Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phân chia di sản thừa kế theo bộ luật dân sự 2015 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.92 KB, 73 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỮU THÀNH

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỮU THÀNH

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Chuyên ngành : Luật Kinh Tế
Mã số

: 06.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. PHẠM KIM ANH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận
văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Ngoài ra, trong luận văn có sử
dụng một số nhận xét, đánh giá, bình luận, cũng như số liệu của các tác giả khác
nhưng đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………..……………………………………..…………...1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN
THỪA KẾ VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ ................................................. 7
1.1. Khái niệm về di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế ................................. 7
1.2. Quy định của pháp luật về di sản thừa kế ....................................................... 12
1.3. Phân chia di sản thừa kế ................................................................................. 22
1.4. Hạn chế phân chia di sản thừa kế. .................................................................. 31
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN
THỪA KẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI
SẢN THỪA KẾ. ...................................................................................................... 33
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế............................. 33
2.2. Một số khó khăn vướng mắc và nguyên nhân khi áp dụng pháp luật phân chia
di sản thừa kế ......................................................................................................... 52

2.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân chia di sản thừa kế và tổ chức
thực hiện nhìn từ góc độ áp dụng pháp luật........................................................... 56
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 67


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật dân sự

LHN & GĐ

: Luật hôn nhân và gia đình

TTDS

: Tố tụng dân sự

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

TT

: Thông tư


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thừa kế là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và quy
định trong Bộ luật dân sự Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng nền
kinh tế thị trường làm cho xã hội luôn thay đổi từng ngày, từng giờ nên pháp luật
hiện hành vẫn chưa thể dự liệu hết những tình huống xảy ra trên thực tế.
Hiện nay các tranh chấp về thừa kế có xu hướng ngày càng gia tăng và trở nên
phức tạp hơn. Sự nhận thức không đầy đủ về pháp luật của các cá nhân, việc áp
dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp Tòa án là những yếu tố làm cho các
vụ kiện gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài, ảnh hưởng không tốt đến
truyền thống đạo đức tốt đẹp vốn có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, một
trong những khó khăn vướng mắc lớn khi áp dụng các quy định của pháp luật để
giải quyết tranh chấp thừa kế chính là vấn đề phân chia di sản thừa kế.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, phân tích, kiến nghị để làm sáng tỏ một
số nội dung về "Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2015"
để làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng, cấp
bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Phân chia di sản Thừa kế là một chế định quan trọng của Bộ luật dân sự,
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của
những người được hưởng di sản thừa kế. Lần đầu tiên chế định thừa kế được quy
định trong Bộ luật dân sự năm 1995 khá đầy đủ và hoàn thiện nhất. Sau 10 năm áp
dụng, có những quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 đã không còn phù hợp với
điều kiện thực tế, một số điều khoản đã không phát huy được tác dụng tích cực
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó có những quy định về thừa kế.
Năm 2005, nhà nước lại ban hành Bộ luật dân sự bổ sung, sửa đổi thay thế Bộ luật
dân sự năm 1995. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã được cụ thể hóa tương đối hoàn
thiện và tồn tại khá ổn định qua thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, các quy định về thừa
kế nói chung và vấn đề phân chia di sản thừa nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, bất
1



cập, gây khó khăn trong việc giải quyết các vụ việc về phân chia di sản thừa kế
trong thực tế. Để phù hợp với tình thực tế hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 đã được
thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 24/11/2015 có hiệu lực ngày
01/01/2017.
Bộ luật dân sự 2015 đã có nhiều đột phá quan trọng, góp phần triển khai thi
hành các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, đặc biệt thể hiện tinh thần của
Hiến pháp năm 2013, các cam kết quốc tế của Việt Nam về tôn trọng, công nhận,
bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, xây
dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách tư
pháp và hội nhập quốc tế. Qua đó, phát huy được vị trí, vai trò của Bộ luật dân sự
thực sự trở thành luật chung, luật nền của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách
nhiệm giữa các bên tham gia; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp
luật của Nhà nước ta.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thừa kế ở nước ta hiện nay chủ yếu tập
trung vào một số khía cạnh cụ thể trong chế định về quyền thừa kế như: thời điểm mở
thừa kế; Di chúc chung vợ chồng; Những người được hưởng di sản không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc… Một số bài viết chỉ tập trung phân tích, bình luận một tranh
chấp cụ thể như tranh chấp về xác định chủ thể hưởng di sản theo pháp luật, người thừa
kế thế vị hoặc chủ thể không được thừa kế theo pháp luật... Những bài viết có tính chất
nghiên cứu này được đăng trong các tạp chí chuyên ngành luật như: Tạp chí Tòa án
nhân dân, Tạp chí luật học, Tạp chí dân chủ và pháp luật.
Trước đây, vấn đề thừa kế đã được nghiên cứu khái quát ở một số sách và một
số tạp chí như: “ Hỏi đáp pháp luật về quyền Thừa kế” của Luật sư Bùi Văn Thấm
biên soạn với nội dung giải đáp các vấn đề cơ bản về thừa kế hay một số tạp chí
như: “ Mối liên hệ giữa di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc với di
sản thừa kế theo di chúc’’ của Thạc sỹ Vũ Thị Lan Hương đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu pháp luật số 10 năm 2010 với nội dung chủ yếu là phân tích các quy
định trong thông tư 81 ngày 24/7/1981; Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và một số điều

