

1.1. Trò chơi vận động

4

1.1.1. Lịch sử phát triển của trò chơi vận động



4

1.1.2. Phƣơng pháp biên soạn và sáng tác trò chơi vận động

7

1.2. Ném bóng nhỏ

9

1.2.1. Kỹ thuật ném bóng nhỏ có chạy đà

9

1.2.2. Phƣơng pháp giảng dạy kỹ thuật ném bóng nhỏ

14

1.2.3. Luật và phƣơng pháp trọng tài môn ném bóng nhỏ

15

CHƢƠNG 2. THỰC HÀNH

17

2.1. Trò chơi vận động và phƣơng pháp giảng dạy

17


2.1.1. Thực hành các trò chơi dân gian và PP giảng dạy

17

2.1.2. Thực hành các trò chơi hiện đại và PP giảng dạy

22

2.1.3. Thực hành các trò chơi trong chƣơng trình THCS và PP giảng dạy

26

2.1.4. Tổ chức hội thi trò chơi vận động

31

2.2. Ném bóng nhỏ và phƣơng pháp giảng dạy

31

2.2.1. Xây dựng khái niệm (tập các động tác bổ trợ làm quen với bóng)

31

2.2.2. Tập các động tác bổ trợ kỹ thuật và kỹ thuật giai đoạn RSCC ném bóng 36
(không và có bóng)
38
2.2.3. Ném bóng trúng đích
2.2.4. Giảng dạy kỹ thuật 4 bƣớc cuối cùng


38

2.2.5. Giảng dạy toàn bộ kỹ thuật chạy đà

41

2.2.6. Làm quen với cách tổ chức thi đấu, trọng tài ném bóng

42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

43

2


Lời nói đầu
Mục đích của tài liệu nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức khoa
học cơ bản và cần thiết về phương pháp dạy học thực hành về trò chơi vận động
và ném bóng nhỏ. Góp phần tăng cường cũng cố, bồi dưỡng sức khoẻ và thể lực
cho sinh viên, mở rộng nhận thức và hiểu biết, phát triển năng lực để chuẩn bị cho
việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất ở trường tiểu học, trung học cơ sở. Trên
cơ sở đó sinh viên có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn dạy học và học tập
nhằm nâng cao kiến thức và năng lực thực hành các trò chơi cũng như thi đấu
môn ném bóng nhỏ trong các hội thi.
Thực hiện khá chính xác các kĩ thuật cơ bản động tác môn ném bóng nhỏ,
tổ chức các trò chơi dân gian và hiện đại. Có khả năng hỗ trợ cho học sinh trong
quá trình thực hiện kĩ thuật động tác ở các nội dung thể dục và phương pháp vận

dụng linh hoạt vào thực tiễn giảng dạy cấp học.. Thể hiện ý thức tích cực, tự giác,
yêu thích trong học tập môn trò chơi vận động và ném bóng nhỏ. Có thể áp dụng
các kĩ thuật động tác vào các hoạt động giáo dục thể chất để duy trì lối sống lành
mạnh, có tinh thần trách nhiệm với cấp học.
Trong quá trình biên soạn giáo trình chúng tôi đã cô đọng, cập nhật một
cách đầy đủ nhất những nội dung kiến thức cơ bản về giảng dạy môn bóng chuyền.
Mặc dù đã rất cố gắng song chắc khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Trân trọng cảm ơn!

3


CHƢƠNG 1. LÝ THUYẾT
1.1. Trò chơi vận động
1.1.1. Lịch sử phát triển của trò chơi vận động
1.1.1.1. Nguồn gốc ra đời của trò chơi
Trong quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời, con ngƣời đã trải qua cả một
thời kỳ triền miên sinh sống chủ yếu bằng săn bắn và hái lƣợm. Để tồn tại và phát
triển con ngƣời đã phải lao động, tự đấu tranh chống lại những khắc nghiệt của
thiên nhiên và thú dữ, chống lại bệnh tật tấn công từ mọi phía. Để duy trì sự sống
của mình con ngƣời đã trải qua biết bao gian khổ đôi khi phải trả giá bằng cả sinh
mạng của mình. Tuy nhiên cũng từ thực tế nghiệt ngã ấy con ngƣời đã vƣơn lên, tự
cải tạo chính mình, với sức mạnh và tài trí con ngƣời đã lần lƣợt chinh phục đƣợc
tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ chính mình. Từ các hoạt động có tính chất bản năng
ban đầu con ngƣời đã tìm ra lửa, tìm ra tiếng nói và chữ viết, các hoạt động dần dần
có ý thức nhờ vậy loài ngƣời cho đến nay ngày càng khẳng định đƣợc sự tồn tại và
phát triển của mình.
Trong những buổi ban đầu của xã hội loài ngƣời, bằng săn bắn và hái lƣợm,
con ngƣời đã vƣợt lên mọi hiểm nguy, đạt đƣợc những hiệu quả nhất định trong lao
động để duy trì sự sống. Sau những ngày làm việc con ngƣời lại tụ tập nhau bày tỏ

niềm hân hoan giành đƣợc thắng lợi, ngƣời ta kể cho nhau nghe và diễn lại những
chiến tích của mình qua săn bắn và hái lƣợm. Những ngƣời khác cũng tập bắt
chƣớc các bậc đàn anh nhƣ phóng lao, đuổi bắt, leo trèo sao cho có hiệu quả hơn.
Sự bắt chƣớc các thao tác đó đã dần dần biến thành trò chơi đó là các trò chơi với
hình thức diễn lại các thao tác đơn giản trong lao động thƣờng ngày.
Có nhiều quan điểm giải thích sự phát sinh và phát triển của trò chơi. Quan
điểm duy tâm cho rằng mọi vật sinh ra tồn tại trên thế gian này đều do đấng tối cao
sắp đặt. Ngƣời ta cho rằng ý thức có trƣớc vật chất có sau, ý thức quyết định vật
chất. Do vậy việc trò chơi ra đời cũng đƣợc xem nhƣ việc con ông biết múa, con cá

4


biết bơi, con chim biết hót... chỉ là sự tồn tại một cách khách quan không gì phủ
nhận đƣợc.
Từ khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, việc giải thích sự phát sinh của
trò chơi đƣợc hiểu một cách toàn diện hơn. Nhƣ chúng ta đã nghiên cứu, sự xuất
hiện trò chơi gắn liền một cách hữu cơ với sự tồn tại và phát triển loài ngƣời.
Lao động sáng tạo là nguyên nhân sâu xa làm cho con ngƣời thoát khỏi cuộc
sống bản năng của các loài vật và tồn tại cho tới ngày nay. Sự cần thiết của việc
con ngƣời phải truyền lại cho nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác về kinh nghiệm
sống để chinh phục thế giới tự nhiên, bắt nó phục vụ lợi ích cho con ngƣời. Con
ngƣời đã tìm ra lửa, tiếng nói, chữ viết, hoạt động ý thức chỉ có ở con ngƣời đã
làm cho con ngƣời trở thành chủ thể cao nhất trong xã hội. Việc ra đời của trò chơi
chính là sự thoả mãn tất yếu nhu cầu về mặt tinh thần của con ngƣời. Chủ nghĩa
duy vật biện chứng khẳng định "vật chất có trƣớc, ý thức có sau, vật chất quyết
định ý thức". Trong xã hội phát triển trò chơi không chỉ thoả mãn cho con ngƣời
nhu cầu về tinh thần mà thực chất nó đã là một trong những phƣơng tiện để giáo
dục và giáo dƣỡng thể chất.
Ngày nay trò chơi đƣợc phân loại và sử dụng trong giáo dục, văn hoá, nghệ

