Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.49 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÚY

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÚY

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO

Hà Nội, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực.
Học viên

Nguyễn Thị Thúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÃN HIỆUVÀ HOẠT
ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ..... 6
1.1. Quyền SHTT đối với Nhãn hiệu ................................................................ 6
1.2. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu ........................................ 17
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI
VỚI NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM............................................................ 30
2.1. Thực trạng hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tại
Việt Nam ......................................................................................................... 30
2.2. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn
hiệu .................................................................................................................. 43
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI
VỚI NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................... 49
3.1. Những yêu cầu đặt ra với hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với

nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay ..................................................................... 49
3.2. Giải pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tại Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................... 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTA

: Bilateral Trade Agreement:
Hiệp định thương mại song phương

GPHI

: Giải pháp hữu ích

KDCN

: Kiểu dáng công nghiệp

NH

: Nhãn hiệu

SC

: Sáng chế

SHCN


: Sở hữu công nghiệp

SHTT

: Sở hữu trí tuệ

TRIPS

: Agreement on Trade-related Aspects of Intellectual Property Rights
Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ

WIPO

: World Intellectual Property Organization:
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

WTO

: World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang


Tình hình khiếu nại vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

32

bảng
Bảng 2.1.

đối với nhãn hiệu từ năm 2006 đến năm 2016


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang tích cực mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới để
tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng sâu rộng như
hiện nay. Tuy nhiên, để hội nhập thành công, tận dụng được các cơ hội, Chính
phủ Việt Nam và cả các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng được một
chiến lược chủ động, một chiến lược có thể phát huy một cách hiệu quả nội
lực và nâng cao được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mà trước tiên là
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau. Chính vì vậy, NH là một tài sản quan trọng của
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa, là
công cụ hữu hiệu để giúp doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
thành công. Do đó, bên cạnh việc xác lập quyền SHTT thì bảo vệ quyền
SHTT đối với NH một cách kịp thời là một việc làm cần thiết. Điều đó giúp
doanh nghiệp thâm nhập, tạo lập, giữ vững và phát triển thị trường chống lại
mọi hành vi vi phạm, hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc hành vi
chiếm đoạt của các đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
sâu rộng như hiện nay.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề bảo hộ quyền SHTT nói
chung và bảo hộ quyền SHTT đối với NH nói riêng đã được quan tâm. Tuy
nhiên thực trạng vi phạm quyền SHTT đối với NH vẫn đang diễn ra và ngày
càng gia tăng theo chiều hướng phức tạp hơn. Thực tế này đã gây cho các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính những thiệt hại, tổn thất lớn về
vật chất và tinh thần, đồng thời cũng gây thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích
chính đáng của người tiêu dùng. Nạn hàng giả, sử dụng NH giả đang làm cho

1


người tiêu dùng trở nên hoang mang và luôn lo ngại với tâm lý sẽ mua phải
hàng nhái, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam
chưa ý thức được tác dụng của NH trong cạnh tranh, do đó chưa coi trọng và
chưa đầu tư đúng mức để xây dựng và phát triển NH. Đã đến lúc các doanh
nghiệp Việt Nam phải quan tâm chú ý đến việc xây dựng, bảo hộ và phát triển
nhãn hiệu của mình nếu muốn đứng vững trên thị trường trong nước, từng
bước vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới. Nhưng giải pháp nào cho việc
bảo vệ quyền SHTT đối với NH một cách phù hợp trong điều kiện này? Điều
này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách cụ thể vấn đề này.
Từ đó, người viết chọn đề tài “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn
hiệu theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn cao học,
chuyên ngành Luật Kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, hiện đã có một số công trình nghiên cứu ít nhiều có liên
quan đến vấn đề bảo hộ quyền SHTT đối với NH, như: “Cẩm nang sở hữu trí
tuệ: chính sách, pháp luật, và áp dụng” (2005) và “Sở hữu trí tuệ một công cụ
đắc lực để phát triển kinh tế” (2004) của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới.
Tại Việt Nam, hiện tại có một số luận văn thạc sỹ có liên quan đến quyền
SHTT đối với NHNH. Cụ thể: luận văn “Tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt

Nam về sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”
(2002) của Đỗ Việt Dũng; “Những giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường
pháp lý về bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhằm phát triển thị trường khoa
học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” (2004) của
Nguyễn Thị Phương Lan; “Bảo vệ sở hữu trí tuệ tại biên giới: thực trạng và
giải pháp” (2006) của Bùi Thiện Phú; “Những khía cạnh thương mại liên
quan đến quyền sở hữu công nghiệp và khả năng khai thác đối với doanh
nghiệp Việt Nam” (2007) của Nguyễn Thị Thu Hiền; “Bảo hộ quyền sở hữu

