Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Áo dài Việt Nam Nguồn gốc và sự giao thoa văn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 19 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
Phần 1. Lịch Sử Áo Dài Việt Nam
Phần 2. Sự giao thoa của các nền văn hoá nước ngoài với áo dài Việt Nam
1. Giao thoa văn hóa
2. Áo dài và sự giao thoa văn hóa
a. Dấu ấn ăn hóa phương Đông
b. Dấu ấn văn hóa phương Tây
Phần 3. Tầm ảnh hưởng của áo dài trong và ngoài Việt Nam
1. Trong nước
a. Trong đời sống
b. Trong thơ văn
c. Trong âm nhạc
d. Trong hội họa
2. Ngoài nước
a. Trong trình diễn
b. Trong quảng bá
c. Lễ hội thường niên tại Mỹ
Phần 4. Một số địa chỉ áo dài nổi tiếng tại Việt Nam
1. Tại TP. Hà Nội
2. Tại TP. Huế
3. Tại TP. Hồ Chí Minh
Kết luận
3.

Trang
2
3
3
5
10


10
11
12
12
15
16
16
17
17
18

1


Phần 1. Lịch Sử Áo Dài Việt Nam
Chúng ta đã không còn lạ lẫm gì với cái tên áo dài - trang phục truyền thống của
Việt Nam mình. Ngày nay, đâu đâu chúng ta cũng thấy bóng dáng của tà áo dài thướt
tha: trên sân trường với đồng phục nữ sinh, trên bục giảng với áo dài cho các cô giáo,
trong công ty cho nhân viên, trong các cửa hàng, trên máy bay, và cả trên đường phố.
Nhưng có lẽ chúng ta chưa biết nhiều lắm về lịch sử của chiếc áo dài. Bài viết này
sẽ một phần nào đó giúp các bạn hiểu thêm về ÁO DÀI.
Thực ra không ai biết chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ khi nào và hình dáng
thực sự ra sao vì không có sách sử nào ghi lại. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo
những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Đông Sơn cách nay khoảng vài nghìn năm
cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. “Thời Bắc thuộc thì người Việt
gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải".
Áo dài trên mặt trống đồng Đông Sơn
Theo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu văn hóa thì những hình ảnh trên mặt chiếc
trống đồng Đông Sơn (700 TCN - 100) cho thấy hình người Việt cổ thời đó đã mặc trang
phục với hai tà áo xẻ đôi. Loại trang phục này được nữ giới sử dụng phổ biến kéo dài từ

năm 2000 TCN cho tới năm 200 SCN. Thời kỳ này, trang phục áo dài chưa bị ảnh gì bởi
phong kiến và văn hóa của Trung Quốc. Nhìn vào họa tiết của trang phục trên trống
đồng Đông Sơn có thể thấy có những nét quen thuộc mà trên chiếc áo dài hiện đại bây
giờ cũng có.

Hình minh họa cho sự tiến hóa của
áo dài từ thời văn hóa Đông Sơn
đến thời nhà Lý.

2


Phần 2. Sự giao thoa của các nền văn hoá nước ngoài với áo dài Việt Nam
1. Giao thoa văn hóa

Quá trình giao thoa văn hóa luôn luôn được hình thành trên hai yếu cố căn cốt:
yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.
-

Yếu tố nội sinh ở đây là những thành tố, những giá trị văn hóa đã tồn tại trong vùng lãnh
thổ, đã ghi dấu trong nền văn hóa đó từ lâu đời, những thành tố đó cấu thành bản sắc văn

-

hóa quốc gia.
Yếu tố ngoại sinh là những giá trị, những thành tố văn hóa được du nhập từ bên ngoài.
 Quá trình giao thoa văn hóa chính là sự kết hợp hài hòa yếu tố nội sinh và ngoại sinh,
thống nhất nó trong một nền văn hóa mà đôi khi người ta không thể phân tách được.
Trong giao thoa văn hóa của Việt Nam tồn tại một vấn đề và cũng là một khái
niệm cho tới hiện nay vẫn chưa thật rõ ràng đó là khái niệm văn hóa Đông – Tây. Đông

và Tây được coi là khái niệm về mặt địa lý dùng để chỉ phương hướng – phương Đông
và phương Tây. Văn hóa phương Đông để chỉ văn hóa của các nước châu Á (Đông Á,
Đông Nam Á) và một số nước châu Phi, các tiểu vương quốc Ả Rập và phương Tây để
chỉ văn hóa Âu – Mỹ.
Văn hoá Đông-Tây hiện diện trong từng khía cạnh trong văn hóa Việt Nam. Điển
hình là sự giao thoa văn hóa của áo dài Việt Nam.
2. Áo dài và sự giao thoa văn hóa
a. Dấu ấn văn hóa phương Đông

