Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn Thiết kế nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm (Full bản vẽ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 124 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của thầy cô, bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh.
Trước tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Lê Hoàng
Nghiêm, Cô Lê Thị Ngọc Diễm đã giúp đỡ và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Môi trường, Trường Đại
Học Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo mọi
điều kiện học tập tốt nhất cho chúng em trong suốt bốn năm học. Đó là nền tảng kiến
thức chuyên môn để em có thể hiểu được các quá trình xử lý nước thải, cách tính toán
các hệ thống xử lý nước thải…
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc dến gia đình, bạn bè, đó là chỗ dựa vững
chắc, nguồn động viên và luôn đáp ứng mọi điều kiện tốt nhất cho em an tâm hoàn thành
khóa luận văn này.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn.

TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016

SVTH: NGUYỄN LÊ HOÀI NAM

i


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


1. Nội dung và kết quả Luận Văn.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Tinh thần, thái độ và tác phong làm việc
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
3. Bố cục và hình thức trình bày Luận văn
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

ii


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
1. Nội dung và kết quả Luận Văn.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Tinh thần, thái độ và tác phong làm việc
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
3. Bố cục và hình thức trình bày Luận văn

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

iii


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ........................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐÔ THỊ & NƯỚC THẢI, CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI .................................................................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về đô thị ...............................................................................................3
1.1.1. Giới thiệu về đô thị ở Việt Nam .........................................................................3
1.1.2. Tổng quan về đô thị mới Thủ Thiêm ..................................................................4
1.2. Tổng quan về nước thải sinh hoạt........................................................................10

1.2.1. Giới thiệu về nước thải sinh hoạt......................................................................10
1.2.2. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải ................................................12
1.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải .................................................14
1.3.1. Phương pháp cơ học .........................................................................................14
1.3.2. Phương pháp hóa lý. .........................................................................................22
1.3.3. Phương pháp sinh học. .....................................................................................24
1.3.4. Phương pháp khử trùng nước thải. ...................................................................29
1.4. Các công nghệ xử lý nước thải đã áp dụng .........................................................31
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT VÀ PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC
THẢI SINH HOẠT SỐ 4 KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM ............................................... 33
2.1. Cơ sở lựa chọn công nghệ ...................................................................................33
2.2. Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt khu đô thị mới Thủ Thiêm ...............33
2.3. Yêu cầu xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt số 4 Khu đô thị Thủ Thiêm ..34
2.4. Đề xuất công nghệ xử lý ......................................................................................35
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ, DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN....................................................................................................... 40
3.1. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ......................................................40
3.1.1. Song chắn rác ....................................................................................................40
3.1.2. Hố thu ...............................................................................................................43
3.1.3. Lược rác tinh .....................................................................................................43

iv


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

3.1.4. Bể lắng cát ngang .............................................................................................43
3.1.5. Bể điều hòa .......................................................................................................45
3.1.6. Bể lắng đợt 1 .....................................................................................................48

3.1.7. Bể sinh học SBR, bể trung gian, bể Selector. ...................................................50
3.1.8. Mương trộn. ......................................................................................................58
3.1.9. Bể tiếp xúc. .......................................................................................................60
3.1.10. Bể nén bùn. .....................................................................................................61
3.1.11. Máy ép bùn .....................................................................................................64
3.1.12. Tính, chọn các loại bơm nước thải, bơm bùn, máy nén khí. ..........................64
3.1.13. Bể lọc sinh học cao tải. ...................................................................................78
3.1.14. Bể lắng 2. ........................................................................................................81
3.1.15. Bể nén bùn ly tâm. ..........................................................................................84
3.1.16. Máy ép bùn .....................................................................................................85
3.1.17. Tính, chọn các loại bơm nước thải, bơm bùn, máy nén khí. ..........................86
3.2. TÍNH TOÁN KINH TẾ .......................................................................................97
3.2.1. Phương án 1 ......................................................................................................97
3.2.1.1. Chi phí xây dựng cơ bản ................................................................................97
3.2.1.2. Chi phí hóa chất .............................................................................................98
3.2.1.3. Chi phí điện năng ...........................................................................................98
3.2.1.4. Chi phí nhân công ..........................................................................................99
3.2.1.5. Khấu hao tài sản và lãi xuất ...........................................................................99
3.2.2. Phương án 2 ................................................................................................... 101
3.2.2.1. Chi phí xây dựng cơ bản ............................................................................. 101
3.2.2.2. Chi phí hóa chất .......................................................................................... 102
3.2.2.3. Chi phí điện năng ........................................................................................ 102
3.2.2.4. Chi phí nhân công ....................................................................................... 103
3.2.2.5. Khấu hao tài sản và lãi xuất ........................................................................ 103
3.3. Lựa chọn phương án. ........................................................................................ 105
3.3.1. Hiệu suất các công trình đơn vị. .................................................................... 105
3.3.2. Lựa chọn phương án. ..................................................................................... 106
CHƯƠNG 4: THI CÔNG VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH ........................ 108
4.1. Thiết kế và thi công trạm xử lý nước thải ........................................................ 108
4.1.1. Trình tự thực hiện cơ bản của việc xây dựng trạm xử lý............................... 108

4.1.2. Đặc điểm của việc thực hiện công trình ........................................................ 108
v


