Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Biên Hòa: luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

NGUYỄN THỊ ÁI VÂN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ
THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TP. BIÊN HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đồng Nai, Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ
THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TP. BIÊN HÒA

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ QUANG HUÂN

Đồng Nai, Năm 2018




LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình, có được kết quả như ngày hôm nay không chỉ do quá trình nỗ lực của bản thân,
mà còn rất nhiều sự hỗ trợ và động viên của rất nhiều người. Tôi xin chân thành gởi lời
cảm ơn tới:
Quý Thầy, Cô khoa sau đại học trường Đại học Lạc Hồng đã truyền đạt những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian mà tôi được học tại trường, đặc biệt là sự hướng
dẫn tận tình của thầy TS. Ngô Quang Huân đã dành nhiều thời gian giúp đỡ tận tình
trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Các tác giả là những tập thể và cá nhân của những tài liệu tham khảo đã giúp
cho tác giả có được những kiến thức nền tảng cần thiết và tiết kiệm nhiều thời gian trong
quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, mặc dù đã nỗ lực hết sức mình, cố gắng
tham khảo tài liệu và tranh thủ các ý kiến đóng góp. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi xin chân thành đón nhận sự chỉ bảo, đóng góp hết sức quý báu của
quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe
để truyền đạt cho thế hệ sau những kiến thức bổ ích.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ái Vân



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là :NGUYỄN THỊ ÁI VÂN
Sinh ngày : 30 tháng 7 năm 1992
Quê quán : Thái Bình
Nơi Công tác: Chi cục Thuế TP. Biên Hòa (số 244 đường CMT8, phường Thanh
Bình, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.)
Học viên cao học khóa 8 của Trường Đại Học Lạc Hồng, tôi xin cam đoan luận
văn: "CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. BIÊN HÒA" là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu, kết quả nghiên cứu đều là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Đồng Nai, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ái Vân


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...............................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................................4
1.6 Kết cấu của đề tài ...................................................................................................4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................6
2.1 Cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế ...........................................................................6
2.1.1 Khái niệm về sự tuân thủ thuế ................................................................................6
2.1.2 Phân loại các mức độ về sự tuân thủ thuế..............................................................7
2.2 Mô hình tuân thủ và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người nộp thuế
của Australian Taxation Office (ATO) ........................................................................9
2.2.1 Mô hình tuân thủ ....................................................................................................9
2.2.2 Mô hình BISEP .....................................................................................................10
2.2.3 Mô hình hành vi ....................................................................................................10
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về tuân thủ thuế ....................................11
2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................................11
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước ..................................................................................13
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế ...................................................15
2.4.1 Đặc điểm doanh nghiệp ........................................................................................15


2.4.2 Sự ảnh hưởng của xã hội ......................................................................................16
2.4.3 Thuế suất...............................................................................................................17

2.4.4 Xác suất bị kiểm tra thuế ......................................................................................18
2.4.5 Tính công bằng .....................................................................................................19
2.4.6 Suy nghĩ, nhận thức về thuế ..................................................................................21
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ...................................................21
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................24
3.1 Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................................24
3.1.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................................24
3.1.2 Nghiên cứu định lượng .........................................................................................25
3.1.3 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................25
3.1.4 Thang đo ...............................................................................................................26
3.2 Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá ........................................28
3.2.1 Kiểm định thang đo ..............................................................................................28
3.2.2 Phân tích nhân tố..................................................................................................29
3.3 Phân tích hồi qui và kiểm định mô hình .............................................................30
3.3.1 Mô hình hồi qui ....................................................................................................30
3.3.2 Kiểm định mô hình................................................................................................30
3.4 Phân tích phương sai một yếu tố ..........................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................32
4.1 Phân tích đánh giá kết quả sơ bộ .........................................................................32
4.1.1 Phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề ............................................................32
4.1.2 Thời gian hoạt động .............................................................................................34
4.1.3 Loại hình doanh nghiệp ........................................................................................34
4.1.4 Doanh thu hàng năm ............................................................................................35
4.1.5 Thống kê mô tả các biến định lượng ....................................................................36
4.2 Kiểm định các nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế ....38
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của từng thang đo ................................................................38
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các nhân tố trong mô hình ......................42
4.2.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ............................................................................45
4.3 Phân tích hồi qui ....................................................................................................45



4.3.1 Phân tích tương quan ...........................................................................................45
4.3.2 Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình ..............................................................46
4.4 Kiểm định sự khác biệt về mức độ TTT giữa các nhóm đối tượng nộp thuế .50
4.4.1 Kiểm định sự khác biệt về mức độ tuân thủ thuế theo Ngành nghề của doanh
nghiệp