Bắt nguồn từ nhà nước cổ đại của Việt Nam cho đến ngày nay, Việt Nam đã nhiều
lần bị Trung Quốc xâm lược và thống trị. Trong suốt gần 1000 năm bị Trung Quốc đô
hộ, văn hóa Trung Quốc đã dần dần du nhập vào Việt Nam. Văn hóa phục trang cũng
không nằm ngoài điều này.
Trung Quốc bắt đầu xâm lược Việt Nam từ thời nhà Hán, tiếp tục đến thời nhà
Tống, nhà Minh và nhà Thanh. Lúc này theo sự du nhập văn hóa của Trung Quốc, tại
Việt Nam đã lặp đi lặp lại 2 xu hướng đối đầu và du nhập đối với nền văn hóa này.
Vua Lý Thái Tông (1028 ~ 1054) vào năm 1040 đã gìn giữ phương pháp dệt
truyền thống của Việt Nam cho các cung nữ để tránh việc lệ thuộc vào phương pháp dệt
của nhà Tống Trung Quốc.
Nhà Minh xâm lược Việt Nam (1407) đã thực hiện chính sách đồng hóa và muốn
thay đổi trang phục theo phong cách của Trung Quốc, sau khi đánh tan sự xâm lược của
3


nhà Minh vào thời vua Lê Huyền Tông (1663 ~ 1671), để giữ gìn văn hóa phục trang
đặc trưng của dân tộc, năm 1666 nhà vua đã ra lệnh “Từ nay về sau đàn bà con gái
không được mặc quần, không được đeo thắt lưng”. Vì vậy việc mặc quần được phổ biến
ở Việt Nam từ sau khi bị nhà Hán Trung Quốc đô hộ, đã bị cấm ở khu vực miền Bắc.
Hoàng đế Quang Trung (1788 ~ 1792) đã tuyên bố kháng chiến chống lại Trung
Quốc với lí do “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”, xuất phát từ mong muốn

giữ gìn bản sắc văn hóa của mình – “gìn giữ mái tóc dài, cầm gươm đánh giặc để giữ gìn
điều này”. Khi đó, Việt Nam đã bị chia thành 2 miền Nam Bắc, Nguyễn Phúc Khoát
thống trị khu vực miền Trung, để tách biệt với quyền lực của phía Bắc, năm 1774 đã ra
lệnh cấm mặc kiểu váy “thô bỉ” của người phía Bắc, mà phải mặc quần giống như người
Tàu. Kể từ đó những người phụ nữ miền Nam đã không còn mặc váy nữa.
Áo giao lãnh (thế kỷ 17)
Kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo
tứ thân. Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự
như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.

Phụ nữ Việt Nam trong trang phục
áo giao lãnh

Áo tứ thân – áo ngũ thân (thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20)
Để tiện hơn cho việc đồng án, buôn bán vất vả, người xưa đã chế ra kiểu áo tứ
thân gọn ghẽ với hai vạt trước rời nhau, có thể buộc lại, và hai vạt sau may liền thành
một tà áo. Người xưa phải ghép hai vạt áo sau để tạo tà vì thời đó khổ vải chỉ rộng
4


chừng 35 – 40cm. Là trang phục của tầng lớp bình dân, áo tứ thân thường được may từ
vải tối màu để tiện cho công việc.
Phụ nữ thành thị ít phải lao động thường mặc áo ngũ thân để phân biệt mình với tầng
lớp lao động nghèo. Áo ngũ thân có bốn vạt như áo tứ thân, được may liền nhau thành
hai tà trước và sau như áo dài. Vạt con thứ năm được may dưới tà trước như một mảnh
áo lót kín đáo. Áo có cổ và phom rộng, được mặc rộng rãi đến đầu thế kỷ 20.