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

4.1.3. Giải pháp và chỉ tiêu kỹ thuật ........................................................................ 108
4.2. Quản lý và vận hành trạm xử lý nước thải ....................................................... 109
4.2.1. Giai đoạn khởi động và vận hành .................................................................. 109
4.2.2. Giai đoạn vận hành: ....................................................................................... 110
4.3. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống xử lý ... 110
4.4. An toàn lao động ............................................................................................... 111
4.5. Bảo trì ............................................................................................................... 112
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 113
TÀI LIỆU KHAM KHẢO ...................................................................................................... 114

vi


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD

: Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hóa, mg/l)

COD


: Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học, mg/l)

DO

: Dissolved Oxygen (Oxy hòa tan, mg/l)

F/M

: Food/Micro – organism (Tỷ số lượng thức ăn và lượng vi sinh vật)

KCN

: Khu công nghiệp

N

: Nitơ

P

: Photpho

SS

: Suspended Solid (Chất rắn lơ lửng, mg/l)

SVI

: Sludge Volume Index (Chỉ số thể tích bùn, ml/g)


VSS

: Volatite Suspended Solid (Chất rắn lơ lửng bay hơi, ml/g)

XLNT

: Xử lý nước thải

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

MLSS

: Mixed Liquor Suspended Solid (Chất rắn lơ lửng trong bùn, mg/l)

MLVSS : Mixed Liquor Volatite Suspended Solid (Chất rắn lơ lửng bay hơi trong
bùn lỏng, mg/l)

vii


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư .................................................11
Bảng 1.2 Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người .........................................................11
Bảng 2.1 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khu đô thị Thủ Thiêm.33
Bảng 3.1 Bảng thông số thiết kế của song chắn rác .....................................................42
Bảng 3.2 Thông số thiết kế bể lắng cát .........................................................................45
Bảng 3.3 Thông số thiết kế bể điều hòa.........................................................................47
Bảng 3.4 Thông số thiết kế bể lắng 1 ............................................................................50
Bảng 3.5 Các thông số thiết kế bể sinh học SBR ...........................................................57
Bảng 3.6 Các thông số thiết kế mương trộn ..................................................................59
Bảng 3.7 Các thông số thiết kế bể tiếp xúc....................................................................61
Bảng 3.8 Các thông số thiết kế bể nén bùn ...................................................................63
Bảng 3.9 Các thông số thiết kế bể lọc sinh học cao tải .................................................80
Bảng 3.10 Thông số thiết kế bể lắng 2 ..........................................................................84
Bảng 3.11 Các thông số thiết kế bể nén bùn .................................................................85
Bảng 3.12 Chi phí các hạng mục công trình .................................................................97
Bảng 3.13 Chi phí máy móc và thiết bị .........................................................................97
Bảng 3.14 Chi phí hóa chất ...........................................................................................98
Bảng 3.15 Chi phí điện năng .........................................................................................98
Bảng 3.16 Chi phí nhân công ........................................................................................99
Bảng 3.17 Lãi xuất ngân hàng theo từng năm ..............................................................99
Bảng 3.18 Chi phí các hạng mục công trình .............................................................. 101
Bảng 3.19 Chi phí máy móc và thiết bị ...................................................................... 101
Bảng 3.20 Chi phí hóa chất ........................................................................................ 102
Bảng 3.21 Chi phí điện năng ...................................................................................... 102
Bảng 3.22 Chi phí nhân công ..................................................................................... 103
Bảng 3.23 Lãi xuất ngân hàng theo từng năm ........................................................... 103
Bảng 3.24 Hiệu suất xử lý các công trình trong phương án 1 ................................... 105
Bảng 3.25 Hiệu suất xử lý các công trình trong phương án 2 ................................... 105

viii



Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Thành phố Hồ Chí Minh. ..................................................................................3
Hình 1.2 Bản đồ quy hoạch phân khu chức năng khu đô thị mới Thủ Thiêm. ................5
Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động lưới tách rác........................................................16
Hình 2.2 Song chắn rác thô. ..........................................................................................16
Hình 2.3 Thiết bị nghiền rác..........................................................................................17
Hình 2.4 Bể lắng cát ngang. ..........................................................................................18
Hình 2.5 Bể lắng cát đứng. ............................................................................................18
Hình 2.6 Bể lắng ngang. ................................................................................................21
Hình 2.7 Bể lắng ly tâm. ................................................................................................22
Hình 2.8 Mô hình thí nghiệm quá trình keo tụ tạo bông. ..............................................22
Hình 2.9 Quá trình hình thành bông cặn. .....................................................................23
Hình 2.10 Bể tuyển nỏi kết hợp cô đặc bùn. ..................................................................23
Hình 2.11 Bể Aerotank. .................................................................................................25
Hình 2.12 Các giai đoạn trong bể SBR. ........................................................................26
Hình 2.13 Bể lọc sinh học nhỏ giọt. ..............................................................................27
Hình 2.14 Hệ thống đĩa lọc sinh học. ............................................................................28
Hình 2.15 Thiết bị khử trùng bằng Ozon trong xử lý nước. ..........................................30
Hình 2.16 Cấu tạo thiết bị khử trùng bằng tia UV. .......................................................30
Hình 2.17 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Cần Thơ. .............................31
Hình 2.18 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Sóc Trăng............................31
Hình 2.19 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Thủ Dầu Một.......................32
Hình 3.1 Sơ đồng công nghệ phương án 1. ...................................................................36
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ phương án 2. .......................................................................37