thuật, rèn luyện và năng cao sức khoẻ cho con ngƣời và các trò chơi vận động đƣợc
những ngƣời làm công tác giáo dục hết sức quan tâm.
Trò chơi vận động là một trong những phƣơng tiện giáo dục thể chất, hoạt
động xã hội của nó bao hàm tính quy tắc và diễn ra trong một không gian và thời
gian đƣợc xác lập.
1.1.1.2. Vị trí, tính chất, ý nghĩa, tác dụng của trò chơi
a. Vị trí, tính chất
Các hình thức giáo dục thể chất có sự quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy
trong việc giáo dục thể chất, trò chơi là một phƣơng pháp tập luyện, hoạt động phối
hợp một cách hữu cơ với việc rèn luyện thân thể. Căn cứ vào đặc điểm phát triển cơ
thể, tâm lý và sinh lý khác nhau của học sinh từng cấp học, lớp học cụ thể mà trò
5


chơi có vị trí quan trọng. Trong mỗi nội dung chƣơng trình cấp học, trò chơi có nội
dung và chƣơng trình khác nhau. Trò chơi là một hình thức giáo dục thể chất đƣợc
vận dụng trong gia đình, vƣờn trẻ, trong các trƣờng phổ thông các cấp, các trƣờng
chuyên nghiệp, trung cao cấp trong quân đội v.v…
Trong các trƣờng phổ thông tiểu học, trò chơi chiếm vị trí quan trọng trong
chƣơng trình giảng dạy thể dục, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lớp tuổi góp
phần tích cực vào việc đẩy mạnh sự phát triển toàn diện cơ thể học sinh.Các hoạt
động ngoại khoá và nội khoá, trong trƣờng phổ thông tiểu học ở mức độ nào đó trò
chơi là biện pháp giáo dục thể lực chính, các môn thể dục khác chỉ là biện pháp bổ
trợ.
b. ý nghĩa và tác dụng của trò chơi
Đối với học sinh tiểu học đƣợc sở dụng tích cực để giảng dạy những động
tác, kỹ năng vận động cơ bản nhƣ đi, chạy, nhảy, ném, vƣợt chƣơng ngại vật …Nội
dung trò chơi ở các lứa tuổi có sự khác nhau. ở các lớp đầu cấp tiểu học trò chơi
theo xu hƣớng nhằm hình thành các thói quen vận động, khả năng giao tiếp, các
mối quan hệ cá nhân với tập thể, tạo cho học sinh môi trƣờng hoạt động tự nhiên,

qua đó góp phần nâng cao sức khoẻ cho học sinh.
Trò chơi còn là một phƣơng tiện vui chơi giải trí, giải toả tâm lý tạo nên sự
lạc quan yêu đời, vui tƣơi thoả mái, góp phần giảm cảm giác căng thẳng thần kinh,
giảm và chống đỡ đƣợc một số bệnh tật.
Ở trong phạm vi tài liệu này chúng tôi chủ yếu đặt vấn đề nghiên cứu trò
chơi vận động, một lĩnh vực vui chơi tƣơng đối toàn diện nhằm đặt đƣợc mục đích
của ngƣời giáo dục nhất là trong lĩnh vực giáo dục thể chất.
Việc phân loại trò chơi vận động cũng có rất nhiều quan điểm của các tác giả
khác nhau, kế thừa các quan điểm đó chúng tôi phân loại trò chơi vận động trên cơ
sở một số căn cứ sau:

6


- Căn cứ vào đặc điểm thao tác của hoạt động ta phân trò chơi thành các loại:
Đi bộ, chạy, nhảy, ném, leo trèo, mang vác... cách phân loại này nhằm phát triển
những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
- Căn cứ vào mục đích giáo dƣỡng các tố chất thể lực nhƣ: sức nhanh, sức
mạnh, mềm dẻo, sức bền và tính khéo léo. Cách phân loại này nhằm cũng cố và
phát triển những tố chất cần thiết riêng biệt tuỳ vào mục đích của ngƣời hƣớng dẫn
vui chơi, góp phần hoàn thiện những kỹ năng kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống.
- Căn cứ vào nghề nghiệp mà ta có các trò chơi bổ trợ cho một nghề nghiệp
hay một môn thể thao nào đó nhƣ: Trò chơi bổ trợ bóng chuyền, bóng rổ, điền
kinh..., trò chơi xây dựng, trò chơi quân sự.
- Căn cứ vào môi trƣờng hoạt động mà ta có các trò chơi dƣới nƣớc, các trò
chơi trên cạn...
Có nhiều tác giả lại căn cứ vào khối lƣợng vận động để phân chia các nhóm
trò chơi tĩnh, trò chơi vận động hoặc phân theo các nhóm chính, phụ...
Nói tóm lại sự phân loại trong trò chơi vận động là rất đa dạng và tƣơng đối
phức tạp bởi tính mục đích và tác dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động

khác nhau. Do vậy chúng tôi đƣa ra một số cách phân loại nhƣ trên cũng chỉ là
tƣơng đối, trong thực tế tuỳ thuộc vào các khuynh hƣớng vận dụng mà ngƣời điều
khiển làm sao cho trò chơi vận động đạt đƣợc mục đích ý nghĩa của nó nhƣ một
phƣơng tiện để giáo dục thể chất và giải trí cho con ngƣời.
1.1.2. Phƣơng pháp biên soạn và sáng tác trò chơi vận động
Xác định căn cứ khi biên soạn và sáng tác một trò chơi vận động
- Căn cứ vào mục đích và tác dụng khi sáng tác một trò chơi vận động, khi
ấy trò chơi vận động mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời hƣớng dẫn vui chơi
- Căn cứ vào đối tƣợng, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của ngƣời chơi để
sáng tác trò chơi phù hợp với mục đích của đối tƣợng tập luyện.

