Đề số 3: Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả
chia di sản của người chết để lại mà Tòa án đã quyết định đưới đây:
1. B chết.
B = 20.000.000 đồng : 2 = 10.000.000 đồng;
A = E = G = H = 10.000.000 đồng : 4 = 2.500.000 đồng;
2. A chết.
A = 960.000.000 đồng : 2 = 480.000.000 đồng;
A = 480.000.000 đồng + 2.500.000 đồng = 482.500.000 đồng;
Di sản của A = 482.500.000 đồng – 12.500.000 đồng = 470.000.000 đồng;
M = (470.000.000 đồng : 6) x 2/3 = 52.222.222 đồng;
E = 470.000.000 đồng : 4 = 117.500.000 đồng;
K = 470.000.000 đồng : 8 = 58.700.000 đồng;
T = 470.000.000 đồng : 8 = 58.700.000 đồng;
E = G = H =K =T = 235.000.000 đồng : 5 = 47.000.000 đồng.
1
I/ Xây dựng tình huống:
Ông A xây dựng gia đình với bà B vào năm 1980. Họ có với nhau ba người con là anh E
– sinh năm 1982, chị G – sinh năm 1984 , chị H – sinh năm 1986. Vào tháng 6/ 1987, do tai nạn
giao thông nên bà B đã qua đời. Bà B chết không để lại di chúc. Tài sản chung hợp nhất của ông
A và bà B là 20.000.000 đồng. 3 năm sau khi bà B chết, ông A có tình cảm với bà M nên đã xây
dựng gia đình với bà M vào năm 1990. Ông A và bà M lại tiếp tục có với nhau 2 người con là
anh K – sinh năm 1990, và anh T – sinh năm 1992. Vào tháng 10/2010, ông A chết do bị bệnh
tim. Lúc còn sống, vì biết mình bị bệnh tim, ông đã để lại di chúc. Ông lập di chúc để lại di sản
của mình như sau: anh E hưởng một phần tư (1/4) di sản, anh K và anh T mỗi người hưởng một
phần tám (1/8) di sản, còn một phần hai (1/2) di sản ông không định đoạt trong di chúc. Tài sản
chung hợp nhất của ông A và bà M là 960.000.000 đồng. Khi ông A qua đời anh K đã lấy
12.500.000 đồng từ phần di sản của ông A để dùng cho việc mai táng.
Sau khi ông A chết gia đình đã đệ đơn lên Tòa án nhân dân huyện X xin được chia di sản
thừa kế của ông A. Qua điều tra Tòa án nhân dân huyện X xác định được:
Tài sản chung hợp nhất của ông A và bà B trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp là
960.000.000 đồng;
Tài sản riêng của ông A do được thừa kế là 2.500.000 đồng.
Bà M từ chối không nhận di sản.
II/ Phân tích và giải quyết tình huống:
1. Bà B chết:
a/ Xác định tổng di sản của bà B:
Căn cứ theo Điều 634 BLDS 2005 “ Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần
tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”, di sản của bà B được xác định như
sau :Do ông A và bà B có quan hệ hôn nhân hợp pháp nên tổng số tiền 20.000.000 đồng làm ra
trong quá trình chung sống của hai ông bà được xác định là tài sản chung hợp nhất của vợ
chồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với sở hữu chung hợp nhất, khi vợ hoặc
chồng chết trước, phần di sản của người chết trước là chồng hoặc vợ được xác định bằng 1/2
tổng giá trị trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Như vậy, di sản của bà B có :
B = 20.000.000 đồng : 2 = 10.000.000 đồng
b/ Chia di sản của bà B :
Bà B bị tai nạn giao thông, đột ngột qua đời mà không hề để lại di chúc, di sản của bà B
để lại được chia theo qui định của pháp luật ( được qui định rất cụ thể ở Điều 674 BLDS về
người thừa kế theo pháp luật; điểm a, khoản 1 Điều 675 BLDS về những trường hợp thừa kế
theo pháp luật khi không có di chúc trong BLDS ) .
2
Hơn nữa, theo điểm a, khoản 1 Điều 676 thì những người thừa kế theo pháp luật được
qui định theo thứ tự sau đây “ Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người để lại di sản” và theo khoản 2 cùng điều này thì “
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Như vậy di sản của bà B
sẽ được chia như sau:
A = E = G = H = 10.000.000 đồng : 4 = 2.500.000 đồng
2. Ông A chết:
a/ Xác định tổng di sản của ông A:
Căn cứ theo Điều 634 BLDS 2005 “ Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,
phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”, di sản của ông A được xác định
như sau: Do ông A và bà M có quan hệ hôn nhân hợp pháp nên tổng số tiền 960.000.000 đồng
làm ra trong quá trình chung sống của hai ông bà được xác định là tài sản chung hợp nhất của vợ
chồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với sở hữu chung hợp nhất, khi vợ hoặc
chồng chết trước, phần di sản của người chết trước là chồng hoặc vợ được xác định bằng 1/2
tổng giá trị trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Như vậy, di sản củaông A có :
A = 960.000.000 đồng : 2 = 480.000.000 đồng;
Tài sản riêng của ông A có được do thừa kế hợp pháp từ vợ cũ – bà B là 2.500.000
đồng nên di sản của ông A được xác định từ phần tài sản chung hợp nhất với bà M và tài sản
riêng của ông A là :
A = 480.000.000 đồng + 2.500.000 đồng = 482.500.000 đồng.
