VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ SOA
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH
CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ SOA
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH
CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành
: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số
: 60.38.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM VĂN TỈNH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào khác. Các số liệu, trích dẫn được sử dụng trong luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực, có dẫn chiếu, tham chiếu đầy đủ
nguồn theo quy định của một công trình khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội
dung công trình nghiên cứu của mình./.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN
CỦA TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM ......................................................8
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình
hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em .......................................................................8
1.2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình
dục trẻ em ..................................................................................................................13
1.3. Cơ chế tác động của các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội
xâm phạm tình dục trẻ em .........................................................................................25
Chương 2. THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH
HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI ...............................................................................................................29
2.1. Thực trạng nhận thức và làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình
hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .........................29
2.2. Thực trạng hậu quả (quan hệ nhân - quả) của nguyên nhân và điều kiện của
hiện tượng được nghiên cứu - tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2016 .................................................................35
2.3. Thực trạng các nguyên nhân và điều kiện cụ thể của tình hình các tội xâm
phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 – 2016 ................46
2.4. Thực trạng làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm
phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua chủ thể phòng, chống
tội phạm .....................................................................................................................51
Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI
XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÒNG NGỪA HIỆN TƯỢNG TIÊU
CỰC NÀY ................................................................................................................55
3.1. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em và dự
báo tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..................55
3.2. Tăng cường nhận thức về nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội
xâm phạm tình dục trẻ em trong phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ
em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..................................................................................58
3.3. Giải pháp khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội
xâm phạm tình dục trẻ em để phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ
em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..................................................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................79
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
: Bộ luật hình sự
BLTTHS
: Bộ luật tố tụng hình sự
Bộ LĐ-TB&XH
: Bộ lao động thương binh và xã hội
CAND
: Công an nhân dân
CQĐT
: Cơ quan điều tra
PBGDPL
: Phổ biến giáo dục pháp luật
TAND
: Tòa án nhân dân
TNHS
: Trách nhiệm hình sự
UBND
: Ủy ban nhân dân
VKSND
: Viện kiểm sát nhân dân
XPTD
: Xâm phạm tình dục
XPTDTE
: Xâm phạm tình dục trẻ em
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm và tình hình các tội xâm
phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2012 – 2016
Bảng 2.2. Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người và tình hình các tội xâm phạm tình
dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2012 – 2016.
Bảng 2.3. Cơ số tội phạm và cơ số tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2012 – 2016
Bảng 2.5. Diễn biến tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2012 – 2016. (so sánh định gốc)
Bảng 2.6. Cơ cấu về mức độ của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phân theo dân cư 11 đơn vị hành chính cấp huyện
Bảng 2.7. Cơ cấu về mức độ của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phân theo diên tích 11 đơn vị hành chính cấp huyện
Bảng 2.8. Cơ cấu xét theo chế tài đã áp dụng
Bảng 2.9. Cơ cấu xét theo độ tuổi và giới tính của bị cáo
Bảng 2.10. Cơ cấu xét theo cư trú của bị cáo
Bảng 2.11. Cơ cấu xét theo tôn giáo của bị cáo
Bảng 2.12. Cơ cấu xét theo trình độ học vấn của bị cáo
Bảng 2.13. Cơ cấu xét theo nghề nghiệp của bị cáo
Bảng 2.14. Cơ cấu xét theo hoàn cảnh gia đình của người phạm các tội
XPTDTE tại tỉnh Đồng Nai
Bảng 2.15. Cơ cấu xét theo đặc điểm tiền án, tiền sự của bị cáo
Bảng 2.16. Mối quan hệ của người phạm tội và nạn nhân trong các vụ phạm
tội XPTDTE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Bảng 2.17: Thống kê kết quả điều tra xã hội học đối với nhận thức về nguyên
nhân và điều kiện của các tội XPTDTE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 -2016
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng Nai là một địa bàn trọng yếu ở khu vực miền Đông Nam Bộ có diện
tích 5.907,2 km, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự
nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính, gồm: 01 đô thị
loại 1 (thành phố Biên Hòa), 01 đô thị loại 3 (thị xã Long Khánh) và có 9 huyện
(Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom, Định
Quán, Tân Phú Và Vĩnh Cửu) với 171 địa bàn hành chính cấp xã (29 phường, 06 thị
trấn, 136 xã). Phía Đông tiếp giáp tỉnh Bình Thuận, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Lâm
Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu, phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai được coi là
bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng, là cửa ngõ của trục động
lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: thành phố Hồ Chí Minh – Đồng
Nai – Bã Rịa Vũng Tàu nối liền với nhiều tuyến đườn huyết mạch đi qua như: Quốc
lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, quốc lộ 56 và tuyến đường sắt Bắc Nam đã tạo điều
kiện cho hoạt động phát triển kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước.
Theo số báo cáo của cục thống kê năm 2016 dân số toàn tỉnh khoảng 3.100 triệu
người, mật độ dân cư trung bình là 890 người/ km. Cơ cấu dân số nông thong chiếm
khoảng 66,3%, thành thị khoảng 33,7%; nam chiếm 49,2%, nữ giới chiếm 50,8%.
