Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tâm lý học khái niệm và ứng dụng thuyet hanh vi 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.47 MB, 13 trang )

Bài 5: Thuyết Hành vi
Nguyễn Minh Anh, PhD


Nội dung bài học
Hjelle & Ziegler (1992). Personality theories: Basic assumptions,
research, and applications. 3th ed.: McGraw-Hill

1.  Luận điểm của thuyết Hành vi
2.  Đóng góp của thuyết Hành vi
2.1. Hành vi đáp ứng – hành vi chủ động
2.2. Chế độ củng cố
2.3. Hình phạt
2.4. Kích thích củng cố bậc một và bậc hai


Tình huống
Vy là một nữ sinh viên cuối năm 2 ngành Thiết kế có năng lực học
thuộc loại khá. Khoảng một năm trở lại đây sức học của Vy giảm sút
và cô bắt đầu nợ môn nhiều, khó ngủ và hay nóng giận với bạn bè.
Nếu cứ tiếp tục như thế này, Vy sẽ bị đuổi học.
Theo bạn, nếu là Freud, ông sẽ có những giả thiết gì về những sự
thay đổi này ở Vy?


1. Thuyết Hành vi – Behaviorism
Burrhus Frederic Skinner, 1904–1990
Skinner và những người theo thuyết Hành vi cho
rằng không cần phải xem xét các quá trình và cấu
trúc tâm lý bên trong con người. Họ xem môi trường
bên ngoài là nhân tố then chốt của hành vi. Chính


môi trường bên ngoài, chứ không phải là các hiện
tượng tâm lý bên trong, mới làm nên con người.
Quan niệm này giống hay khác với Freud & Erikson?


1. Luận điểm của thuyết Hành vi
•  Môi trường quyết định hành vi: Theo Skinner, nếu SV có năng lực
kia trở nên sa sút, thì nên kiểm tra xem những điều kiện môi
trường nào gây ra sự sa sút ấy: tiếng ồn ở nhà, thời gian làm thêm
làm cô ta quá mệt…
•  Coi nhẹ các yếu tố sinh lý – di truyền: Vì ảnh hưởng của chúng
không thể xác định bằng thực nghiệm.
•  Hành vi phải dự đoán và kiểm soát được: Bản chất con người rất
phức tạp, nhưng vẫn là máy móc, nghĩa là dự báo và kiểm soát
được.
•  Phát triển nhân cách = cung cấp kinh nghiệm.


2.1. Hành vi đáp ứng – hành vi chủ động
Hành vi đáp ứng
Ánh sáng (kích thích) à Đồng tử co giãn (phản ứng)
•  S (stimulus) à R (reaction)
Thí nghiệm Albert bé nhỏ
Pavlov hình thành phản xạ đáp ứng trên động vật, sau đó John Watson
(1878–1958) và học trò của ông là Rosalie Rayner thực hiện trên con người
năm 1920 tại John Hopkins University. Thí nghiệm của Watson cho thấy vai
trò then chốt của phản xạ đáp ứng trong việc hình thành những phản ứng
cảm xúc như sự sợ hãi và lo âu.
Watson hình thành phản ứng sợ hãi trên cậu bé Albert 11 tháng tuổi. Ban
đầu Albert không sợ chuột bạch. Người ta cũng chưa bao giờ thấy Albert sợ

hay tức giận.


•  Cho Albert xem con chuột bạch + đồng thời sau lưng Albert cho đánh
một tiếng động lớn làm Albert giật mình. Sau khi chuột và tiếng động được
lặp lại đồng thời 7 lần, phản xạ sợ hãi mạnh xuất hiện: Albert khóc và quay
đầu hốt hoảng khi nhìn thấy con chuột.
•  Sau 5 ngày Watson và Rayner cho Albert xem những đồ vật trắng và mềm
gợi nhớ con chuột bạch như con thỏ, áo khoác lông thú, mặt nạ ông già
Noel và thậm chí tóc của người làm thực nghiệm, và họ phát hiện rằng,
phản xạ sợ hãi của Albert lan sang những kích thích này. Phần lớn những
nỗi sợ hãi này còn tiếp diễn sau thực nghiệm một tháng.


2.1. Hành vi đáp ứng – hành vi chủ động
Hành vi chủ động
Bạn chơi guitar. Sau một thời gian chơi bạn được khen,
lượt view của bạn tăng và bạn được mời chơi ở quán
café với một mức thù lao nhỏ. Những điều này bạn
không biết trước khi bắt đầu chơi và bây giờ làm bạn
tích cực rèn luyện hơn.
•  R (reaction) à S (stimulus)
Xác suất lặp của hành vi chủ động tăng khi được củng
cố và giảm khi không được củng cố.
Chúng ta có xu hướng tránh mặt những người hay cau
có với chúng ta.


