Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.68 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

MA THỊ THÙY DƢƠNG
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG
VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRANG TRẠI
NGÔ THỊ HỒNG GẤM, HUYỆN HIỆP HÕA, TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Khoa:

Chăn nuôi - Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

MA THỊ THÙY DƢƠNG
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG
VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRANG TRẠI
NGÔ THỊ HỒNG GẤM, HUYỆN HIỆP HÕA, TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

K45 CNTY N04

Khoa:

Chăn nuôi - Thú y

Khóa học:


2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Phạm Diệu Thùy

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Ban Chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi thú y, thầy giáo hƣớng dẫn và sự nhất trí của chủ trại Ngô Thị Hồng
Gấm, em thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại Ngô Thị Hồng Gấm
huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang”.
Trong suốt thời gian học tập ở trên ghế nhà trƣờng và thời gian thực tập
tại cơ sở em luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ của cô giáo hƣớng dẫn, bạn bè và sự nỗ
lực của bản thân tôi dã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y cùng các thầy cô
giáo đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Phạm Diệu Thùy đã luôn
quan tâm dìu dắt tận tình chỉ bảo đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi xây
dựng và hoàn thiện bài khóa luận này.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới cô Ngô Thị Hồng Gấm chủ trại Ngô
Thị Hồng Gấm 2 tại Hiệp Hòa Bắc Giang cùng cán bộ công nhân viên tại cơ sở
đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Sinh viên


Ma Thị Thùy Dƣơng


ii
LỜI NÓI ĐẦU
Để trở thành một kĩ sƣ, bác sĩ giỏi đƣợc xã hội công nhận, mỗi sinh viên
khi ra trƣờng cần trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn vững
vàng và hiểu biết xã hội. Do vậy thực tập trƣớc khi ra trƣờng là một việc hết sức
quan trọng đối với sinh viên nhằm giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức đã
học và bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học vận dụng lý thuyết
vào thực tế sản xuất, tiếp cận và làm quen với công việc. Qua đây sinh viên nâng
cao trình độ áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Đồng thời
tạo cho mình tác phong làm việc khoa học, tính sáng tạo để ra trƣờng phải là
một cán bộ vững vàng về lý thuyết và giỏi tay nghề, có trình độ chuyên môn cao
đáp ứng yêu cầu của sản xuất góp phần vào sự phát triển của đất nƣớc.
Đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y,
giảng viên hƣớng dẫn cũng nhƣ sự tiếp nhận của cơ sở tôi đã tiến hành thực tập
tại trại lợn nái sinh sản của bà Ngô Thị Hồng Gấm tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang với đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị
bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa,
tỉnh bắc giang”.
Sau thời gian thực tập với tinh thần làm việc khẩn trƣơng, nghiêm túc do
vậy tôi đã hoàn thành xong khóa luận. Do trình độ, thời gian, kinh phí có hạn và
bƣớc đầu con bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu nên khóa luận của em không thể
tránh khỏi những sai sót, hạn chế, em mong sẽ nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp từ phía thầy cô, bạn bè để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái.................................................................... 40
Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm, huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong 3 năm từ 2015 – 2017 ...................... 45
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái ............................................................ 46
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lƣợng lợn con của lợn nái ................................. 47
Bảng 4.5 Kết quả thực hiện vệ sinh sát trùng tại trại .......................................... 48
Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại ............................................. 49
Bảng 4.7 Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại ............................ 51
Bảng 4.8 Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con ................................................ 52
Bảng 4.9 Kết quả thực hiện phẫu thuật trên đàn lợn con .................................... 53


iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

Kg

: Kilogam

G

: gam

Ml


: Mililit

Nxb

: Nhà xuất bản

STT

: Số thứ tự

TT

: Thể trọng


v
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................. v
Phần 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2.Mục đích và yêu cầu của chuyên đề................................................................ 1
1.2.1. Mục đích của chuyên đề .............................................................................. 1
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ................................................................................ 2
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................ 3

2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .......................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện của trang trại ............................................................................... 3
2.1.2. Thuận lợi, khó khăn .................................................................................... 5
2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề thực hiện .......................................... 6
2.2.1. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi ........................................ 6
2.2.2. Những hiểu biết về đặc điểm sinh lý tiết sữa của lợn nái và những yếu tố
ảnh hƣởng. ........................................................................................................... 10
2.2.3. Những hiểu biết về quy trình nuôi dƣỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn
nái nuôi con. ........................................................................................................ 13
2.2.4. Kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ ......................................................... 19
2.2.5. Những đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ ....................................... 23
2.2.6. Những hiểu biết về một số bệnh thƣờng gặp trên đàn lợn nái đẻ và lợn nái
nuôi con. .............................................................................................................. 27
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .......................................... 34
2.3.1. Các nghiên cứu trong nƣớc ....................................................................... 34
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................................. 35
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ......... 37


vi
3.1. Đối tƣợng...................................................................................................... 37
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................... 37
3.3. Nội dung thực hiện ....................................................................................... 37
3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp thực hiện ........................................................ 37
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện ................................................................................ 37
3.4.2. Phƣơng pháp thực hiện.............................................................................. 37
3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................ 38
Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ........................................................................ 39
4.1. Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày ................................................... 39
4.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con ........................ 40