7


- Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất. Đó chính là địa điểm, dụng cụ, sân bãi,
và các điều kiện tập luyện khác. Khi sáng tác một trò chơi phải thỏa mãn các điều
kiện đảm bảo để trò chơi có thể thực hiện một cách triệt để.
Các bước tiến hành khi biên soạn và sáng tác một trò chơi vận động
a. Đặt tên cho trò chơi: Tên trò chơi phải ngắn gọn thể hiện đƣợc trò chơi mà
chúng ta sẽ tiến hành, đôi khi tên trò chơi rất ngộ nghĩnh và gây cƣời.
b. Mục đích tác dụng: Nêu mục đích tác dụng cụ thể của trò chơi nhằm giáo
dục tố chất hay bổ trợ chuyên môn cho một môn thể thao nào chẳng hạn...
c. Chuẩn bị: Nêu rõ trò chơi cần phải chuẩn bị những điều kiện vật chất nhƣ
thế nào: Sân bãi , kích thƣớc, dụng cụ: bóng, lƣới, khăn, còi... để trò chơi có thể
tiến hành đƣợc.
d. Phƣơng pháp tiến hành một trò chơi: tuần tự thực hiện các bƣớc: chia đội,
phƣơng hƣớng di chuyển, thao tác, thực hiện các yêu cầu của giáo viên đề ra. Kết
thúc một lần chơi ra sao?
e. Luật chơi: Là những quy ƣớc của ngƣời điều khiển vui chơi, bắt buộc
ngƣời chơi phải thực hiện một cách nghiêm ngặt. Luật đôi khi là một biện pháp để

giáo dục, cũng có đôi khi là một hình phạt mang tính chất vui vẻ bắt buộc ngƣời tập
phải chấp hành nhƣ một cuộc đấu thể thao thực sự.
f. Đánh giá kết quả cuộc chơi
Sau mỗi lần hoặc một số lần cho học sinh chơi cần nhận xét, đánh giá cuộc
chơi.
Để đánh giá thực chất của cuộc chơi, giáo viên phải thống kê những ƣu điểm,
khuyết điểm của từng đội. Cụ thể về thời gian đội nào hoàn thành trƣớc, ít vi phạm
luật lệ, đội hình đội ngũ có vi phạm kỹ luật không...
Dựa vào yêu cầu nội quy chơi, kết quả cuộc chơi giáo viên phân loại thắng
thua thật công bằng. Giáo viên phải hết sức lƣu ý vấn đề này vì đôi khi giáo viên
nêu yêu cầu và luật lệ chơi quá khắt khe, nhƣng khi đánh giá cuộc chơi lại quá đại
khái, không chính xác hoặc không công bằng, do đó làm cho học sinh mất hứng
8


thú, đôi khi học sinh biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết
luận của sự điều khiển.
Có thể nói điều khiển tiến trình một cuộc chơi nhất là đối với học sinh tiểu
học luôn hiếu động và mức độ hiểu biết còn hạn chế sao cho sôi nổi, sinh động và
hấp dẫn, lôi cuốn đƣợc học sinh tham gia chơi một cách thích thú là nghệ thuật của
nhà sƣ phạm.
1.2. Ném bóng nhỏ
1.2.1. Kỹ thuật ném bóng nhỏ có chạy đà
1.2.1.1. Cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị
a. Cách cầm bóng:
Cầm bóng bằng tay thuận. Bàn tay cầm bóng không để bóng lên gan bàn tay
(hõm giữa của lòng bàn tay), mà để bóng tỳ lên các chai tay (phần nối tiếp giữa
lòng bàn tay và các ngón tay) chủ yếu ở chai tay các ngón trỏ, giữa và ngón áp út
(ngón nhẫn), năm ngón tay chia đều ra giữ lấy bóng. Tay cầm bóng co, giơ cao
khuỷu tay hƣớng chếch xuống dƣới - về trƣớc - ra ngoài sao cho độ cao của bóng

cao tƣơng đƣơng độ cao của tai, cách tai khoảng 5cm và cách ngực (bờn tay thuận)
khoảng 10 - 20cm. Nhƣ vậy khuỷu tay không hƣớng thẳng xuống đất để trọng tâm
của bóng cách xa đƣờng trọng tâm của cơ thể. Lòng bàn tay cầm bóng hƣớng về
trƣớc hoặc hƣớng vào thân. Bàn tay cầm bóng cần giữ bóng cho chắc, không để
bóng di động trong lòng bàn tay, nhƣng lại không ôm chặt quá vào quả bóng và lên
gân cứng bàn tay, và nhƣ vậy sẽ mất tự nhiên, tốn sức không cần thiết, khi ném khó
điều khiển bóng và nhanh mỏi.
b. Tư thế đứng chuẩn bị:
Cú 2 kiểu đứng chuẩn bị: Đứng chân trƣớc chõn sau và đứng hai chân song
song.
Ngoài hai cách đứng chuẩn bị cơ bản nhƣ trên, có một số ngƣời có thói quen
cầm búng đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng vài bƣớc trƣớc khi đến vạch xuất phát. Trong
trƣờng hợp này, tƣ thế đứng chuẩn bị của vận động viên thƣờng rất tuỳ tiện, chính
9


vì vậy khi đến vạch xuất phát để chính thức chạy xuất phát thì không xác định rõ
chân nào trƣớc, chân nào sau, từ đó dễ dẫn đến nhầm đà ở chỗ định chạy các bƣớc
đà chéo.
1.2.1.2. Chạy đà
Giai đoạn chạy đà gồm có hai phần: Xuất phát và chạy tăng tốc, chạy các
bƣớc đà chéo.
a. Xuất phát và chạy tăng tốc
Khi chuẩn bị xuất phát, thân ngƣời ngã về phía trƣớc, sau đó bƣớc chân sau về
trƣớc, tiếp đến chân trƣớc và chạy tăng dần tốc độ, các bƣớc chạy kế tiếp cần bƣớc
dài dần ra. Muốn vậy phải tích cực đạp chân sau và chủ động nâng đùi vƣơn cẳng
chân về phía trƣớc, chạm đất bằng nữa bàn chân trên. Tay cầm bóng vẫn giữ bóng ở
trên cao nhƣ khi đứng chuẩn bị, tay không cầm búng co ở khuỷu tay và đánh tay tự
nhiên để giữ thăng bằng. Nếu đứng chuẩn bị ở tƣ thế hai chân đứng song song, thì
bƣớc chân đối chiều với tay cầm bóng về trƣớc (nếu cầm bóng tay phải thì bƣớc

chân trái về trƣớc). Muốn vậy đầu tiển hơi dồn trọng tâm cơ thể sang chân cùng phía
với tay cầm bóng và hơi co gối để ngả thân trên về trƣớc rồi mới bƣớc chân về phiaa
trƣớc.
Sau khi xuất phát, tốc độ chạy tăng dần cho đến khi đạt đƣợc tốc độ hợp lý,
thì duy trì tốc độ đó cho đến khi thực hiện các bƣớc đà chéo. Chú ý, tốc độ hợp lý ở
đây có nghĩa là tốc độ không nên nhanh quá, bởi vì nếu nhanh quá thì việc thực
hiện các bƣớc đà chéo sẽ gặp khó khăn và sẽ xảy ra tình trạng cơ thể không kịp
thực hiện các bƣớc đà chéo hoặc thực hiện các bƣớc đà chéo trong tình trạng tốc độ
giảm dần nhƣ vậy hiệu quả ném sẽ không cao. Ngƣợc lại nếu chạy chậm quá, thì
khi thực hiện các bƣớc đà chéo sẽ dể hơn, nhƣng do tốc độ chạy đà chậm nên
không tạo đƣợc đà trƣớc khi ném ở mức độ hợp lý, nên hiệu quả ném sẽ không cao.
Tốc độ chạy đà hợp lý và cự li cần chạy để tăng tốc trƣớc khi chạy các bƣớc đà
chéo phụ thuộc vào khả năng và trình độ tập luyện của từng ngƣời. Khi tập luyện
nhiều, trình độ kỹ thuật và thể lực đƣợc nâng dần lên thì tốc độ chạy đà cũng đƣợc
10