ix


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

MỞ ĐẦU
 Đặt vấn đề
Nước thải sinh hoạt xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận như sông Sài Gòn sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến nguồn nước mặt, làm gia tăng mức độ ô nhiễm của nguồn tiếp nhận
do các chất hữu cơ và phosphat có trong nước thải… Trước những tác động trên thì việc
xử lý các chất thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải cần được xử lý trước khi thải ra môi
trường tiếp nhận.
Để phát triển mà không làm suy thoái môi trường đặc biệt là môi trường nước thì
việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp là một yêu cầu cần thiết đảm bảo
phát triển kinh tế bền vững.
Do đó, việc đầu tư xây dựng một trạm xử lý nước thải cho khu đô thị trước khi
xả vào hệ thống kênh, rạch thoát nước tự nhiên là một yêu cầu cấp thiết, nhằm mục tiêu
phát triển bền vững cho môi trường trong tương lai và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chính vì lý do đó đề tài “Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300
m /ngày.đêm cho khu đô thị mới Thủ Thiêm” đã được lực chọn làm đồ án tốt nghiệp
của tôi trong báo cáo này.
3

 Mục tiêu đề tài
“Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt số 4 cho khu đô thị mới
Thủ Thiêm, công suất 15300 m3/ngày.đêm” đạt tiêu chuẩn xả thải loại A (QCVN
14:2008/BTNMT, cột A) trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận để bảo vệ môi trường sinh
thái và sức khỏe cộng đồng.
 Nội dung nghiên cứu

 Tổng quan về: Đô thị, khu đô thị ở Việt Nam và khu đô thị mới Thủ Thiêm
 Xác định đặc tính nước thải: Lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải, khả
năng gây ô nhiễm, nguồn xả thải.
 Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện hiện
tại.
 Tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
 Dư toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý nước
thải
 Giới hạn đề tài
 Quy mô: Đề tài chỉ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho một phần khu vực
lân cận 4-Khu nhà ở phía Bắc sông Sài Gòn với công suất dự định 15300
m3/ngày.đêm
SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

1


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

 Đối tượng xử lý: Chỉ xử lý nước thải sinh hoạt không pha nước mưa. Nguồn
nước từ nhà ăn, nhà vệ sinh.
 Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ ngày 16/08/2016 đến ngày 19/12/2016
 Phương pháp thực hiện
 Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về nước thải sinh hoạt,
tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác.
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước
thải sinh hoạt qua các tài liệu chuyên nghành.
 Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của điểm của công nghệ xử

lý hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
 Phương pháp tính toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công
trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự đoán chi phí xây dựng, vận
hành trạm xử lý.
 Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công
trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường giải quyết được vấn đề
sự ô nhiễm của nước thải sinh hoạt.
Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp lân
cận, sinh viên tham quan, học tập.

SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

2


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐÔ THỊ & NƯỚC THẢI, CÁC PHƯƠNG
PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.1. Tổng quan về đô thị
1.1.1. Giới thiệu về đô thị ở Việt Nam
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng sống tập trung trong những khu
vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách Khoa Việt Nam, NXB Hà Nội, 1995). Đô
thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, cơ sở hạ
tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên nghành có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện

(Thông tư 31/TTLD, ngày 20/11/1990 của liên Bộ Xây dựng và ban tổ chức cán bộ
chính phủ).

Hình 1.1 Thành phố Hồ Chí Minh.
Khu đô thị là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị được
giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, gianh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị.
Việt Nam là một nước đang phát triển, vừa thoát khỏi nước có thu nhập thấp,
bước vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình. Do Việt Nam phát triển từ
nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển nên tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam
diễn ra chậm chạp. Tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt khoảng
33,47%, tuong ứng với 29,72 triệu người, so với năm 2014 tăng khoảng 1% (tương
đương với 1,35 triệu người. (Ngân hàng thế giới- Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam – Báo
cáo kỹ thuật, Hà Nội.)
Hệ thống đô thị tại Việt Nam không ngừng phát triển; từ 629 đô thị (năm 1999)
đã tăng lên tới 755 đô thị(năm 2010), và tính đến tháng 11 năm 2015 cả nước đã có 770
SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

3


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

đô thị. Trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 14 đô thị loại I, 11 đô thị loại II, 52 đô thị loại
III, 63 đô thị loại V. ( Bộ Xây dựng – Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chuong
trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2010-2020).
1.1.2. Tổng quan về đô thị mới Thủ Thiêm
1.1.2.1. Vị trí địa lý
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm trong bán đảo Thủ Thiêm với diện tích 657 ha,

đối diện với trung tâm quận 1 qua sông Sài Gòn. Gồm các phường An Khánh,Thủ
Thiêm, An Lợi Đông, một phần phường Bình An, Bình Khánh thuộc đại bàn quận 2TP.Hồ Chí Minh. Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là một trung tâm mới,
hiện đại và mở rộng của thành phố Hồ Chí Minh, với các chức năng chính là trung tâm
tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế, là
trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí. Thủ Thiêm được quy hoạch là một khu đô thị mới
bền vững kết hợp chặt chẽ với các điều kiện cảnh quan tự nhiên của vùng đất Thủ Thiêm;
đồng thời tạo ra nhiều không gian mở, các tiện ích, công trình công cộng phục vụ cho
cuộc sống cư dân và người lao động.
1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên
 Khí hậu và lượng mưa:
Môi trường cận nhiệt đới
Nhiệt độ trung bình 270C, Nhiệt độ cao nhất 360C, Nhiệt độ thấp nhất 240C.
Một năm có 2 mùa: Mùa nắng (tháng 12-tháng 4), Mùa mưa (tháng 5-tháng 11).
Độ ẩm trung bình ngày là 70-80%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1,949 mm.
Hướng gió chính là Đông Nam-Tây Bắc vào mùa khô và Tây Nam –Đông Bắc
vào mùa mưa.
 Chế độ Triều:
Là khu đất lún do ảnh hưởng chế độ thủy chiều 2 lần/ngày.
Hiện nay chưa có thiết bị nào để ngăn chặn hoặc kiểm soát lũ lụt tronh khu vực
Thủ Thiêm. Mặt bằng của công trình được đề nghị nâng cao từ 2,5 - 4,5 m để thích hợp
với tình trạng lũ lụt.
 Đặc tính vùng ven sông:
Đặc tính hiện nay của bờ sông Thủ Thiêm hầu hết là bờ dốc thoải, trong đó mức
độ ổn định và việc bảo vệ thay đổi dọc theo bán đảo.
Có nhiều sự sói mòn dọc theo bờ sông.

SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm


4


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

1.1.2.3. Quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm
a) Quy hoạch mặt bằng tổng thể
Theo quy hoạch 1/2000 được duyệt, khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm được
chia làm 5 khu vực chính gồm Khu vực “Lõi Trung Tâm” chính, Khu dân cư phía Bắc,
Khu dân cư dọc đại lộ Mai Chí Thọ, Khu dân cư phía Đông, Khu Châu thổ phía Nam.
Tổng số dân số cư trú thường xuyên là 145.369 người, số người làm việc thường xuyên
là 217.470 người, trong đó khách vãng lai là 1 triệu người (tối đa trong dịp lễ hội), văn
phòng cho thuê dạng căn hộ là 1.719 người.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm được chia thành 8 khu chức năng. Mỗi khu chức năng
có đặc điểm riêng về công năng sử dụng hỗn hợp, mật độ xây dựng riêng, các không
gian công cộng và các công trình điểm nhấn.

Hình 1.2 Bản đồ quy hoạch phân khu chức năng khu đô thị mới Thủ Thiêm.
 Khu chức năng số 1: là khu trung tâm thương mại dịch vụ đa chức năng
Khu chức năng số 1 tọa lạc tại một nửa phía bắc Khu Lõi Trung tâm, là khu trung tâm
thương mại dịch vụ đa chức năng mật độ cao. Các tòa tháp cao nhất bố trí dọc theo
cạnh đại lộ Vòng cung và Quảng trường Trung tâm, giảm dần chiều cao về phía sông
Sài Gòn và Hồ Trung tâm. Các công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong Khu
chức năng số 1 là Trung tâm Hội nghị Triển lãm với Cầu đi bộ qua kênh số 1 kết nối
với Nhà Bảo tàng; Nhà hát Giao hưởng và Trung tâm Thông tin Quy hoạch.
 Khu chức năng số 2: là một khu phức họp mật độ cao với các chức năng thương
mại, dân cư đa chức năng và thẻ thao giải trí
Khu chức năng số 2 nằm ở phía Nam của Khu Lõi Trung tâm, là một khu phức hợp
mật độ cao với các chức năng thương mại, dân cư đa chức năng và thể thao giải trí.

Toàn khu được chia thành 3 khu nhỏ: Khu 2a ở phía Bắc Đại lộ Đông Tây, Khu 2bSVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

5


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

Khu Phức hợp Tháp Quan sát, Sân vận động, Nhà thi đấu đa năng, Trường học và
Trung tâm Hành chính địa phương.
 Khu chức năng số 3: là một khu chức năng dân cư hỗn hợp nằm dọc bờ Bắc Thủ
Thiêm
Khu thương mại đa chức năng cao tầng được bố trí dọc tuyến Đại lộ Vòng cung. Các
chức năng dân cư hỗn hợp mật độ xây dựng thấp hơn ở phía bờ sông Sài Gòn và Hồ
Trung tam. Công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong khu chức năng số 3 là
Trường học và Nhà bảo tàng đối diện Trung tâm Hội nghị Triển lãm qua Kênh số 1.
 Khu chức năng số 4: là khu dân cư hỗn hợp nằm ở phía Bắc Thủ Thiêm, các công
trình thương mại đa chức năng mật độ cao tập trung dọc Đại lộ Vòng cung. Các
chức năng dân cư hỗn hợp và công trình công cộng có mật độ thấp dần về phía bờ
sông Sài Gòn và rạch Cá Trê lớn. Công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng
trong Khu chức năng số 4 là ba ( 3 ) Trường học, Trung tâm sinh hoạt cộng đồng,
Cơ quan Hành chính Địa phương, Trạm Cứu hỏa và Trạm cung cấp nhiên liệu.
+ Dân số cư trú thường xuyên : 23.800 người.
+ Số người làm việc : 8.110 người.
+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 3,23.
+ Chiều cao công trình từ 4 đến khoảng 20 tầng.


Khu chức năng số 5: bao gồm Khu công trình công cộng phía Bắc đại lộ ĐộngTây và khu dân cư mật độ thấp phía Nam đại lộ Đông-Tây với các công trình

thương mại đa chức năng bố trí dọc theo tuyến đại lộ Đông-Tây và đường BắcNam
Các công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong khu chức năng số 5 là Cung
thiếu nhi, Tòa nhà Cơ quan Hành chính Đô thị, Tram cung cấp nhiên liệu, hai
trường học, Trung tâm sinh hoạt cộng đồng và Cơ quan Hành chính địa phương.