4.3. Các thao tác thực hiện phẫu thuật trên đàn lợn con ..................................... 42
4.4. Quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng đàn lợn tại trại .......................................... 43
4.4.1. Quy trình chăm sóc nái nuôi con............................................................... 43
4.5. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại .................................................................... 45
4.6. Tình hình sinh sản của lợn nái......................................................................... 46
4.7. Một số chỉ tiêu về số lƣợng lợn con của lợn nái .......................................... 47
4.8. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn
Ngô Thị Hồng Gấm ............................................................................................. 48
4.8.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin .............. 49
4.9. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trang
trại............. ........................................................................................................... 50
4.9.1 Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản ................... 51
4.9.2 Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con ....................................................... 52
4.10. Kết quả thực hiện phẫu thuật trên đàn lợn con tại trại ............................... 53
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ÐỀ NGHỊ .................................................................... 55
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 55
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 57
I Tài liệu tiếng Việt ............................................................................................. 57
II. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài ................................................................................ 59


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi
gia súc của nƣớc ta và nhiều nƣớc trên thế giới, vì nó cung cấp một nguồn thực
phẩm lớn giàu dinh dƣỡng cho con ngƣời, bên cạnh đó nó còn cung cấp một

lƣợng lớn phân bón cho cây trồng và các sản phẩm phụ nhƣ da, mỡ...để phục
vụ cho công nghiệp chế biến. Và một vai trò quan trọng nữa của ngành chăn
nuôi lợn là mang lại nguồn thu nhập cho ngƣời chăn nuôi, góp phần vào xóa
đói giảm nghèo ổn định đời sống nhân dân.Trong những năm gần đây ngành
chăn nuôi lợn nƣớc ta cũng đang dần phát triển cùng với sự phát triển chung
của ngành kinh tế, chăn nuôi lợn nƣớc ta đang chuyển dần từ chăn nuôi quy mô
nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trang trại. Và các kĩ thuật chăn nuôi
tiến bộ cũng đã đƣợc ngƣời chăn nuôi chú trọng áp dụng nhằm mục đích nâng
cao năng suất chăn nuôi.
Để có thể phát triển ngành chăn nuôi lợn thì việc chăn nuôi lợn nái là
khâu đầu tiên và quyết định đến sự thành công của ngành chăn nuôi lợn, vì
chăn nuôi lợn nái quyết định đến việc tăng số lƣợng chất lƣợng và tốc độ sinh
trƣởng phát triển của đàn con nuôi thịt.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đƣợc sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa CNTY - Trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của
giáo viên hƣớng dẫn và cơ sở nơi thực tập chúng tôi thực hiện chuyên đề:
“Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái
sinh sản tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
1.2.Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích của chuyên đề
Nắm đƣợc quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng lợn nái đẻ và lợn nái nuôi
Nắm đƣợc các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản.


2

Nắm đƣợc khẩu phần ăn và cách cho lợn nái ăn đối với từng giai đoạn
mang thai.
Nắm đƣợc các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phƣơng pháp
phòng trị bệnh hiệu quả nhất.

1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
Ðánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.
Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn nái sinh sản và áp dụng đƣợc
quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện của trang trại
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Trại Ngô Thị Hồng Gấm thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là trại
gia công của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam trang trại do bà Ngô
Thị Hồng Gấm làm chủ.
Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây
Nam của tỉnh Bắc Giang. Huyện lỵ là thị trấn Thắng cách thành phố Bắc
Giang 30 km và cách thủ đô Hà Nội 50 km theo đƣờng bộ. Phía Đông Bắc
giáp huyện Tân Yên, phía Đông giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp vùng
đồng bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Nam giáp huyện
Sóc Sơn của Hà Nội, phía Tây Bắc giáp các thị xã Phổ Yên và huyện Phú
Bình của tỉnh Thái Nguyên.
Hiệp Hòa cũng là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ
nghiêng theo hƣớng Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi và gò thấp ở một số
xã phía Bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía Đông Nam và giữa huyện.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.110 ha (tức 201 km2), trong đó
đất nông nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm
0,9%, đất chƣa sử dụng 1.653,2 ha chiếm 8,2%. Ðất đai đa dạng, thích nghi

với nhiều loại cây trồng về lƣơng thực, thực phẩm, công nghiệp.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình 23 – 24oC,
lƣợng mƣa trung bình mỗi năm 1.650 - 1.700mm, nhiệt lƣợng bức xạ mặt trời
khá lớn khoảng 1.765 giờ nắng một năm.