nâng lên. Do đó chăm chỉ, kiên trì tập luyện là điều cần thiết và chắc chắn hiệu quả
đạt đƣợc sẽ đƣợc nâng cao.
Phần chạy tăng tốc độ với học sinh lớp 6 - 7 khoảng 8 - 12m, với học sinh lớp 8
- 9 cú thể 15 - 20m hoặc hơn một chút, đối với sinh viên có thể chạy 18 - 25m.
b. Chạy các bước đà chéo
Cần xác định đoạn chạy các bƣớc đà chéo và đánh dấu điểm bắt đầu chạy
bƣớc đầu tiên, cần điều chỉnh sao cho tìm ra đƣợc đoạn đƣờng chạy bƣớc chéo hợp
lý nhất.
Sau khi chạy tăng tốc đạt đƣợc tốc độ cao hợp lý, thì duy trì tốc độ đó cho
đến khi thực hiện các bƣớc đà chéo bằng cách duy trì tần số và cự li của mỗi bƣớc
chạy. Khi đến điểm bắt đầu thực hiện các bƣớc đà chéo, thì thứ tự thực hiện nhƣ
sau:
- Bước thứ nhất: Bƣớc chân cùng bên với tay cầm bóng về trƣớc, khi bàn

chân chạm đất để cả bàn chân chạm đất và mũi bàn chân hơi chếch ra ngoài so với
hƣớng chạy đà để chuẩn bị cho bƣớc thứ hai thực hiện đƣợc dễ dàng. Khi bƣớc
chân về trƣớc, tay cầm búng đồng thời duỗi ra về trƣớc vòng xuống dƣới.
- Bước thứ hai: Bƣớc chân không cùng bên với tay cầm bóng về trƣớc bằng
cách đƣa vùng hông cùng bên và má ngoài bàn chân theo hƣớng chạy, sau đó đặt
bàn chân chạm đất, mũi bàn chân hơi chếch sang phía tay cầm bóng. Đồng thời với
bƣớc chân về trƣớc là động tác xoay ngực từ ngực hƣớng theo hƣớng ném (hƣớng
chạy đà) thành vai hơi chếch theo hƣớng ném. Tay cầm bóng tiếp tục đƣa xuống
thấp ra sau, tay không cầm bóng đƣa về trƣớc.
- Bước thứ ba: Bƣớc chân cùng bên với tay cầm bóng về trƣớc bằng cách
vƣơn nhanh cẳng chân và má trong bàn chân về trƣớc. Khi bàn chõn chạm đất, thì
cả bàn chân chạm đất nhƣng phần má ngoài tì xuống đất mạnh hơn và mũi bàn
chân hƣớng chếch ra ngoài khoảng 45 - 500. Tay cầm bóng tiếp tục đƣa ra sau lên
cao, tay không cầm búng tiếp tục đƣa về phía trƣớc. Bƣớc thứ ba thƣờng ngắn,
nhƣng phải rất nhanh, chính do động tác vƣơn nhanh bàn chân và cẳng chân về
11


trƣớc chạm đất, mà không vƣơn hông về trƣớc, nên trọng tâm cơ thể lúc này còn ở
phía sau, thân trên ngã ra sau theo chiều lƣờn hƣớng về hƣớng ném, nên lúc này
thân ngƣời và chân trƣớc (chân cùng bên với tay cầm bóng) tạo thành một đƣờng
chếch nghiêng ra sau, mặt quay về hƣớng ném. Cần chú ý là thân trên ngã ra sau
chủ yếu do bƣớc nhanh chân cùng bên về trƣớc nhƣng không vƣơn hông về trƣớc
tạo nên chứ không phải do chủ động ngã thân trên ra sau.
Ở hai bƣớc đà chéo thứ nhất và thứ hai thân trên vẫn hơi ngã về trƣớc, mặc
dù ở bƣớc thứ hai vai đã hơi hƣớng về hƣớng ném, nhƣng trọng tâm cơ thể ở hai
bƣớc đà này so với thân trên và vai của tay cầm bóng vẫn ở phía sau, riêng bƣớc
thứ ba trọng tâm cơ thể lại ở phía trƣớc. Điều này đòi hỏi bƣớc thứ hai phải bƣớc
dài, bƣớc thứ ba bƣớc ngắn hơn nhƣng phải rất nhanh sao cho trọng tâm cơ thể
không đƣợc vƣợt lên bằng hoặc trƣớc điểm chạm đất của bàn chân cùng phía với

tay cầm bóng. Nếu để điều đó xảy ra thì ở bƣớc thứ tƣ sẽ không thực giện đƣợc
động tác căng thân ngƣời theo hình cánh cung, mức độ sử dụng sức của tay - ngực
và tổng lực sẽ thấp, góc độ ném sẽ nhỏ và thành tích không thể cao đƣợc.
- Bước thứ tư: Vƣơn nhanh chân và vung hông không cùng bên với tay cầm
bóng về trƣớc rồi chạm đất bằng cả bàn chân hay từ gót chân chuyển sang cả bàn
chân, hƣớng bàn chân chếch sang phía tay cầm bóng. Khi chân trƣớc đó vƣơn về
trƣớc, thì chân sau xoay gót đồng thời xoay ngực để chuyển sang giai đoạn ra sức
cuối cùng. Nhƣ vậy ở 4 bƣớc đà chéo, vị trí của ngực so với hƣớng ném có thay đổi
nhƣ sau: ở bƣớc thứ nhất ngực vẫn hƣớng về hƣớng ném, ở bƣớc thứ hai ngực đó
hơi hƣớng chếch sang bên, ở bƣớc thứ ba ngực hƣớng hẳn sang bên, vuông góc với
hƣớng chạy đà và vai phía tay không cầm bóng hƣớng về hƣớng ném, ở bƣớc thứ
tƣ ngực lại đƣợc xoay hƣớng về hƣớng ném nhƣng hơi chếch lên cao do động tác
tƣ thế căng thân ở giai đoạn ra sức cuối cùng.
c. Ra sức cuối cùng
Giai đoạn ra sức cuối cùng bắt đầu từ khi chân không cùng bên với tay cầm
bóng về trƣớc. Tiếp theo chân sau đạp mạnh xuống đất sau đó xoay gót chân đồng
12