2


trí tuệ đối với NH khi Việt Nam trở thành thành viên WTO” (2008) của Trần
Minh Hương…
Tuy nhiên chưa có luận văn hay công trình nghiên cứu đề cập hoạt động
bảo vệ quyền SHTT đối với NH. Như vậy, đề tài “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam hiện nay”là đề tài nghiên cứu độc
lập, không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tình hình bảo vệ quyền SHTT đối với NH tại Việt
Nam hiện nay và nêu rõ những bất cập trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT
đối với NH tại Việt Nam, đề tài đề xuất giải pháp bảo vệ quyền SHTT đối với
nhãn hiệu tại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu tổng quan về NH cũng như nội dung của hoạt động bảo vệ
quyền SHTT đối với NH;
- Phân tích, đánh giá thực trạng bảo vệ quyền SHTT đối với NH trong
từng giai đoạn;

- Phân tích và đánh giá những tồn tại, hạn chế của hoạt động bảo vệ
quyền SHTT đối với NH tại Việt Nam;
- Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền SHTT đối với NH của Việt Nam trong
thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động bảo vệ quyền SHTT đối với NH tại Việt Nam. Đối tượng
nghiên cứu của đề tài còn bao gồm các quy định của WTO, của Việt Nam về
NH, về SHTT và về bảo hộ quyền SHTT đối với NH.

3


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Bảo hộ quyền SHTT là một khái niệm rộng mà nội dung của nó bao hàm
cả việc xác lập quyền SHTT, bảo vệ quyền SHTT, xử lý vi phạm và cơ chế
thực thi bảo hộ quyền SHTT. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một luận văn
thạc sỹ, nội dung của luận văn giới hạn ở việc phân tích hoạt động bảo vệ
quyền SHTT đối với NH tại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,
diễn giải, quy nạp để nghiên cứu dựa trên các số liệu thống kê, thông tin về
hoạt động bảo vệ quyền SHTT đối với NH tại Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận
Đánh giá thực trạng bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá những tồn tại hạn chế của việc bảo vệ
quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại Việt Nam qua đó đề xuất giái pháp và
phương hướng trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của Luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
4


- Chương 1.Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu và hoạt động bảo vệ
quyền SHTT đối với nhãn hiệu.
- Chương 2. Thực trạng hoạt động bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu
tại Việt Nam.
- Chương 3. Giải pháp bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại Việt
Nam hiện nay.

5


CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÃN HIỆU
VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
1.1. Quyền Sở hữu trí tuệ đối với Nhãn hiệu
1.1.1. Sự hình thành nhãn hiệu
Nhãn hiệu đã được sử dụng để nhận biết nguồn gốc của sản phẩm. Cách

đây 4000 năm về trước, thợ thủ công ở Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư đã sử
dụng chữ ký của họ hoặc biểu tượng để phân biệt sản phẩm của họ. Thợ gốm
La Mã đã sử dụng hơn 100 nhãn hiệu khác nhau để phân biệt tác phẩm của
mình, nổi tiếng nhất là nhãn hiệu Fortis mà nhiều sản phẩm khác đã làm giả,
làm nhái nhãn hiệu này. Người ta tin rằng các thợ thủ công đó đã sử dụng NH
cho nhiều mục đích, bao gồm sử dụng để quảng cáo cho người làm ra các sản
phẩm đó, làm bằng chứng để khẳng định các sản phẩm thuộc về một thương
gia cụ thể nào đó khi có tranh chấp về quyền sở hữu cũng như sử dụng làm
một sự đảm bảo về chất lượng đối với người tiêu dùng.
Trong thời Trung cổ, việc sử dụng NH đã được gắn với sự phát triển và
tăng trưởng của thương mại. NH đã được sử dụng để chỉ ra rằng một sản
phẩm do một thành viên của một phường hội được biết đến là do có kinh
nghiệm trong ngành buôn bán đó làm ra. Trong tiếng Pháp, thuật ngữ được sử
dụng là “marque deposée” trong đó từ deposée có nghĩa là nhãn hiệu đã được
đăng ký với một phường hội buôn bán lúc bấy giờ.
Ngày nay, NH đã phát triển nhanh chóng thành công cụ để nhận biết sản
phẩm của những công ty riêng biệt và là tài sản quan trọng của doanh nghiệp.
Việc sử dụng NH trong quá trình tiếp thị hàng hóa không chỉ quan trọng đối
với nền kinh tế công nghiệp nội địa, mà còn có ý nghĩa to lớn trong hoạt động
6