........................................................................................................................50

4.4.2 Kiểm định sự khác biệt về mức độ tuân thủ thuế theo Số năm hoạt động của
doanh nghiệp .................................................................................................................51
4.4.3 Kiểm định sự khác biệt về mức độ tuân thủ thuế theo Loại hình của doanh
nghiệp

........................................................................................................................52

4.4.4 Kiểm định sự khác biệt về mức độ tuân thủ thuế theo doanh thu của doanh
nghiệp

........................................................................................................................52

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..............................................................................................53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................54
5.1 Kết luận ..................................................................................................................54
5.2 Một số hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu ..............................................55
5.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về Thuế .....................................55
5.2.2 Không ngừng hoàn thiện chính sách thuế theo hướng rõ ràng, minh bạch, công
khai và đầy đủ ................................................................................................................56
5.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra ..............................................................................57

5.2.4 Một số đề xuất khác ..............................................................................................58
5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................59
5.3.1 Hạn chế của đề tài ................................................................................................59
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: ...................................................................60
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..............................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC I: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH HÌNH THÀNH BẢN HỎI
PHỤ LỤC II : THỐNG KÊ MÔ TẢ
PHỤ LỤC III: KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG CRONBACH’S ALPHA
PHỤ LỤC IV: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA
PHỤ LỤC V: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA TÍNH TUÂN THỦ THUẾ
PHỤ LỤC VI: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN
PHỤ LỤC VII: KẾT QUẢ CHẠY HỒI QUY


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
ATO
CSKD
DN
NN
NNT
TNHH
TTT

THUẬT NGỮ ĐẦY ĐỦ
Tổ chức quản lý thuế ở Úc
Cơ sở kinh doanh
Doanh nghiệp
Nhà nước

Người nộp Thuế
Trách nhiệm hữu hạn
Tuân thủ Thuế


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về tuân thủ thuế ..........................................13
Bảng 2.2 Một số nghiên cứu trong nước về tuân thủ thuế ............................................15
Bảng 2.3 Mối quan hệ giữa thuế suất và mức độ tuân thủ thuế ....................................17
Bảng 3.1 Thang đo mô hình ..........................................................................................27
Bảng 4.1 Thống kê theo ngành nghề kinh doanh ..........................................................32
Bảng 4.2 Thống kê theo thời gian hoạt động ................................................................34
Bảng 4.3 Thống kê theo loại hình doanh nghiệp ...........................................................34
Bảng 4.4 Thống kê theo doanh thu ................................................................................35
Bảng 4.5 Thống kê mô tả biến định lượng ....................................................................36
Bảng 4.6 Đánh giá độ tin cậy của từng thang đo..........................................................38
Bảng 4.7 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến XH lần 2 ..........................................39
Bảng 4.8 Kiểm định Cronbach’s alpha cho biến TS lần 2 ...........................................40
Bảng 4.9 Kiểm định Cronbach’s alpha cho biến CB lần 2............................................40
Bảng 4.10 Kiểm định Cronbach’s alpha cho biến NT lần 2..........................................41
Bảng 4.11 Kiểm định Cronbach’s alpha cho biến phụ thuộc ........................................41
Bảng 4.12 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập lần 1 .....................................42
Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập lần 2 .......................42
Bảng 4.14 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập lần 3 .....................................43
Bảng 4.15 Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc .........................................44
Bảng 4.16 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến ................................................45
Bảng 4.17 Bảng tóm tắt kết quả hồi qui ........................................................................47
Bảng 4.18 Bảng Anova ..................................................................................................47
Bảng 4.19 Các thông số thống kê từng biến ..................................................................48
Bảng 4.20 Thống kê Levene theo Ngành nghề của doanh nghiệp ................................50



Bảng 4.21 Kết quả phân tích Anova theo Ngành nghề của doanh nghiệp ....................51
Bảng 4.22 Thống kê Levene theo Số năm hoạt động của doanh nghiệp ......................51
Bảng 4.23 Kết quả kiểm định Welch theo Số năm hoạt động của DN .........................51
Bảng 4.24 Kết quả phân tích Anova theo Loại hình của doanh nghiệp ........................52
Bảng 4.25 Kết quả phân tích mức độ tuân thủ thuế theo doanh thu của DN ................52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Tình hình công tác thu thuế tại Chi cục thuế thành phố Biên Hòa giai đoạn
2014-2017 ........................................................................................................................2
Biểu đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................24
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thống kê theo ngành nghề kinh doanh ..........................................33
Biểu đồ 4.2 Biểu đồ thống kê theo thời gian hoạt động ................................................34
Biểu đồ 4.3 Biểu đồ thống kê theo loại hình doanh nghiệp ..........................................35
Biểu đồ 4.4 Biểu đồ thống kê theo doanh thu ...............................................................36
Biểu đồ 4.5 Biểu đồ Historgram ....................................................................................50