thời xoay ngực từ vai hƣớng ném thành ngực quay về hƣớng ném. Do động tác
xoay gót chân và xoay ngực, nên thân ngƣời cùng với tay cầm bóng và chân sau
ƣỡn cong và căng nhƣ một cánh cung. Lúc này ngƣời ném đặt châ trƣớc chạm đất
sau đó gập mạnh và nhanh thân trên về trƣớc phối hợp đồng thời với dùng hết sức
của tay - ngực, của toàn thân, của cẳng tay, cổ tay và các ngón tay để ném lên cao
ra xa về trƣớc và lái bóng vào sân quy định. Đồng thời với tay cầm bóng ném bóng
về trƣớc, thì tay không cầm bóng co lại và đánh khuỷu tay ra phía sau để tạo thuận
lợi cho động tác ném. Tất cả các động tác trên phải hết sức nhanh, mạnh, phối hợp
chính xác lực do chạy đà, do đạp chân sau tạo nên với sức mạnh của cơ vai, cơ
ngực, cơ cánh tay, độ linh hoạt của khớp cổ tay và sự điều khiển khéo léo của các
ngón tay vào bóng tạo nên để đƣa bóng đi đúng góc độ, thì hiệu quả đạt đƣợc mới

cao. Nếu thực hiện chậm, không thực hiện đƣợc động tác cánh cung, thì sự phối
hợp tổng hợp lực lên bóng sẽ hạn chế và hiệu quả sẽ thấp.
Giai đoạn ra sức cuối cùng là giai đoạn cơ bản, quan trọng nhất mang ý
nghĩa quyết định trong ném bóng xa. Ở đây sức mạnh tay - ngực và sự phối hợp
chính xác ăn nhịp hàng loạt các thao tác với tốc độ do chạy đà đạt đƣợc là những
yếu tố quyết định. Do đó cần phải tập luyện một cách kĩ càng hai giai đoạn chạy và
ra sức cuối cùng, đồng thời phải tăng cƣờng tập luyện các bài tập phát triển chung
và phát triển sức mạnh tay - ngực cũng nhƣ tốc độ.
d. Giữ thăng bằng
Do chạy đà và động tác vƣơn thân trên để ném bóng lên cao về trƣớc, nên
sau khi ném trọng tâm cơ thể tiếp tục di chuyển về trƣớc theo quán tính. Nếu để
ngƣời di chuyển ra ngoài vạch giới hạn sẽ bị phạm quy và nhƣ vậy thành tích dù
cao đến đâu cũng không đƣợc công nhận. Chính ví vậy phải thực hiện động tác
kimm, giữ sự di chuyển của trọng tâm cơ thể bằng một trong hai động tác thăng
bằng dƣới đây:
- Giữ thăng bằng bằng chân trước: Sau khi nộm, đáng lý chân cùng phía với
tay cầm bóng co về trƣớc, thì lại không co về trƣớc mà hất ra sau lên cao. Thân trên
13


ngả nhiều về trƣớc theo hƣớng đẩy trọng tâm lại phía sau, đồng thời mũi bàn chân
và má ngoài bàn chân trƣớc bấm xuống mặt đƣờng chạy đẩy ngƣợc chiều lại, hai
tay phối hợp tự nhiên để giữ thăng bằng. Đây là cách giữ thăng bằng tự nhiên và
phổ biến nhất đối với ngƣời có trình độ tập luyện thấp nhƣ học sinh trung học cơ
sở, vì tốc độ chạy đà chậm và khi sử dụng sức ở giai đoạn ra sức cuối cùng chƣa
mạnh lắm.
- Giữ thăng bằng kiểu nhảy đổi chân: Khi gập thân trên để ném bóng thì
chân sau cũng co về trƣớc theo phản xạ tự nhiên sau đó đặt má ngoài và cả bàn
chân chạm đất, đồng thời hất chân phía hông cùng bên với tay cầm bóng từ trƣớc ra
sau lên cao, ngả thân trên về trƣớc và dùng má ngoài bàn chân đẩy ngƣợc lại, hai

tay phối hợp tự nhiên để giữ thăng bằng. Cách đổi chân nhƣ vậy nhƣ một bƣớc
nhảy đổi chỗ của hai bàn chân, vì bàn chân trƣớc đƣợc hất ra sau lên cao, thì bàn
chân sau đƣợc đƣa về trƣớc thay thế vào vị trí đó hoặc hơi về trƣớc một chút, nên
gọi là kiểu nhảy đổi chân. Đây là cách giữ thăng bằng với ngƣời có tốc độ chạy đà
cao, trình độ tập luyện lâu năm và khả năng dùng sức ở giai đoạn ra sức cuối cùng
mạnh.
1.2.2. Phƣơng pháp giảng dạy kỹ thuật ném bóng nhỏ
Cần giảng dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, dạy từ cái đã biết
đến cái chƣa biết vì vậy nếu dạy phổ thông thì dạy cho học sinh từ ném trúng đích
rồi ném xa có đà.
Khi dạy ném trúng đích, giáo viên có thể sử dụng đích là một vật nằm trên
mặt đất hoặc nhƣ vòng tròn ở trên tƣờng (bằng gỗ). Nhƣng tốt hơn cả là tạo đích là
một vòng tròn có lƣới để bóng trúng đích nằm trong lƣới. Dƣới đây là trình tự dạy
hoàn chỉnh kỹ thuật ném bóng xa có đà.
Nhiệm vụ 1:
Xây dựng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau:
- Giáo viên làm mẫu phân tích kỹ thuật động tác.
- Cho học sinh xem tranh ảnh kỹ thuật, phim hoặc băng video.
14


- Dạy cách cầm bóng và tƣ thế đứng chuẩn bị
- Tập các động tác khởi động chuyên môn về ném bóng.
- Tập ném chính diện ở cự li gần.
Nhiệm vụ 2:
Dạy kỹ thuật ra sức cuối cùng thông qua các biện pháp sau:
- Học kỹ thuật giai đoạn ra sức cuối cùng.
- Tập đạp chân trụ đẩy hông và xoay vai (có và không có ngƣời giúp đỡ).
- Thực hiện ra sức cuối cùng có và không có bóng.
Nhiệm vụ 3:

Dạy kỹ thuật ra sức cuối cùng kết hợp giữ thăng bằng.
- Tại chỗ kết hợp ra sức cuối cũng với giữ thăng bằng có và không có bóng.
- Ra sức cuối cùng ném bóng ra xa và giữ thăng bằng.
Nhiệm vụ 4:
Dạy kỹ thuật chạy đà
- Dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà (đi bộ thực hiện các bƣớc đà chéo).
- Chạy nhẹ nhàng thực hiện 4 bƣớc cuối cùng.
- Tập chạy toàn đà thực hiện 4 bƣớc cuối cùng.
Nhiệm vụ 5:
Phối hợp hoàn chỉnh kỹ thuật
- Bƣớc đầu phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật ném bóng.
- Thực hiện toàn bộ kỹ thuật với tốc độ chậm và trung bình.
- Phối hợp nâng dần tốc độ ném bóng xa có đà
Nhiệm vụ 6:
Kiểm tra đánh giá kết quả
1.2.3. Luật và phƣơng pháp trọng tài môn ném bóng nhỏ
Hệ thống tính điểm trong tổ chức thi đấu rất dễ hiểu và không cần bất kỳ hệ
thống máy tính nào, hay bất kỳ hiểu biết chuyên sâu nào về luật chơi. Cách tính rất