thương mại quốc tế. Nhu cầu và hoạt động của các thương nhân trong thương
mại quốc tế đòi hỏi phải có một chế độ pháp lý phù hợp, cả trong nội địa và
quốc tế, để điều chỉnh các vấn đề phát sinh xung quanh NH. Điều đó đã dẫn
tới sự hình thành, bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, các điều ước quốc tế về NH cũng
như pháp luật về SHTT đối với NH của quốc gia cũng ra đời.
Như vậy, NH là dấu hiệu dùng để phẩn phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng
loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.
1.1.2. Khái niệm về nhãn hiệu

a. Định nghĩa
Theo Hiệp định TRIPS - Hiệp định về những khía cạnh thương mại của
quyền SHTT của WTO, “nhãn hiệu” được định nghĩa là “bất kỳ một dấu hiệu,
hoặc tổ hợp các dấu hiệu, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của
một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều
có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các
chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp
bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn
hiệu”[30].
Từ khái niệm trên cho thấy, trong pháp luật quốc tế, các khái niệm
thường được quy định một cách khái quát, chung chung, mang tầm vĩ mô.
Việc xác định một đối tượng bất kỳ có phải là NH hay không thì người ta sẽ
căn cứ vào mục đích sử dụng của nó và “bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng
phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác” thì đều có thể xem là yếu tố cấu
thành nên một NH.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005– đạo luật chuyên ngành đầu tiên của
Việt Nam về SHTT, NH được định nghĩa như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau”[19,tr.3].

7


Qua các định nghĩa trên ta thấy có hai khía cạnh của NH, nhưng phụ
thuộc lẫn nhau và trong thực tế cần luôn được xem xét cùng nhau. Để người
tiêu dùng có dùng để phân biệt một sản phẩm, NH phải chỉ ra được nguồn gốc
của hàng hóa. Điều này không có nghĩa là NH phải thông tin cho người tiêu
dùng về người thực sự đã sản xuất ra sản phẩm hoặc thậm chí người bán sản
phẩm, chỉ cần cho người tiêu dùng có thể tin tưởng vào doanh nghiệp nhất
định, là bên có trách nhiệm về sản phẩm được bán ra mang NH, chịu trách

nhiệm về hàng hóa. Việc chỉ dẫn nguồn gốc này cho thấy NH phân biệt hàng
hóa của một doanh nghiệp này với hàng hóa cùng loại của những doanh
nghiệp khác. Chỉ khi NH cho phép người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm
bán dưới NH đó với những hàng hóa của doanh nghiệp khác bán trên thị
trường thì lúc đó NH đã hoàn thành nhiệm vụ phân biệt. Như vậy, có thể nói
không thể tách biệt giữa khía cạnh phân biệt và chỉ dẫn nguồn gốc của NH.
b. Các thành tố của nhãn hiệu
Nhãn hiệu có 2 thành tố cấu thành là tên nhãn hiệu và biểu tượng nhãn hiệu:
Tên nhãn hiệu mang ý nghĩa quan trọng của NH, là thành tố cơ bản vì nó
thường là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và
tinh tế. Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm, dịch vụ trong
nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Dưới góc độ pháp luật, tên nhãn hiệu
được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ.
Đáp ứng được yêu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ được bảo hộ với tư cách là
NH. Các tiêu chí để đặt tên nhãn hiệu gồm:
- Dễ nhớ: tên nhãn hiệu phải tạo được sự chú ý và có thể gợi tính hiếu kỳ
từ phía người tiêu dùng, đơn giản, dễ phát âm, dễ đánh vần.
- Có ý nghĩa: tên nhãn hiệu cần gợi ra một hình ảnh thân thuộc và có ý

8


nghĩa, có khả năng liên tưởng.
- Dễ chuyển đổi: tên nhãn hiệu có thể dùng cho nhiều sản phẩm trong
cùng một chủng loại, dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hóa khác nhau.
- Đáp ứng yêu cầu bảo hộ: không trùng, không tương tự với nhãn hiệu
của người khác đã nộp đơn hoặc bảo hộ.
Biểu tượng có thể trở thành những điểm quan trọng chính yếu trong NH.