4

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Trại có đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật giỏi giàu kinh nghiệm thực tế,
có ban lãnh đạo nhiệt tình nhiệt tình giàu năng lực. Hơn nữa trại có đội ngũ
công nhân yêu nghề có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Trại gồm có: - 1 quản lí chịu trách nhiệm quản lí thu chi và nhân sự của trại
- 1 kĩ sƣ diều hành công việc sản xuất
- 1 kĩ thuật chuồng đẻ
- 6 công nhân
- 1 ngƣời cấp dƣỡng
- 1 bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của trại.
2.1.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại
- Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng trại đƣợc xây dựng trên nền đất cao dễ thoát nƣớc
đƣợc bố trí tách biệt với khu hành chính và hộ gia đình, đƣợc xây theo hƣớng
Đông Nam - Tây Bắc, đảm bảo thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông,
xung quanh khu sản xuất có hàng rào bao bọc và có cổng ra vào riêng. Trại có
tổng diện tích là 16.779,7 m2. Trang trại đƣợc xây dựng với quy mô phù hợp
theo hƣớng chăn nuôi kiểu công nghiệp.
Trại gồm có:

- 3 chuồng đẻ

- 1 chuồng bầu
- 1 chuồng cai sữa
- 1 chuồng cách ly

Hệ thống chuồng lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái chờ phối và nái
chửa. Chuồng lồng nền sàn nhựa cho lợn nái đẻ và lợn con, lợn sau cai sữa
cùng với hệ thống nƣớc uống tự động. Chuồng đƣợc che chắn kín đáo có hệ
thống quạt thông gió và giàn mát để đảm bảo sự thông thoáng về mùa hè và
ấm áp về mùa đông, có tƣờng bao quanh để ngăn chặn dịch bệnh từ ngoài


5

vào. Nền chuồng đƣợc xây nghiêng và có hệ thống cống thoát phân và nƣớc
thải. Hệ thống nƣớc sạch đƣợc đƣa về từng ô chuồng, đảm bảo việc cung cấp
nƣớc sạch tự động đến từng ô chuồng và nƣớc phục vụ cho việc tắm lợn, xịt
chuồng hàng ngày.
- Các công trình khác
Gần khu chuồng trại cho xây dựng một nhà ăn nghỉ trƣa, một nhà kho
chứa đồ, một kho cám, một nhà sát trùng và khu chứa vôi. Ngoài ra còn có
kho cơ khí chứa các dụng cụ để sửa chữa hay thay thế những thiết bị đã bị
hỏng. Kho thuốc có chữa đầy đủ các trang thiết bị dụng cụ thú y nhƣ dao mổ,
panh, kim tiêm, xi lanh, kìm bấm tai, máy cắt đuôi, máy mài nanh, thuốc sát
trùng và các loại thuốc thú y khác. Trại còn xây dựng một phòng tinh để phục
vụ việc pha tinh trùng và theo dõi một số chỉ tiêu liên quan đến hoạt lực của
tinh trùng.
Bên cạnh đó trại còn xây dựng 3 giếng khoan và các bể chứa nƣớc để
phục vụ cung cấp nƣớc sạch cho sinh hoạt và sản xuất, 2 bể biogas.
Khu hành chính của trại gồm có 1 phòng quản lí 1 phòng kĩ sƣ 1 hội
trƣờng rộng rãi làm nơi hội họp cho cán bộ công nhân viên.

2.1.2. Thuận lợi, khó khăn
2.1.2.1. Thuận lợi
- Trại đƣợc xây dựng với cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi.
- Có đƣợc một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và nhiều năm
kinh nghiệm trong nghề.
- Đƣợc sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã tạo điều kiện cho sự phát
triển của trại.
- Trại đƣợc xây dựng ở vị trí thuận lợi xa khu dân cƣ, thuận tiện đƣờng
giao thông.


6

- Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lƣợng cao, quy trình chăn nuôi tốt đã
mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại.
2.1.2.2. Khó khăn
- Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức
tạp nên khâu phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn.
- Trang thiết bị vật tƣ, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hƣ hỏng ảnh
hƣởng đến công tác sản xuất.
- Hiện nay do thị trƣờng tiêu thụ khó khăn nên kiến lợn tồn nhiều gây khó
khăn trong việc quản lý và chăm sóc.
- Có nhiều lúc trại xảy ra tình trạng thiếu nhân lực.
2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề thực hiện
2.2.1. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi
2.2.1.1. Phòng bệnh
Nhƣ ta đã biết phòng bệnh hơn chữa bệnh nên khâu phòng bệnh đƣợc
đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể ngăn chặn hay hạn chế đƣợc
bệnh sảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp đƣợc đƣa lên hàng đầu, xoay
quanh các yếu tố môi trƣờng, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy việc phòng bệnh

cũng nhƣ chữa bệnh đều phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.
- Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dƣỡng tốt:
Bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thƣờng do nhiều nguyên nhân phức
tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm, hoặc không truyền nhiễm hoặc có sự kết hợp
cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã đƣợc đƣa ra áp dụng nhằm kiểm soát các
khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm
làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề
kháng của đàn lợn.
Theo Lê Văn Tạo và cs (1993) [20], vi khuẩn E.coli gây bệnh ở lợn là
vi khuẩn tồn tại trong môi trƣờng, đƣờng tiêu hóa của vật chủ. Khi môi


