Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề Kiểm tra Toán và Tiếng Việt Lớp 5 Giữa HKI Có ma trận Đề số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 11 trang )

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Họ và tên học sinh:……………………...
Năm học:
Lớp: .....
Môn: Toán lớp 5
Trường: TH ........................
Ngày….. tháng …. năm
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm

Nhận xét của giáo viên

Đề ra
PHẦN I : Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1 (1 đ) :

Hỗn số

Câu 2 (1 đ):

được chuyển thành phân số là:

viết dưới dạng số thập phân là:

A. 3,900

B. 3,09

C. 3,9


D. 3,90

Câu 3 (1 đ) : Số bé nhất trong các số 45,538; 45,835 ; 45,358 ; 45,385 là :
A. 45,538

B. 45,835

C. 45,358

D. 45,385

Câu 4(1 đ): Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 15m2 4dm2 = ………m2 là:
A. 1504

B. 1540

C. 15,04

PHẦN II : Tự luận ( 6 điểm)
Bài 1 (1 đ) :
< ; > ; =
a) 53,2 ....... 53, 19

b) 9,843 ...... 9, 85

c) 26,5 ....... 26,500

c) 80,6 ........ 79,6

Bài 2 (2 đ) :


D. 15,40


a) Điền số thích hợp vào chỗ trống :
35 km 106 m = ……… m
4 tấn 25 kg = …… tấn.
b) Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn :
25,71; 21,75;

72,15;

15,72; 75,12

Viết là: …………. ; …………. ; …………… ; ……………. ; ……………
Bài 3 (2 đ) :
Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi là 100m, chiều rộng bằng

2
chiều dài.
3

Tính:
a) Chiều dài, chiều rộng của thửa ruộng.
b) Diện tích của thửa ruộng.

Tóm tắt

Bài giải


……………………………

………. ……………………………………………

…………………………….

………. ……………………………………………
………………. …………..………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
………………. …………..………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
………………. …………..………………………

Một khu vườn hình vuông có chu vi 1000m. Diện tích khu vườn đó bằng
bao nhiêu mét vuông? Bao nhiêu héc – ta?
Bài 4 (1 đ) :

Bài giải
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Toán

Năm học

PHẦN I : Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Câu 1 : Khoanh vào A.

17
( 1 điểm)
5

Câu 2 : Khoanh vào B. 3,09 ( 1 điểm)
Câu 3 : Khoanh vào C. 45,358 ( 1 điểm)
Câu 4 : Khoanh vào C. 15,04 ( 1 điểm)
PHẦN II : Tự luận

( 6 điểm)

Bài 1 (1 đ): (Tính đúng mỗi câu : (0,25 điểm)
a) 53,2 > 53, 19

b) 9,843 < 9, 85

c) 26,5 = 26,500

c) 80,6 > 79,6

Bài 2 (2 đ) :
a) Điền số thích hợp vào chỗ trống :
35 km 106 m = 35106 m
(0,5 điểm)
4 tấn 25 kg = 4,025 tấn.

(0,5 điểm)
b) Các số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là :
15,72 ; 21,75 ; 25,71; 72,15 ; 75,12
Bài 3 (2 đ) : Đúng lời giải và phép tính đạt số điểm :
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 ( phần )
a) Chiều dài của thửa ruộng là :
100 : 5 x 3 = 60 (m)
(0,5 điểm)
Chiều rộng của thửa ruộng là :

(1điểm)


100 – 60 = 40 (m)
(0,5 điểm)
Diện tích thửa ruộng là:
60 x 40 = 2400 (m2)
(0,5 điểm)
Đáp số: (0,5 điểm)
a) Chiều dài: 60 m ; chiều rộng : 40 m
b) Diện tích: 2400 (m2)
Bài 4 (1 đ) :
Số đo một cạnh khu vườn đó là:
1000 : 4 = 250 (m) ( 0,25 điểm)
Diện tích khu vườn đó là :
250 x 250 = 62500 (m2) ( 0,25 điểm)
Đổi: 62500 (m2) = 6,25 (ha) ( 0,25 điểm)
Đáp số : 62500 m2 ; 6,25 ha ( 0,25 điểm)

( HS có thể làm cách khác)
________________________________


KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Họ và tên học sinh:……………………...
Năm học:
Lớp: .....
Môn: Tiếng Việt lớp 5 (Đọc - Hiểu)
Trường: TH ............................
Ngày….. tháng …. năm 20
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Điểm đọc
Tiếng

Điểm đọc
hiểu

Nhận xét của giáo viên
Điểm chung

Đề ra
I.

Đọc thành tiếng( 5 điểm):
Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn (Khoảng 90 tiếng/phút) và trả lời câu
hỏi một trong các bài tập đọc ở HDH (Các bài tập đọc nằm trong đáp án).
II. Đọc hiểu (5 điểm)
A.Đọc thầm: Đọc thầm bài văn sau:

ĐẤT CÀ MAU
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng
đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi
rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất
phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh
nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quay quần thành chòm, thành rặng; rễ phải
dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi
đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc
theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên
cầu bằng thân cây đước…
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn”hổ rình
xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những
huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông
được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.
B.1. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng
câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Mưa Cà Mau có gì khác thường ?
A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông.
B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh.
C. Mưa dầm dề, kéo dài và kèm theo gió rét.
Câu 2. Cây cối trên đất Cà Mau có đặc điểm gì ?


A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường.
B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với
thời tiết khắc nghiệt.
C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.
Câu 3. Dòng nào nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau ?
A. Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ.