Biểu tượng phải kết hợp chặt chẽ với tên nhãn hiệu. Dưới góc độ xây dựng
NH, biểu tượng là thành tố đồ họa của nhãn hiệu góp phần quan trọng trong
nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu. Dưới góc độ pháp luật, biểu tượng
gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Biểu tượng tạo ra sự phân biệt của sản phẩm vì vậy biểu tượng được xem xét
bảo hộ với tư cách là NH. Các quy tắc sáng tạo biểu tượng gồm:
- Biểu tượng mang hình ảnh của doanh nghiệp: các yếu tố hình cần khắc
họa được điểm khác biệt của doanh nghiệp.
- Biểu tượng có ý nghĩa văn hóa đặc thù.
- Dễ hiểu: các yếu tố hàm chứa hình ảnh thông dụng.
- Biểu tượng phải đảm bảo tính cân đối và hài hòa, tạo thành một chỉnh
thể thống nhất.
Ví dụ:

Nhãn hiệu VNPT của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam bao
gồm tên nhãn hiệu là chữ “VNPT cuộc sống đích thực” và biểu tượng là chữ
V được vẽ cách điệu.

9


c. Phân biệt nhãn hiệu với một số khái niệm khác
Trong thực tế có một số khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn với khái niệm
nhãn hiệu như tên thương mại, nhãn hàng hoá, thương hiệu. Vì vậy cần phân
biệt các khái niệm trên với khái niệm NH.
Tên thương mại và nhãn hiệu đều là đối tượng của quyền sở hữu công
nghiệp, tuy nhiên NH có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký còn quyền
sở hữu đối với tên thương mại tự động phát sinh khi hội đủ các điều kiện quy
định mà không cần phải đăng ký. Bên cạnh đó, NH có chức năng phân biệt
hàng hóa/dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau còn chức năng

của tên thương mại là phân biệt các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một
lĩnh vực hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể
sử dụng hoặc không sử dụng NH nhưng bắt buộc phải có tên thương mại để
đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước để có thể tiến hành hoạt động. Cuối
cùng, thời hạn bảo hộ đối với NH là 10 năm (có thể gia hạn nhiều lần) còn
quyền sở hữu đối với tên thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu còn duy trì
hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới tên thương mại đó. Ví dụ: “Công ty cổ
phần thép DANA-UC” là Tên thương mại, trong khi đó “DANA-UC” là thành
phần phân biệt của các tên thương mại đó đã được bảo hộ là nhãn hiệu.
Nhãn hiệu khác nhãn hàng hóa ở những điểm sau: Thứ nhất, NH dùng để
phân biệt hàng hóa cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau và không được
mang tính mô tả hàng hóa trong khi nhãn hàng hóa chủ yếu chứa các thông tin
mang tính mô tả hàng hóa giúp người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa đó.
Thứ hai, NH có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký NH còn nhãn hàng
hóa không cần đăng ký bảo hộ, tuy nhiên, đối với những nhãn hàng hóa ngoài
những thông tin về hàng hóa còn có những họa tiết, hoa văn mang tính thẩm
mỹ thì có thể đăng ký bảo hộ như một đối tượng kiểu dáng công nghiệp. Thứ
ba, sản phẩm lưu thông trên thị trường có thể gắn hoặc không gắn NH nhưng

10


bắt buộc phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hóa phải có những thông tin chủ
yếu sau: tên hàng hóa, tên, địa chỉ của chủ doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa,
thành phần cấu tạo, công dụng, thời hạn sử dụng, điều kiện bảo quản… Thứ
tư, một NH có thể sử dụng cho nhiều loại hàng hóa (ghi trong danh mục hàng
hóa/dịch vụ có trong Giấy chứng nhận NH) nhưng một nhãn hàng hóa chỉ sử
dụng cho một hàng hóa.
Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu là ở chỗ cùng một tên nhưng
NH là kết quả của việc đăng ký với cơ quan chức năng trong một quốc gia, một

khu vực để chứng nhận cho sự hiện diện của hàng hoá trên thị trường, còn
thương hiệu là kết quả của những nỗ lực xây dựng, phát triển của doanh nghiệp
và tuỳ thuộc cả vào sự nhận thức của người tiêu dùng đối với cái tên đó trên thị
trường. NH đại diện cho sự hiện hữu của cái tên đó, còn thương hiệu thể hiện
cho “phần hồn” của nó. Như vậy, thương hiệu và NH là hai phạm trù khác biệt
nhau. NH thuộc phạm trù về pháp lý, về SHTT, còn thương hiệu thuộc phạm
trù về nhận thức của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hoặc đối với một
doanh nghiệp. Một bên để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp,
còn một bên bảo vệ quyền lợi của sản phẩm trong ý thức của người tiêu dùng.
Cụ thể hơn, khi gắn với sản phẩm thì nó là NH và khi gắn với hình ảnh của
doanh nghiệp thì nó là thương hiệu, khi thương hiệu gắn cho sản phẩm đáp ứng
tiêu chuẩn bảo hộ thì nó trở thành NH. Ngoài ra, theo quy định của luật quốc tế
và luật quốc gia, thương hiệu không phải là đối tượng bảo hộ của quyền SHTT
nhưng NH lại là đối tượng bảo hộ của quyền SHTT.
1.1.3. Các loại nhãn hiệu
Bên cạnh NH hàng hóa thông thường, NH hàng hóa còn gồm NH tập
thể, NH chứng nhận, NH liên kết và NH nổi tiếng.
a. Nhãn hiệu tập thể
NH tập thể là NH dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành

11


viên của tổ chức là chủ sở hữu NH đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân không phải là thành viên của tổ chức đó[19,tr.3]. Gốm Bát Tràng, lụa
Vạn Phúc, cốm làng Vòng, tranh Đông Hồ….là những NH tập thể nổi tiếng
tại Việt Nam. Như vậy, NH tập thể thường là của một hiệp hội hoặc một tập
thể mà các thành viên của nó có thể sử dụng NH tập thể để quảng bá cho sản
phẩm của mình. Hiệp hội thường thiết lập một hệ thống các tiêu chuẩn nhất
định cho việc sử dụng NH tập thể (ví dụ như tiêu chuẩn về chất lượng) và cho

phép các thành viên sử dụng NH nếu họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó. NH
tập thể có thể là một hình thức hiệu quả để cùng quảng bá sản phẩm của một
nhóm doanh nghiệp mà nếu là với từng NH riêng biệt, khó có thể được người
tiêu dùng nhận biết hoặc được các đại lý lớn chấp nhận.
b. Nhãn hiệu chứng nhận
Nhãn hiệu chứng nhận là NH mà chủ sở hữu NH cho phép tổ chức, cá
nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng
nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng
hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc
các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang NH[19,tr.3]. Các tổ chức có
chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu
chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký NH chứng nhận
với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ đó. ISO
9000 (quản lý chất lượng một tổ chức), ISO 14000 (Quản lý môi trường),
HACCP (quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm), SA. 8000 (hệ thống quản trị
xã hội) ...là những NH chứng nhận quốc tế rất quen thuộc ở Việt Nam. NH
chứng nhận đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn cụ thể, nhưng việc cấp NH
chứng nhận không hạn chế số hội viên. NH có thể được bất cứ ai sử dụng với
điều kiện sản phẩm của họ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định (về môi
trường, về quy trình sản xuất….). Tại nhiều quốc gia, điểm khác biệt giữa NH

12


chứng nhận và NH tập thể là người sử dụng: đối với NH tập thể thì người sử
dụng giới hạn trong số những thành viên của hiệp hội, trong khi đó bất cứ
người nào đáp ứng được tiêu chuẩn quy định của chủ NH chứng nhận thì đều
có quyền sử dụng. Một yêu cầu quan trọng đối với NH chứng nhận chính là
dấu hiệu được gắn trên giấy chứng nhận phải được coi là “dấu hiệu chứng
nhận” cho loại sản phẩm mang NH.

c. Nhãn hiệu liên kết
Nhãn hiệu liên kết là các NH do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc
tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc
có liên quan với nhau[19,tr.3]. Việc đăng ký NH liên kết làm tăng phạm vi
bảo hộ của NH, tránh trường hợp doanh nghiệp khác sử dụng NH tương tự
với NH đó. Tuy nhiên, khi đăng ký NH liên kết, doanh nghiệp phải chỉ ra NH
nào là NH cơ bản, nếu không các NH đó sẽ được coi là độc lập với nhau.
Chẳng hạn khi đăng ký bảo hộ NH Phú Hưng và các NH liên quan như Phí
Hưng, Phúc Hưng, PH Hưng, Phu Hưng…. thì phải chỉ ra Phú Hưng là NH cơ
bản còn các NH kia là NH liên kết.
d. Nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu nổi tiếng là NH được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên
toàn lãnh thổ Việt Nam[19,tr.3]. Các NH nổi tiếng trên thị trường Việt Nam
như Coca - Cola, Pepsi, Honda, Bảo Việt….. là những NH mà hầu hết mọi
người dân Việt Nam đều biết đến: đi xe Honda, uống nước giải khát Coca Cola hay mua bảo hiểm của Bảo Việt….Quyền đối với NH nổi tiếng cũng
giống như quyền đối với các NH thông thường. Ngoài ra, nó còn được mở
rộng thêm đối với người sử dụng NH đó, hoặc NH tương tự cho các hàng hoá
không liên quan, không tương tự, nhưng nếu gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng
hoá, hay là gây nhầm lẫn về quan hệ giữa người sử dụng NH với người chủ sở
hữu NH, ví dụ như quan hệ công ty mẹ, công ty con, quan hệ liên doanh, lúc