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mô hình tuân thủ thuế của ATO .......................................................................9
Hình 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế .................................................10
Hình 2.3 Mô hình hành vi của người nộp thuế ..............................................................11
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................23


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1

Lý do chọn đề tài
Bộ phận ngành Thuế thành phố Biên Hòa nói riêng cũng như đại bộ phận

ngành Thuế cả nước nói chung cần có chính sách thiết thực hơn để cải thiện số thu
cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở các nước
đang phát triển hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức khác nhau tạo ra sức ép
ngày càng tăng đối với nhiệm vụ thu thuế của nhà nước. Một trong những thách thức
lớn đó là sự đa dạng hành vi tuân thủ Thuế của DN. Phức tạp hơn khi hành vi tuân
thủ thuế của DN lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều các biến số khác nhau. Những yếu
tố này tạo ra bài toán lớn đối với cơ quan Thuế trong việc đảm bảo sự tuân thủ của
DN. Đó cũng là những nhiệm vụ mà đầu năm mới của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thuế Bùi Văn Nam đưa ra với khẩu hiệu thi đua: “Đẩy mạnh kỷ cương, liêm chính,
đoàn kết, hành động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ công
tác thuế năm 2018”.
Trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước thì Thuế là một nguồn thu vô
cùng quan trọng và chiếm tỉ trọng cao, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước. Thuế là khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc được nhà nước
quy định thành luật để mọi tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho nhà nước nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Để đạt được điều này, chúng ta không chỉ
quan tâm đến việc đưa ra những chính sách Thuế hợp lý mà còn phải quan tâm đến
hoạt động quản lý Thuế của nhà nước. Thế nhưng hiện nay nguồn lực cho quản lý thu
Thuế ở các nước đang phát triển như Việt Nam nói chung và thành phố Biên Hòa nói
riêng là rất hạn hẹp, sự phức tạp từ các DN ngày một tăng lên dẫn đến nhiều khó khăn
hơn đối với cơ quan Thuế trước sức ép phải thu NSNN hàng năm để đảm bảo nhu
cầu chi tiêu cho một xã hội đang phát triển. Đây là khó khăn lớn mà ngành Thuế như
ở Việt Nam cần phải vượt qua.
Thành phố Biên Hòa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đồng Nai với 30 phường,
xã là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước với hơn 1,2 triệu người,

thành phố Biên Hòa là đầu mối giao thông lớn trong vùng kinh tế phía Nam; thêm
vào đó, Biên Hòa có 5 khu công nghiệp đang hoạt động với cơ sở hạ tầng qui mô
đồng bộ. Điều này đồng nghĩa với số lượng doanh nghiệp hình thành mới ngày càng


2

nhiều trong khi nhân lực ngành thuế Biên Hòa thì hạn chế, là một thách thức trong
công tác quản lý thuế tại địa phương. Do đó kỳ vọng cho công tác quản lý thuế hiện
nay là tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và làm
thay đổi hành vi tuân thủ Thuế của những DN theo hướng tích cực hơn.
Trong giai đoạn 2014-2017, nhiệm vụ công tác thuế tại Chi cục Thuế TP. Biên
Hòa đều vượt so với dự toán được giao.

3,500,000
3,000,000
2,500,000
2,000,000
1,500,000

DỰ TOÁN THU
NSNN
(triệu đồng)

1,000,000
500,000
DỰ TOÁN THU NSNN
(triệu đồng)
KẾT QUẢ THU NSNN
(triệu đồng)


2014

2015

2016

2017

1,497,030

1,695,700

2,117,000

2,338,585

1,979,802

2,121,986

2,424,962

3,133,704

KẾT QUẢ THU
NSNN
(triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo số thu Chi cục thuế Biên Hòa)