7

trƣờng quá ô nhiễm do vệ sinh chuồng trại kém, nƣớc uống thức ăn bị nhiễm
vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bị cảm
nhiễm E.coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vệ sinh, chăm sóc có một ý nghĩa
to lớn trong phòng bệnh. Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ
thuật, chăm sóc nuôi dƣỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khỏe mạnh, có khả
năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngƣợc lại. Ô chuồng lợn nái phải đƣợc vệ sinh
tiêu độc trƣớc khi đẻ. Nhiệt độ trong chuồng phải đảm bảo 27 – 30oC đối với
lợn con sơ sinh và 28 - 30oC đối với lợn cai sữa. Chuồng phải luôn khô ráo
không ẩm ƣớt. Việc giữ gìn chuồng trại sạch sẽ kín đáo, ấm áp vào mùa đông
và đầu xuân. Nên dùng các thiết bị sƣởi điện hoặc đèn hồng ngoại trong
những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân trắng mang lại
hiệu quả cao trong chăn nuôi.
Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [18] từ 3 - 5 ngày trƣớc dự kiến đẻ
chuồng lợn nái đã đƣợc co sạch, phu sát trùng bằng hóa chất nhƣ crezin 5%
hoặc bằng các loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái
trƣớc khi đẻ.

- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tƣợng vật nuôi, thoáng
mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trƣờng xung
quanh. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng cách là rửa sạch, để khô sau
đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15
ngày với vật nuôi thƣơng phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những
chuồng nuôi lƣu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần
phải vệ sinh tổng thể và triệt để. Sau khi đƣa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử
lý theo hƣớng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng
và phun theo hƣớng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các
dụng cụ và môi trƣờng xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn


8

trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học, chất thải lỏng, nƣớc rửa
chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trƣờng. Cần phun
sát trùng 1- 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30
ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đƣa
vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.
- Phòng bệnh bằng vắc xin:
Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu
quả cao nhất.
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [7] vắc xin là một chế phẩm sinh
học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm
nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền
nhƣ ARN, AND… ) đã đƣợc làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân
vật lý, hóa học, sinh học hay phƣơng pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ
mới - vắc xin công nghệ gen). Lúc đó chúng không còn khả năng gây bệnh
cho đối tƣợng sử dụng, nhƣng khi đƣa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp

ứng miễm dịch làm cho động vật có miễm dịch chống lại sự xâm nhiễm gây
bệnh của mầm bệnh tƣơng ứng.
Khi đƣa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chƣa có kháng thể chống bệnh
ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.
2.2.1.2. Ðiều trị bệnh
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [7] nguyên tắc điều trị bệnh là:
- Toàn diện: Phải phối hợp nhiều biện pháp nhƣ hộ lý, dinh dƣỡng
và kết hợp sử dụng thuốc.
- Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và
hạn chế lây lan.
- Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.


9

- Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cƣờng sức đề kháng của cơ
thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị
tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền.
- Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể
chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém
vƣợt quá giá trị gia súc thì không nên chữa.
- Những bệnh rất nguy hiểm cho ngƣời mà không có thuốc chữa thì
không nên chữa.
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [7] các để biện pháp chữa bệnh
truyền nhiễm là:
-

Hộ lý: Cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện

vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô

hấp, phân, nƣớc tiểu phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời
đối phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh.
+ Dùng kháng huyết thanh: Chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy
thƣờng đƣợc dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh
bằng kháng huyết thanh là đƣa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác
dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố).
+ Dùng hóa dƣợc: Phần lớn hóa dƣợc đƣợc dùng để chữa triệu chứng,
một số hóa dƣợc dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm
bệnh. Dùng hóa dƣợc chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi
khuẩn có thể thích ứng với liều lƣợng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và
tính chất quen thuộc đƣợc truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối
hợp nhiều loại hóa dƣợc để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chƣa
có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn.
+ Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng
ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng


10

kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị
ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lƣợng lớn độc tố,
làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn
gây nên hiện tƣợng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của
kháng sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây:
- Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ
chữa không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn.
- Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác
định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lƣợng.
- Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để
phát huy tác dụng của kháng sinh.

- Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lƣợng và
độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác
dụng điều trị và hạn chế hiện tƣợng vi khuẩn kháng thuốc.
- Phải tăng cƣờng sức đề kháng của cơ thể gia súc nhƣ nuôi dƣỡng tốt,
bổ sung thêm vitamin, tiêm nƣớc sinh lý…
2.2.2. Những hiểu biết về đặc điểm sinh lý tiết sữa của lợn nái và những
yếu tố ảnh hưởng.
2.2.2.1. Sinh lý tiết sữa
Sự tiết sữa của lợn nái trong quá trình nuôi con là một quá trình phức
tạp, nó có sự khác biệt rất lớn so với những loài gia súc khác đó là bầu vú của
nó không có bể sữa, nên lợn mẹ không thể tùy tiện tiện tiết sữa và lợn con
không phải lúc nào cũng có thể bú đƣợc sữa mẹ.
Quá trình tiết sữa của lợn nái là một phản xạ do những kích thích vào
bầu vú gây nên. Phản xạ tiết sữa của lợn nái tƣơng đối ngắn và chuyển dần từ
trƣớc ra sau trong đó yếu tố thần kinh đóng vai trò chủ đạo khi lợn con thúc
vú mẹ những kích thích này truyền lên vỏ não vào vùng Hypothalamus, từ
kích thích tuyến yên sản sinh ra kích tố oxytocin tiết vào máu, kích tố này đi