2.2. Chế độ củng cố hành vi


Tương thích cố định: Lương theo sản phẩm; Càng làm nhiều càng được
hưởng nhiều à Tăng tính chủ động của hành vi.
Ngắt quãng cố định:
•  Lương theo giờ, tuần hay tháng
•  Cho trẻ tiền túi
•  Các kỳ thi được tổ chức theo lịch trình và thành tích học tập được thông
báo vào cuối học kỳ.
Cơ thể được củng cố sau khi phản ứng xảy ra một thời gian.


2.2. Chế độ củng cố hành vi
Tương thích linh hoạt: Cơ thể được củng cố trên cơ sở số phản ứng trung
bình định sẵn. Những cái máy trong casino được lập trình sao cho sự củng
cố (tiền) được phân phối cho phù hợp với số lần chơi mà người chơi trả tiền
để điều khiển máy.
•  Tiền thưởng thì không dự đoán được, không cố định và thường là ít hơn
nhiều so với số tiền người chơi bỏ vào máy.
•  Người chơi không biết khi nào thì xuất hiện lần thắng (sự củng cố) kế
tiếp.
Ngắt quãng linh hoạt: Giảng viên cho những bài kiểm tra bất ngờ theo
chu kỳ không cố định, và mong đợi sinh viên giữ mức độ chăm chỉ ở mức
cao, vì sinh viên không biết khi nào có bài kiểm tra tiếp theo.


2.3. Hình phạt
Hình phạt khẳng định: được thực hiện khi hành vi dẫn đến kết quả khó
chịu.
Trẻ hư bị phạt đòn, sinh viên gian lận trong khi thi bị đuổi học, người
trưởng thành ăn cắp bị phạt ngồi tù.
Hình phạt loại trừ: tước đi kích thích củng cố tích cực.

Trẻ hư sẽ bị cấm xem ti-vi, học sinh lớp Bốn không nghe lời thì bị đuổi ra
khỏi lớp.
Theo Skinner, hình phạt là phương pháp kiểm soát hành vi không hiệu quả:
phản ứng phụ về mặt cảm xúc và xã hội như sự lo âu, sợ hãi, hành động
chống phá xã hội, đánh mất sự tự trọng và tự tin. Sự đe dọa bắt nguồn từ
hình phạt có thể đẩy con người đến những dạng hành vi nguy hại hơn là
những hành vi mà họ bị phạt ban đầu.
Ví dụ, cha mẹ phạt đứa con vì học không tốt, sau đó, đứa trẻ có thể hành xử
còn tệ hơn – trốn học, phá phách đồ đạc trong trường v.v.


2.3. Hình phạt
Bởi vì hình phạt có thể kềm hãm hành vi không mong đợi một cách tạm
thời nên Skinner cho rằng, hành vi bị trừng phạt có thể xuất hiện khi mà
không có người trừng phạt.
Ví dụ:
•  Đứa trẻ bị bạt tai vì chửi bậy ở trong gia đình có thể chửi bậy ở một nơi
khác.
•  Người bị tù vì hành hung người khác không có nghĩa là sau khi ra tù sẽ ít
hung hăng hơn. Hành vi mà bị trừng phạt có thể tái diễn khi nó có khả
năng không bị trừng phạt.
•  Tài xế bị phạt vì vượt tốc độ có thể tiếp tục vượt tốc độ khi không có
cảnh sát ở gần nơi anh ta chạy.


2.4. Kích thích củng cố bậc một và bậc hai
Kích thích củng cố bậc một: Bất cứ sự kiện hay
khách thể nào mà bản thân mang thuộc tính
củng cố. Chúng không đòi hỏi bất cứ sự liên
tưởng, kết hợp nào với những sự củng cố khác

để thỏa mãn nhu cầu sinh học.
Thức ăn, nước uống, sự dễ chịu cơ thể, tình dục.
Kích thích củng cố bậc hai: Bất cứ sự kiện hay
khách thể nào có được thuộc tính củng cố khi
chúng liên quan trực tiếp với kích thích củng cố
bậc một, được xác định bằng kinh nghiệm của
cơ thể. Ví dụ: tiền, sự quan tâm, sự gắn bó, sự
đánh giá cao.
Sự quan tâm (2) mang lại sự dễ chịu cơ thể (1)



×