15


đơn giản và sẽ đƣợc thông báo trong vòng 2 phút sau khi môn thi kết thúc. Không
cần bảng điện tử.
Tóm lại, hệ thống tính điểm dựa trên các quy tắc sau:
- Điểm tối đa phụ thuộc vào đối tƣợng tham gia trong cùng một nhóm tuổi.
- Ngay khi môn thi kết thúc toàn bộ kết quả sẽ đƣợc thông báo trên bảng
điểm.
- Nếu hai đội hay nhiều hơn có kết quả bảng nhau thì các đội có cùng chung
điểm số thƣơng ứng với kết quả đó. Đội kế tiếp đƣợc xếp sau vị trí của các đội

bằng nhau.
- Đội chiến thắng là đội có tổng điểm cao nhất.
Cách tính điểm ở môn ném:
Mỗi thí sinh đều tham gia phần thi với số lần quy định. Tổng số điểm của
những lần xuất sắc nhất của các thành viên đƣợc tính là kết quả của mỗi đội ở môn
thi. Điểm đƣợc tính và ghi vào bảng điểm.
Cách đo thành tích:
Phƣơng pháp đo bằng thƣớc dây đƣợc sử dụng. khoảng cách luôn đƣợc đo
vuông góc từ vạch ném tới điểm rơi cảu vật. Khi điểm rơi nằm ở giữa khoảng thì số
đo cao hơn đƣợc tính cho ngƣời ném.

16


CHƢƠNG 2. THỰC HÀNH
2.1. Trò chơi vận động và phƣơng pháp giảng dạy
2.1.1. Thực hành các trò chơi dân gian và phƣơng pháp giảng dạy
Các trò chơi dân gian là những trò chơi đƣợc truyền từ đời này sang đời khác
theo hình thức bắt chƣớc các con vật, các hành động trong cuộc sống.
CON VẬT BIẾT KÊU
1. Mục đích, tác dụng:
Bồi dƣỡng, cũng cố những hiểu biết của ngƣời chơi về thế giới động vật.
Phát triển phản xạ ngôn ngữ và phản xạ vận động có lựa chọn (phản xạ vận động
phức tạp). Giáo dục tính tự giác chấp hành luật lệ và tinh thần trách nhiệm cho
ngƣời chơi.
2. Công tác chuẩn bị
Sân rộng chừng 20mx20m. Số ngƣời tham gia chơi khoảng 20 - 30 ngƣời.
Tất cả đứng theo hình tròn, ngƣời nọ cách ngƣời kia một cánh tay. Ngƣời chỉ huy
đứng giữa vòng.
3. Phƣơng pháp tiến hành

- Ngƣời chỉ huy bất ngờ chỉ tay vào một ngƣời nào đó đứng trong vòng tròn,
thì ngƣời đó phải lập tức nói tên một con vật biết kêu. Ngay lập tức ngƣời đứng bên
phải của ngƣời nói tên con vật, phải kêu lên tiếng kêu của con vật đó, và ngƣời bên
trái của ngƣời vừa nói tên con vật phải làm động tác mô phỏng hoạt động thƣờng
thấy ở con vật đó.
- Nếu ngƣời nói tên con vật nói chậm, nói ai, nói các con vật mà ngƣời trƣớc
đã nói rồi thì phải chịu phạt (có thể là phạt lò cò một vòng).
- Ngƣời bên phải kêu không đúng tiếng kêu của con vật, kêu chậm cũng phải
chịu phạt.
- Ngƣời làm động tác con vật mà làm chậm, làm không đúng cũng bị phạt.

17


- Ngƣời bị phạt cứ chạy quanh vòng tròn, trong khi đó ngƣời chỉ huy liên tục
chỉ tiếp (bất thình lình) vào những ngƣời khác. Trò chơi cứ thế tiếp diễn cho đến
hết giờ.
4. Luật chơi
- Phải nói đúng, chính xác, không trùng lặp tên các con vật có thật.
- Phải kêu đúng, kịp thời, không đƣợc chậm chạp.
- phải làm đúng động tác hoạt động thƣờng thấy ở con vật đã đƣợc gọi tên,
không đƣợc chậm trễ.
Ghi chú:
Có thể thay việc kể tên các con vật biết kêu bằng kể các đia danh của đất
nƣớc, hoặc kể các thành phố đã từng tổ chức các đại hội Olimpic quốc tế, kể tên
các VĐV nổi tiếng...
BỊT MẮT BẮT DÊ
1. Mục đích, tác dụng
Dùng trong nghỉ ngơi tích cực, phát triển khả năng định hƣớng, phản xạ linh
hoạt, óc phán đoán, sự nhạy bén của cơ quan cảm thụ, thính giác và vận động.

2. Công tác chuẩn bị
- Sân rộng chừng 20mx20m, khăn bịt mắt 2 cái, còi 2 chiếc.
- Ngƣời tham gia chừng 20 - 40 ngƣời, đứng thành vòng tròn, ngƣời nọ cách
ngƣời kia chừng một cánh tay. Trọng tài cử 2 ngƣời vào vòng tròn, dùng khăn bịt
mắt họ lại rồi chỉ định một ngƣời làm dê (ngƣời này đƣợc cầm một cái còi). Ngƣời
kia chuẩn bị đuổi bắt.
3. Phƣơng pháp tiến hành
Khi chỉ huy ra lệnh, ngƣời làm dê thổi còi và chạy trốn. Ngƣời kia phán đoán
phƣơng hƣớng và tìm bắt. hai ngƣời đuổi bắt nhau trong phạm vi vòng tròn. Nếu
bắt đƣợc đổi vị trí cho nhau rồi lại tiếp tục cho tới khi bắt đƣợc dê. Trọng tài cử hai
ngƣời khác vào thay, trò chơi cứ nhƣ thế cho đến khi hết thời gian.
18


- Không đƣợc đấm, đá và làm các động tác nguy hiểm khi tìm bắt nhau.
- Phải tự giác, không đƣợc để mắt nhìn thấy nhau khi đuổi, bắt.
- ngƣời đứng ngoài không đƣợc chỉ điểm, không di chuyển khỏi vị trí đứng.
ĐÀN VỊT NÀO NHANH
1. Mục đích, tác dụng
- Phát triển tố chất sức nhanh, sức mạnh của đôi chân.
- Rèn luyện ý thức tập thể và tinh thần đồng đội.
2. Công tác chuẩn bị
Sân chơi, trên sân chơi ta kẻ một vạch xuất phát và một vạch đích, cách nhau
từ 15 - 20m.
3. Phƣơng pháp tiến hành
- Chi lớp ra thành 2,3 hoặc 4 đội đều nhau, mỗi đội khoảng 10 - 15ngƣời.
Cho từng cặp hai đôi thi đấu với nhau.
- Cách chơi: Cho hai đội đứng thành hàng dọc trƣớc vạch xuất phát, sau đó
ngồi xuống mong không đƣợc chạm đất, trọng lƣợng cơ thể dồn đều vào cả hai bàn
chân, hai tay ngƣời sau bám chặt vào eo (thắt lƣng)ngƣời trƣớc. Khi trọng tài cho

xuất phát (bắt đầu trò chơi), cả đội bám chặt vào nhau, phối hợp cùng ở tƣ thế ngồi
xổm di chuyển nhanh lên phía trƣớc, vƣợt qua vạch đích. Khi nào ngƣời cuối hàng
vƣợt qua vạch đích là kết thùc một lần chơi. Trong khi di chuyển các đội đồng
thanh hô "quạc, quạc, quạc", hoặc "một, hai, một ,hai" để tạo sự phối hợp thống
nhất trong di chuyển.
CHỌI GÀ
1. Mục đích, tác dụng
- Phát triển tố chất sức nhanh, mạnh mẽ của chân và khả năng khống chế
thăng bằng của cơ thể.
- Rèn luyện ý chí quyết tâm của ngƣời chơi.
2. Công tác chuẩn bị