Sự phân biệt tầng lớp trong một gia
đình, chủ mặc áo ngũ thân, người
hầu mặc áo tứ thân (1884-1885)

b. Dấu ấn văn hóa phương Tây

Nước Pháp từ những năm 1800 đến nay chính là trung tâm của thời trang cận đại.
Những năm 1860 Việt Nam đã bị thực dân pháp xâm lược, sau bản hiệp ước Patenôtre
năm 1884 văn hóa Pháp đã dồn dập du nhập vào Việt Nam. Đặc biệt lấy trung tâm là các
thành phố lớn văn hóa Pháp đã lan tỏa ra nhanh chóng, làm thay đổi cả những sinh hoạt
hàng ngày của người dân Việt Nam. Khi đó, trong văn hóa ăn mặc đã xuất hiện những
người mặc âu phục, đeo ca vát, đi tất và đi giầy da.
Từ sau khi chính phủ Pháp thành lập trường đại học Mĩ Thuật tại Hà Nội, công
cuộc cải cách, cải tiến trang phục truyền thống đã tạo ra rất nhiều điều mới mẻ bởi một
bộ phận những người có lòng nhiệt huyết. Về màu sắc đã thay đổi từ những tông màu tối
5


như màu nâu, màu đen... sang màu nguyên thủy tươi sáng. Những thay đổi này khi đó có
tính đột phá và gây rất nhiều sự ngạc nhiên, sửng sốt.
Đó là bởi vì những y phục truyền thống vẫn đang được mặc ở thời kì đó có phần
nách rộng, với kiểu áo khoác ngoài có 4 vạt áo dài, được cố định bằng thắt lưng làm từ
vải, phía trong áo mặc yếm chính là một loại áo che ngực và quần khiến cho những
đường cong của người phụ nữ không được lộ ra. Kiểu áo dài mới được cắt sát cơ thể với
vạt áo được may ngắn, tất cả những điều này chịu ảnh hưởng từ Pháp với phong cách
Châu Âu là để thể hiện đường cong của cơ thể người phụ nữ.
Có thể thấy rằng các nhà thiết kế thời kì Pháp thuộc đã nhấn mạnh cách thể hiện
cơ thể của áo dài mới, để làm vừa mắt của những người đàn ông trong giai cấp thống trị
tuy nhiên thực tế thì không được như vậy. Bởi vì dù là đến thời kì này thì đây cũng chưa
phải là loại áo thể hiện được toàn bộ hình dáng cơ thểgiống như áo dài hiện đại.
Le mur và Lê Phổ là kiểu áo dài mới của những năm 1930 được tạo ra bằng sự
kết hợp với áo năm thân, tuy nhiên thực tế sự thể hiện cơ thể người phụ nữ rõ ràng hơn
chính là vào những năm 1960, khi mà một nhà may gọi là Dakao của Sài Gòn đã ứng
dụng những đường ly trên áo để tạo nên áo dài. Những người Việt Nam theo chủ nghĩa

dân tộc đang muốn thoát khỏi thuộc địa Pháp đã bài trừ và coi áo dài mới được tạo nên
từ những ảnh hưởng của Pháp là thứ làm tổn hại đến văn hóa và tư tưởng của Việt Nam.
Áo dài lemur (1939 – 1943)
Bước đột phá táo bạo, góp phần hình thành kiểu
dáng của áo dài ngày nay chính là kiểu áo dài “Le
Mur” do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Khác
với phom dáng rộng truyền thống, áo dài Le Mur ôm sát
đường cong cơ thể với nhiều chi tiết Âu hóa như tay
phồng, cổ khoét hình trái tim, đinh nơ… Chiếc áo “lai
căng” này bị dư luận thời đó lên án mạnh mẽ, cho là

6


không đứng đắn nên chỉ có giới nghệ sĩ phong cách tân thời mới dám mặc. Đến năm
1943 thì kiểu áo này dần bị lãng quên.

Áo dài Lê Phổ
Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo
Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một
kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn.
Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan
Le Mur
nghênh nhiệt liệt. Từ đây, áo dài Việt Nam đã tìm được hìnhÁo
hàidài
chuẩn
mực bị
củalên
nó,ánvàlàtừ
“lai căng” với tay phồng, cổ

đính
nơ điệu,
(1938)hình dạng chiếc
bấy giờ đến nay dù trải qua bao thăng trầm, bao lần cách tân
cách

áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.
Áo dài với tay raglan (1960)
Cách may thời đó có một nhược điểm lớn là các nếp nhăn rất dễ xuất hiện ở hai
bên nách. Những năm 1960, nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn đã đưa cách ráp tay raglan
vào áo dài. Với cách ráp này, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách. Tà trước nối với tà
sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông. Kiểu ráp này vừa
giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho phép tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa
giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã
được định hình.