11

vào tuyến bào kích thích lợn nái thải sữa. Do tác động của oxytocin trong máu
khác nhau cho nên các vú khác nhau có sản lƣợng sữa khác nhau, những vú ở
phần ngực tiết sữa nhiều hơn vú ở phần sau.
Lợn con thúc vào vú mẹ sau khoảng 5 - 7 phút thì sữa sẽ tiết ra và thời
gian tiết sữa của lợn mẹ rất ngắn chỉ khoảng 25 - 30 giây nên một ngày lợn
con cần phải bú khoảng 20 - 25 lần /ngày và mỗi lần sữa tiết ra một lƣợng
khoảng 25 - 30g/con.
Lƣợng sữa của lợn nái tiết tăng dần từ lúc mới đẻ cao nhất lúc 21 ngày
sau khi đẻ, sau đó giảm dần.

Sữa lợn mẹ có vai trò rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ nuôi sống
cũng nhƣ sự tăng trƣởng của lợn con, nó là nguồn thức ăn lý tƣởng cho lợn
con. Cho nên sự hiểu biết về thành phần của sữa lợn mẹ có vai trò quan trọng
đó là cơ sở đƣa ra quyết định chăm sóc nuôi dƣỡng và quản lý lợn nái.
Để tạo thành 1 lít sữa cần có khoảng 540 lít máu chảy qua bầu vú. Sữa
đầu đƣợc tiết ra trong vòng 2-3 ngày đầu sau đẻ nó có đặc điểm là màu vàng,
đặc và hơi mặn, khi đun dễ ngƣng kết. Các thành phần của sữa đầu nhƣ
prôtein, vitamin đều cao hơn so với sữa thƣờng, lƣợng vật chất khô đạt
22,30% còn sữa thƣờng là 19,6% tuy nhiên hàm lƣợng chất béo khoáng và
lastoze lại thấp hơn. Đặc biệt là chứa nhiều kháng thể ã glucobin và nhiều
chất khác bảo vệ lợn con khỏi sự tấn công của các vi trùng gây bệnh. Lƣợng ã
glucobin có khoảng 50% tổng số protêin trong sữa đầu sau đó giảm dần. Khả
năng hấp thụ ã glucobin chỉ sảy ra trong những giờ đầu sau sinh (24 giờ). Do
vậy sữa đầu đóng một vai trò cực kì quan trọng đối với lợn con theo mẹ.
Sản lƣợng sữa của lợn mẹ trong 5 ngày đầu sau khi đẻ là 4,55kg/ngày
năng lƣợng là 1202 Kcal/kg, lƣợng vật chất khô, khoáng prôtêin, chất béo và
đƣờng lastose lần lƣợt là: 19,2; 0,74; 6,41; 6,88 và 5,16% theo thứ tự.


12

2.2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái nhƣ
giống, cá thể, tuổi và lứa đẻ, thức ăn dinh dƣỡng, chăm sóc nuôi dƣỡng…
- Giống và cá thể:
Các giống lợn khác nhau có khả năng tiết sữa khác nhau. Các giống lợn
đƣợc cải tạo có năng xuất sữa cao hơn các giống lợn chƣa đƣợc cải tạo. Ví dụ
nhƣ lợn Ỉ có sản lƣợng sữa bình quân là 20,1 - 25 kg, lợn Đại Bạch nuôi tại
Việt Nam có sản lƣợng sữa bình quân là 40 - 50 kg.
Thể trạng của lợn mẹ cũng ảnh hƣởng đến khả năng suất sữa trong thời