19


Có sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ. Nếu cho chơi trong vòng tròn, ta phải kẻ
các vòng tròn trên sân có dƣờng kính từ 3m trở lên.
3. Phƣơng pháp tiến hành
- Có thể đấu đơn, từng cặp một chơi với nhau và cũng có thể đấu từng nhóm
đội với nhau (mỗi đội từ 3 đến 5 ngƣời). Có thể cho đấu trong vòng tròn giới hạn
hoặc đấu tự do không có vòng tròn giới hạn.
- Cách chơi: Chân trái hoặc chân phải co lên, tay cầm chặt lấy cổ chân đƣợc
co lên, với tƣ thế nhƣ vậy chân kia di chuyển lò cò liên tục áp sát đối phƣơng dùng
đầu gối của chân đƣợc co lên hoặc thân trên huých, đẩy đối phƣơng làm cho đối
phƣơng mất thăng bằng ngã xuống, tay chạm đất hoặc chân co lên chạm đất là
thắng một điểm. Nếu đấu trong vòng tròn giới hạn, ngƣời nào bị đẩy bật ra ngoài
vòng tròn là ngƣời đó bị thua và đội kia đƣợc một điểm. Hết thời gian quy định
(khoảng từ 3 - 5phút một lần chơi), bên nào đƣợc nhiều điểm là thắng cuộc.
4. Luật chơi
- Phải di chuyển ở tƣ thế co chân nhƣ trên, nếu mỏi chân có quyền đƣợc đổi

chân.
- Không đƣợc dùng tay mà chỉ đƣợc dùng đầu gối của chân co hoặc thân trên
huých đối phƣơng.
- Hết thời gian chơi, bên nào bị ngã, chân, tay chạm đất hoặcbị đẩy ra ngoài
vòng tròn (nếu chơi tròn vòng tròn giới hạn) nhiều lần hơn là bên đó thua và bên
kia thắng cuộc.
NHẢY CỪU
1. Mục đích, tác dụng
- Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khả năng phối hợp động tác, dùng sức của
tay, chân và thân ngƣời.
- Rèn luyện tính tự giác, ý chí quyết tâm và tinh thần đồng đội.
2. Công tác chuẩn bị
Cần có một sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ.
20


3. Phƣơng pháp tiến hành
- Chia lớp ra thành các đội đều nhau, mỗi đội đứng thành một hàng ngang
cách nhau một cánh tay (nam riêng, nữ riêng), sau đó cho mọi ngƣời cúi đầu, gập
lƣng xuống, hai chân bƣớc rộng bằng vai, đầu gối thẳng, hai tay chống thẳng vào
hai đầu gối (gọi là tƣ thế chuẩn bị).
- Cách chơi: Trọng tài cho bắt đầu, ngƣời cuối hàng nhanh chống nhảy qua
từng ngƣời một trong hàng tới đầu hàng rồi đúng lại đúng khoảng cách ở tƣ thế quy
định nhƣ trên, ngƣời thứ 1 vừa nhảy qua ngƣời trƣớc, ngƣời thứ 2 nhảy tiếp theo.
Cứ nhƣ vậy cho đến khi ngƣời dầu hàng nhảy xong trở về vị trí ban đầu là
kết thúc một lần chơi.
- Cách nhảy: Đồng thời cùng mọt lúc dùng lực bật của hai chân kết hợp với
sức đẩy của hai bàn tay vào giữa lƣng ngƣời trƣớc, rút hông lên cao, dạng chân và
đƣa ngƣời qua.
4. Luật chơi

- Chia đội phải đều.
- Mọi ngƣời phải đứng đúng ở tƣ thế chuẩn bị.
- Mỗi ngƣời đều phải thực hiện "nhảy cừu" qua từng ngƣời một, từ cuối hàng
lên đầu hàng một lần rồi đứng lại đúng khoảng cách ở tƣ thế chuẩn bị.
- Không đƣợc cản trở, gây khó khăn, nguy hiểm cho ngƣời chơi.
- Đội nào xong trƣớc là đội đó thắng cuộc.
TẠO SÓNG
1. Mục đích, tác dụng
Phát triển tố chất nhanh nhẹn, sức bật của chân và khả năng phán đoán của
ngƣời chơi.
2. Công tác chuẩn bị
Cần có 3 - 6 chiếc dây (loại dây nhảy dây là tốt nhất).
3. Phƣơng pháp tiến hành
21


- Cho lớp đứng thành một hàng dọc cách nhau hơn một tầm tay với.
- Cử ra từng cặp 2 ngƣời một cầm hai đầu dây, căng thật thẳng đứng cách
ngƣời đầu hàng khoảng từ 5 - 7m (có thể cho chơi với 3 hoặc 4, 5, 6 dây trong cùng
một lúc).
- Cách chơi: Trọng tài cho bắt đầu, cứ từng cặp 2 ngƣời một cầm dây căng
thật cao ngang đầu gối chạy nhanh qua từ ngƣời đầu hàng đến ngƣời cuối hàng, sau
đó lại cầm dây trở về vị trí ban đầu là kết thúc một lần chơi.
- Sau mỗi đợt chơi, trọng tài cho đổi ngƣời cầm dây.
Lƣu ý: Khi nào 2 ngƣời cầm dây thứ nhất chạy đến ngƣời đầu hàng thì hai
ngƣới sau mới căng dây chạy tiếp. Có nhƣ vậy chúng ta mới tạo ra đƣợc các đợt
sống của hàng trong khi chơi.
Những ngƣời trong hàng chú ý, khi dây di chuyển đến chỗ mình thì nhanh
chóng bật nhảy lên qua khỏi dây, ai bị vƣớng vào dây là bị thua và phải nhanh
chóng chạy ra khỏi hàng để trò chơi đƣợc tiếp tục, không bị cách quảng.