Biểu đồ 1.1 Tình hình công tác thu thuế tại Chi cục thuế thành phố Biên Hòa
giai đoạn 2014-2017
Dự toán giao thu NSNN năm 2018 của Chi cục thuế thành phố Biên Hòa là
2895.4 tỷ đồng. Thế nhưng “Doanh thu của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố năm
2018 cũng chỉ tương đương với năm 2017 nhưng thu ngân sách được giao tăng 23%,
tương đương 550 tỷ đồng. Điều này khiến thành phố gặp rất nhiều khó khăn trong
việc phải tìm các nguồn thu khác để bù vào cho đạt kế hoạch được giao” là nhận định
của lãnh đạo cơ quan Thuế khi nói về tình hình quản lý thu thuế hiện nay trên địa bàn
thành phố Biên Hòa.
Nhưng với những ưu thế về vị trí địa lý và sự phát triển hạ tầng thì tiềm năng
thu thuế tiên đoán sẽ vượt xa hơn nữa nếu cơ quan thuế có những giải pháp thiết thực


3

làm cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp thay đổi hành vi tuân thủ thuế theo hướng tích
cực hơn hay nói cách khác đó là sự tự giác tuân thủ thuế.
Vậy nên để tìm ra những yếu tố làm tăng cường sự tự giác tuân thủ thuế và đưa
ra những kiến nghị khắc phục tình trạng trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Các yếu
tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Biên Hòa”
để nghiên cứu.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Nghiên cứu sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại thành phố Biên Hòa nhằm

đưa ra các hàm ý chính sách phục vụ cho công tác quản lý thuế.
* Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Xác định các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa

bàn TP. Biên Hòa;
- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này đến hành vi tuân thủ thuế của
doanh nghiệp;
- Qua phân tích định lượng tìm ra yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tuân thủ
thuế, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hành vi tuân thủ
thuế của người nộp thuế.
1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của người

nộp thuế.
* Đối tượng khảo sát : Các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của Chi cục Thuế
TP. Biên Hòa (mỗi doanh nghiệp đại diện cho một phiếu khảo sát).
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Biên Hòa (chủ yếu là
dưới sự quản lý thuế của Chi cục thuế TP. Biên Hòa)
Phạm vi thời gian : Tác giả nghiên cứu dựa trên số liệu được cung cấp từ cơ quan
thuế giai đoạn 2014-2017
1.4

Phương pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu song song là nghiên cứu định tính

và nghiên cứu định lượng
*Nghiên cứu định lượng:


4


-

Thu thập và tổng hợp cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu

-

Lập bảng câu hỏi sơ bộ.

-

Phỏng vấn chuyên gia và tiến hành điều chỉnh lại bảng hỏi cho phù hợp.

-

Tiến hành phỏng vấn thử nghiệm 30 phiếu đế kiểm định thang đo cho phù hợp.

-

Xây dựng bảng câu hỏi chính thức cho đề tài nghiên cứu.

-

Toàn bộ dữ liệu thu thập được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0
* Nghiên cứu định tính: bằng cách phân tích các cơ sở lý thuyết và thảo luận

với một số chuyên gia.
1.5

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về mặt lý thuyết: đề tài là một kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến


mức độ TTT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Biên Hòa. Bên cạnh
đó, tác giả hy vọng góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết về nghiên cứu TTT nói
chung.
Về mặt thực tiễn: đề tài cung cấp tài liệu thực, có cơ sở khoa học về các nhân
tố tác động đến hành vi TTT của NNT, về các thông tin thống kê mô tả đánh giá của
NNT, qua đó :
 Giúp cho tác giả cũng như cán bộ Thuế tại Chi cục thuế Biên Hòa hiểu
được người nộp thuế, qua đó cải thiện công tác quản lý thuế để có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao;
 Góp phần làm cơ sở để người đứng đầu Cơ quan Thuế và những người
có liên quan đưa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn tình hình thất thoát thu ngân
sách nhà nước.
1.6

Kết cấu của đề tài

Bài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả giới thiệu sơ nét về đề tài nghiên cứu. Xuất phát từ yêu
cầu trong thực tiễn xã hội, tác giả đưa ra lý do chọn đề tài để từ đó đưa ra hướng giải

quyết đề tài. Bên cạnh đó, chương 1 cũng giới thiệu mục tiêu, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu và từ đó, phương pháp nghiên cứu đã thực hiện.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế

2.1

2.1.1 Khái niệm về sự tuân thủ thuế
Khái niệm về sự tuân thủ thuế từ trước đến nay được nhiều nhà nghiên cứu đưa
ra và được định nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau:
- Oyedele (2009) cho rằng : “Sự tuân thủ thuế được mô tả như là quá trình thực
hiện nghĩa vụ dân sự về nộp thuế và nộp tờ khai thuế của người nộp thuế bao gồm cả
việc cung cấp các tài liệu và giải thích cần thiết cho cơ quan thuế một cách kịp thời”.
- Mohd và cộng sự (2011) định nghĩa: “Việc tuân thủ thuế là việc thực hiện các
luật thuế, kê khai đúng thu nhập và chi phí và thanh toán thuế đúng hạn”.
- Theo Marti (2010) thì tuân thủ thuế là một thuật ngữ phức tạp để xác định.
Đơn giản nhất, tuân thủ thuế đề cập đến thực hiện đầy đủ toàn bộ nghĩa vụ thuế theo
quy định của pháp luật.
- Hay như Maxwell (2003): Sự tuân thủ thuế là mức độ mà cộng đồng người
nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ của mình và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về
thuế.
Có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu trên chỉ tập trung định nghĩa theo hướng
mô tả quá trình tuân thủ của người nộp thuế, còn những nhà nghiên cứu khác lại đặc
biệt quan tâm thêm sự tự nguyện hay không tự nguyện của người nộp thuế:
- Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009): “Sự tuân thủ thuế là hành vi chấp hành
nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời

gian”.
- Theo Webley (2004) cho rằng người nộp thuế phải tuân thủ pháp luật thuế dù
cho họ có muốn hay không.
- Việc tuân thủ thuế là một vấn đề lớn đối với nhiều cơ quan thuế và không phải
là một nhiệm vụ dễ dàng để thuyết phục người nộp thuế thực hiện (James & Alley
2002).
- Khái niệm về việc tuân thủ thuế tự nguyện được định nghĩa là một cuộc triển
lãm về thái độ tích cực đối với việc đánh thuế và sẵn sàng đóng thuế (Aktan et al
2006).


7

- Lý thuyết về Tâm lý tài chính và xã hội cho thấy người nộp thuế sẵn sàng trả
thuế nếu họ có thái độ tích cực đối với việc thanh toán thuế (Schmolders, 1960)
- Sự sẵn lòng của người nộp thuế tuân thủ với cơ quan thuế liên quan đến
thái độ và nhận thức của cá nhân về hệ thống thuế (Strumpel, 1966).
Tóm lại, khái niệm tuân thủ thuế được tiếp cận theo 2 trường phái: (1) cách tiếp
cận theo trường phái cổ điển, dựa vào việc mô tả quá trình thực hiện nghĩa vụ của
người nộp thuế (bao gồm nộp tờ khai thuế, nộp thuế đúng hạn và cung cấp những dữ
liệu cần thiết cho cơ quan thuế khi được yêu cầu) và (2) cách tiếp cận theo trường
phái tài chính và tâm lý xã hội (fiscal & social psychology model), mô hình tâm lý
xã hội xem xét niềm tin và thái độ (sự tự nguyện) của NNT để hiểu và tiên đoán hành
vi của NNT. Xét kỹ hơn, thì sự tự nguyện của NNT tuy bị giới hạn vì chịu sự chi phối
của hành vi nhưng qua đó nó lại giúp cho cơ quan thuế xác định được dễ dàng người
nộp thuế nào cần có sự cưỡng chế nhiều và người nộp thuế nào cần ít sự cưỡng chế
hơn.
2.1.2 Phân loại các mức độ về sự tuân thủ thuế
Hướng dẫn thực hành của tổ chức OECD về đo lường mức độ tuân thủ (2001)
đặt ra câu hỏi sau: “Thế nào là mức độ tuân thủ - đó có phải là sự tuân thủ theo cách

diễn giải luật thuế và cách áp dụng luật theo của cơ quan thuế hay theo cách hiểu của
người nộp thuế và áp dụng trên thực tế hay có thể hiểu theo một góc độ trung lập nào
khác”.
Gangadha Prasad Shukla và đồng nghiệp (2011): Mức độ tuân thủ thuế được
định nghĩa là tỉ lệ giữa số tiền thuế thực thu với số tiền thuế có thể thu được tiềm
năng. Ngược lại, tỉ lệ không tuân thủ hay mức độ thất thoát nguồn thu thuế được tính
bằng 1 trừ đi tỉ lệ tuân thủ. Vấn đề ở đây là làm thế nào để xác định chính xác đuợc
số thuế tiềm năng của nền kinh tế có thể thu được, và các nhà nghiên cứu vẫn chưa
thống nhất và tiếp tục tranh luận với nhau về việc những gì đang được đo lường.
Theo McBarnet đã phân loại thành 4 mức độ tuân thủ từ cao đến thấp: “tuân
thủ cam kết”, “tuân thủ có điều kiện”, “không tuân thủ” và “sáng tạo tuân thủ”; “sáng
tạo tuân thủ” được McBarnet nhấn mạnh là “không phải không tuân thủ” hay theo ý
nghĩa tích cực là “tuân thủ pháp luật một cách hoàn hảo”. “Sáng tạo tuân thủ” đó
mang khái niệm giống như tránh thuế ngày nay.
 Tránh thuế và trốn thuế