kỳ đầu của quá trình tiết sữa. Lợn mẹ gầy yếu thì khả năng tiết sữa kém hơn
lợn mẹ có thể trạng trung bình. Chúng ta có thể tăng lƣợng thức ăn cho lợn
mẹ trong những ngày đầu tiên sau đẻ, tuy nhiên nếu lợn mẹ gầy yếu đƣợc ăn
mức ăn cao chỉ có thể làm tăng tỷ lệ mỡ sữa mà không làm tăng sản lƣợng
sữa. Đối với lợn có thể trạng trung bình, nếu cho ăn nhiều thức ăn trong giai
đoạn đầu của quá trình tiết sữa sẽ làm tăng sản lƣợng sữa và có xu hƣớng làm
giảm hao hụt của lợn mẹ trong quá trình tiết sữa.
- Tuổi và lứa đẻ:
Sản lƣợng sữa của lợn mẹ tăng dần từ lứa thứ 1 - 3, bắt đầu ổn định từ
lứa 3 - 8, sau đó giảm dần theo sự tăng của tuổi. Đó là do lợn nái đẻ lứa đầu,
các tuyến bào phát triển chƣa hoàn chỉnh, chƣa có thói quen cho lợn con bú,
còn ở những lứa đẻ tiếp theo sản lƣợng sữa bắt đầu tăng. Nghiên cứu về vấn
đề này ngƣời ta thƣờng thấy bình quân số ống dẫn sữa của lợn nái đẻ nhiều
lứa là 2,1 trong khi đó lợn nái đẻ lứa đầu chỉ có 1,9 mà số ống dẫn sữa nhiều
hay ít đều có liên quan đến sản lƣợng sữa cao hay thấp.
- Số con đẻ ra/ lứa:
Khi nghiên cứu về vấn đề này tác giả Smith (1995) [29] cho biết: Nếu
số lƣợng con đẻ ra/ lứa cao thì sản lƣợng sữa/chu kỳ cao, song lƣợng sữa của
1 con bú đƣợc trong 8 tuần sẽ ít và ngƣợc lại. Ông đã tiến hành nghiên cứu


13

trên 2 lô lợn nái: Một lô lợn nái đẻ bình quân 4,8 con/ lứa, thì một con trong 8
tuần bú đƣợc 33 kg sữa. Một lô lợn nái đẻ bình quân 12,4 con/lứa, thì 1 con
trong 8 tuần bú đƣợc 24,3 kg sữa. Nhƣng tính cả chu kỳ tiết sữa của lợn nái
đẻ nhiều con sẽ có sản lƣợng sữa cao hơn lợn nái đẻ ít con, lô đẻ ít con chỉ có
158,4 kg trong khi đó lô đẻ nhiều con đạt 301,32 kg.
- Nuôi dưỡng và chăm sóc:
Là yếu tố ảnh hƣởng chủ yếu đến sản lƣợng sữa của lợn nái. Nuôi

dƣỡng ảnh hƣởng đến chất lƣợng sữa, vì những chất dinh dƣỡng cần thiết để
tạo thành sữa đều lấy từ thức ăn. Cơ sở của vấn đề này là khi cho lợn mẹ ăn
nhiều chất béo sẽ làm tăng tỷ lệ mỡ sữa , do vậy cung cấp cho lợn con nhiều
năng lƣợng hơn . Nhƣng trong thực tiễn khi sử dụng khẩu phần có tỷ lệ chất
béo cao sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chế biến.
Khẩu phần ăn của lợn nái trong quá trình có chửa và tiết sữa có ảnh
hƣởng đến thành phần hóa học của sữa. Quá trình hình thành các chất dinh
dƣỡng của sữa lợn mẹ đƣợc thông qua quá trình tổng hợp, một số thông qua
quá trình chọn lọc và một số chuyển thẳng trực tiếp vào máu. Hàm lƣợng các
vitamin của sữa phụ thuộc vào hàm lƣợng vitamin trong thức ăn và cả lƣợng
vitamin dự trữ ở gan hoặc các tế bào.
Kỹ thuật chăm sóc, quản lý cũng ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng tiết
sữa của lợn nái, các tác động không thích hợp nhƣ đánh đuổi lợn , gây tiếng
động mạnh trong khu vực chuồng lợn nái nuôi con… đều gây ức chế quá trình
tiết sữa của lợn nái. Ngoài ra, nếu chăm sóc không chu đáo dễ gây cho lợn mẹ
các bệnh nhƣ viêm vú, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng sữa.
2.2.3. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và
lợn nái nuôi con.
2.2.3.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái chửa
Nuôi dƣỡng lợn nái chửa chúng ta cần cung cấp dinh dƣỡng để đáp ứng
nhu cầu cho sự phát triển của bào thai, nhu cầu duy trì của bản thân lợn mẹ,


14

một phần tích lũy cho sự tiết sữa nuôi con sau này. Riêng đối với nái hậu bị
đẻ lứa đầu thì cần thêm dinh dƣỡng cho bản thân tiếp tục lớn lên nữa. Giai
đoạn chửa kỳ 1,2 dùng khẩu phần có tỷ lệ protein là 13 - 14 %, năng lƣợng
trao đổi không dƣới 2900 Kcal/kg thức ăn. Nhƣng ở giai đoạn 2, mức ăn cần
phải tăng từ 15 - 20 % so với giai đoạn chửa kỳ 1. Giai đoạn chửa kỳ 1 do bào