13


đó vẫn có thể bị coi là xâm phạm quyền đối với NH nổi tiếng. Như vậy, phạm
vi bảo hộ của NH nổi tiếng bao gồm tất cả các loại sản phẩm dịch vụ trên thị
trường chứ không giới hạn trong lĩnh vực kinh doanh của chủ sở hữu NH đó.
Cả Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp và pháp luật Việt Nam đều
quy định về việc xác lập quyền SHTT đối với NH nổi tiếng mà không cần
phải đăng ký[19,tr.4]. Theo đó, quyền đối với NH nổi tiếng được xác lập khi

NH đó được công nhận là NH nổi tiếng.
1.1.4. Vai trò của nhãn hiệu
Trong số các đối tượng khác nhau của SHTT (trừ một số dạng liên quan
chặt chẽ với nhãn hiệu), nhãn hiệu là đối tượng duy nhất tạo cho chủ sở hữu
sự độc quyền vô thời hạn. Do đó, nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng trong
chiến lược tạo ra tài sản cho doanh nghiệp. Nhãn hiệu có 2 vai trò cơ bản: (1)
khuyến khích người tiêu dùng quyết định chọn mua sản phẩm trên thị trường,
(2) thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển cung cấp hàng hóa và
dịch vụ với chất lượng như người tiêu dùng mong muốn[15,pg.150].
Vai trò thứ nhất của NH là giúp người tiêu dùng quyết định chọn mua
sản phẩm trên thị trường. Thực tế, người tiêu dùng luôn luôn phải đối mặt với
vấn đề chọn lựa giữa nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau trong
cùng lĩnh vực, nhưng sự tương tự bề ngoài của các sản phẩm có thể che đậy
sự khác nhau về đặc tính và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, người
tiêu dùng cần một phương pháp để nhận biết sự khác nhau về chất lượng, đặc
tính của các sản phẩm để có thể mua được hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu
cầu của mình. Trong trường hợp này, nhãn hiệu có thể giúp người tiêu dùng
giảm chi phí tìm kiếm thông qua chức năng thể hiện sản phẩm, đưa ra thông
tin về sản phẩm. Người tiêu dùng có thể có kinh nghiệm về sản phẩm và nhãn
hiệu đi kèm với nó.
Một NH có thể cho người tiêu dùng biết cái nào trong số danh mục và sản

14


phẩm mà nó mô tả đáng tin cậy hơn danh mục khác. Dựa trên nhu cầu có thật
của mình đối với sản phẩm, người tiêu dùng đánh giá cách thức mà NH phóng
đại và cô đọng những thông tin về sản phẩm. Ví dụ, khi được sử dụng kết hợp
với một NH và cho một loại sản phẩm (ví dụ “ABCDEF”) thì “DEF” thông tin
cho người tiêu dùng rằng sản phẩm đó sử dụng tương đối dễ. Thông tin này có

thể quan trọng và hữu ích giống như mô tả kỹ thuật chi tiết về đặc trưng của
sản phẩm làm cho việc sử dụng sản phẩm đó dễ dàng hơn so với một sản phẩm
khác. Thêm vào đó NH có thể được người tiêu dùng thông thạo sử dụng làm
nguồn bổ sung cho thông tin chi tiết về sản phẩm, như là một cách để thu hẹp
phạm vi lựa chọn và để có quyết định mua hàng hóa đúng đắn.
Vai trò thứ hai của nhãn hiệu là khuyến khích người bán đầu tư vào chất
lượng sản phẩm, qua đó ý nghĩa tích cực của nhãn hiệu sẽ được người tiêu
dùng xác nhận bằng kinh nghiệm của mình đối với hàng hóa và dịch vụ mang
nhãn hiệu. Khi nhãn hiệu trở nên nổi tiếng, có uy tín trên thị trường nó sẽ trở
thành một chỉ dẫn hiệu quả về mức độ chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ
và chỉ dẫn về sự hài lòng của công chúng đối với sản phẩm và dịch vụ đó.
Điều này khuyến khích nhiều công ty đang rất thành công trong việc sử dụng
nhãn hiệu của mình, tiếp tục sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ thỏa mãn
nhu cầu của người tiêu dùng, dựa trên lợi ích kinh doanh lâu dài. Do đó, nhãn
hiệu khuyến khích người bán đầu tư vào chất lượng sản phẩm, bảo dưỡng, cải
tiến sản phẩm. Điều này đem lại lợi ích cho toàn xã hội.
Nói tóm lại, chủ nhãn hiệu sẽ đạt được được những thành quả từ việc
phát triển nhãn hiệu, đó là sự trung thành của khách hàng. Ngược lại, chất
lượng sản phẩm kém khi đi kèm với nhãn hiệu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
đối với hoạt động kinh doanh. Thái độ tiêu cực của người tiêu dùng đối với
sản phẩm sẽ ảnh hưởng xấu tới nhãn hiệu, và nó trở thành một dấu hiệu đem
lại phản ứng trái ngược. Khi đưa ra một nhãn hiệu để phân biệt với sản phẩm