8

Theo Richard M. Bird & Oliver Oldman, chương 36 Cải thiện sự tuân thủ thuế,
đã nêu “tránh thuế khác với trốn thuế” nhưng cũng nhận định khó mà phân định rạch
ròi giữa hành vi tránh thuế là việc dùng luật để hạn chế đến mức tối thiểu việc nộp
thuế và hành vi trốn thuế tức là có sự vi phạm pháp luật.
Hành vi tránh thuế (tax avoidance) là hợp pháp: là hành vi tận dụng những khe
hở của pháp luật thuế để hạn chế tối đa số tiến thuế phải nộp. Lợi dụng sự thay đổi
giá trị đồng tiền theo thời gian như điều chỉnh thời gian phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc
lợi dụng các mức thuế suất khác nhau.
Hành vi trốn thuế (tax evasion) là phi pháp: Không khai, khai giảm thu nhập,
hoặc khai quá các khoản chi tiêu được khấu trừ, hoặc khai sai nghĩa vụ đóng thuế.
Xét theo quan điểm kinh tế vĩ mô: theo Kirchker, E và cộng sự (2001), tránh

thuế và trốn thuế có những tác động tiêu cực như nhau đối với NSNN. Vì vậy, các
nhà kinh tế học thường phân tích những ảnh hưởng này một cách đồng thời, không
phân biệt giữa chúng.
 Sự không tuân thủ thuế và trốn thuế
Ngược lại với hành vi tuân thủ thuế Boidman (1983) định nghĩa ba hình thức
không tuân thủ thuế khác nhau: (1) không nộp tờ khai thuế thuộc bất kỳ loại nào, (2)
không kê khai thu nhập nhận được trên tờ khai thuế và (3) giảm thu nhập chịu thuế
bằng cách kê khai không đúng những khoản miễn giảm, loại trừ hay khấu trừ.
Mỗi hành vi không tuân thủ thuế trên cần được xem xét là cố ý hay đơn giản
chỉ là một sai sót của người nộp thuế. Sự sai sót hay sự cẩu thả này được xem là cố ý
nếu như nó được lặp đi lặp lại, nghĩa là bắt đầu tiến tới sự gian lận. Khoảng cách giữa
không tuân thủ thuế và trốn thuế rất là mong manh, cơ quan thuế sẽ rất khó phân biệt
nếu như không có sự kiểm tra người nộp thuế thường xuyên; nhưng với số lượng
doanh nghiệp ngày càng tăng như hiện nay thì việc kiểm tra đó giống như “trò chơi
xổ số” vậy. Người nộp thuế sẽ đưa ra bài toán kinh tế để cân nhắc, xem xét xem giải
pháp nào là tối ưu nhất, nghĩa là chi phí phải bỏ ra thấp nhất: giữa chi phí và lợi ích
đạt được của việc tuân thủ thuế so với lợi ích có được từ việc trốn thuế, hoặc so sánh
giữa lợi ích có được từ việc trốn thuế so với rủi ro bị phát hiện khi bị kiểm tra thuế
và mức tiền phạt có thể có. Người nộp thuế sẽ đưa ra bài toán kinh tế để cân nhắc,
xem xét xem giải pháp nào là tối ưu nhất, nghĩa là chi phí phải bỏ ra thấp nhất: giữa
chi phí và lợi ích đạt được của việc tuân thủ thuế so với lợi ích có được từ việc trốn


9

thuế, hoặc so sánh giữa lợi ích có được từ việc trốn thuế so với rủi ro bị phát hiện khi
bị kiểm tra thuế và mức tiền phạt có thể có.
2.2

Mô hình tuân thủ và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người nộp


thuế của Australian Taxation Office (ATO)
2.2.1 Mô hình tuân thủ
Để đánh giá mức độ tuân thủ, Australian Taxation Office (ATO), 2004 đã xây
dựng mô hình về tuân thủ theo dựa trên những yếu tố sau:
+ Tính chất và mức độ rủi ro được xác định
+ Nguyên nhân gây ra sự không tuân thủ
+ Mức độ hợp tác giữa hai bên
Mô hình được chia thành 04 mức độ tuân thủ (Attitude to compliance) từ thấp
lên cao tương đương với 04 chiến lược tuân thủ (Compliance strategy):


Khi quyết định không có sự tuân thủ, phải áp dụng luật nhưng chi phí

bỏ ra là rất cao;


Khi không muốn nhưng sẽ quan tâm, cần phải được phát hiện và giám

sát;


Khi có cố gắng nhưng không luôn thành công, áp dụng chiến lược hỗ

trợ tuân thủ;


Khi sẵn sàng làm điều đúng, cần được đơn giản hóa; lúc này chi phí bỏ

ra sẽ là thấp nhất.