thai chƣa phát triển vì vậy nhu cầu dinh dƣỡng chủ yếu cho lợn nái giai đoạn
này là để duy trì cơ thể lợn mẹ, một phần không đáng kể để nuôi thai. Giai
đoạn chửa kỳ 2, tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh, vì vậy cần cung cấp
đủ chất dinh dƣỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn con sinh ra
đạt đƣợc khối lƣợng sơ sinh theo yêu cầu của từng giống. Khi xác định lƣợng
thức ăn cho lợn nái chửa/ngày chúng ta cần chú ý đến các yếu tố sau: Giống
và khối lƣợng nái chửa, giai đoạn chửa, thể trạng của lợn nái, tình trạng sức
khỏe của lợn nái, nhiệt độ môi trƣờng và chất lƣợng thức ăn. Ví dụ nhƣ nái
chửa kỳ 2 cho ăn nhiều hơn nái chửa kỳ, lợn nái gầy cho ăn nhiều hơn lợn nái
bình thƣờng, mùa đông khi nhiệt độ xuống dƣới 15°C thì cho lợn ăn nhiều
hơn 0,3 - 0,5 kg thức ăn so với nhiệt độ 25 - 30°C để tăng khả năng chống rét
cho lợn.
Đối với lợn nái tơ chửa lần đầu, có thể cho ăn tăng từ 10 - 15%, vì
ngoài cung cấp dinh dƣỡng cho bào thai còn cần cho sự phát triển của cơ thể
lợn mẹ. Lợn chửa cần hạn chế thức ăn nhiều tinh bột và cho ăn thêm rau xanh.
Trong trƣờng hợp chăn nuôi công nghiệp không có điều kiện cho ăn rau xanh
thì thức ăn cần bổ sung đầy đủ các thức ăn, khoáng và vitamin để tăng cƣờng
chuyển hóa thức ăn để chống táo bón. Trƣớc khi đẻ một tuần cần giảm thức
ăn đạm để phòng bệnh căng vú sau đẻ. Số bữa ăn/ngày: Ngày cho ăn hai bữa
sáng, chiều. Cho ăn thức ăn tinh trƣớc, ăn rau xanh sau nếu có. Cung cấp đủ
nƣớc sạch cho nái chửa. Nguồn thức ăn sử dụng cho lợn nái chửa: Nếu là
chăn nuôi công nghiệp chúng ta sử dụng thức ăn hỗn hợp và bổ sung thêm rau


15

xanh càng tốt, một ngày từ 3 - 4 kg rau xanh/nái (cho nái chửa kỳ 1), và từ 2 3 kg/con/ngày (chửa kỳ 2). Đối với lợn nái nuôi theo phƣơng thức nhỏ, tận
dụng (lợn nái nội) có thể cho ăn các thức ăn địa phƣơng có sẵn nhƣ ngô, cám
gạo, bột sắn, đậu tƣơng, hoặc trộn phối các loại thức ăn đậm đặc theo tỷ lệ
quy định. Thức ăn của lợn nái chửa có nhu cầu phối hợp nhiều loại thức ăn,

mùi vị phải thơm ngon, không bị hôi thối, hƣ hỏng, thức ăn có phẩm chất tốt.
Trƣớc lúc lợn nái đẻ cần giảm số lƣợng thức ăn, nhƣng cần duy trì đủ các chất
dinh dƣỡng bằng cách cho ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dƣỡng cao.
Không cho lợn nái chửa ăn những loại thức ăn có chất độc , thức ăn bị
hôi thối, mốc, các chất kích thích dễ gây sảy thai nhƣ lá thầu dầu

, khô dầu

bông, hoặc bỗng bã rƣợu. Không nên sử dụng quá nhiều thức ăn khô dầu để
nuôi lợn nái có chửa, sẽ tạo cho cơ bắp và mỡ lợn con biến tính, lợn con đẻ ra
yếu ớt, tỷ lệ nuôi sống kém. Không cho lợn nái ăn quá nhiều thức ăn vào 30
ngày đầu sau khi phối giống có chửa, kể cả lợn nái gầy. Vấn đề quan trọng
trong công tác chăm sóc quản lý lợn nái chửa là phòng bệnh sảy thai, nghĩa là
cần phải làm tốt công tác bảo vệ thai, làm cho thai sinh trƣởng phát triển bình
thƣờng, tránh các tác động cơ giới gây đẻ non hoặc gây sảy thai nhất là trong
giai đoan chửa kỳ 2. Những nguyên nhân gây sảy thai có thể là nền chuồng
hoặc sân chơi không bằng phẳng, mấp mô, làm cho lợn bị trƣợt ngã, cửa ra
vào chuồng quá nhỏ làm cho lợn chen lấn xô nhau, do đánh đuổi lợn quá gấp,
do tắm nƣớc quá lạnh hoặc quá đột ngột. Trong điều kiện chăn nuôi có bãi
chăn thả thì đối với lợn nái chửa kỳ 1 chú ý cho lợn nái vận động, nhất là đối
với lợn nái quá béo.
Thực tế đã chứng minh rằng, một cơ sở chăn nuôi khó khăn về tài
chính, tiêu chuẩn và khẩu phần ăn thấp, nhƣng nếu chú ý chăn thả nhiều, đƣợc
vận động hợp lý, kết hợp với một số thức ăn mà lợn tìm kiếm đƣợc sẽ làm cho
lợn mẹ khỏe mạnh, thai sinh trƣởng tốt, lợn con có sức sống cao. Thời gian