 Khu chức năng số 6: là khu vực dọc theo Đại lộ Đông Tây và giữa các kênh rạch
tự nhiên của bán đảo Thủ Thiêm. Tại đây dự kiến bố trí Công Viên Phần mềm ở
phía Bắc tuyến Đại lộ Đông Tây. Đây sẽ là đầu mối của các hoạt động kinh tế và
nghiên cứu về công nghệ thông tin. Kế cận là Bệnh viện quốc tế, vị trí này giúp cho
việc tiếp cận bệnh viện được nhanh chóng và dễ dàng từ phía đại lộ Đông Tây hoặc
từ các khu vực trong và ngoài Thủ Thiêm. Tại phía Nam đại lộ Đông Tây là Khu
chức năng bao gồm các khối thương mại hỗn hợp nằm dọc theo tuyến hành lang
chính, phía sau là các khu ở yên tĩnh và mật độ thấp hơn. Toàn khu vực được bố trí
các tuyến giao thông công cộng như xe buýt hoặc tuyến xe buýt nội bộ và tuyến
SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

6


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

tàu điện ngầm dẫn vào khu nhà ga nằm ở Bệnh viện và Công viên Phần mềm.
 Khu chức năng số 7: là Khu chức năng ở cực Đông của Thủ Thiêm, bao gồm
nhiều chức năng sau: Khu phức hợp phía Đông, hiện đang được xây dựng, tạo nên
cửa ngõ phía Đông của Thủ Thiêm. Khu vực phát triển với tầng cao từ trung bình
đến cao tầng với đầy đủ hệ thống hạ tầng và dịch vụ công cộng. Khu khách sạn
Nghỉ dưỡng Vùng Châu thổ phía Nam kết hợp hài hòa với điều kiện cảnh quan tự
nhiên của Thủ Thiêm. Khu Khách sạn được thiết kế đặc biệt nhằm đảm bảo tối đa

sự riêng tư cũng như kết nối với phần còn lại của dụ án.
Khu phức hợp Bến Du thuyền được đề xuất tại nơi giao nhau rạch Cá trê lớn và
sông Sài Gòn. Du thuyền với đủ loại kích cở sẽ cập cảng tại đây với khu chức năng
cảng hàng khách du lịch. Xung quanh khu cảng dự kiến là một quần thể các khu
thuong mại như nhà hàng, cửa hiệu và chòi nghỉ.
 Khu chức năng số 8: là Khu ngập nước phía Nam, là khu vực phát triển sinh thái
đa dạng nhất tại Thủ Thiêm. Hầu hết khu vục là đất trồng đước, các tuyến giao
thông thủy được nạo vét, các dự án phát triển phải rất cân nhắc nhằm bảo tồn khu
vực quan trọng này của bán đảo hiện hữu. Các dự án được thiết kế và quản lý theo
phương thức bền vững, nhằm bảo đảm khu ngập nước phía Nam phát triển ổn định
để phục vụ theo đúng vai trò đối với Thủ Thiêm, cũng như với toàn thành phố.
b) Quy hoạch mạng lưới hạ tầng
 Quy hoạch giao thông:
Hê thống đường giao thông được quy hoạch trên nguyên tắc phù hợp với kích
thước các lô phố, mật độ xây dựng, cơ cấu sử dụng đất và sự tiếp cận thiết kế đô thị hợp
lý. Các tuyến đường được thiết kế với vỉa hè rộng nhằm tạo không gian ưu tiên cho
người đi bộ trên toàn Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Các khu vực công cộng rộng lón được
trồng cây xanh, chiếu sáng, và lắp đặt trang thiết bị sẽ tạo ra một môi trường mang tính
bền vững, tạo cảm giác thoải mái cho người đi bộ cũng như cho người điều kiển phương
tiện giao thông.
Hệ thống giao thông công cộng là một yếu tố quan trọng cho sự tiếp cận và phục
vụ các chức năng hoạt động trong tương lai của toàn bộ Khu đô thị. Hệ thống giao thông
công cộng trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm được kết hợp đa dạng giữa hệ thống tàu
điện ngầm (đang được thành phố Hồ Chí Minh thiết kế và triển khai xây dựng); tuyến
tàu điện tốc hành trên cao nối với sân bay Long Thành; hệ thống xe buýt đô thị kết nối
Thủ Thiêm với các quận xung quanh; mạng lưới xe buýt nội bộ phục vụ cho Khu đô thị
Thủ Thiêm; các Trạm dừng, các tuyến phà tại các vị trí chính dọc theo sông Sài Gòn và
các Trạm dừng taxi thủy.
Gồm 3 dạng giao thông:
Lưu thông trong vùng: Không sử dụng các con đường nhỏ và đường chính

SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

7


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

Lưu thông trong địa phương: Sẽ đi một vùng tới một vùng khác trong khu vực
Thủ Thiêm.
Lưu thông trong TP-HCM: Sẽ rời khỏi hoặc vào Thủ Thiêm qua kênh đào, cầu
và đại lộ Đông Tây hoặc các đường khác dẫn tới phần phía đông của quận 2.
Đường hầm vào dại lộ Đông Tây sẽ có vai trò liên kết giứa Thủ Thiêm với phía
tây của sông Sài Gòn.
Cầu Thủ Thiêm sẽ kết nối bán đảo đến phía bắc của thành phố, đến Bình Thạnh
và kết thúc tại quốc lộ 1.
 Quy hoạch mạng lưới cấp nước:
Nguồn cung cấp nước từ nhà máy nước Thủ Đức, điểm đấu nối để cung cấp nước
cho Khu quy hoạch được lấy từ cá tuyến ống cấp nước Φ600, Φ150 trên đại lộ Vòng
Cung và đường ống Φ400 trên đường ven Hồ trung tâm. Toàn bộ đường ống cấp nước
được bố trí ngầm dọc theo các tuyến đường. Ống cấp nước sử dụng cống HDPE, ống
băng đường sử dụng cống lồng BTCT bao bên ngoài ống HDPE, ống băng đường ống
có đường kính nhỏ hơn 100mm cho hệ thống phân phối.
Nguồn cấp nước chữa cháy lấy trên các tuyến cấp nước trên đường phố, ngoài ra
tận dụng nguồn nước mặt từ các kênh rạch, hồ. Các trụ chữa cháy được bố trí trên các
tuyến cấp nước, khoảng cách giữa các trụ cách nhau khoảng 150m.
 Quy hoạch mạng lưới thoát nước thải và rác thải :
Quy hoạch thoát nước thải: Chỉ tiêu thoát nước thải lấy bằng 100% chỉ tiêu cấp
nước.

Tổng luu lượng nước thải tính toán: 22.000 m3/ngày.đêm.
Xây dựng hệ thống nước bẩn riêng biệt với nước mưa.
Hệ thống cống theo nguyên tắc tự chảy, xây dựng ngầm dọc theo các đường giao
thông. Cống thoát nước thải sử dụng HDPE, cống băng đường sử dụng cống lồng BTCT
bao bên ngoài cống HDPE. Mỗi lô phố sẽ bố trí 1-2 hố thu kết nối chờ;
Giai đoạn đầu: Xây dựng các trạm xử lý nước thải cục bộ theo từng dự án, từng
khối nhà. Nước thải sau khi xử lý từ các trạm cục bộ sẽ dẫn về trạm xử lý nước thải
chung đặt tại chân cầu Thủ Thiêm, công suất trạm xử lý 27.400 m3/ngày.đêm. Nước thải
sau khi xử lý đoạt loại A theo QCVN 14:2008/BTNMT.
Giai đoạn sau: nước thải từ trạm xử lý nước thải đặt tại chân cầu Thủ Thiêm sẽ
được bơm dẫn bằng đường cống áp lực đặt dọc đường Băc Nam vào đường cống chính
đưa trực tiếp về nhà máy xử lý nước thải Cát Lái theo quy hoạch chung.

SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

8


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

Quy hoạch xử lý chất thải rắn: Tiểu chuẩn rác thải sinh hoạt trong khu quy
hoạch là q= 1,3 kg/ngày.đêm và tỷ lệ thu gom là 100%. Tổng lượng rác thải trung bình
khoảng 70 tấn/ngày.
Chất thải rắn, rác thải sẽ được thu gom hàng ngày, phân loại tai nguồn trong từng
hộ dân, từng công trình. Bố trí 01 trạm trung chuyển rác tại khu vực chân cầu Thủ Thiêm
1 (kế Trạm xử lý nước thải) với quy mô diện tích khoảng 0,5 ha có khoảng cách y >
20m. Rác thải được thu gom tập trung vận chuyển về trạm xử lý của thành phố tại Đa
Phước-huyện Bình Chánh bằng xe chuyên dụng.

Quy hoạch cấp điện :
Nguồn điện theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới
Thủ Thiêm: Giai đoạn đầu được cấp tù lộ ra của trạm trung gian 110/15KV An Khánh
có công suất 2x63MVA; Giai đoạn sau được cấp từ lộ ra của trạm trung gian Thủ Thiêm
1 và Thủ Thiêm 2.
Tổng nhu cầu sử dụng điện tính toán là 59.684 KW.
Hệ thống phân phối:
Tuyến trung thế 22KV: kéo mới các tuyến cáp ngầm trung thế 3M240 mm2 từ
trạm An Khánh hiện hữu đến cấp điện cho các trạm nút trên tuyến đường đại lộ Vòng
Cung và đường ven Hồ trung tâm theo thiết kế dự án 04 tuyến đường.
Hệ thống mương cáp ngầm trung thế (cống cáp), bể kỹ thuật các tuyến đường nội
bộ được đấu nối từ khối ống chờ sẵn trên đường Vòng Cung và đường ven Hồ trung
tâm; dọc theo mương cáp ngầm đặt thêm một ống HDPE D150/95 chờ đồng thời tại
tuyến đường Vòng Cung để tránh đào bới các tuyến đường ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ
thuật ngầm trong việc ohat1 triển lưới điện sau này.
Xây dựng mới trạm biến áp 22/0,4kV cấp điện cho chiếu sáng đường giao thông
trong khu vực quy hoạch và cho từng công trình do chủ đầu tư thứ cấp đầu tư ( đặt trong
công trình thông qua các tù phụ tải RMU )
Cấp điện chiếu sáng: Dùng cáp ngầm vỏ bọc cách điện nhựa không cháy
CU/XLPE/DSTA/PVC 4xC 10mm2 cấp điện chiếu sáng cho toàn khu quy hoạch. Hệ
thống chiếu sáng giao thông sử dụng đền Led công suất 120W lắp trên trụ thép tráng
kẽm cao 8m khoảng cách giữa các trụ từ 25-30m.
Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc :
Tổng nhu cầu thuê bao dự kiến là 12.493 lượt.
Nguồn cung cấp: đấu nối từ Trung tâm điều hành viễn thông số 1 và số 4 trên
trục đại lộ Vòng Cung (theo Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, Quy hoạch hạ tầng kỹ
thuật Khu Thủ Thiêm tỷ lệ 1/500 đã được duyệt), mạng cấp nội bộ sẽ được đấu nối ngầm
với các hộp cáp của các Khu vực.
SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm


9


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

Mạng viễn thông cho khu đô thị mới Thủ Thiêm xây dựng có cấu trúc mạng
MAN dựa trên nền tảng công nghệ lõi úng dụng cho hệ thống là RPR, NG-SDH, MSPP.
Hệ thống thông tin chờ khi mạng cáp của các đơn vị cung cấp viễn thông được triển
khai.
Mạng viễn thông phải được xây dựng hiện đại, có cấu trúc mạnh và rộng khắp,
đảm bảo tiêu chí kỹ thuật, tính kế thừa và đón đầu công nghệ.
1.2. Tổng quan về nước thải sinh hoạt
1.2.1. Giới thiệu về nước thải sinh hoạt
a) Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt được sinh ra từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương
mại, công sở, trường học và các nơi tương tự khác.
Lượng phát sinh nước thải sinh hoạt rất lớn, tùy thuộc vào mức thu nhập, thói
quen của dân cư và điều kiện khí hậu. Đối với Việt Nam tiêu chuẩn cấp nước cho các
đô thị lớn ở mức 150 – 200 l/người.ngày, vùng nông thôn ở mức 100 l/người.ngày. Có
thể ước tính 60 – 90% lượng nước cấp cho sinh hoạt trở thành nước thải sinh hoạt tùy
theo vùng và thời tiết.
Đặc trưng ô nhiễm của nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất hữu cơ, các chất
dinh dưỡng và các chất rắn lơ lửng.
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn
nước thải. Ngoài ra lượng nước thải ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt.
Thành phần nước thải sinh hoạt gồm 2 loại :
Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết con người các phòng vệ sinh;
Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: Cặn bã dầu mỡ các nhà bếp, các

chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt các phòng tắm, nước rửa vệ sinh sàn nhà…
Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý trước khi thải ra các nguồn tiếp nhận
thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe. Nước thải sinh
hoạt chứa các chất dinh dưỡng (N, P) có thể gây hiện tượng phú dưỡng các thủy vực
nước ngọt. Các nguồn tiếp nhận (sông, hồ) bị ô nhiễm tức là suy giảm cả về chất và
lượng đối với tài nguyên nước vốn đã rất hạn chế. Ô nhiễm nguồn nước được cho là
nguyên nhân gây ra các bệnh như tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A, giun, sán.
Thành phần nước thải sinh hoạt tương đối ổn định và phụ thuộc vào tiêu chuẩn
cấp nước, đặc điểm hệ thống thoát nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh… Nồng độ các
chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được nêu trong bảng sau.

SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

10


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

Bảng 1.1 Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư
Chỉ tiêu
Tồng chất tắn (TS)

Đơn vị

Trong khoảng

Trung Bình


mg/l

350 – 1200

720

-

Chất rắn hòa tan (TDS)

250 – 850

500

-

Chất rắn lơ lững (SS)

100 - 350

720

BOD5

mg/l

110 – 400

220


Tổng Nitơ

mg/l

20 – 85

40

-

Nitơ hữu cơ

8 – 35

15

-

Nitơ Amoni

12 – 50

25

-

Nitơ Nitrit

0 – 0,1


0,05

-

Nitơ Nitrat

0,1 – 0,4

0,2

Clorua

mg/l

30 – 100

50

Độ kiềm

mgCaCO3/l

50 – 200

100

Tổng chất béo

mg/l


50 - 150

100

Tổng photpho

mg/l

-

8

Nguồn: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN 51 – 2008).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào: lưu lượng nước thải; tải
trọng chất bẩn tính theo đầu người.
Tải trọng chất bẩn của nước thải sinh hoạt tính theo đầu người phụ thuộc vào:
mức sống, điều kiện sống, tập quán sống và các điều kiện địa phương.
Tải trọng chất bẩn được xác định trong Bảng 2.2.
Bảng 1.2 Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người
Chỉ tiêu ô nhiễm

Khối lượng (g/người.ngày)

Chất rắn lơ lửng (SS)

60-85

BOD5 nước thải đã lắng

30-35


BOD5 nước thải chưa lắng
SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

65
11


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

Nitơ của các muối Amoni (N-NH4)

8

Phosphat (P2O5)

3,3

Clorua (Cl-)

10

Các chất hoạt động bề mặt

2 – 2,5

Nguồn: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN 51 – 2008).
1.2.2. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải

a) Thông số vật lý

 Hàm lượng chất rắn lơ lửng :
Các chất rắn lơ lửng trong nước (Total Suspended Solids – TSS) có thể có bản
chất là:
Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét);
Các chất hữu cơ không tan;
Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong
quá trình xử lý.

 Mùi :
Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S mùi trứng thối. Các hợp chất khác, chẳng
hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều kiện yếm khí có
thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S.

 Độ màu :
Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc
do các sản phẩm được tao ra t các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ
màu thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt -Co).
Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử dụng
để đánh giá trạng thái chung của nước thải.
b) Thông số hóa học
 Độ pH của nước
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được dùng
để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.
Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong nước.
pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ pH có ảnh hưởng đến các
quá trình trao chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước. Do vậy rất có ý nghĩa về khía
cạnh sinh thái môi trường.

 Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD)
SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

12


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm
cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá
học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp
chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói
chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh học
của nước trong đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
 Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand - BOD)
BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần
thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:
Chất hữu cơ + O2  CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật
sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình
phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với
nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị
phân huỷ bằng các vi sinh vật.
 Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO)
DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí
quyển hoặc do quang hợp của tảo.

Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh
phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng
độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ
số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.
 Nitơ và các hợp chất chứa nitơ
Trong nước mặt cũng như nước ngầm nitơ tồn tại ở 3 dạng chính là: ion amoni
( NH4 ), nitrit ( NO2- ) và nitrat ( NO3- ). Dưới tác động của nhiều yếu tố hóa lý và do
hoạt động của một số sinh vật các dạng nitơ này chuyển hóa lẫn nhau, tích tụ lại trong
nước ăn và có độc tính đối với con người. Nếu sử dụng nước có NO2- với hàm lượng
vượt mức cho phép kéo dài, trẻ em và phụ nữ có thai có thể mắc bệnh xanh da vì chất
độc này cạnh tranh với hồng cầu để lấy oxy.
+

 Phospho và các hợp chất chứa phospho
Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chủ yếu dưới các dạng phosphat.
Các hợp chất Phosphat được chia thành Phosphat vô cơ và Phosphat hữu cơ.
Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh
vật. Việc xác định Phospho tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để đảm bảo
SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

13


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

quá trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thống xử lý chất thải
bằng phương pháp sinh học.
Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng phú

dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát triển
mạnh của tảo và vi khuẩn lam.
 Chất hoạt động bề mặt
Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kị nước và ưa nước
tạo nên sự phân tán của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các chất hoạt
động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong một số ngành
công nghiệp.
c) Thông số vi sinh vật học
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thể truyền hoặc gây bệnh
cho người. Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sống ký sinh, phát
triển và sinh sản. Một số các sinh vật gấy bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong
nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng, bao gồm vi khuẩn, virus, giun sán.
 Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn sinh vật gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh
về đường ruột, như dịch tả (Cholera) do vi khuẩn Vibrio comma, bệnh thương hàn
(typhoid) do vi khuẩn Salmonella typhosa...
 Virus: Có trong nước thải có thể gây bệnh có liên quan đến sụ rối loạn hệ thần kinh
trung ương, viêm tùy xám, viêm gan... Thông thường khử trùng bằng các quá trình
khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được virus.
1.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải
Công nghệ xử lý nước thải được chia thành 3 bậc xử lý:
 Bậc 1: tiền xử lý.
 Bậc 2: xử lý sinh học.
 Bậc 3: xử lý bậc cao.
Trong các bậc xử lý thì các phương pháp được chia thành:
 Phương pháp cơ học.
 Phương pháp hóa học.
 Phương pháp sinh học.
 Phương pháp kết hợp.
1.3.1. Phương pháp cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước

thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

14


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất
không tan, tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể. Để tăng cường quá trình
xử lý cơ học, người ta làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu suất xử lý của
các công trình cơ học có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10 – 15%.
Một số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bao gồm:
1.3.1.1. Thiết bị chắn rác
Thiết bị chắn rác có thể là song chắn rác hoặc lưới chắn rác, thường là hạng mục
công trình xử lý sơ bộ đầu tiên, có chức năng chắn giữ những rác bẩn thô (giấy, bọc nylon,
vỏ đồ hộp, rau, rác…), nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị xử lý nước
thải hoạt động ổn định.
Song và lưới chắn rác được cấu tạo bằng các thanh song song, các tấm lưới đan
bằng thép, hoặc tấm thép có đục lỗ… tùy theo kích cỡ mắt lưới hay khoảng cách giữa
các thanh mà phân biệt thành chắn rác thô, trung bình hay tinh.
Theo cách thức làm sạch, thiết bị chắn rác có thể chia làm 2 loại: bằng tay và
bằng cơ giới. Ngoài ra còn phân biệt theo dạng cố định và di động.
Các loại song chắn rác:
 Song chắn rác thô.
 Song chắn rác tinh.
 Lưới chắn rác.
Phân loại song chắn rác:

 Phân loại theo khe hở (mắc lưới) : SCR thô: b= 30 – 200 mm;
SCR tinh: b = 5 – 24 mm.
 Phân loại theo dạng cố định và di động.
 Phân loại theo thủ công và cơ giới.

SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

15


Khóa luận tốt nghiệp
Thiết kế nhà máy xử lý nước thải số 4 công suất 15300 m3/ngày cho khu đô thị mới Thủ Thiêm

Hình 1.3 Sơ đồ nguyên lý hoạt động lưới tách rác.

Hình 1.4 Song chắn rác thô.
1.3.1.2. Thiết bị nghiền rác
Là thiết bị có nhiệm vụ cắt và nghiền vụn rác thành các hạt, các mảnh nhỏ lơ lửng
trong nước thải để không làm tắc ống, không gây hại cho bơm.
Trong thực tế cho thấy việc sử dụng thiết bị nghiền rác thay cho thiết bị chắn rác
đã gây nhiều khó khăn cho các công đoạn xử lý tiếp theo do lượng cặn tăng lên như làm
tắc nghẽn hệ thống phân phối khí và các thiết bị làm thoáng trong các bể (đĩa, lỗ phân
phối khí và dính bám vào các tuabin…. Do vậy phải cân nhắc trước khi dùng.

SVTH: Nguyễn Lê Hoài Nam .MSSV: 0150020180
GVHD: PGT.TS Lê Hoàng Nghiêm

16



×