Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

nhieu lao dong roi xa quy huu tri chon huong bhxh mot lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.37 KB, 3 trang )

Nhiều lao động rời xa quỹ hưu trí, chọn hưởng BHXH một lần
Năm 2016, có 665.000 người xin lĩnh bảo hiểm xã hội một lần và năm nay dự kiến tăng
lên thành 690.000.

Chị Lê Thị Thu (48 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) làm việc trong một công ty dược, có 15 năm
đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và đang làm thủ tục để hưởng một lần. Chị dự định dùng
số tiền này góp vốn cùng bạn bè mở quán cà phê.
Chị Thu đã cân nhắc rất lâu, rằng nếu để hưởng lương hưu thì phải chờ thêm 7 năm nữa,
trong khi trước mắt đang rất cần tiền. Chị cũng lo lắng về hưu trước tuổi nhiều năm, tỷ lệ
hưởng sẽ không cao. Khi đó, số tiền hưu ít ỏi mỗi tháng không "đánh đu" nổi với vật giá
leo thang mỗi ngày. Chị hy vọng, công việc kinh doanh sau này sẽ thuận lợi để không
uổng số tiền đầu tư.
Nghỉ việc hơn một năm, chị Nhài, công nhân da giày ở Đông Anh đã làm thủ tục xin
hưởng BHXH một lần, lĩnh gần 50 triệu cho 12 năm đóng BHXH. Chị dùng số tiền đó
sửa sang nhà cửa, mua một ít con giống về chăn nuôi. Vậy là sau nhiều năm thoát ly nông
nghiệp, chị lại quay về với vườn tược, làm nông, để dành một ít tiền cho con đi học.
"Có lương hưu thì coi như có điểm tựa lớn khi về già, nhưng giờ mình cần vốn làm ăn mà
không biết xoay xở đâu ra. Chờ được lĩnh lương hưu cũng lâu, phải hơn chục năm nữa",
chị nói.
Năm 2016, Hà Nội có gần 49.000 người hưởng BHXH một lần với số tiền chi trả hơn 943
tỷ đồng. Đến tháng 5/2017, có gần 10.000 người hưởng BHXH một lần với số tiền hơn


328 tỷ đồng. Trong khi đó, con số cùng kỳ năm ngoái là 5.800.
Tính trên toàn quốc, thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy 4 năm qua có khoảng 2,5
triệu người xin lĩnh BHXH một lần, bình quân mỗi năm có hơn 600.000 người. Năm
2016, có 665.000 người và dự kiến năm 2017 là 690.000.
Có nhiều nguyên nhân khiến người lao động chọn hưởng BHXH một lần
Theo ông Lê Đình Quảng, Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam, chủ yếu vẫn do thu nhập thấp. Người lao động dù biết ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài,
nhưng vì khó khăn nên phải lo trước mắt. Nhiều doanh nghiệp đang tìm cách "thải loại"


công nhân nhiều tuổi để tránh đóng BHXH, hay doanh nghiệp trốn đóng, nợ BHXH khiến
người lao động lo lắng.
"Nhiều thay đổi trong chính sách BHXH thắt chặt quyền lợi của người lao động, như tăng
thời gian đóng thêm 5 năm để hưởng tối đa lương hưu, dự định kéo dài tuổi nghỉ hưu...
khiến nhiều người chọn nhận tiền một cục hoặc về hưu sớm", ông Quảng nhận định.
Đại diện người lao động cho rằng đây là tình trạng đáng báo động với các nhà quản lý
chính sách bởi mục tiêu là mở rộng diện bao phủ BHXH nhưng ngày càng nhiều người
chọn ra. Năm 2016, số người tham gia vào hệ thống BHXH là hơn 700.000, thì số người
nhận BHXH một lần cũng tương đương.
"Về lâu dài, người lao động sẽ thiệt thòi khi chưa già đã tiêu hết tiền dưỡng già. Sau này,
khi không được hưởng hưu trí thì họ trở thành gánh nặng với xã hội. Nên cần cân nhắc
kỹ khi chọn hưởng BHXH một lần", ông Quảng nói.
Ông Điều Bá Được, Trưởng ban thực hiện chính sách BHXH Việt Nam cho biết, số người
hưởng BHXH một lần chủ yếu là công nhân khu công nghiệp, các vùng dễ dàng di
chuyển lao động. Họ thường làm việc một thời gian để tích lũy tiền lương, đóng BHXH
lấy vốn sau này về quê làm ăn.
"Ra khỏi lưới an sinh xã hội không ảnh hưởng tới Quỹ BHXH nhưng lại khiến người lao
động có nguy cơ mất chỗ dựa khi về già", ông nói.
Bài học là những năm 1990, nhiều người chọn hưởng chế độ thôi việc, lĩnh tiền một lần
(nay là BHXH một lần) theo Quyết định 176, lấy "một cục" đem đi gửi tiết kiệm vì lãi
suất lúc đó rất cao. Sau đó, đồng tiền mất giá khiến họ thiệt thòi. Có người muốn trả lại số
tiền đã nhận để được tham gia vào quỹ hưu trí, nhưng không được vì pháp luật không cho
phép.
Theo ông Được, người lao động thực sự khó khăn, khi chọn hưởng BHXH một lần thì


nên trực tiếp gặp cơ quan BHXH để được tư vấn, đến lúc đó quyết định cũng chưa muộn.
Nhận bảo hiểm xã hội một lần hay để hưởng lương hưu sẽ lợi hơn?
Anh Vũ Huy Phong (sinh năm 1974) có thắc mắc như sau: “Tôi đã tham gia bảo hiểm xã
hội gần được 19 năm, vậy tôi nên tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương

hưu hay nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ có lợi hơn?”.
Về vấn đề này, VnDoc.com xin được giải đáp như sau:
- Chế độ lương hưu tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 là nhằm giúp người lao động bảo đảm
cuộc sống khi hết tuổi lao động. Như vậy, việc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để
được hưởng lương hưu sẽ có lợi cho người lao động hơn.
- Sau đây là ví dụ về trường hợp của anh Vũ Huy Phong để anh và mọi người hiểu rõ hơn
về vấn đề này:
+ Giả định đến hết năm 2016 anh Vũ Huy Phong đã tham gia bảo hiểm xã hội được 19
năm (từ năm 1998 - 2016), nếu anh quyết định nhận bảo hiểm xã hội một lần (đáp ứng đủ
quy định tại Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một
lần đối với người lao động) thì mức hưởng của anh sẽ như sau:
(16 năm X 1.5 tháng lương) + (3 năm X 2.0 tháng lương) = 30 tháng lương
+ Giả định anh Vũ Huy Phong tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thêm 01 năm nữa (để
đảm bảo điều kiện về số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu), thì
tổng số tiền lương hưu anh được nhận (giả định anh Vũ Huy Phong thọ 73 tuổi - lấy mức
tuổi thọ trung bình của Việt Nam) như sau:
13 năm nhận lương hưu X 12 tháng X 0.45 = 70.2 tháng lương
(Lưu ý: Đây là ví dụ về trường hợp anh Vũ Huy Phong chỉ đóng bảo hiểm xã hội 20 năm,
nếu anh tham gia bảo hiểm xã hội lâu hơn thì mức hưởng sẽ cao hơn; mặt khác, anh sống
càng thọ thì tiền hưởng lương hưu của anh càng cao).
Nội dung nêu trên được căn cứ vào:
- Điều 1 của Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một
lần đối với người lao động.
- Điều 56 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.



×