Bản vẽ áo dài với tay raglan
7


Áo dài Bà Nhu (đầu những năm 1960)
Đầu những năm 1960, bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, đã thiết kế ra
kiểu áo dài hở cổ, bỏ đi phần cổ áo, hay còn gọi là cổ thuyền, cổ khoét. Chiếc áo dài nổi
tiếng với tên gọi áo dài Bà Nhu đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ vì đi ngược với truyền
thống và thuần phong mỹ tục của xã hội thời đó. Ngày nay, áo dài cổ thuyền rất được ưa
chuộng vì sự thoải mái, phù hợp với khí hậu nhiệt đới của nó.

Bà Trần Lệ Xuân, người khởi
xướng phong trào mặc áo dài cổ
thuyền


Áo dài chít eo – áo dài mini (1960 – 1970)
Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan
điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng. Lúc
này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi.
Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những
đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn
ngực.
8


Gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải
mái, tiện lợi của nó. Tà áo hẹp và ngắn đến gần đầu gối, áo rộng và không chít eo nhưng
vẫn may theo đường cong cơ thể.

Áo dài chít eo, tôn ngực thịnh
hành vào những năm 1960

Áo dài hiện đại (1970 – nay)
Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên
đường phố. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, chiếc áo dài đã trở lại với nhiều kiểu dáng,
chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các nhà thiết kế Võ
Việt Chung, Sĩ Hoàng, Thuận Việt… Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng truyền thống, chiếc
áo dài đã được cải biên thành áo cưới, áo tà ngắn để mặc với quần jeans…
Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của một số hoạ sĩ, nhà tạo mẫu đã đem
lại một vẻ đẹp mới cho tà áo dài Việt Nam. Vẫn giữ nguyên kiểu dáng, cấu trúc của
chiếc áo dài cổ điển, họ đưa thêm nhiều chất liệu mới và thổi vào đó vẻ đẹp mới, hiện
đại được chắt lọc từ văn hoá truyền thống Việt Nam như thêu, vẽ những hoạ tiết trang
trí, điểm xuyết những hoa văn từ các trang phục của các dân tộc Việt Nam, hoạ tiết từ
trống đồng Ngọc Lũ, phục hồi chiếc áo dài 300 năm, phục hồi nghệ thuật thêu truyền

thống trên áo dài... đã tạo nên một ấn tượng đẹp cho áo dài Việt Nam.

9


Tăng Thanh Hà trong một thiết
Bộ kế
áo dài của Phạm Hương mang
của nhà thiết kế Võ Việt Chung
đi tham dự Miss Universe 2015.
(2014)

Phần 3. Tầm ảnh hưởng của áo dài trong và ngoài Việt Nam
1. Trong nước
a. Áo dài trong đời sống

Hình ảnh chiếc áo dài, khăn đóng đã gắn liền với cuộc sống của người dân từ
nông thôn cho đến thành thị. Theo lệ thường, mỗi khi làng nước có việc hệ trọng, gái trai
10


ra đình đều vận khăn đóng áo dài. Gái thì áo dài
hoa, đầu đội khăn gấm; trai thì áo dài nhiễu đen,
đầu quấn khăn đóng đen (có nơi gọi là khăn xếp),
bậc cao niên trưởng thượng thì áo và khăn đỏ có
in hình chữ “Thọ”, còn lũ trẻ nhỏ thì áo dài xanh,
đỏ, vàng trông rất ngộ nghĩnh và đẹp mắt… Nói
chung, áo dài không phân biệt hèn sang, già trẻ,
ai ai cũng đều có thể mặc được, đặc biệt là trong
các dịp lễ tiết quan trọng, nhất là dịp Tết đến

xuân về. Bộ áo dài khăn đóng, gái mặc thì thướt
tha, thùy mị; trai mặc thì nền nã, trang nghiêm.
Chính vì vậy mà trong các việc lớn như giỗ chạp,
ma chay, cưới xin, hội làng, ngày Tết… người ta
đều dùng đến nó .
b. Trong thơ văn

Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều
nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có
thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát
nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...
Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo
dài khi sửa thành:
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay...
Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng
của chiếc áo dài trắng nữ sinh:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng).
c. Trong âm nhạc
11


Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam.
Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước
chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài
"Diễm xưa" nổi tiếng. Hay trong bài "Hạ trắng", hình ảnh áo dài cũng chập chờn:

Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay... (Hạ trắng)
Bài "Một thoáng quê hương" của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu:
Tà áo em... bay, bay, bay, bay... trong gió nhẹ nhàng...
Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay
trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... em ơi...
Nhạc sĩ Sỹ Luân cũng có bài "Áo dài ơi" vui tươi:
Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố
Những lúc buồn vui vu vơ nào đó
Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà…...
Nhạc sĩ Jo Marcel và ca khúc "Áo dài Việt Nam":
...Người Việt Nam trong chiếc áo dài
Người Việt Nam tha thướt bước về
Vẻ đẹp Việt Nam ngàn đời không phai
Cùng tha thướt bước trên đường của xứ khách
Cùng nắm tay nhau chia xẻ buồn vui
Cùng tiếp tay nhau duy trì nét đẹp
Vẻ đẹp của người Việt Nam
Gần đây, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường với ca khúc "Em trong mắt tôi":
Em đẹp không cần son phấn… xinh thật xinh… thật xinh... rất hiền...
Không quần jeans… giầy cao gót… em chọn riêng mình em áo dài…
duyên dáng...
Giống như hoa kia bên thềm… ngát hương không khoe sắc màu… ngàn
đóa hoa đang rực rỡ không sánh bằng...
Nhẹ nhàng tung bay tà áo dài... Em phụ nữ Việt…
Ánh lên bao rạng ngời người Phương
Đông…
d. Trong hội họa
12



Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là
một trong những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất,
miêu tả một cô gái mặc áo dài trắng ngồi bên một bình hoa huệ tây(hoa loa kèn)
2. Ngoài nước
a. Áo dài trong trình diễn

Các bộ sưu tập áo dài được chọn để tham gia các cuộc thi, tuần lễ thời trang
tại các nước
Đã có rất nhiều cuộc thi thiết kế và trình diễn áo dài được tổ chức tại Việt Nam
cũng như ở nước ngoài. Nhà thiết kế Minh Hạnh, người từng giữ vị trí cao nhất ở nhiều
Tuần lễ thời trang Việt Nam hay các lễ hội lớn, là một trong những người đã gặt hái
được nhiều thành công khi giới thiệu và quảng bá các bộ sưu tập áo dài do chính mình
thiết kế tới Nhật Bản với bộ sưu tập được thiết kế trên nền vải lụa sống hai da, cổ và tay
áo được xếp thành nhiều lớp áo như kimono. Gam màu chủ đạo là hồng phấn và hồng
đào lấy cảm hứng từ màu hoa anh đào; tới Anh với 100 mẫu áo dài lấy ý tưởng từ các
họa tiết trong trang phục của Hoàng gia Anh được kết hợp với các màu sắc trang phục
dân tộc Việt cùng nhà thiết kế Lan Hương tới Mỹ trong bộ sưu tập từ chất liệu jeans và
hoa sen vừa kết hợp truyền thống và hiện đại, vừa thể hiện những giao hoa văn hóa Việt
Mỹ. Bà cũng là người thiết kế bộ trang phục áo dài mới cho Vietnam Airline với những
cách tân táo bạo gây nên những tranh luận đa chiều.

Trong "Ngày Việt Nam tại Tây Ban Nha" vào trung tuần tháng 12/2009, 30 mẫu
thiết kế của nhà thiết kế David Minh Đức đã được khoe sắc tại châu Âu. Áo dài Việt
Nam đã được biểu diễn tại kinh đô thời trang Milan(Italy) và Madrid (Tây Ban Nha). Bộ
13


sưu tập đã cung cấp cho bạn bè quốc tế cái nhìn bao quát về quá trình hình thành, phát
triển của trang phục dân tộc Việt, từ áo dài cổ xưa cho đến hiện nay, từ hình ảnh cô thôn
nữ đến các nữ sinh đến trường, hay những buổi dạ tiệc và đặc biệt, hình ảnh chiếc áo dài