16

vận động hợp lý là 1 - 2 lần trên ngày với 60 - 90 phút/ lần, lợn nái chửa kỳ 2

thì hạn chế cho vận động, trƣớc khi lợn đẻ 1 tuần chỉ cho lợn đi lại trong sân
chơi. Chú ý, khi thời tiết xấu và những nơi có địa hình không bằng phẳng, vận
động cho lợn uống nhiều rãnh thì không cho lợn vận động. Trƣớc khi nƣớc
đầy đủ để lợn không uống nƣớc bẩn ở trên bãi chăn.
Tắm chải cho lợn chửa là điều rất cần thiết, có tác dụng làm sạch da,
thông lỗ chân lông để làm tăng cƣờng trao đổi chất , tuần hoàn, tạo cảm giác
dễ chịu, lợn cảm thấy thoải mái, kích thích tăng tính thèm ăn, phòng chống
bệnh ký sinh trùng ngoài da. Ngoài ra còn tạo điều kiện gần gũi giữa ngƣời và
lợn nái để thuận tiện cho việc nuôi dƣỡng chăm sóc lợn nái khi đẻ. Việc tắm
cho lợn chửa cần tiến hành hàng ngày, đặc biệt là mùa hè nóng bức, ngoài các
tác dụng kể trên còn có tác dụng chống nóng cho lợn chửa. Chuồng trại phải
đảm bảo đúng theo quy định cho lợn nái chửa, theo từng thời kỳ chửa. Mật độ
nhốt: Chửa kỳ 1 mỗi lô từ 3 - 5 con, chửa kỳ 2 nhốt 1 con một lô. Trong chăn
nuôi công nghiệp ở giai đoạn chửa kỳ 2 có thể nhốt mỗi con một cũi. Trƣớc
khi đẻ 1 tuần cần chuyển lợn lên cũi đẻ. Yêu cầu chuồng trại phải đảm bảo vệ
sinh thú y, khô ráo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Cần tạo không
khí yên tiñ h , thoải mái cho lợn chửa nghỉ ngơi, dƣỡng thai, không gây tiếng
ồn xáo trộn không cần thiết có ảnh hƣởng xấu đến lợn. Mỗi nái chửa cần có
một phiếu theo dõi về hình thức chửa nhƣ thời gian chửa, những biến cố sảy
ra trong quá trình mang thai, nguy cơ sảy thai, tỷ lệ chết thai… để có biện
pháp xử lý đề phòng. Bên cạnh đó thì chúng ta phải chú trọng đến công tác
thú y đối với lợn nái chửa. Trƣớc khi chuyển lợn nái sang chuồng đẻ, ô
chuồng cần đƣợc cọ rửa sạch, phun sát trùng bằng thuốc sát trùng omidicine
hoặc bằng loại thuốc sát trùng khác. Trƣớc khi đẻ 10 ngày cần tẩy nội ngoại
ký sinh trùng cho lợn nái. Hàng ngày quan sát phát hiện những biểu hiện


17

không bình thƣờng của lợn, kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt xem có nóng, sốt

không để có biện pháp can thiệp kịp thời.
2.2.3.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái nuôi con
Mục đích của chăn nuôi lợn nái nuôi con là áp dụng các biện pháp khoa
học để tăng sản lƣợng sữa mẹ, đảm bảo cho lợn mẹ có sức khỏe tốt, lợn con
sinh trƣởng phát triển nhanh, đạt số con sau cai sữa và khối lƣợng cai sữa cao.
Lợn nái chóng đƣợc phối giống trở lại sau khi tách con. Thức ăn cho lợn nái
nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hƣởng tốt đến sản lƣợng sữa và chất
lƣợng sữa. Đó là thức ăn xanh non nhƣ các loại rau xanh, các loại củ quả nhƣ
bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt nhƣ gạo tấm, cám gạo, bột mì, loại củ
quả, đạm động vật, các loại khoáng, vitamin… Không cho lợn nái nuôi con ăn
các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hƣ hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái
nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng
lƣợng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng quy định nhƣ năng lƣợng
trao đổi 3100 Kcal, protein 15%, Ca từ 0,9 - 1,0 %, P 0,7 %.16
Lƣợng thức ăn cho lợn nái nuôi con
- Trong quá trình nuôi con, lợn nái đƣợc chăn nhƣ sau:
+ Ngày cắn ổ đẻ: Cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5kg)
hoặc không cho ăn, nhƣng cho uống nƣớc tự do.
+ Sau ngày đẻ thứ 1, thứ 2 và thứ 3 cho thức ăn hỗn hợp với lƣợng thức
ăn từ 1- 2 - 3 kg tƣơng ứng.
+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: Cho lợn ăn 4 kg TĂHH/nái/ngày.
+ Từ ngày thứ 8 đến ngày cai sữa cho lợn mẹ ăn theo công thức tính:
Lƣợng thức ăn/nái/ngày = 2 kg + (số con x 0,35 kg/con)
+ Số bữa ăn trên ngày: 2 bữa (sáng, chiều)
+ Nếu lợn mẹ gầy, ít sữa thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì bớt đi
0,5 kg thức ăn/ngày.


×