Ngoài người Kinh, tỉnh Đồng Nai có nhiều người dân tộc anh em sinh sống với 33
dân tộc khác nhau chủ yếu là người Hoa, Khơme, Chăm, Stiêng, Chơro. Tỉnh Đồng
Nai cũng là địa phương có thành phân tôn giáo đa dạng với 13 tôn giáo hoạt động,
trong đó công giáo chiếm 29,9% dân số, Phật giáo chiếm khoảng 12,7%, Cao Đài
khoảng 5,2%....[50]
Nhờ vị trí thuận lợi và nên văn hóa phong phú và đa dạng, nên Đồng Nai đã
trở thành khu vực trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ. Trong những năm qua, tình
hình kinh tế - xã hội của Đồng Nai không ngừng phát triển, có nhiều chuyển biến
tích cực, đời sống nhân dân đều được nâng cao về mọi mặt. Công tác phòng, chống
tội phạm nói chung và tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng trên địa bàn tỉnh
1
Đồng Nai luôn được Tỉnh ủy Đồng Nai quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ
quan chức năng thường xuyên triển khai các biện pháp nhằm giữ vững ổn định
chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ tích cực cho sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tiến bộ, tích cực thì những năm gần đây, tình
hình trật tự, trị an trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp như tình trạng nhập cư, cư
trú trái phép gia tăng, sự xâm nhập của văn hóa độc hại, lối sống thực dụng, các vấn đề tệ
nạn xã hội tồn tại và biến động không gừng, nhất là tình hình tội phạm, trong đó có các
XPTDTE.
Theo báo cáo kết quả thụ lý, giải quyết các loại án của TAND tỉnh Đồng Nai,
trong 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016, TAND các cấp đã giải quyết 15430 vụ với
26.984 bị cáo; trong đó đã xét xử các tội XPTDTE là 438 vụ với 468 bị cáo. Cụ thể
năm 2012 số vụ án XPTDTE 77 vụ với 85 bị cáo; năm 2013 số vụ án XPTDTE 87 vụ
với 91 bị cáo; năm 2014 số vụ án XPTDTE 106 vụ với 115 bị cáo; năm 2015 số vụ án
XPTDTE 85 vụ với 90 bị cáo; năm 2016 số vụ án XPTDTE 83 vụ với 87 bị cáo [42]
và đang diễn ra theo chiều hướng gia tăng. Loại tội phạm này không chỉ xâm hại đến
sự phát triển bình thường, lành mạnh của trẻ em, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tâm,
sinh lý của trẻ về lâu dài, làm tổn thương tinh thần trẻ em cũng như gia đình của trẻ,
nhiều vụ án gây phẫn nộ, gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận.
Trong những năm qua, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các
tội xâm phạm tình dục nói riêng luôn được Đảng ủy và UBND tỉnh Đồng Nai đã ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc đến các ngành, các cấp, triển khai,
có nội dung, chương trình, kế hoạch và biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện trên
tinh thần của các văn bản: Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính
Phủ về “tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chỉ thị số
48 - CT/TƯ ngày 22/10/2010 của Bộ chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09 - CT/TƯ
ngày 01/12/2011 của Ban bí thư Trung ương về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”.
2
Tuy nhiên, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh mới chỉ trên tinh thần đấu
tranh, phòng ngừa các loại tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh, chưa có chỉ đạo cụ thể
và những giải pháp phù hợp để ngăn chặn, hạn chế nguyên nhân và điều kiện làm phát
sinh tình hình các tội XPTDTE cũng như phòng ngừa hiệu quả đối với loại tội phạm này.
Để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này, một trong những vấn đề quan trọng
là cần làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE . Vì vậy, tác giả
đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm
phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc
sĩ Luật học, chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; Mã số: 60.38.01.05.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học, nên không thể thiếu lý
luận. Vì thế, các công trình nghiên khoa học sau đây đã được nghiên cứu:
- Giáo trình “Tội phạm học” của GS.TS. Võ Khánh Vinh, NXB CAND, tái
bản năm 2002, 2008;
- Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Nhà
nước và Pháp luật, NXB. Công an nhân dân, năm 2000;
- Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam của TS. Phạm Văn
Tĩnh, NXB. CAND, 2007;
Đấu tranh với tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ ở nước ta
hiện nay, một mô hình nghiên cứu tội phạm học chuyên ngành, Phạm Văn Tỉnh,
Đào Bá Sơn, NXB. CAND, 2010;
Giáo trình “Tội phạm học” của trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. CAND, 2012;
Giáo trình “Tội phạm học” của Học viện Cảnh sát nhân dân, NXB. CAND,
2002, 2013;
Một số vấn đề tội phạm học Việt Nam, của Nguyễn Văn Cảnh và Phạm Văn
Tỉnh, do Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an ấn hành năm, 2013;
Trong thời gian vừa qua, vấn đề phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống các
tội XPTDTE đã được nghiên cứu trong một số công trình khoa học như: luận văn
Thạc sĩ Luật học với các đề tài liên quan đến đấu tranh phòng chống các tội “xâm
phạm tình dục trẻ em” của các tác giả ở một số tỉnh, thành trong cả nước - các giai
đoạn trước năm 2016 như:
3
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full