cách tân để mặc trong các nghi lễ cưới hỏi. 30 bộ áo dài được chọn giới thiệu lần này
nằm trong dự án 1.000 mẫu áo chuẩn bị cho đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà
Nội.
Áo dài được trình diễn tại các đêm nhạc cho người Việt Nam tại nước ngoài
Đại nhạc hội Paris By Night 106 mang tên Silk Lụa, trực tiếp thu hình trong hai ngày 1
và 2 tháng 9 năm 2012 tại Planet Hollywood Resorts and Casino, Las Vegas trình diễn
bộ sưu tập áo "Dáng Lụa" được thiết kế trên công nghệ in hiện đại của nhà thiết kế Thái
Tuấn, Việt Nam

Áo dài là trang phục truyền thống phổ biến của đại diện Việt Nam trong các
cuộc thi nhan sắc trong nước và tầm cỡ thế giới
Trong các cuộc thi nhan sắc tầm cỡ thế giới như Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn
vũ, Hoa hậu Trái đất, những người đẹp đại diện Việt Nam luôn đầu tư và chuẩn bị kỹ
lưỡng cho phần thi trang phục dân tộc, và đã không hiếm lần tà áo dài đồng hành cùng
chiến thắng với chủ nhân của trang phục. Bộ áo dài đen cách điệu với đuôi công kết
cườm và kim sa đã giúp Mai Phương Thúy lọt top 20 thí sinh mặc trang phục dân tộc
đẹp nhất cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2006. Bộ áo dài "vũ khúc hạc" của nhà thiết kế
Thuận Việt với cách thiết kế hai lớp áo theo kiểu dáng áo của Nam Phương Hoàng Hậu
giúp hoa hậu Thùy Lâm lọt top 10 người đẹp trình diễn trang phục truyền thống đẹp nhất
tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008. Bộ áo dài lấy cảm hứng từ rồng phương Đông, với
các họa tiết thổ cẩm đặc trưng của dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, được hoa hậu
Lưu Thị Diễm Hương lựa chọn tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012 cũng lọt Top 10 trang
phục dân tộc đẹp nhất do trang web nổi tiếng về các cuộc thi sắc đẹp Missosology bình
14


chọn. Đặc biệt bộ áo dài lấy ý tưởng từ bông sen với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng,
điểm xuyết đá pha lê đậm chất hoàng gia của á hậu Trương Thị May tại cuộc thi Hoa hậu
Hoàn vũ năm 2013 được Missology bình chọn đứng đầu bảng xếp hạng những bộ quốc
phục đẹp nhất; và trong chính cuộc thi, bộ áo dài này cũng đứng thứ 4 trong Top 10

trang phục dân tộc đẹp nhất.

Phạm Hương và Lan Khuê mang áo dài đi “tranh đấu” ở
hậu trong
Thế giới
Hoalãnh
hậu đạo
Hoàn
vũ tổ chức tại Việt Nam
Áo dài trở thành Hoa
lễ phục
Hộivànghị
APEC
Áo dài nam phục Việt Nam không phổ biến như áo dài nữ phục. Áo dài nam phục
chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam hay là lễ cưới,
khi làm lễ ra mắt gia tộc. Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC 2006 được tổ chức tại Việt
Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc
trang phục truyền thống của nước chủ nhà.

15


b. Các chương trình quảng bá hình ảnh áo dài Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Vào khoảng tháng 06.2001, lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành
phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc áo dài
được xem là di sản văn hóa phi vật thể
của nước Việt. Một cô gái người
Singapore gốc Trung Quốc từng phát
biểu: “nhiều người đang có khuynh