15


khác nhằm gây sự chú ý đối với người tiêu dùng, nhãn hiệu cũng phát sinh
trách nhiệm. Một nhãn hiệu trên thực tế là cách biểu đạt một lời hứa. Người
tiêu dùng mua một sản phẩm nào đó vì nhãn hiệu “hứa” có một chất lượng
nhất định, nhưng nếu lời hứa đó không được thực hiện và sản phẩm không

làm thỏa mãn người tiêu dùng, họ sẽ không còn hứng thú khi mua sản phẩm
mang nhãn hiệu đó nữa.
Việc bảo hộ nhãn hiệu mang lại lợi ích kinh tế quan trọng đối với xã hội
vì nó khuyến khích người bán đầu tư vào chất lượng sản phẩm như đã được
quảng cáo. Người bán đầu tư nhiều vào chất lượng sản phẩm, vì họ biết được
tầm quan trọng của việc gắn nhãn hiệu lên sản phẩm. Thái độ tích cực của
khách hàng đối với nhãn hiệu và với sản phẩm mang nhãn hiệu có thể không
kéo dài nhưng lại có thể tạo ra sự ủng hộ lâu dài với sản phẩm đó, vì sự trung
thành đối với nhãn hiệu dựa trên cơ sở sự thoả mãn liên tục của khách hàng
đối với sản phẩm đó.
Như vậy, hai vai trò tác động lẫn nhau. Khi người tiêu dùng chọn một
sản phẩm với chất lượng mà nhãn hiệu thể hiện và khi doanh nhân đầu tư vào
chất lượng để tiếp tục xây dựng sự nổi tiếng cho nhãn hiệu, kết quả được tạo
ra là chất lượng được nâng cao, kéo theo đó là yếu tố nuôi dưỡng niềm tin và
lòng trung thành của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu được củng cố.
Nhãn hiệu với chức năng là một công cụ marketing - truyền đạt tới người
tiêu dùng uy tín của sản phẩm/dịch vụ. Vì vậy, xác lập quyền SHTT đối với
NH là một trong những bước đi đầu tiên và cần thiết để quảng bá sản
phẩm/dịch vụ, tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Việc đăng ký xác lập quyền
SHTT đối với NH như một cam kết của doanh nghiệp về đầu tư vào nhãn
hiệu, chất lượng sản phẩm/dịch vụ đối với người tiêu dùng, tạo lòng tin nơi
khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, là động lực cho sản
phẩm/dịch vụ ngày càng được tiêu thụ, sử dụng rộng rãi trong và ngoài nước.

16


Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau. Việc xác lập quyền SHTT đối với NH sẽ tạo sự độc
quyền cho doanh nghiệp sở hữu. Khi NH được Nhà nước bảo hộ thì doanh

nghiệp với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu độc quyền sử dụng, chuyển giao
quyền sử dụng, khai thác các lợi ích khác từ nhãn hiệu.
Nhãn hiệu được bảo hộ là cơ sở để các doanh nghiệp chống lại các hành
vi xâm phạm (làm giả, làm nhái sản phẩm) có quyền ngăn cấm người khác
không được sử dụng nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của mình. Nếu
người khác vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, doanh nghiệp có quyền yêu cầu
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên vi phạm phải chấm dứt các
hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khởi
kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1.2. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
1.2.1. Quyền Sở hữu trí tuệ đối với Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau. Việc xác lập quyền SHTT đối với NH sẽ tạo sự độc
quyền cho doanh nghiệp sở hữu. Khi NH được Nhà nước bảo hộ thì doanh
nghiệp với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu độc quyền sử dụng, chuyển giao
quyền sử dụng, khai thác các lợi ích khác từ nhãn hiệu.
Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định.
Quyền sở hữu trí tuệ đối với NH bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm
của hoạt động trí tuệ về Nhãn hiệu
1.2.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
Bảo vệ quyền SHTT đối với NH là việc Nhà nước sử dụng công cụ pháp
lý và quyền lực bảo đảm cho các chủ sở hữu thực thi các quyền đối với NH
của họ, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm tài sản/quyền do người thứ
ba thực hiện. Có một số lý do giải thích cho sự cần thiết phải có cơ chế bảo vệ
quyền SHTT đối với NH:

17


Nhãn hiệu đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của

các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế. Phát triển NH đã và đang là
hướng đầu tư phát triển ưu tiên, NH trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng
nhất và là động lực của sự phát triển. Đầu tư để tạo ra và phát triển NH là
dạng đầu tư tốn kém; mất nhiều thời gian.
Trong khi đó, nguy cơ NH bị chiếm đoạt/khai thác bất hợp pháp là nguy
cơ thường xuyên và rất hay xảy ra: bản chất của NH là vô hình nhưng có khả
năng “lan truyền” vô giới hạn, rất dễ bị sao chép, bắt chước, sử dụng… Mối
lợi khổng lồ, nhiều mặt do các hoạt động khai thác bất hợp pháp NH mang lại
là động lực thúc đẩy các hành vi phạm pháp đó. Bản thân các chủ sở hữu NH
không có khả năng tự mình bảo vệ tài sản của họ trước nguy cơ xâm phạm.
Kết quả là, nếu không có biện pháp hữu hiệu chống lại các hành vi xâm
phạm quyền SHTT đối với NH thì động lực phát triển bị thủ tiêu, cạnh tranh
trở thành không lành mạnh.
1.2.3. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
Bảo vệ quyền SHTT đối với NH là việc Nhà nước sẽ đứng ra bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền trong trường hợp quyền SHTT
đối với NH bị xâm phạm. Vì vậy để bảo vệ quyền của chủ thể quyền, cần xác
định hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với NH.
a. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
Hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá là việc sử
dụng nhãn hiệu hàng hoá trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không được
sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, trừ các trường hợp sử dụng
hạn chế.
Như vậy, để xác định một hành vi xâm phạm, cần làm rõ các yếu tố sau
đây: thế nào là phạm vi và thời gian bảo hộ của một nhãn hiệu hàng hoá, thế
nào là sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, thế nào là hành vi sử dụng hạn chế?

18



Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu:
Phạm vi bảo hộ một NH bao gồm chính nhãn hiệu đó và các yếu tố
độc đáo trong nhãn hiệu khiến người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa
sản phẩm của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và các sản phẩm cùng loại.
Theo đó, nó không chỉ gồm sản phẩm có nhãn hiệu giống nhãn hiệu được
mô tả trên Giấy chứng nhận nhãn hiệu mà cả các sản phẩm có nhãn hiệu
“tương tự tới mức gây nhầm lẫn”. Đó là vì đối tượng bảo hộ của nhãn hiệu
hàng hoá là khả năng phân biệt của sản phẩm và nguồn gốc của sản phẩm.
Như vậy, khi được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu, một nhãn hiệu sẽ được
bảo hộ trong phạm vi toàn lãnh thổ của quốc gia và trong nhóm sản phẩm
mà nhãn hiệu đó được bảo hộ. Tuy nhiên, khi một nhãn hiệu được công
nhận là nổi tiếng ở một quốc gia, phạm vi bảo hộ là mọi chủng loại hàng
hoá trên thị trường, kể cả hàng hoá, dịch vụ không nằm trong lĩnh vực kinh
doanh của chủ nhãn hiệu đó.
Thời hạn bảo hộ: Thời gian bảo hộ nhãn hiệu là khoảng thời gian mà chủ
nhãn hiệu có độc quyền đối với nhãn hiệu đó. Đối với NH thông thường là 10
năm, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và không hạn chế số
lần gia hạn. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, thời gian bảo hộ là vĩnh viễn.
Hành vi sử dụng một nhãn hiệu bị coi là xâm phạm:
Hành vi sử dụng một NH trong thời hạn bảo hộ bị coi là hành vi xâm
phạm quyền SHTT đối với NH bao gồm 2 khía cạnh: sử dụng dấu hiệu trùng
với dấu hiệu được bảo hộ (sản xuất, buôn bán hàng giả), hoặc sử dụng những
dấu hiệu tương tự có thể gây nhầm lẫn cho người sử dụng về sản phẩm hay
xuất xứ sản phẩm (sản xuất, buôn bán hàng nhái).
Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ là dấu hiệu giống hệt
về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện với nhãn hiệu thuộc phạm
vi bảo hộ. Tuy nhiên hai nhãn hiệu này phải có cùng bản chất hoặc bản chất

19



×