B. Thích kể và thích nghe những truyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh con người.
C. Tất cả những nét tích cách trên.
Câu 4. Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ?
A. Dựng nhà cửa sát với bìa rừng.
B. Dựng nhà cửa dọc theo những con lộ lớn, san sát với nhau.
C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang
nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
Câu 5. Câu nào dưới đây có từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc ?
A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước “ăn” chân.
B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.
C. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng “ăn” than.
Câu 6 . Câu nào dưới đây có từ “đầu” được dùng với nghĩa chuyển ?
A. Em đang đội mũ trên “đầu”.
B. “Đầu” hè lửa lựu lập lòe đơm bông.
C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5.
B.2. Thực hiện:
Câu 7. Nối tên đoạn với nội dung thích hợp ?
a1. Đoạn 1

b1. Tính cách người Cà Mau

a2. Đoạn 2

b2. Mưa ở Cà Mau

a3. Đoạn 3

b3. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau

Câu 8: Đặt 2 câu với từ “nóng” ; 1 câu từ “nóng” có nghĩa gốc; 1 câu từ “nóng” mang

nghĩa chuyển:
a/ Nghĩa gốc : …………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
b/ Nghĩa chuyển : …………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
___________________________________
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I


Họ và tên học sinh:……………………...
Lớp: .....
Trường: TH Nguyễn Viết Xuân

Năm học:
Môn: Tiếng Việt Lớp 5 ( Viết )
Ngày….. tháng …. năm 2016
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian giao đề)

Điểm
Điểm
Chính tả

Điểm
Tập làm văn

Nhận xét của giáo viên
Điểm chung

Đề bài:
B. Kiểm tra viết: 10 điểm

1. Chính tả (15 phút): Nghe – viết
Bài: Kì diệu rừng xanh
(Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu")


2. Tập làm văn. (25 phút)
Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê em. (Có thể là hồ nước, cánh đồng lúa, con
đường quen thuộc, một đêm trăng đẹp, vườn cây,….)
Bài làm



HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
NĂM HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
A.Kiểm tra đọc : (10 điểm)
I.Đọc thành tiếng( 5 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn (Khoảng 90 tiếng/phút) và trả lời câu hỏi
một trong các bài sau:
Thư gửi các học sinh
( Trang 4 – HDH /TV5-T1A)
Những con sếu bằng giấy
( Trang 56 – HDH /TV5-T1A)
Một chuyên gia máy xúc
( Trang 71 – HDH /TV5-T1A)
Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
( Trang 93 – HDH /TV5-T1A)
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
( Trang 101 – HDH /TV5-T1A)
Những người bạn tốt

( Trang 112 – HDH /TV5-T1A)
Kì diệu rừng xanh
( Trang 131 – HDH /TV5-T1A)
Cái gì quý nhất?
( Trang 150 – HDH /TV5-T1A)
Đất Cà Mau
( Trang 158 – HDH /TV5-T1A)
Lưu ý: Tránh để hai học sinh liên tiếp cùng đọc hay trả lời cùng một bài hoặc cùng
một câu hỏi.
1. Đọc. ( 4 điểm):
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, tốc độ đọc 90 tiếng/phút. (4 điểm)
- Đọc đúng, rõ ràng, tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút. (3 điểm)
- Đọc tương đối đúng, tương đối rõ ràng, tốc độ đọc khoảng từ 60 đến dưới 80
tiếng/phút. (2 điểm)
- Đọc còn sai, đọc ấp úng, tốc độ đọc dưới 60 tiếng/phút. (1 điểm)
2. Trả lời câu hỏi. ( 1 điểm)
- Trả lời đúng, đủ ý của nội dung câu hỏi. (1 điểm)
II. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc thầm và làm bài tập:
Câu hỏi
Câu 1 ( 0,5 đ)
Câu 2 ( 0,5 đ)
Câu 3 ( 0,5 đ)
Câu 4 ( 0,5 đ)
Câu 5 ( 0,5 đ)

Đáp án
A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường
kèm theo dông.
B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào

lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
C. Tất cả những nét tích cách trên.
C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những
hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu
bằng thân cây đước.
B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau
bữa cơm tối rất vui vẻ.


Câu 6 ( 0,5 đ)

B. “Đầu” hè lửa lựu lập lòe đơm bông.
C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5.

Câu 7 (1đ) : Nối tên đoạn với nội dung thích hợp ?

a1. Đoạn 1



b2. Mưa ở Cà Mau

a2. Đoạn 2



b3. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau

a3. Đoạn 3




b1. Tính cách người Cà Mau

Câu 8 (1đ) : Đặt 2 câu với từ “nóng” 1 câu từ “nóng” có nghĩa gốc, 1 câu từ “nóng”
mang nghĩa chuyển: (HS đặt câu đúng nghĩa là đạt).
a/ Nghĩa gốc :
VD : Nước vẫn còn nóng, chưa uống được.
b/ Nghĩa chuyển :
VD : Bố em là người nóng tính.
B. Kiểm tra viết: 10 điểm
I.Chính tả: (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe - viết) một đoạn trong bài “Kì diệu rừng xanh”
(Từ "Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu" ( HDH /TV5-T1A)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa
đúng qui định) trừ 0.25 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa
học, bẩn, ... trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (6 điểm.)
Điểm 6: Đạt được các yêu cầu cơ bản của bài tập làm văn.
Điểm 5: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi.
Điểm 4: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 7 lỗi.
Điểm 1- 3: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.
* Lưu ý: Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Nếu nhiều bài văn giống nhau thì
không được điểm tối đa.
_______________________________




×