(Nguồn: ATO)
Hình 2.1 Mô hình tuân thủ thuế của ATO


10

Trọng tâm sự tuân thủ của ATO là cố gắng khuyến khích tuân thủ tự nguyện,
xác định các lĩnh vực luật cần phải làm rõ hay có nguy cơ cao và giải quyết sự không
tuân thủ.
2.2.2Mô hình BISEP
ATO cho rằng để hiểu được hành vi của các công ty, doanh nghiệp lớn, thì cần
phải có được sự hiểu biết thấu đáo về công ty, doanh nghiệp đó chẳng hạn như về
môi trường xã hội, chính trị, kinh tế năng động mà công ty đó đang phải chịu sự tác
động. Vậy nên các nhân tố BISEP thuộc về kinh doanh (Business), công nghiệp
(Industry), xã hội học (Sociological), kinh tế (Economic) và tâm lý (Psychological)
được đưa ra để xem xét hành vi của đối tượng trong bối cảnh cả trong nước và ngoài
nước
Các nhân tố thuộc về kinh tế:
Các nhân tố thuộc về kinh doanh
Các nhân tố thuộc về công nghiệp

(Nguồn: ATO)
Hình 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế
Các nhân tố thuộc về xã hội học
Các nhân tố thuộc về tâm lý

2.2.3 Mô hình hành vi



11

OECD (2004) cũng đã nghiên cứu về hành vi của người nộp thuế theo thứ tự trả
lời cho những câu hỏi sau:
CÁI GÌ ( WHAT)
ĐANG DIỄN RA?

AI (WHO) ĐANG
LÀM ĐIỀU ĐÓ ?

VD:Dựa trên báo cáo
thu nhập của người nộp
thuế (chi phí, hạch toán
sổ sách)

Đặc điểm chung của
một nhóm người nộp
thuế

TẠI SAO (WHY) HỌ LẠI
LÀM NHƯ VẬY ?
Thiếu hiểu biết

Chi phí tuân thủ
Không trung thực
Không công bằng

(Nguồn: OECD)
Hình 2.3 Mô hình hành vi của người nộp thuế
Chẳng hạn như hành vi công bố chi phí kinh doanh không chính xác (what),

hành vi này là hành vi không tuân thủ và cần được quan sát và giải quyết. Tuy nhiên
hành vi này của doanh nghiệp (who) là để gia tăng dòng tiền để duy trì sự cạnh tranh
trong môi trường kinh doanh. Ngoài ra vì cho rằng thuế suất quá cao, doanh nghiệp
làm như vậy là mong muốn có được số tiền này xem như bù đắp lại (why). Chỉ có 1
phương pháp để giải quyết đó là cơ quan thuế phải có tác động đến doanh nghiệp
bằng những phương thức khác nhau và trong một khoảng thời gian nhất định.
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về tuân thủ thuế
2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới
(1) Helhel, Y. & Ahmed, Y. (2014): “Factors affecting tax attitude and tax
compliance: A survey study in Yemen” chỉ ra những vấn đề cần được giải quyết cấp
bách để nhận được sự ủng hộ tuân thủ thuế ở Yemen thông qua phân tích 2 nhóm
nhân tố chính là bên trong và bên ngoài.
 Nhân tố bên trong bao gồm: suy nghĩ và nhận thức của người nộp thuế;
 Nhân tố bên ngoài gồm: hệ thống thuế, thuế suất, quản lý thuế của người nộp
thuế, ý thức về chính trị và sự hiểu biết về thuế.
Có 2 hạn chế của bài nghiên cứu này: thứ nhất là nghiên cứu chỉ tổng hợp được
170 ý kiến của người ở Yemen, trong khi mật độ dân số ở đây rất đông nên không
phản ánh được toàn bộ tình hình tuân thủ thuế của người dân nơi đây; thứ hai là cuộc
khảo sát này được thực hiện vào năm 2013, khá xa so với thời điểm hiện nay, nên ý