2


trong Bộ luật dân sự 2005….Từ đó đánh giá, làm rõ vấn đề di sản thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc với di sản thừa kế theo di chúc hay trên tạp chí khoa
học pháp lý số 4 năm 2006 của Thạc sỹ Lê Minh Hùng có đăng bài “ Một số bất cập
trong việc thừa nhận quyền lập di chúc chung Vợ, Chồng” với nội dung phân tích một
số quyền lập di chúc chung vợ chồng được căn cứ theo Bộ luật dân sự 2005 và từ đó
đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung về vấn di chúc chung vợ chồng.
Ngoài ra, trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu như đề tài đề
tài khoa học cấp bộ năm 2006-2008 của Trường đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh,
do TS. Phạm Kim Anh làm chủ nhiệm đề tài “ Pháp luật thừa kế Việt Nam từ thế kỷ
XV đến nay” với nội dung chi tiết và bao quát gần như toàn bộ các vấn đề về thừa
kế từ thế kỷ thứ XV đến khi có BLDS 2005 hay luận án tiến sĩ luật học của Trần
Thị Huệ, năm 2007, Trường đại học luật Hà Nội, do PGS.TS. Đinh Văn Thanh và
TS. Đinh Ngọc Hiện làm hướng dẫn khoa học với đề tài“ Di sản thừa kế trong pháp
luật dân sự Việt Nam”, nội dung chủ yếu là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật
về thừa kế qua các thời kỳ để rút ra kết luận về những xu hướng hoàn thiện của
pháp luật, đồng thời so sánh, đối chiếu với pháp luật một số nước trên thế giới để
thấy được những điểm chung và điểm riêng trong vấn đề di sản thừa kế. Trên cơ sở
đó luận án đưa ra những kiến nghị, đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về di sản
thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh
của pháp luật đối với di sản thừa kế và xác định di sản thừa kế trong thời kỳ đổi
mới.
Các công trình nghiên cứu có liên quan như:“ Những vấn đề lý luận và thực
tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Toà án
nhân dân” công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2001 của Tòa án nhân dân
tối cao, do Tưởng Bằng Lượng phó chánh án TANDTC làm chủ nhiệm đề tài;
“Thừa kế theo pháp luật của công dân việt nam từ 1945 đến nay” luận án tiến sỹ
của Phùng Trung Tập, năm 2002, Trường đại học luật Hà Nội, do TS.Trần đình Hảo

và TS. Đinh Ngọc Hiện hướng dẫn khoa học;“ Bản án và bình luận bản án của”
của Đỗ Văn Đại Trường đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh chủ biên…
3


Các bài viết trên được nhìn nhận đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau về
những vấn đề liên quan đến thừa kế. Tuy nhiên việc nghiên cứu một chế định riêng
về phân chia di sản thừa kế thì chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu
chuyên sâu. Do vậy, Bộ luật dân sự 2015 vừa ban hành, đã giải quyết được một số
vướng mắc trong thực tế về vấn đề thừa kế.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ hơn về phân chia di sản thừa kế,
tìm hiểu thực tế áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về di sản thừa kế
trong hoạt động xét xử của tòa án, tìm hiểu thực tế áp dụng pháp luật về phân chia
di sản thừa kế trong các văn bản Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Bộ luật
dân sự 2015 và theo luật Công chứng 2014. Từ đó kiến nghị hoàn thiện chế định
phân chia di sản thừa kế cho phù hợp với tổng thể các quy định trong bộ luật dân sự
và đồng bộ hóa các quy định của ngành luật khác.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Làm sáng tỏ các quy định về thừa kế theo Bộ luật dân sự 2005 so với Bộ
luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 .
- Phân tích, so sánh mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự với các quy định của
Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Luật sở hữu trí tuệ, Luật công chứng…
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về thừa kế trong thực tế,
phương hướng và cách thức khắc phục. Đề xuất một số ý kiến về việc ban hành các
quy định pháp luật liên quan đến thừa kế.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
a. Cơ sở lý luận

Việc nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của đảng , Nhà nước ta
trong lĩnh vực thừa kế.
b. Phương pháp nghiên cứu
4


Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng ,duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp
phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh….Các
phương pháp này được sử dụng cụ thể như sau;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng chủ yếu trong
Chương 1 để tìm hiểu các khái niệm, phân tích, tổng hợp các quy định của pháp luật
hiện hành về giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế nhằm mục đích khái
quát hóa các quy định của pháp luật về vấn đề này, làm cơ sở cho việc đánh giá
pháp luật.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh giữa quy định của BLDS
2015 và BLDS 2005, ngoài ra cũng được sử dụng để so sánh mối quan hệ giữa Bộ
luật dân sự với các quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, luật sở
hữu trí tuệ, luật công chứng .
- Phương pháp lịch sử: được sử dụng để nghiên cứu quy định của pháp luật
dân sự giải quyết tranh chấp di sản thừa kế qua các giai đoạn làm định hướng cho
việc hoàn thiện pháp luật hiện hành.
- Phương pháp thống kê: dùng để thống kê các số liệu có liên quan đến giải
quyết về phân chia di sản thừa kế trên thực tế làm cơ sở cho các kết luận, đề xuất
của luận văn.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các điều luật được quy định trong bộ luật dân sự

2015 về thừa kế; Các văn bản hướng dẫn về thừa kế; Các bản án……
b. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là so sánh những điểm mới về các quy định
phân chia di sản thừa kế của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 và một
số quy định khác của pháp luật về di sản thừa kế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×