hướng làm đẹp theo kiểu phương Tây
nhưng với tôi và không ít người khác lại
muốn kế thừa những nét đẹp Á Đông.
Áo dài đưa chúng tôi trở về với những
giá trị châu Á”. Không chỉ tại châu Á, trong con mắt người phương Tây, từ lâu chiếc áo
dài cũng đã được chú ý, chị Susan, một phụ nữ gốc Anh sống ở Úc từng qua công tác và
làm việc ở Việt Nam, đã tìm may và sưu tầm cho mình ba bộ áo dài đẹp để mặc vào
những dịp lễ hội khi chị còn ở Việt Nam, khi về nước chị đã kỹ càng gói lại và đem về
mặc lại cho những người thân của mình xem khi có dịp. Và như là một hình thức để giới
thiệu về đất nước và con người Việt, đài truyền hình KBS của Hàn Quốc cũng đã từng
làm một bộ phim dài 30 phút về áo dài Việt Nam để trình chiếu tại nước này.
c. Lễ hội Áo dài thường niên tại Mỹ
Lễ hội Áo dài thường niên là sự kiện tôn vinh quốc phục của dân tộc Việt Nam do
luật sư Jenny Đỗ, một phụ nữ gốc Việt sáng lập kiêm tổ chức. ADF năm nay mang ý
nghĩa đặc biệt khi diễn ra đúng 15/5, ngày được chính quyền bang California công nhận
là Ngày Áo dài như một sự ghi nhận nét văn hóa truyền thống của cộng đồng người gốc
Việt. Tại ADF lần thứ tư ( 2016) , các bộ sưu tập áo dài đặc sắc của 8 nhà thiết kế người
Việt đã được trình diễn với sự tham gia của đông đảo các người mẫu ở nhiều lứa tuổi
khác nhau, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, các nghệ sĩ nhạc cụ dân tộc cùng gần 200
tình nguyện viên.

16


Phần 4. Một số địa chỉ áo dài nổi tiếng tại Việt Nam
1. Tại TP. Hà Nội

ÁO DÀI PHƯỢNG HOÀNG CƠ SỞ 1
Cơ sở 1: 127 Xuân Thủy, Cầu Giấy
Hotline: 0983 50 10 82

ÁO DÀI PHƯỢNG HOÀNG CƠ SỞ 2
Cơ sở 2:111B Thái Thịnh, Đống Đa
Hotline: 0983 50 10 82
Áo dài Phan Hải
43 Lê Văn Hưu – ĐT: (04) 39438900
Ribbon and Lace
Địa chỉ: 20 Tô Hiến Thành
2. Tại TP. Huế

Nhà may – Shop vải Trương Anh Hào
Địa chỉ: 61 Bến Nghé - TP. Huế
ĐT: 054. 3820.548 – 091.407.8340
DNTN VIẾT BẢO QB
Địa chỉ: 46 Nguyễn Hoàng - TP.Huế
Điện thoại: 090.537.6252
Áo dài Chi Silk
Địa chỉ: 18 Nguyễn Sinh Cung , Tp. Huế
Điện thoại: 0123 303 5035 - 012 55 76 1111
17


3. Tại TP. Hồ Chí Minh

Áo dài Minh Châu
Tel: 0907 660 617
Email:
Add: 835 Lê Hồng Phong nối dài, Phường 12, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh
Facebook: />Website: />Áo dài Thuận Việt
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Địa chỉ : 98 Lý Tự Trọng, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (848) 38 228 941
Website: />Văn phòng đại diện
Địa chỉ : 100/3C Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (848) 38 451 230
Áo dài ABC
Website: abcaozai.com
19 Lý Chính Thắng, Quận 3, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84) 08.3848 3823 - 08.3848 3824
407 Hai Bà Trưng, Quận 3, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84) 08.3820 5027 - 08.3820 5029
319 Hai Bà Trưng, Quận 3, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84) 08.3824 1006 - 08.3820 9716
KẾT LUẬN
Áo dài Việt đã xuất hiện mọi nơi trong nền văn hóa từ truyền thống đến hiện đại
và ăn sâu vào cảm thụ thẩm mỹ của người Việt. Nó tạo nên niềm tự hào, trở thành biểu
tượng của Việt Nam.
Áo dài Việt Nam không chỉ đơn giản là vấn đề mỹ học. Nó còn là đại sứ văn hóa,
lịch sử, truyền thống của người Việt trên đường hội nhập mà sự hiện diện của chúng tại
18


phim trường Hollywood và kinh đô thời trang Paris qua bàn tay thiết kế của những tên
tuổi thuộc hàng top như Christian Lacroix, Karl Lagerfeld, Ralph Lauren, Claude
Montana và Richard Tyler là những minh chứng hùng hồn. Không nghi ngờ gì nữa, áo
dài Việt Nam là mẫu thiết kế độc đáo, duy nhất, vượt thời gian và cả không gian".

19




×