12

nghĩa của cuộc nghiên cứu đã trở nên khác đi rất nhiều, khi mà bài nghiên cứu này
đã đưa ra kết luận là thuế suất và hệ thống thuế là 2 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến hành vi tuân thủ thuế; nghĩa là nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng nhiều nhất đến
sự tuân thủ của người nộp thuế. Tác giả rút trích nhân tố Suy nghĩ và nhận thức của
người nộp thuế của bài nghiên cứu này để đề xuất cho mô hình nghiên cứu của tác
giả.
(2) Merima Ali (2013): “Factors affecting tax compliant attitude in Africa:

Evidence from Kenya, Tanzania, Uganda and South Africa”, nghiên cứu này khám
phá các yếu tố xác định hành vi tuân thủ thuế của người dân trong Kenya, Tanzania,
Uganda và Nam Phi qua 5 yếu tố như sau:
+ Rào cản mang tính kinh tế (economic deterence).
+ Chi tiêu của chính phủ (fiscal exchange).
+ Những ảnh hưởng của xã hội (social influences).
+ So sánh sự đối xử (comparative treatment).
+ Tính hợp pháp chính trị (political legitimacy).
Kết quả từ mô hình hồi qui sau khi khảo sát Rào cản mang tính kinh tế và những
ảnh hưởng của xã hội là 2 yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự tuân thủ thuế. Cuộc khảo
sát diễn ra trong giai đoạn 2011-2012, được khảo sát ở hơn 20 quốc gia Châu Phi;
điều đặc biệt, bài nghiên cứu này được khảo sát ở những nơi công cộng với những
câu hỏi về sự công khai dân chủ, quản lý nhà nước, thị trường, hệ thống thuế, xã hội
và dân sự. Với lượng mẫu nghiên cứu rất lớn gần 4800 người dân được khảo sát thì
tính chính xác của bài nghiên cứu cũng rất cao, khái quát được toàn bộ hành vi tuân
thủ thuế của người dân ở các nước Châu Phi, đặc biệt là Kenya, Tanzania, Uganda và
Nam Phi. Những ảnh hưởng của xã hội (Social influences) được tác giả lựa chọn để
đề xuất cho mô hình nghiên cứu của tác giả.
(3) Ojochogwu Winnie Atawodi (2012) : “Factors that affect tax compliance
among small and medium enterprises in North central Nigeria” thì chỉ phân loại các
yếu tố tác động theo hai hướng: yếu tố thuộc về kinh tế và yếu tố thuộc về tâm lý.
Bài nghiên cứu này tập trung nghiên cứu, đưa ra và đề xuất giải pháp đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với đối tượng khảo sát này, giả thiết được đưa ra là : “Thuế


13

suất cao là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp không nộp thuế
tại Nigeria”; qua kiểm định Z bằng Microsoft Office Excel 2007 thì giả thiết được
chấp nhận. Dựa trên kết quả này, tác giả đề xuất nhân tố Thuế suất cho mô hình

nghiên cứu của tác giả ở chương 3.
Bảng 2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về tuân thủ thuế
MÔ HÌNH BISEP
BÀI NGHIÊN CỨU

Factors affecting
tax attitude and
tax compliance:
A survey study in
Yemen

TÁC
GIẢ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỰ
TUÂN THỦ THUẾ

Suy nghĩ và nhận
thức của người nộp
Helhe
thuế
l, Y. &
Ahme Hệ thống thuế
d, Y. Quản lý thuế
(2014 Ý thức về chính trị
)
Sự hiếu biết về thuế

Factors affecting

tax compliant
attitude in
Africa: Evidence
from Kenya,
Tanzania,
Uganda and
South Africa

Meri
ma
Ali
(2013
)

Factors that
affect tax
compliance
among small and
medium
enterprises in
North central
Nigeria

Ojoch
ogwu
Winni
e
Atawo
di
(2012

)

Rào cản mang tính
kinh tế
Chi tiêu của chính
phủ
Ảnh hưởng của xã
hội
So sánh sự đối xử
Tính hợp pháp
chính trị
Yếu tố thuộc về
kinh tế
Yếu tố thuộc về
tâm lý

KINH
DOANH

CÔNG
NGHIỆP


HỘI
HỌC

KINH
TẾ

TÂM



X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Tuấn Anh (2016) "Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế
của các doanh nghiệp tại chi cục thuế TP. Biên Hòa" đã đưa ra mô hình gồm bảy
nhân tố:
+ Sự cản trở mang tính chất kinh tế
+ Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc không tuân thủ việc nộp Thuế


×