Khi ông A qua đời anh K đã lấy 12.500.000 đồng từ phần di sản của ông A để dùng
cho việc mai táng.Theo quy định tại khoản 1 Điều 683 BLDS về thứ tự ưu tiên thanh toán thì
chi phí mai táng được tính vào phần di sản của người chết. Như vậy,phần di sản của ông A được
xác định từ tài sản chung hợp nhất với bà M còn lại sau khi đã trừ chi phí mai táng
A = 482.500.000 đồng – 12.500.000 đồng = 470.000.000 đồng.
b/ Chia di sản của ông A:
Phần di sản của ông A được chia theo di chúc cho ba người con, mỗi người được thừa
kế theo như ông A đã định đoạt trong di chúc :
-
anh E hưởng một phần tư (1/4) di sản:
E = 470.000.000 đồng : 4 = 117.500.000 đồng
-
anh K và anh T mỗi người hưởng một phần tám (1/8) di sản:
K = 470.000.000 đồng : 8 = 58.700.000 đồng;
T = 470.000.000 đồng : 8 = 58.700.000 đồng;
3
Người để lại di sản là ông A có nhiều di sản nhưng chỉ định đoạt một phần nhất đinh
trong tổng số khối di sản do họ để lại. Đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc:
470.000.000– (117.500.000+58.750.000x2) = 235.000.000 đồng (chiếmmột phần hai (1/2) di
sản) sẽ được chia theo pháp luật. ( được qui định rất cụ thể ở Điều 674 BLDS về người thừa kế
theo pháp luật; điểm a, khoản 1 Điều 675 BLDS về những trường hợp thừa kế theo pháp luật
khi không có di chúc trong BLDS). Như vậy di sản của ông A sẽ được chia cho các con: E, G,
H, K, T (do bà M đã từ chối nhận di sản) :
E = G = H = K = T = 235.000.000 đồng : 5 = 47.000.000 đồng.
Khi ông A qua đời không để lại di sản cho chị G, chị H và bà M nhưng theo quy định
tại Điều 669 BLDS Những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, thì tuy chị G và chị H
không có quyền được hưởng di sản tuy nhiên bà M - vợ của ông A vẫn có quyền hưởng hai phần
ba của phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Cụ thể được tính như
sau:
M= (Tổng di sản của A : Tổng số người thừa kế hàng thứ nhất) x 2/3 =(470.000.000
đồng : 6) x 2/3 = 52.222.222 đồng.
( Số người thừa kế trong hàng thừa kế thứ nhất thỏa mãn các điều kiện theo pháp luật đối
với di sản của ông A bao gồm 6 người: Vợ anh là bà M, các con anh lần lượt là E, G, H, K, T.)
Đáng lẽ, tuy trong di chúc ông A không để lại di sản cho bà M nhưng bà vẫn có quyền
được hưởng di sản theo Điều 669 BLDS và sẽ được hưởng số di sản theo như đã tính và áp
dụng công thức ở trên. Tuy nhiên, Bà M tuy được quyền hưởng di sản theo pháp luật nhưng bà
đã từ chối nhận di sản (Điều 642 BLDS ) nên sẽ không áp dụng công thức theo điều 669 BLDS
này trong trường hợp của bà. Vì vậy, phần di sản của ông A sẽ được chia theo như di chúc của
ông.
III/ Kết luận và nhận xét
Như vậy qua phân tích và giải quyết tình huống có thể chứng minh được tình huống đã
xây dựng là hoàn toàn phù hợp với kết quả chia di sản của anh A theo quyết định của tòa án
Qua tình huống trên có thể nhận thấy:
-
Pháp luật tôn trọng quyền của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình,
họ có thể chọn bất cứ chủ thể nào cho hưởng di sản theo di chúc. Tuy nhiên, dưới góc độ đạo lý
và pháp lý thì cá nhân vẫn có những nghĩa vụ nhất định với một số đối tượng theo quy định của
pháp luật ( Điều 669 BLDS).
-
Nhà nước tôn trọng quyền của người được hưởng tài sản cho phép họ có quyền từ
chối nhận di sản trừ trường hợp trốn tránh một số nghĩa vụ khác. (Điều 642 BLDS)
4
Danh mục tài liệu tham khảo
•
Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1 – Trường Đại học Luật hà Nội, nxb Công an
nhân dân.
•
dục.
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập một – Ts. Lê Đình Nghị (chủ biên), nxb Giáo
•
Luật thừa kế Việt Nam – Ts. Phùng Trung Tập (chủ biên), nxb Hà Nội – 2008.
5