4. Luật chơi
- Hai ngƣời cầm dây phải căng thật thẳng, chạy thật nhanh và phải đảm bảo
độ cao của dây luôn luôn ngang tầm đầu gối của những ngƣời trong hàng.
- Ngƣời bị vƣớng dây phải tự giác chạy nhanh ra khỏi hàng để không làm
ảnh hƣởng đến cuộc chơi. Và kết thúc mỗi đợt chơi, những ngƣời bị vƣớng dây
phải chịu một hình phạt nào đó để kích thích ngƣời chơi.
2.1.2. Thực hành các trò chơi hiện đại và phƣơng pháp giảng dạy
BÓNG CHUYỀN SÁU
1. Mục đích, tác dụng
Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo, chính xác và khả năng quan sát của
ngƣời chơi.
Phát triển trí nhớ và rèn luyện tinh thần đồng đội
Có tác dụng bổ trợ cho một số môn thể thao (nhƣ bóng chuyền, bóng rổ,
bóng ném) và phát triển thể lực cho ngƣời chơi.
22


2. Công tác chuẩn bị
Sân chơi rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ.
Cần một quả bóng chuyền hoặc bóng ném
3. Phƣơng pháp tiến hành
Chia lớp ra thành 2 đội thi đấu với nhau, số ngƣời trong một đội không nên
quá đông song tối thiểu mỗi đội phải có ít nhất 3 ngƣời trở lên.
Phải quy định phạm vi sân chơi.
Cách chơi:
Trọng tài tung bóng cho 2 ngƣời của 2 đội tranh bóng. Khi nhận đƣợc bóng,
nhanh chóng chuyền ngay cho đồng đội, và quả bóng đó đƣợc chuyền liên tục qua
tay của đồng đội trong 6 lần; ngƣời nhận đƣợc bóng phải hô đúng con số mà số lần
bóng đã đƣợc chuyền đi. Ngƣời cuối cùng nhận đƣợc bóng , hô sáu rồi đập bóng
xuống đất là kết thúc một lần chơi và thắng một điểm; sau đó trọng tài lại tung

bóng chơi tiếp đén khi kết thúc thời gian quy định của cuộc chơi.
4. Luật chơi
Bóng phải chuyền liên tục cho đồng đội trong 6 lần, không đƣợc chạm đất.
Không đƣợc chuyền bóng lại trực tiếp cho ngƣời vừa chuyền cho mình.
Ngƣời nhận đƣợc bóng phải hô đúng số lần chuyền, nếu không hô hoặc hô
không đúng sẽ mất lần chuyền bóng và đối phƣơng sẽ có quyền phát bóng.
Bóng rơi xuống đất đội nào nhặt đƣợc, đội đó đƣợc quyền chuyền bóng đi và
tính lần chuyền thứ nhất
Yêu cầu di chuyền nhanh, chiếm chổ thuận lời để nhận và chuyền bóng; có
quyền cƣớc bóng trên tay đối phƣơng; song không đƣợc đánh ngƣời, ôm ngƣời, đá
bóng, tránh những lỗi va chạm nguy hiểm.
Khi kết thúc cuộc chơi (hết thời gian quy định) đội nào đƣợc nhiều điểm hơn
là thắng cuộc
TRÁNH BÓNG
1. Mục đích, tác dụng
23


Phát triển tố chất nhanh nhẹn, sức mạnh bật nhảy cho ngƣời chơi, bổ trợ cho
các môn bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh...
2. Công tác chuẩn bị
- Sân chơi: Trên sân chơi cho kẻ một vòng tròn đƣờng kính 8 - 10m.
- Một quả bóng ném (hoặc bóng chuyền), đƣợc nối kết với một sợi dây thừng
chắc chắn dài khoảng 5 - 6m.
3. Phƣơng pháp tiến hành
Cho lớp đứng thành vòng tròn theo đƣờng tròn đã kẻ, quay mặt vào trong,
cách nhau gần một cánh tay. Một ngƣời đứng ở giữa tâm vòng tròn, làm động tác
cầm dây quay bóng, cho đến khi bóng có thể chạm tới những ngƣời đứng trên vòng
tròn tầm đầu gối trở xuống. Bóng quay tới ngƣời đứng trong hàng ở chỗ nào, thì
ngƣời ở chỗ đó phải nhảy (bật) cao lên tránh bóng, không để bóng chạm vào ngƣời,

cứ nhƣ vậy chơi trong thời gian khoảng 2 - 3phút, cho tạm nghỉ một ít phút rồi lại
chơi tiếp.
4. Luật chơi
- Bóng chỉ đƣợc quay cao tầm đầu gối trở xuống.
- Bóng quay đến đâu, ngƣời chỗ đó phải bật cao lên tránh bóng, không đƣợc
lùi về phía sau để tránh bóng.
- Ai để ngƣời chạm vào bóng phải chịu một hình phạt nào đó.
ĐỔI BÓNG
1. Mục đích, tác dụng
- Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo.
- Rèn luyện tính tự giác.
2. Công tác chuẩn bị
- Sân chơi, trên sân kẻ một đƣờng thẳng làm vạch xuất phát, trên vach xuất
phát vẽ hai đƣờng tròn cách nhau khoảng 5m, có đƣờng kính 40 hoặc 50cm, tâm

24


đƣờng tròn nằm trên đƣờng thẳng xuất phát, ta vẽ hai đƣờng tròn có kích thƣớc nhƣ
trên, cách nhau từ 15 - 20m (kể từ tâm).
- Trên mỗi vòng tròn ta đặt một quả bóng (bóng chuyền hoặc bóng đá bóng
rổ đều đƣợc). Hai quả cùng màu đặt ở hai vòng tròn xuất phát, hai quả khác màu
đặt ở hai vòng tròn đích phía trên.
3. Phƣơng pháp tiến hành
- Chia lớp ra thành hai đội đều nhau, đứng thành hàng dọc trƣớc vòng tròn
tại vạch xuất phát.
- Cách chơi: Trọng tài cho bắt đầu chơi, ngƣời đầu hàng của hai đội nhanh
chống dùng tay lăn quả bóng ở vòng tròn xuất phát lên trên, đặt ở vị trí vòng tròn
đích, rồi lăn quả bóng ở vòng tròn đích trở về trao bóng cho ngƣời thứ hai tiếp sau
của đội mình tại vòng tròn xuất phát, sau đó chạy về cuối hàng. ngƣời thứ hai

nhận đƣợc bóng tiếp tục lăn nhƣ ngƣời thứ nhất. Cứ nhƣ vậy cho đến ngƣời cuối
cùng lăn bóng xong đặt bóng tại vòng tròn xuất phát là kết thúc một lần chơi.
4. Luật chơi
- Chia đội phải đồng đều.
- Phải thực hiện lăn bóng và đổi bóng, không đƣợc cầm bóng chạy. Trong
khi lăn bóng về, chƣa thực hiện trao bóng cho đồng đội, nếu quả bóng ở phía trên
bị lăn ra khỏi vòng tròn thì ngƣời lăn bóng phải để quả bóng đang lăn lại, rồi quay
lên cầm quả bóng kia đặt vào vòng tròn, xong rồi mới đƣợc chạy về lăn bóng tiếp
trao cho đồng đội.
- Mỗi ngƣời đều phải thực hiện lăn bóng một lần.
- Trao và nhận bóng tại vòng tròn xuất phát.
- Tự giác, chống gian lận, đội nào xong trƣớc không phạm lỗi là đội đó
thắng.
Lƣu ý: Có thể cho chơi với cùng một lúc với 2 hoặc 3 quả bóng để tăng độ
khó cho ngƣời chơi. Cũng có thể cho ôm bóng chạy đổi bóng.

25


×